Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024

 Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường

Nguyễn Quang Dy


Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi như Việt Nam

càng phải nhạy bén và linh hoạt, để tránh bị động và bất ngờ trước những nguy cơ tiềm ẩn như

“thập diện mai phục”. Không phải chỉ có Biển Đông căng thẳng như “thùng thuốc súng”, mà

biên giới phía bắc và phía Tây/Tây Nam cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kênh đào Funan là một ví

dụ. Không gian sinh tồn của Việt Nam phụ thuộc không chỉ vào bức tranh địa chính trị, mà còn

các nguy cơ tiềm ẩn khác rất khó xác định để đối phó.

Nguy cơ Hán hóa

Người Việt thường tự hào là trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, Việt Nam không bị Hán hóa.

Đó là một sự thật. Nhưng liệu sự thật đó có tồn tại vĩnh viễn như một hằng số hay sẽ thay đổi

như một biến số, còn phụ thuộc vào những gì đang diễn ra, và khả năng ứng phó của Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo nguy cơ Hán hóa vẫn còn tiềm ẩn. Ngay sau sự kiện Thành Đô

(9/1990) cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói “một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu”. Hơn ba

thập kỷ đã trôi qua, đủ để Trung Quốc “diễn biến hòa bình”.

Trung Quốc không muốn Việt Nam ngả theo một cường quốc khác (dù là Pháp hay Nga hay

Mỹ). Họ muốn buộc chặt Việt Nam vào Trung Quốc bằng “Vành đai, Con đường” (như cái bẫy

nợ) và “Cộng đồng chung vận mệnh” (như cái bẫy hệ tư tưởng). Việt Nam không muốn chấp

nhận, nhưng không thể chống lại, nên phải chọn giải pháp nửa vời (cộng đồng “chia sẻ tương

lai”) để làm vừa lòng Trung Quốc. Alexander Vuving gọi đó là “tân chư hầu” (Neo-Tributory).

Đó là cái giá phải trả để nâng cấp quan hệ với Mỹ lên CSP.

Nền văn hoá Hán có sức đồng hoá rất mạnh, nhưng sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, tiếng Việt

vẫn không bị mất đi mà càng thêm giàu sức sống, dần trở nên thích hợp với xu hướng quốc tế

hoá và toàn cầu hoá. Tiếng Việt có sức sống vô cùng lớn, có thể mượn từ ngoại lai để làm giàu

thêm kho từ ngữ của mình. Nhờ mượn chữ Tàu (từ Hán-Việt) mà tiếng Việt ngày càng phong

phú. Dù người Việt có mượn bao nhiêu chữ Tàu thì vẫn có thể tiêu hoá và hội nhập được. Người

Việt không chỉ mượn chữ Tàu mà còn mượn cả chữ Tây.

Học giả Phạm Quỳnh nói: “Tiếng Việt còn thì nước Nam còn”. Ông đã nhận thức đúng vai trò

vô cùng quan trọng của ngôn ngữ đối với dân tộc. Con người tư duy bằng ngôn ngữ, và tư duy

không thể tách rời ngôn ngữ. Người Việt không bị Hán hoá về ngôn ngữ như các bộ tộc Bách

Việt ở Hoa Nam, và không trở thành một dân tộc ít người của Trung Quốc. Ông nói: Người Tàu

cai trị ta hơn ngàn năm; văn hoá Tàu, ta đổi theo; phong tục Tàu, ta bắt chước; duy tiếng ta, ta

nói; ta không nói tiếng Tàu. Lời nói tuy là cái áo của tư tưởng, nhưng tư tưởng phát biểu ra

được cũng nhờ ở lời nói; tư tưởng không thể rời lời nói được.

Phạm Quỳnh và thế hệ nhân sĩ cùng thời đã ra sức đề cao chữ Quốc ngữ và đi đầu phong trào

dùng chữ Quốc ngữ. Đó là thời kỳ “khai sáng” khi giới trí thức Việt bắt đầu hình thành và du

nhập văn học lãng mạn của Pháp và phương Tây. Kết quả là sự ra đời của “Tự lực Văn đoàn” và

các tờ báo tiếng Việt. Phạm Quỳnh nói: chữ Quốc ngữ là công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ của

người Việt Nam, là cái bè cứu vớt chúng ta trong biển trầm luân. Học giả Dương Quảng Hàm

nhận xét: các bài viết bằng chữ Quốc ngữ của Phạm Quỳnh đã luyện cho tiếng ta có thể diễn

dịch được các lý thuyết và ý tưởng triết học, khoa học mới.

Trải qua một thế kỷ, tiếng Việt đã phát triển không ngừng như một ngôn ngữ trẻ đầy sức sống.

Đó là “hệ quả không định trước” của quá trình hội nhập và giao thoa văn hóa Đông-Tây, từ đầu

thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21. Ngôn ngữ đã góp phần quan trọng vào quá trình dựng nước và phát


triển. Nhưng gần đây, tiếng Việt (cả nói và viết) đang đứng trước các thách thức mới do “tác

động phụ” của phát triển và ngộ nhận về cải cách giáo dục. Một số người đề xuất “bỏ môn sử”,

trong khi Gs. Bùi Hiển đề xuất “cải tiến chữ viết tiếng Việt”.

Diễn biến hòa bình

Joseph Goebbels (Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã, 1933-

1945) đã vận dụng nguyên lý tuyên truyền “cái gì nói mãi cũng phải tin”. Thực ra, người Trung

Quốc mới là bực thầy của nguyên lý đó. Bắc Kinh đã tuyên truyền “Việt Nam xâm lược Trung

Quốc” trong chiến tranh biên giới. Nay Bắc Kinh đang tuyên truyền “Biển Đông là của Trung

Quốc” (theo đường chín đoạn). Cùng với chiến tranh tâm lý và pháp lý, tuyên truyền là một vế

của “Tam chủng Chiến pháp” (Three Warefare Doctrine).

Người Trung Quốc đã tiến rất xa trong thế giới mạng. Họ đã sản xuất hàng loạt phim giải trí và

tuyên truyền với chất lượng ngày càng cao để thống trị thế giới mạng, thậm chí vượt Đài Loan

và Hàn Quốc. Hiện nay, với điện thoại thông minh (smart phones) ngày càng rẻ và sẵn, cả trẻ

em lẫn người lớn Việt Nam suốt ngày cắm mặt vào điện thoại di động như những con nghiện.

Thay vì khai thác các ứng dụng tích cực của thế thế giới mạng, họ đang trở thành nạn nhân tự

nguyện của các sản phẩm độc hại khó lường mà không biết.

Không thể phủ nhận người Trung Quốc rất thông minh, đã sáng tạo nội dung và ứng dụng công

nghệ vào sản xuất hàng loạt sản phẩm nghe nhìn với chất lượng cao. Những bộ phim chưởng

Kim Dung hấp dẫn của Đài Loan và Hong Kong đã trở thành dĩ vãng. Nay người Trung Quốc

khéo lồng ghép nhiều thứ vào các bộ phim mới, từ phim hành động kungfu cổ trang ứng dụng

công nghệ để “xuyên khung”, đến phim “bong bóng xà phòng” (soap Opera) để khoe giàu sang

phú quý, và phim kích động tinh thần dân tộc chống Nhật.

Một khi người Việt đã mê phim Tàu (với các “Tổng tài”, “Long Soái”, hay “Phú Nhị đại”) như

“món ăn tinh thần” không thể thiếu, Bắc Kinh sẽ dễ dàng lồng ghép các nội dung tuyên truyền

cần nhồi sọ như “Đường Chín đoạn”, “Vành đai Con đường”, “Cộng đồng Chung vận mệnh”.

Thời hậu chiến, an ninh văn hóa Việt Nam rất cảnh giác với các phim “bom tấn” về chủ đề MIA

như “Rambo”, “The Deer Hunters”, “Full Metal Jacket”, mà Holiwood sản xuất hàng loạt, với

mục đích “đánh tráo khái niệm và hình ảnh (re-imaging).

Lúc đó, vấn đề MIA là rào cản chính đối với quá trình Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hóa quan

hệ với Việt Nam. Nay Trung Quốc chỉ cần “đánh tráo khái niệm và hình ảnh”. Cái gì người Mỹ

làm được thì người Trung Quốc cũng làm được. Liệu an ninh văn hóa Việt Nam còn cảnh giác

với các bộ phim có nội dung tuyên truyền độc hại như trước hay không? Trong cuộc chiến

không cân sức (asymmetry) bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc (Charm Offensive)

có thể làm thay đổi nhận thức bằng “diễn biến hòa bình”.

Nâng cao dân trí

Nhà văn Trung Quốc Bá Dương (Bo Yang) đã viết cuốn “Người Trung Quốc xấu xí”, theo ý

tưởng “Người Mỹ xấu xí” (The Ugly American, William Lederer & Eugene Burdick, Norton,

1958). Tuy cuốn sách đó gây tranh cãi, nhưng đã được phát hành ở Trung Quốc vào thập niên

1980. Tờ New York Times đã ví Bá Dương như Voltaire của văn học Trung Hoa. Ông nói “sở

dĩ người Trung quốc xấu xí như ngày nay vì họ không hề biết mình xấu”. Trong khi đó, người

Việt chỉ thích được khen và tâng bốc mình để tự sướng.

Trong khi cố giáo sư Trần Quốc Vượng và Cao Xuân Hạo có ý định viết một cuốn về thói xấu

của người Việt, thì nhà văn Vương Trí Nhàn đã dũng cảm viết cuốn “Thói hư, tật xấu của người

Việt” (2006). Ông thận trọng trích dẫn các cụ Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Bội Châu,


Phan Chu Trinh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Huyên. Ông Nhàn nói, “Thói xấu lớn nhất của

người Việt là rất sợ nói về thói xấu của mình”. Điều đó làm ta nhớ lời cụ Tản Đà: “Dân hai lăm

triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”.

Tại một khóa đào tạo về soạn thảo văn bản do UNDP tài trợ cho chương trình “Cải cách Hành

chính” tại Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), thứ trưởng Tô Tử Hạ lúc đó đã nhận xét:

từ thập niên 1970 trở về trước, công tác soạn thảo văn bản khá nghiêm tú, và văn phong khá

chuẩn. Nhưng từ đó về sau, viết ngày càng ẩu và kém. Kỹ năng cơ bản yếu kém vì quá trình đào

tạo tại các trường đại học có những lỗ hổng. Các trường chỉ chú trọng dạy lý thuyết mà thiếu

thực hành. Bằng cấp rất nhiều nhưng tay nghề rất yếu.

Cách đây không lâu, có một thanh niên Canada thông minh và hóm hỉnh tên là “Dâu Tây” (Joe

Ruelle) rất thạo tiếng Việt (cả nói và viết), có thể làm MC và viết blog. Có lần Joe bức xúc vì

các bạn thuyết minh thể thao hồn nhiên dừng vô tội vạ trước chữ “của” (một liên từ). Trong

tiếng Anh, nếu dừng không đúng chỗ thì không ai hiểu. Nhưng trong tiếng Việt, chắc họ “nói sai

mãi thành quen”, nên không thấy ai lên tiếng, kể cả các nhà ngôn ngữ. Nhưng vì quá yêu tiếng

Việt nên Joe chỉ ước rằng mình “có nắm lá ngón để tự tử”.

Sau bốn năm, hiện tượng đó nay còn tệ hơn nhiều, nhưng vẫn không thấy ai lên tiếng. Người ta

nói “im lặng là đồng lõa với cái sai”. Một số giọng thuyết minh tiếng Việt trên mạng nghe như

robot, vì dừng không đúng chỗ, rất phản cảm. Sự xuất hiện của smart phones làm người Việt

càng lười đọc và lười viết, nhất là giới trẻ. Họ có thể phát cuồng trước các thần tượng K-Pop, và

hâm mộ cả Khá Bảnh, trong khi thích dùng các từ lóng như “vãi”. Sau hơn một thế kỷ, dân trí

của người Việt không hơn mấy so với thời Phan Châu Trinh.

Lời cuối

Việt Nam muốn độc lập, nhưng khó thoát Trung. Phải giữ hòa hiếu với Trung Quốc để nâng cấp

quan hệ với Mỹ và Nhật lên CSP, nhằm tranh thủ cơ hội phát triển nhanh. “Ngoại giao cây tre”

là nước cờ thế để chờ thời (hedging). Nhưng chống tham nhũng quyết liệt đang làm các quan

chức và doanh nghiệp lo ngại co lại không dám làm gì. Đó là một nghịch lý cần tháo gỡ. Nâng

cấp “nhảy cóc” quan hệ với Mỹ tuy là bước ngoặt mở ra cơ hội mới, nhưng Việt Nam phải tháo

gỡ các nút thắt về thể chế đang cản trở đà phát triển đột phá.

Với dân số hơn trăm triệu người, có nhiều tài nguyên khoáng sản như đất hiếm và vị trí địa

chíến lược xung yếu ở khu vực, Việt Nam có nhiều cơ hội, nhưng bỏ lỡ không ít. Hiện nay, Việt

Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 7 nước, trong đó có Mỹ và Nhật. Việt Nam

đang có cơ hội hợp tác phát triển công nghệ cao như bán dẫn và chuyển đổi số, để phát triển

nhanh, nhưng phụ thuộc vào khả năng đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao (như 50.000 kỹ sư

bán dẫn). Nói cách khác, đó vừa là cơ hội vừa là thách thức.

Tham khảo

1. Vietnam’s Approach to China: Bamboo diplomacy with Neo-Tributary Characteristics,

Alexander Vuving, Diplomat, December 3, 2022

2. Vietnam headed to the future with a defective compass, Alexander Vuving, EastAsiaForum,

12 February 2024

3. Vietnam’s China Policy-Deference and Check, Tomotaka Shoji, SPF, March 13, 2024

4. Will Vietnam Go Down China’s Path? Le Hong Hiep,

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

 

Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế".

Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?

Print Friendly, PDF & Email

Nguồn: Mark Leonard, “China’s Game in Gaza,” Foreign Affairs, 08/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc chiến của Israel để giành lấy phương Nam toàn cầu như thế nào?

Trong năm vừa qua, khi các nhà ngoại giao phương Tây di chuyển liên tục từ đầu này đến đầu kia của thế giới, cố gắng hết sức để ngăn chặn hàng loạt các cuộc chiến, khủng hoảng, và tai hoạ – từ Ukraine đến Darfur, từ Nagorno-Karabakh đến Cộng hòa Dân chủ Congo – thì Trung Quốc lại đang tận dụng cảnh hỗn loạn. Cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas và chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza đã trao cho Bắc Kinh một cuộc khủng hoảng mới để khai thác. Trong khi Mỹ tự đánh mất uy tín của mình đối với các quốc gia ở phương Nam bằng việc hỗ trợ Israel không giới hạn, thì Bắc Kinh lại cẩn thận điều chỉnh phản ứng của mình đối với cuộc chiến, đặc biệt chú ý đến dư luận ở các nước đang phát triển.

Sáu tháng trước, tôi đã cảnh báo trên Foreign Affairs rằng, trong lúc phương Tây tìm cách duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ hiện có bằng cách điều chỉnh một số yếu tố và mời gọi thêm một số chủ thể tham gia, thì các chiến lược gia Trung Quốc lại ngày càng tập trung vào việc tồn tại trong một thế giới không có trật tự. Và họ đang đề nghị giúp đỡ các nước khác xây dựng chủ quyền và quyền tự do hành động khi sự thống trị của phương Tây suy giảm.

Kể từ cuộc tấn công tàn bạo của Hamas, chính quyền Biden đã cố gắng bảo vệ sự ủng hộ của công chúng dành cho Israel bằng việc âm thầm yêu cầu nhắm mục tiêu cẩn thận hơn trong các cuộc tấn công của Israel ở Gaza và cởi mở hơn với một thoả thuận chính trị với người Palestine. Ngược lại, Bắc Kinh gần như không bị hạn chế bởi nhu cầu cân bằng. Bằng cách kêu gọi giải pháp hai nhà nước, từ chối lên án Hamas, và thực hiện những nỗ lực mang tính biểu tượng để ủng hộ lệnh ngừng bắn, Trung Quốc đã lợi dụng tình cảm chống Israel trên toàn cầu để nâng cao vị thế của mình ở phương Nam. Thông qua những nỗ lực nhằm phản ánh ý kiến công chúng toàn cầu một cách sát sao nhất có thể, Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược rộng lớn hơn: ủng hộ những cuộc xung đột toàn cầu đang khiến các nhà hoạch định chính sách phương Tây đau đầu.

TINH CHỈNH LUẬN ĐIỆU

Giống như cách một mô hình trí tuệ nhân tạo điều chỉnh phản ứng của nó sau mỗi lần được huấn luyện với dữ liệu mới, mỗi cuộc khủng hoảng toàn cầu mới lại mang đến cho Trung Quốc thêm một cơ hội để tinh chỉnh luận điệu của mình đối với phương Nam toàn cầu. Từ góc nhìn này, sẽ hữu ích nếu so sánh phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc chiến ở Gaza với phản ứng của nước này đối với cuộc chiến ở Ukraine.

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, Trung Quốc phải mất một thời gian mới quyết định được phản ứng chính thức. Ban đầu, họ đã tỏ ra lóng ngóng, chờ đợi trước khi đưa ra những tuyên bố có phần khó hiểu. Trong hầu hết các thông điệp của mình, Bắc Kinh đều nhấn mạnh đến quyền bất khả xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Ukraine. Họ cũng tìm cách nhấn mạnh sự gần gũi của mình với Nga và thừa nhận “những quan ngại an ninh hợp lý” của Nga, chỉ trích Mỹ và NATO. Bắc Kinh cố tình mơ hồ để tránh bị cô lập, nhưng mục tiêu đó lại được thực hiện khá vụng về.

Tuy nhiên, vào thời điểm Hamas phát động cuộc tấn công tàn bạo vào Israel, Bắc Kinh đã mài giũa cách tiếp cận và có thể phản ứng nhanh chóng. Khi rõ ràng rằng hầu hết dư luận ở phương Nam đang chống lại Israel, Trung Quốc ngay lập tức tìm cách tận dụng cuộc khủng hoảng để vạch trần những gì họ coi là tiêu chuẩn kép của Mỹ. Ngày 8/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố kêu gọi ngừng bắn và tán thành giải pháp hai nhà nước. Nhưng điều không được đưa vào tuyên bố là những lời chỉ trích Hamas hoặc lên án vụ thảm sát mà nhóm này thực hiện, dù 4 nạn nhân của nhóm khủng bố là công dân Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Tuvia Gering đã tỉ mỉ ghi lại sự gia tăng các luận điệu chống Israel, một vài trong đó là chống người Do Thái, trong phản ứng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với chiến tranh, trên cả các kênh chính thức lẫn không chính thức. Cuối tháng 10, tờ Trung Quốc Nhật báo, một cơ quan tuyên truyền, tuyên bố rằng “Mỹ đang đứng về phía lề trái của lịch sử ở Gaza.” Cùng lúc đó, truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng một tuyên bố bài Do Thái mà một phóng viên của họ từng nói cách đây vài năm, rằng người Do Thái chiếm 3% dân số Mỹ nhưng “kiểm soát hơn 70% tài sản của nước này.”

Loại ngôn từ này nên được hiểu là một nỗ lực có ý thức nhằm lặp lại những quan điểm đang thống trị cuộc tranh luận ở phương Nam. Bằng cách khiến quan điểm của họ phù hợp với ý kiến của đa số ở các quốc gia như Indonesia, Ả Rập Saudi, và Nam Phi, Trung Quốc có thể thể hiện bản thân như một giải pháp thay thế cho những gì họ coi là một nước Mỹ hiếu chiến, bá quyền, và đạo đức giả.

Và luận điệu chống Israel của Trung Quốc còn mở rộng sang cả lĩnh vực ngoại giao. Ngày 20/11, một nhóm ngoại trưởng Ả Rập đã bắt đầu chuyến công du tới các quốc gia là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Điểm dừng chân đầu tiên của họ là Bắc Kinh, nơi họ được Ngoại trưởng Vương Nghị chào đón. Lựa chọn đi về phương Đông trước khi đến Pháp, Anh, và Mỹ chắc chắn là có chủ ý. Nó có thể được xem là bằng chứng cho thấy ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Trung Đông kể từ khi nước này làm trung gian đàm phán bình thường hoá quan hệ giữa Iran và Ả Rập Saudi vào tháng 3 năm ngoái. Dù cuộc gặp ở Bắc Kinh không mang lại kết quả cụ thể, nhưng có lẽ đó không phải mục tiêu chính. Thay vào đó, đây là cách để các nước Ả Rập báo hiệu rằng họ có những lựa chọn ngoài Mỹ. Và Trung Quốc đang háo hức đóng vai trò là đối tác thay thế.

HOÀ VÀO ĐÁM ĐÔNG

Kể từ khi Israel bắt đầu chiến dịch ở Gaza, chiến dịch được chính quyền Biden phần lớn tán thành, thế giới Ả Rập ngày càng mất lòng tin vào Mỹ. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy công chúng Ả Rập hiện ưa chuộng Trung Quốc hơn Mỹ. Một phần nguyên nhân đến từ một xu hướng lâu dài, nhưng tình hình đang trở nên trầm trọng hơn do cuộc chiến ở Gaza. Cuộc thăm dò do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu (do tôi đứng đầu) tiến hành vào mùa thu năm 2023 tại tám quốc gia lớn không thuộc phương Tây – Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Nam Phi – đã phát hiện ra rằng, trái ngược với các cường quốc phương Tây, quan điểm của Trung Quốc tương thích khá nhiều với dư luận ở phương Nam. Cho dù đó là tin vào khả năng Nga giành chiến thắng trong cuộc chiến với Ukraine, khả năng EU có thể tan rã, hay tình trạng mong manh của nền dân chủ Mỹ, các lập trường chính thức của Trung Quốc cực kỳ quan tâm đến việc phản ánh tình cảm của thường dân Brazil hoặc Thổ Nhĩ Kỳ.

Nỗ lực của Trung Quốc nhằm phản ánh dư luận toàn cầu về cuộc xung đột Israel-Palestine là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm giành lấy sự ủng hộ của phương Nam toàn cầu. Đầu tiên và quan trọng nhất, các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza củng cố lập luận của Trung Quốc rằng thế giới đang trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết. Theo quan điểm của Bắc Kinh, việc Mỹ ủng hộ chiến dịch của Israel ở Gaza chứng tỏ rằng trật tự dựa trên luật lệ mà người Mỹ ca tụng chỉ là một sự giả tạo nhằm mục đích tư lợi. Mỹ từng nhanh chóng lên án tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine và cách Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ, nhưng lại im lặng khi Israel làm những gì mà phần còn lại của thế giới cho là “giống hệt” Nga và Trung Quốc.

Chiến lược này đã được thể hiện rõ ràng vào ngày 20/11, khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia thượng đỉnh BRICS trực tuyến tập trung vào cuộc chiến ở Gaza. Cuộc họp có sự tham gia của các thành viên sáng lập khối, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi, cùng với những thành viên mới nhất là Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Thượng đỉnh này rõ ràng là một nỗ lực nhằm thể hiện BRICS là giải pháp thay thế mới cho các tổ chức phương Tây như G-7. Giống như cuộc gặp của Vương Nghị với các nhà lãnh đạo Ả Rập, hình ảnh mà hội nghị này mang lại quan trọng hơn nhiều so với nội dung thực chất của nó, và một lần nữa, BRICS không đề xuất các bước đi thực tế nào để chấm dứt bạo lực, dù là ngắn hạn hay dài hạn.

Ngoài ra, lập trường của Trung Quốc đối với cuộc chiến ở Gaza là một nỗ lực nhằm tận dụng sự cô lập tương đối của nước này. Trung Quốc chỉ có một đồng minh hiệp ước duy nhất trên toàn thế giới – Triều Tiên. Tại Trung Đông, Mỹ đã kiên định với cam kết đảm bảo an ninh cho Israel kể từ Chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Ngược lại, Trung Quốc được tự do lựa chọn đối tác trong khu vực tùy theo vấn đề cụ thể – chẳng hạn, họ có thể mua dầu của Iran trong khi hợp tác với Ả Rập Saudi về công nghệ tên lửa đạn đạo, hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Syria trong khi cố gắng ràng buộc Thổ Nhĩ Kỳ vào Vành đai và Con đường. Nhờ sự tự do tương đối này, Trung Quốc đã có thể đưa khía cạnh hiệu quả của phản ứng đối với cuộc chiến ở Gaza lên làm ưu tiên hàng đầu. Khác với Mỹ, Trung Quốc không có đồng minh lâu đời nào có thể buộc tội nước này phản bội.

Cuối cùng, Trung Quốc không cố gắng đoàn kết các quốc gia phương Nam thành một liên minh chống phương Tây do Trung Quốc lãnh đạo, như niềm tin của nhiều người ở Washington. Trong khi Mỹ nói về việc các quốc gia khác nên ủng hộ quan điểm của họ và tuân theo các quy tắc toàn cầu, thì Trung Quốc lại thể hiện mình là người quảng bá cho một “thế giới đa văn minh” và là đối tác vì sự phát triển và chủ quyền. Quả thực, ưu điểm của Bắc Kinh chính là trong một thế giới bị phân mảnh, họ không buộc các nước khác phải chọn phe.

Một lần nữa, Trung Quốc rất đồng tình với dư luận toàn cầu. Theo một cuộc thăm dò của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu đối với các quốc gia lớn không thuộc phương Tây, được tiến hành vào tháng 12/2022 và tháng 1/2023, đa số đáng kể trên thế giới không nghĩ rằng quốc gia của họ sẽ phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ. Chẳng hạn, chỉ 14% người Ấn Độ cho rằng một thế giới lưỡng cực sẽ xuất hiện trong vòng 10 năm tới, trong đó họ có thể bị buộc phải lựa chọn giữa các khối do Trung Quốc và Mỹ thống trị. Vì vậy, trong khi Mỹ yêu cầu “các quốc gia bị mắc kẹt ở giữa” phải liên kết chặt chẽ hơn bao giờ hết, nhận thức về sự không liên kết của Trung Quốc đã cho phép nước này trở thành đối tác được ưa chuộng trong đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới.

TRẬT TỰ THIẾU TIN CẬY

Trong nỗ lực giới hạn cuộc chiến giữa Israel và Hamas, chính quyền Biden đã phát triển một chiến lược nhằm xoa dịu Israel, liên tục nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ đối với nhà nước Do Thái, và kiềm chế không chỉ trích công khai nhằm gây ảnh hưởng đến cách Israel tiến hành chiến tranh. Tuy nhiên, ở nơi công cộng và chỗ riêng tư, chính quyền Biden cũng đang khuyến khích chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu phát triển một chiến lược quân sự thực tế ở Gaza, chú ý hơn đến luật pháp quốc tế, và làm nhiều hơn để giảm thiểu cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra. Bằng cách này, chính quyền Mỹ dường như đang chuẩn bị để trở thành trung gian cho một tiến trình chính trị giữa người Israel, người Palestine, và các nước láng giềng Ả Rập của họ sau khi bạo lực lắng xuống.

Chúng ta nên hy vọng rằng chiến lược này thành công, nhưng xét về mặt dư luận toàn cầu, những giới hạn trong cách tiếp cận của Mỹ và ảnh hưởng của Biden đối với Netanyahu đã hiển hiện rõ ràng. Xét đến thương vong dân sự từ các cuộc không kích của Israel, những lập luận của phương Tây nhằm bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ đã dần trở nên rỗng tuếch ở phương Nam toàn cầu. Điều này có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho Ukraine, những người đã xây dựng tính chính danh từ bản chất phá vỡ trật tự của hành động xâm lược của Nga. Và nếu, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, Tập Cận Bình đưa ra quyết định xâm chiếm Đài Loan, ông chắc chắn sẽ hy vọng rằng lập trường của mình về cuộc chiến ở Gaza sẽ khiến phương Nam đứng về phía Bắc Kinh hơn là Washington.

Mark Leonard là Giám đốc về Chính sách Đối ngoại và Quan hệ quốc tế tại Thư viện Quốc hội Mỹ, Giám đốc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, và là tác giả cuốn “The Age of Unpeace.”

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024

 NÊN HIỂU THẾ NÀO VỀ HIỆN TƯỢNG KISSINGER

Bài của Nguyễn Quang Dy

“Nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).

Henry Kissinger là một cây đại thụ trong lịch sử ngoại giao Mỹ suốt năm thập kỷ qua, đã sống gần 100 tuổi nhưng không chịu ngồi yên. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Davos, 23/5/2022),

ông đã một lần nữa làm dư luận dậy sóng khi khuyên Ukraine nhượng đất cho Nga để đổi lấy

thỏa thuận hòa bình. Nên hiểu thế nào về hiện tượng Kissinger? Liệu cây đại thụ Kissinger còn

minh mẫn hay đã lỗi thời? Phải chăng Kissinger định bắt chước Neville Chamberlain (thủ tướng

Anh, 1937-1940) khi “nhân nhượng” Adolf Hitler (9/1938)?

Chamberlain đã ngây thơ tin rằng nếu đối xử với Hitler “một cách thực tế và nghiêm túc” thì có

thể thuyết phục được Hitler về hiệu nghiệm của hòa bình. Chamberlain cấm BBC và các báo

đưa tin về chủ trương “nhân nhượng” (appeasement). Đó là biện pháp mà Nixon và Kissinger

cũng áp dụng. Chamberlain vẫn ảo tưởng khi Đức chiếm Austria (3/1938). Tại Munich (9/1938),

Anh và Pháp đã ép Czechs đầu hàng Đức. Ông không thông báo hay đề nghị nội các chấp thuận

và không tham vấn Quốc hội trước khi đàm phán với Hitler.

BBC đã cấm Winston Churchill và những người phản đối nhân nhượng không được lên sóng.

Với đa số của Đảng Bảo thủ tại Hạ viện, Chamberlain cố dập tắt sự chống đối tại Quốc hội với

lập luận ai chống đối là phản quốc. Khi Hitler xâm lược Ba Lan (9/1939), Chamberlain không

còn lựa chọn nào khác nên phải tuyên bố chiến tranh với Đức, nhưng chỉ chiến tranh giả vờ

(phony war) cho đến khi từ chức để Winston Churchill lên thay (10/5/1940). Cùng ngày, Hitler

đã tấn công Tây Âu bằng đòn chớp nhoáng (blitzkrieg).


Neville Chamberlain (L) và Adolf Hitler (R) tại Munich, 9/1938. (Associated Press)

Bài học xưa và nay

Cũng như nhiều người khác, tôi đã từng ngưỡng mộ Henry Kissinger với các tác phẩm kinh điển

như “Ý nghĩa của Lịch sử” (the Meaning of History, 1950) và “Một Thế giới được Phục hồi” (A

World Restored, 1957). Nhưng sau khi thấy rõ những gì ông ấy đã làm trong chiến tranh Việt

Nam và nội chiến Bangalis, tôi đã phải nhìn nhận lại. Kissinger đúng là một cây đại thụ trong

lịch sử ngoại giao Mỹ đã từng làm đảo lộn thế giới, nhưng bàn tay ông ấy đã nhúng chàm diệt


chủng (genocide). Sẽ nguy hiểm và ảo tưởng nếu người ta nghe theo ông ấy với trò chơi

realpolitik để một lần nữa làm đảo lộn thế giới (in reserse).

Có thể nói Kissinger đã vận dụng thành công cấu trúc Quyền lực Concert of Powers của châu

Âu cũ như trong cuốn A World Restored vào trật tự thế giới mới, để Nixon bắt tay Mao (2/1972)

chơi “lá bài Trung Quốc” (China Card), rút quân Mỹ khỏi Việt Nam “trong danh dự” và tập

trung đối phó với Liên Xô trong chiến tranh lạnh. Nhưng cái giá cho trò chơi realpolitik là phải

hy sinh Đài Loan vì “Một nước Trung Quốc” (One China Policy) và bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa

cũng như Hoàng Sa (1/1974), sau Hiệp định Paris (1/1973).


Mao Trạch Đông (R) và Chu Ân Lai gặp ngoại trưởng Henry Kissinger (L) tại Bắc Kinh,

17/2/1973. (File Photo)

Kissinger đã tạo ra bước ngoặt lịch sử cho quan hệ hợp tác Mỹ-Trung trong một trật tự thế giới

mới với chủ trương “Tiếp cận Xây dựng” (Constructive engagement) mà năm đời tổng thống

Mỹ đã theo đuổi. Nói cách khác, Kissinger đã có công giúp Trung Quốc trỗi dậy như quái vật

Frankenstein (lời tổng thống Nixon). Trong khi Nixon đã mở miệng thừa nhận sự thật và sai lầm

lịch sử trước khi nhắm mắt, thì Kissinger vẫn ngậm miệng ăn tiền để nhận giải thưởng Nobel

hòa bình, và nay còn định đảo ngược lịch sử một lần nữa.

Theo Kissinger, “thật không khôn ngoan khi chúng ta có thái độ thù địch với hai đối thủ và thúc

đẩy họ xích lại gần nhau. Trong thời gian trước mắt, chúng ta không nên gộp cả Nga và Trung

Quốc lại với nhau như một yếu tố không thể tách rời. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên

hoàn toàn mới. Putin đã tính toán sai về tình hình mà ông ấy phải đối mặt trên trường quốc tế và

tính sai khả năng của Nga. Nhưng liệu Putin có leo thang chiến tranh bằng cách chuyển sang

một loại vũ khí chưa bao giờ được sử dụng?” (Henry Kissinger: We are now living in a totally

new era, Edward Luce, Financial Times, May 16, 2022).

Một ông già đã 98 tuổi mà vẫn suy nghĩ được như vậy quả là “xưa nay hiếm”. Rõ ràng đầu óc

của Kissinger còn sáng suốt hơn đầu óc của Putin, tuy tuổi của họ cách nhau hơn hai giáp. Gần

đây, Putin đã trả đũa Mỹ bằng cách cấm các lãnh đạo Mỹ nhập cảnh vào Nga, trong đó có cố

thượng nghị sỹ John McCain. Chắc Putin không đùa. Nhưng điều đó không có nghĩa Kissinger

không ngộ nhận và sai lầm. Dư luận nói chung và người Ukraine nói riêng không chấp nhận lời

khuyên của Kissinger, không phải vì ông quá già mà vì ông ngạo mạn khi coi thường người

Ukraine. Ý kiến của Kissinger phản ánh quan điểm của Putin.


Kissinger cảnh báo: “phương Tây đừng bao giờ quên tầm quan trọng của Nga đối với châu Âu.

Các cuộc đàm phán phải bắt đầu trong hai tháng tới, trước khi cục diện tạo ra những biến động

và căng thẳng không dễ vượt qua. Lý tưởng nhất, đường phân chia nên trở lại nguyên trạng

trước đây. Theo đuổi cuộc chiến quá thời điểm đó sẽ không còn liên quan đến quyền tự do của

Ukraine, mà là một cuộc chiến mới chống lại Nga. (Henry Kissinger: Ukraine must give Russia

territory, Ambrose Evans-Pritchard, Telegraph, May 23, 2022).


Henry Kissinger (L) gặp tổng thống Donald Trump (R) tại Nhà Trắng,10/10/2017. (Mandel

Ngan/AFP/Getty Images)

Lời khuyên của Kissinger đã bị người Ukraine bác bỏ. Một cuộc thăm dò do Viện Xã hội học

Kyiv công bố gần đây cho thấy 82% người Ukraine nói rằng họ không muốn nhượng lãnh thổ

cho Nga. Kiện tướng cờ vua người Nga Garry Kasparov và là nhà hoạt động chính trị, đã viết

trên Twitter rằng lập trường mới nhất của ông Kissinger về Ukraine không chỉ vô đạo đức mà

còn “được chứng minh là sai lầm lặp đi lặp lại nhiều lần”.

Mykhailo Podolyak (Cố vấn của Tổng thống Zelensky) nói rằng “bất kỳ nhượng bộ nào đối với

Nga không phải là con đường dẫn đến hòa bình, mà chỉ có thể trì hoãn chiến tranh trong vài

năm”. Zelensky từng nhiều lần nhấn mạnh rằng một trong những điều kiện để ông tham gia các

cuộc đàm phán hòa bình là Nga phải đồng ý để Ukraine khôi phục những khu vực vốn thuộc

kiểm soát Ukraine vào trước ngày Nga xâm lược (24/2/2022).

Theo Richard Haass (CFR President) đề xuất của Kissinger có thể bị Ukraine từ chối “vì yêu

cầu Ukraine từ bỏ quá nhiều” và dễ bị Putin từ chối “vì cho Nga quá ít”. Ý tưởng dùng cộng

đồng quốc tế để cô lập Trung Quốc và cố hội nhập nó vào một trật tự thế giới phù hợp với lợi

ích của chúng ta lúc này là không khả thi”. (Kissinger suggests that Ukraine give up territory to

Russia, drawing a backlash, Dan Bilefsky, NYT, May 24, 2022).

Theo bà Ursula von der Leyen (EC President), một ngày nào đó Nga có thể khôi phục vị trí của

họ ở châu Âu nếu nước này “tìm đường trở lại với dân chủ, pháp quyền và tôn trọng trật tự dựa

trên luật lệ quốc tế, bởi vì Nga là nước láng giềng của chúng ta”. Nhưng ở thời điểm này thì

cuộc chiến bảo vệ đất nước của Ukraine không chỉ là “vấn đề sống còn của Ukraine” hay “vấn

đề an ninh châu Âu” mà còn là “nhiệm vụ của toàn cầu”.

Bóng ma Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt năm 1975, nhưng hai thập kỷ sau chiến tranh (năm 1995),

Robert McNamara mới xuất bản cuốn hồi ký thừa nhận sai lầm về Việt Nam, nhưng muộn còn

hơn không. Năm 2003, McNamara còn xuất hiện trong bộ phim tài liệu “Sương mù chiến tranh”


(The Fog of War) của Errol Morris. Putin kể lại sự nghiệp tại Bộ Quốc Phòng và những thất bại

trong chiến tranh Việt Nam. (In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam, Robert

McNamara with Brian Van De Mark, Random House, 1995).

Con trai Robert McNamara là Craig McNamara (một chủ trang trại) vừa xuất bản cuốn hồi ký

kể lại về bi kịch của gia đình mình từ sau chiến tranh Việt Nam đến nay (5/2022). Craig cũng là

một nạn nhân bất đắc dĩ của cuộc chiến tranh Việt Nam mà anh mang đầy mặc cảm, với nhiều

kỷ niệm đau buồn và bất hạnh trong quan hệ với người cha nổi tiếng. Cuốn sách của Craig chứa

đựng nhiều tâm sự chân thành của một tác giả chính trực dám nói lên sự thật. (Because Our

Fathers Lied, Craig McNamara, Little Brown, May 10, 2022).

Henry Kissinger cũng viết hồi ký và sách của ông cũng bán rất chạy. Nhưng khác với Robert

McNamara, Kissinger không thừa nhận sai lầm trong chiến tranh Việt Nam và hệ quả của những

việc ông đã làm. Dù Kissinger được nhiều người ngưỡng mộ như “superman” thì lịch sử vẫn coi

ông là tội phạm chiến tranh vì những gì ông đã làm ở Đông Dương và Bangalis. Dù Putin được

nhiều người ngưỡng mộ như “Putin Đại đế” thì lịch sử vẫn coi ông là tội phạm chiến tranh vì

những gì ông đã làm ở Ukraine. Với trò chơi Realpolitics, Nixon và Kissinger sẵn sàng bắt tay

với Mao và Putin, cũng như chấp nhận diệt chủng tại Bangalis.


Le Duc Tho (L) và Henry Kissinger (R) tại Paris, 1/1973. (File photo)

Những ai đã nghiên cứu chiến tranh Việt Nam chắc biết chiến dịch ném bom Camphuchia và

Lào do Kissinger đạo diễn, nhưng phải “bí mật” để che dấu báo chí. Theo một báo cáo của Bộ

Quốc phòng Mỹ (1973), Nixon và Kissinger đã phê chuẩn 3.875 phi vụ ném bom Campuchia

(1969-1970). Vào cuối chiến dịch ném bom Operation Menu, Mỹ đã dùng 110.000 tấn bom, giết

hại khoảng 150.000-500.000 dân thường. Ngoài ra, Mỹ đã dùng máy bay B52 ném bom Hà Nôi

trong đó có bệnh viện Bạch Mai (Chrismas bombing 1972).

Kissinger vừa leo thang chiến tranh, vừa tìm cách chấm dứt chiến tranh Việt Nam, làm Mỹ tốn

khoảng 30 tỷ USD mỗi năm. Kissinger đã lãng phí bốn năm đàm phán tại Paris, với tổng số 68

lần gặp, nhưng đến đầu năm1973 vẫn phải chấp nhận các điều kiện như năm 1969. Kết cục là

2,5 đến 3 triệu người Việt Nam và Đông Dương đã bị chết cùng với 58.000 ngàn lính Mỹ, trong

đó có 1.600 người được coi là mất tích trong chiến đấu (MIA). Trong khi ông Lê Đức Thọ đã từ

chối thì ông Kissinger vẫn nhận giải thưởng Nobel hòa bình.

Theo Alan Schwartz (Vanderbilt University) Nixon không ngờ Kissinger có thể qua mặt mình

khi Gallup Poll đánh giá Kissinger là “người được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ” (1973-1974).

Tuy sau đó vụ bê bối Watergate đã buộc tổng thống Nixon phải từ chức, nhưng chính Kissinger

đã lệnh cho FBI nghe trộm điện thoại các thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia xem họ có lộ


tin ném bom Campuchia cho báo chí không. Đến 30/4/1975 khi Sài Gòn sụp đổ, thì kết quả đàm

phán hòa bình của ông Kissinger cũng tan thành mây khói.

Khi điều trần tại Quốc hội Pháp về thất bại Điện Biên Phủ, tướng Christian De Castries đã kết

luận một câu làm nhiều người ngỡ ngàng: Chúng ta có thể thắng một trận đánh nhưng “không

thể thắng một dân tộc”. Đó là một sự thật. Chủ nghĩa dân tộc và lợi ích quốc gia luôn là nhân tố

quyết định cuộc chơi (game changer). Người Mỹ đã ngộ nhận và thất bại tại Việt Nam. Nay

người Nga cũng ngộ nhận và đang thất bại tại Ukraine. Cả Nga và Mỹ từng ngộ nhận và thất bại

tại Afghanistan, vì họ đã không rút được bài học lịch sử. Dưới thời tổng thống John Kenedy,

những người tuổi trẻ tài cao (the Best and the Brightest) đã ngộ nhận và sai lầm về Việt Nam vì

không rút được bài học của người Pháp (trừ George Ball).

Bóng ma Bangalis

Phong cách “ngoại giao bí mật” (secret diplomacy) của Kissinger tuy có hiệu quả nhưng gây

tranh cãi vì trái với các giá trị dân chủ truyền thống. Di sản Việt Nam và Bangalis là vết đen

trong sự nghiệp mà Kissinger gọi là “một kinh nghiệm quốc gia bi thảm” (a tragic national

experience). Kissinger thường bị sinh viên tẩy chay mỗi khi trở về Harvard là nơi ông từng

giảng dậy. Bóng ma Việt Nam và Bangalis vẫn ám ảnh ông.

Để có thể rút quân Mỹ khỏi Việt Nam “trong danh dự”, và để đối phó với Liên Xô trong thời

chiến tranh lạnh, Kissinger đã bí mật gặp lãnh đạo Trung Quốc mấy chục lần, nhưng nhiều

thành viên nội các và Bộ Ngoại Giao Mỹ không biết. Pakistan là cầu nối Washington với Bắc

Kinh, mà tướng Yahya Khan là đầu mối bí mật của Kissinger, khi “ngoại giao bóng bàn” giữa

Mỹ và Trung Quốc nổi tiếng từ năm 1971. Kissinger đã đặt nền móng cho quan hệ Mỹ-Trung,

làm thay đổi lịch sử và bàn cờ nước lớn trong mấy thập kỷ.

Kissinger đã vận dụng mô hình “Concert of Europe” của thế kỷ 19 vào bàn cờ chiến tranh lạnh

trong mấy thập niên của thế kỷ 20. “Lá bài Trung Quốc” đã góp phần làm Liên Xô sụp đổ như

end game. Mao đã nhận xét, “chừng nào mục tiêu của chúng ta giống nhau, thì chúng tôi không

làm hại Mỹ nếu Mỹ không làm hại chúng tôi. Chúng ta có thể cộng tác để đối phó với Liên Xô”.

Trong thập niên 1980, Trung Quốc đã cộng tác với Mỹ để chống Liên Xô ở Afghanistan, và đã

cho CIA lập hai trạm trinh sát điện tử tại khu vực Tân Cương.

Nhưng cái giá phải trả cho “lá bài Trung Quốc” là Nixon và Kissinger đã tòng phạm với chính

phủ Pakistan của tướng Yahya Khan đàn áp người Bangalis trong cuộc nội chiến (1971). Vì trò

chơi realpolitik mà Kissinger đã lờ đi cho Pakistan tàn sát 300.000 người Bangalis (Bangladesh

ngày nay), và làm 10 triệu người chạy sang Ấn Độ tị nạn. Nói cách khác, Nixon và Kissinger đã

tiếp tay cho chính phủ Pakistan phạm tội diệt chủng. (The Blood Telegram-Nixon, Kissinger and

a Forgotten Genocide, Gary Bass, Alfred Knopf, 2013).

Theo tác giả Gary Bass (12/1970) khi đảng Awami League tại Đông Pakistan giành thắng lợi

trong cuộc bầu cử và đòi tự trị, tướng Yahya Khan đã lệnh cho quân đội can thiệp. Vì Nhà Trắng

lờ đi nên quân đội Pakistan (hầu hết là Muslim) đã tàn sát ít nhất 300.000 người Bengalis, (hầu

hết là Hindus) buộc 10 triệu người Bangalis chạy sang Ấn Độ tị nạn. Nixon và Kissinger đã phớt

lờ bức điện của Tổng Lãnh sự Mỹ Archer Blood ở Dacca khi ông tố cáo quân đội Pakistan tàn

sát người Bangalis là tội ác diệt chủng. Nhà Trắng không lên án tướng Yahya Khan mà còn tiếp

tục cung cấp vũ khí và đạn dược cho quân đội Pakistan.

Trong các cuộn băng ghi âm bí mật của Nhà Trắng, người ta bị sốc khi nghe giọng của Nixon và

Kissinger khi họ diễu cợt những ai thương xót người dân Bangalis đang bị tàn sát. Họ đã phớt lờ

bức điện của Tổng Lãnh sự Archer Blood và 20 nhân viên ngoại giao Mỹ ở Đông Pakistan, khi

báo cáo với Washington về tội ác “diệt chủng có chọn lọc” (selective genocide) nhắm vào giới


trí thức Bengalis. Trong khi Nixon và Kissinger có thái độ thân mật với độc tài Pakistan là tướng

Yahya Khan, thì họ có thái độ thô lỗ với chính phủ Ấn Độ. Thậm chí Nixon đã gọi bà Indira

Gandhi là “chó đẻ” (old bitch) chỉ vì thân Liên Xô.

Tính bất cẩn của Nixon và Kissinger ngày càng lộ liễu khi họ điều động các chiến hạm của Hạm

đội 7 tới vịnh Bangal và khuyến khích Trung Quốc điều quân tới biên giới Ấn Độ. Nói cách

khác, trong thập niên 1970, chính sách ngoại giao của Nixon và Kissinger thực chất là trò chơi

Realpolitik trong một ván cờ địa chính trị để phân hóa phe cộng sản bằng Nixon-Mao détente.

Kết cục chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Nixon (2/1972) đã mở đường cho quan hệ Mỹ-

Trung trong suốt năm nhiệm kỳ tổng thống Mỹ. (Henry Kissinger’s Controversial Role in the

Vietnam War, Jessica Pearce Rotondi, History, May 9, 2022).


Vladimir Putin (L) gặp Henry Kissinger (R) năm in 2007. (Credit: EPA/SERGEI CHIRIKOV)

“Lá bài Trung Quốc” và “lá bài Nga”

Kissinger nay vẫn còn tham vọng muốn áp đặt trò chơi Realpolitik làm đảo lộn trật tự thế giới

một lần nữa. Khi còn làm ngoại trưởng, Kissinger đã đạo diễn cho tổng thống Nixon sang thăm

chính thức Trung Quốc (2/1972) để bắt tay với Mao, nhằm rút quân khỏi Việt Nam và chống

Liên Xô trong chiến tranh lạnh. Kissinger đã giúp Trung Quốc trỗi dậy như con quái vật

Frankenstein. Kissinger với “China Lobby đã định hướng chính sách đối ngoại Mỹ bằng “Tiếp

cận Xây dựng” (Constructive Engagement) với Trung Quốc.

Khi Donald Trump thắng cử, Kissinger đã nhận ra cơ hội mới để vận dụng trò chơi Realpolitik

một lần nữa, nhằm biến “lá bài Trung Quốc” thành “lá bài Nga”. Kissinger muốn Mỹ thân với

Nga để cô lập và ngăn chặn Trung Quốc. Ông đã gặp Trump ba lần để thuyết phục tổng thống

mới và các quan chức Nhà Trắng, nhưng Trump là con người thực dụng khó đoán. Tuy Trump

và một số quan chức Nhà Trắng thấy chiến lược đảo chiều (reverse strategy) của Kissinger hấp

dẫn, nhưng còn thiếu thực tế chính trị nên chưa thể triển khai.

Kissinger đã thành công khi cố vấn cho Nixon dùng “lá bài Trung Quốc” để cô lập Liên Xô

trong chiến tranh lạnh. Nay ông muốn đảo ngược trò chơi đó bằng “lá bài Nga” để cô lập Trung

Quốc. Kissinger đã gặp Trump sau khi thắng cử để thuyết phục tổng thống và các quan chức

trong Nhà Trắng, trong đó có con rể của Trump là Jared Kushner. (Henry Kissinger Pushed

Trump to Work With Russia to Box In China, Bethany Allen-Ebrahimian, Andrew Desiderio,

Sam Stein, Asawin Suebsaeng, Daily Beast, July 31, 2018).

Theo Daily Beast, cuộc gặp cấp cao ở Helsinki (7/2018) là một cơ hội để Trump gặp Putin,

nhưng bối cảnh lúc đó không thuận lợi để Trump tăng cường quan hệ với Moscow vì Robert

Mueller đang điều tra cáo buộc Putin tác động đến kết quả tranh cử của Mỹ. Thái độ của Trump


tại cuộc gặp cấp cao ở Helsinki và họp NATO ở Brussels tuy gây tranh cãi nhưng được các nhân

vật bài Trung trong Nhà Trắng và Quốc hội ủng hộ, trong đó có Steve Bannon, Peter Navarro,

Robert Lighthizer, Marco Rubio, Tom Cotton...Một số quan chức Nhà Trắng cho rằng Nga là

“đối trọng hữu ích” (seful counterweight) với Trung Quốc.

Theo Giám đốc FBI Christopher Wray, “Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất, quan trọng nhất và

thách thức cao nhất”. Phó Giám đốc CIA phụ trách Đông Á Michael Collins cho rằng Trung

Quốc đang tiến hành “một cuộc chiến tranh lạnh” chống lại Mỹ. Theo Giám đốc nghiên cứu

quốc phòng Harry Kazianis (Center for the National Interest), “Tôi không bị sốc khi người ta

coi Nga là đối tác tiềm năng để ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy”. Kissinger không phải là một

nhân vật ghét Nga (Russophobe) vì ông đã từng gặp Putin 17 lần.

Đây là “chiến lược Kissinger đảo ngược” để biến “lá bài Trung Quốc” thành “lá bài Nga”.

Nhưng nên nhớ từ năm 1972 đến nay, Kissinger đã khuyến cáo Mỹ “coi Trung Quốc là bạn”, và

phải bắt tay với Trung Quốc “như một đối tác đáng tin cậy”. Kissinger chưa bao giờ là một diều

hâu đối với Bắc Kinh, và ông luôn duy trì một đường dây nóng trực tiếp (direct line) với Tập

Cận Bình, nên hợp tác với Nga để chống Trung Quốc không dễ.

Tham khảo

1. In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam, Robert McNamara with Brian Van De

Mark, Random House, 1995.

2. The Blood Telegram-Nixon, Kissinger and a Forgotten Genocide, Gary Bass, Alfred Knopf,

2013

3. Henry Kissinger Pushed Trump to Work With Russia to Box In China, Bethany Allen-

Ebrahimian, Andrew Desiderio, Sam Stein, Asawin Suebsaeng, Daily Beast, July 31, 2018 

4. Neville Chamberlain: A Failed Leader in a Time of Crisis,


Lynne Olson, New York Times, June 10, 2019

5. The Myth of Henry Kissinger, Thomas Meaney, New Yorker, May 11, 2020

6. Because Our Fathers Lied, Craig McNamara, Little Brown, May 10, 2022

7. Henry Kissinger’s Controversial Role in the Vietnam War, Jessica Pearce Rotondi, History,

May 9, 2022

8. Henry Kissinger: We are now living in a totally new era, Edward Luce, Financial Times, May

16, 2022

9. Henry Kissinger: Ukraine must give Russia territory, Ambrose Evans-Pritchard, Telegraph,

May 23, 2022

10. Kissinger suggests that Ukraine give up territory to Russia, drawing a backlash, Dan

Bilefsky New York Times, May 24, 2022

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2023

 HENRY KISSINGER ĐÃ CHẾT NHƯNG BÓNG MA CỦA ÔNG NÀY VẪN CÒN

By Nguyễn Quang Dy


Henry Kissinger đã qua đời ngày 29/11/2023, thọ 100 tuổi. Đó là một cây cổ thụ trong làng

ngoại giao Mỹ, nhưng gây nhiều tranh cãi. Phản ứng của dư luận Mỹ và trên thế giới không chỉ

sâu đậm mà còn trái ngược. Trong khi nhiều người ca ngợi ông ấy như một siêu nhân, thì nhiều

người khác lại chỉ trích ông như một tội phạm chiến tranh.

***

Ông Kissinger chắc chắn sẽ đi vào lịch sử với những kỳ tích của mình. Nhưng linh hồn của ông

sẽ lên thiên đàng hay xuống địa ngục thì còn chưa rõ. Ông đã có đóng góp rất lớn cho nền ngoại

giao Mỹ, đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhưng ông cũng bị lên án là thiếu đạo đức

và nhân cách, vì bàn tay của ông đã nhúng chàm và vấy máu.

Chính ông Kissinger đã làm ngơ để quân đội Pakistan tàn sát người Bangladesh (1969-1971).

Chính ông đã cho B-52 bí mật ném bom rải thảm Cambodia (1969-1970), và cho B-52 ném bom

rải thảm Hà Nội (1972). Chính ông đã chủ trương kéo dài chiến tranh Việt Nam, làm đổ máu vô

ích. Ông đã bị lên án là tội phạm chiến tranh và diệt chủng.

Vì ván cờ realpolitik mà Kissinger đã làm ngơ để cho quân đội Pakistan tàn sát 300.000 người

Bangladesh, và làm 10 triệu người chạy sang Ấn Độ tị nạn. Nói cách khác, Nixon và Kissinger

đã tiếp tay cho chính phủ Pakistan phạm tội diệt chủng. (The Blood Telegram-Nixon, Kissinger

and a Forgotten Genocide, Gary Bass, Alfred Knopf, 2013).

Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ (1973), Nixon và Kissinger đã phê chuẩn 3.875 phi

vụ ném bom Campuchia (1969-1970). Trong chiến dịch Operation Menu, Mỹ đã dùng 110.000

tấn bom đạn, giết hại khoảng 150.000-500.000 dân thường. Mỹ đã dùng B-52 ném bom Hà Nội,

trong đó có bệnh viện Bạch Mai (Chrismas bombing 1972).

Kissinger đã kéo dài cuộc chiến tranh Việt Nam, làm tốn hơn 30 tỷ USD/năm. Ông đã lãng phí 4

năm đàm phán tại Paris, vì đến tháng 1/1973, Mỹ vẫn phải chấp nhận các điều kiện đàm phán

như năm 1969. Kết cục là 2,5-3 triệu người Việt đã bị chết cùng với 58.000 ngàn lính Mỹ, trong

đó có 1.600 người được coi là mất tích trong chiến đấu (MIA).

Theo nhà báo Elizabeth Becker (Washington Post), việc Kissinger kéo dài và mở rộng cuộc

chiến ở Việt Nam và ném bom Cambodia là điển hình của đạo đức giả (hypocrisy) khi tuyên bố

ủng hộ nền dân chủ Mỹ. Chính điều đó đã mở đường cho Khmer Đỏ lên cầm quyền ở Cambodia

năm 1975. (When the War was Over, Elizabeth Becker, 1986).

Joe Nye (Harvard) cũng thừa nhận Kissinger có ba thất bại lớn. Một là ném bom Cambodia

(1969-1970) nhằm ngăn chặn Việt Cộng thâm nhập. Hai là không ngăn chặn hành động tàn bạo

của Pakistan (1971). Ba là ủng hộ cuộc đảo chính quân sự ở Chile (1973). (Judging Henry

Kissinger, Joseph Nye, Foreign Affairs, November 30, 2023).

Nói cách khác, bàn tay ông Kissinger đã vấy máu hàng chục vạn người dân Bangladesh, East

Timor, Cambodia, và Việt Nam. Trong khi đó, Kissinger vẫn tự hào nhận giải thưởng Nobel vì

“hòa bình trong danh dự” (peace with honour). Robert McNamara đã thừa nhận sai lầm trong

Chiến tranh Việt Nam, nhưng còn Henry Kissinger thì không.

“Ngoại giao bí mật” của Kissinger có hiệu quả nhưng trái với các giá trị dân chủ. Di sản Việt

Nam và Bangalis là vết nhơ trong sự nghiệp của ông (a tragic national experience). Kissinger

 

thường bị sinh viên phản đối mỗi khi trở về Harvard, nơi ông đã từng giảng dậy. (Nên hiểu thế

nào về hiện tượng Kissinger, NQD, Viet-Studies, 1/6/2022).

Ông Kissinger chắc chắn sẽ được nhiều người nhớ tới, đặc biệt là người Trung Quốc. Chính

Nixon và Kissinger đã giúp Trung Quốc trỗi dậy trở thành quái vật Frankenstein. Tháng 7/2023,

Henry Kissinger đã bất ngờ đến thăm Bắc Kinh, và được ông Tập Cận Bình tiếp, mặc dù Tập

Cận Bình không tiếp Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen.

Trong bức điện chia buồn gửi Tổng thống Biden, Tập Cận Bình viết: “Tiến sĩ Kissinger sẽ được

nhân dân Trung Quốc nhớ (remembered and missed) như một người bạn cũ”. Theo Đại sứ

Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong (Xie Feng): “Đó là mất mát to lớn cho cả hai nước và thế giới.

Ông Kissinger sẽ sống mãi trong lòng người Trung Quốc”.

Ông Kissinger là một người theo chủ nghĩa thực lực (Realpolitik) nên coi rẻ sinh mạng con

người như công cụ của trò chơi nước lớn. Kissinger không chỉ bắt tay với Bắc Kinh để chơi “lá

bài Trung Quốc” (China Card) chống lại Liên Xô, mà còn bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa. Ông ấy

cũng biết làm giàu với Kissinger Associates và China Lobby.

Năm 1982, Kissinger đã lập ra Kissinger Associates, một công ty tư vấn quốc tế có quan hệ gần

gũi với các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu như cánh cửa quay (revolving door). Mặc dù

đã ngoài 90 tuổi, nhưng Kissinger vẫn nhận lời nói chuyện, viết bài, và thu phí rất cao của các

khách hàng muốn tham khảo ý kiến của ông về địa chính trị.

Tuy Kissinger đã tư vấn cho nhiều Tổng thống Mỹ và các quan chức cao cấp khác, nhưng một

số người coi ông đã lỗi thời. Tổng thống Barack Obama nói rằng ông đã dành nhiều thời gian và

công sức để dọn dẹp lại thế giới mà ông Kissinger để lại. Còn Tổng thống Donald Trump nhận

xét rằng Henry Kissinger là một cây cổ thụ đã bị mục nát.

***

Những người theo trường phái Realpolitik ca ngợi Kissinger như một bậc thầy, trong khi những

người ủng hộ chủ nghĩa tự do và nhân đạo chỉ trích ông về đạo đức và nhân cách. Tuy Kissinger

không bị truy tố trong vụ Watergate, nhưng ông bị lên án là tội phạm chiến tranh và diệt chủng.

Nay tuy Kissinger đã chết rồi, nhưng bóng ma của ông vẫn còn.

Tham khảo

1.When the War was Over, Elizabeth Becker, 1986

2. The Blood Telegram-Nixon, Kissinger and a Forgotten Genocide, Gary Bass, 2013

3. Nên hiểu thế nào về hiện tượng Kissinger, Nguyễn Quang Dy, Viet-Studies, 1/6/2022

4. Henry Kissinger who shaped world affairs under two presidents, dies at 100, Thomas

Lippman, Wasington Post, November 29, 2023

5. Henry Kissinger Is Dead at 100, Shaped the Nation’s Cold War History, David Sanger, New

York Times, November 29, 2023

6. Henry Kissinger, Influential and Polarizing US Secretary of State, Dies at 100, Madeleine

Joung, Time, November 29, 2023

7. World Leaders React to Kissinger Death, VOA, November 30, 2023

 

8. Henry Kissinger, a dominating and polarizing force in US foreign policy, dies at 100, Paul

LeBlanc and Kristin Wilson, CNN, November 30, 2023

9. Former US Secretary of State Henry Kissinger dies aged 100, Bernd Debusmann, BBC,

November 30, 2023

10. Global leaders pay tribute to Henry Kissinger but his record also draws criticism, Foster

Klug and Geir Moulson, AP, November 30, 2023

11. Henry Kissinger, Nobel Prize winning warmonger, has died at age 100, James Reinl,

Aljazeera, 30 November 2023

12. China will miss Henry Kissinger, Juan Villasmil, Spectator, November 30, 2023

13. Henry Kissinger fashioned the world we live in today, Andrew Robert, Spectator, November

30, 2023

14. Judging Henry Kissinger, Joseph Nye, Foreign Affairs, November 30, 2023

15. Henry Kissinger, dominant US diplomat of Cold War era, dies aged 100, Steve Holland and

Arshad Mohammed, Reuters, December 1, 2023

16. Kissinger’s Contradictions, Timothy Naftali, Foreign Affairs, December 1, 2023

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

2 NĂM VỪA RỒI TÔI KHÔNG CẬP NHẬT "BLOG NGUYỄN VĨNH". THỜI KỲ NÀY TÔI TÍNH CẬP NHẬT BÀI VỞ (bài tôi viết hoặc tôi thấy bài hay và có giá trị thì sẽ post lên). Bạn đọc theo dõi và rất hoan nghênh nếu bạn đóng góp ý kiến.

Nguyễn Vĩnh Blog

------

Bài mới nhận được của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy:

CSP giữa Việt Nam với Mỹ và Hoàng đế Trung Hoa

By NGUYỄN QUANG DY

Tiếp theo chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden để nâng cấp quan hệ hai nước lên “đối

tác chiến lược toàn diện” (CSP), có hai sự kiện quan trọng đáng chú ý nhằm khẳng định bước

ngoặt mới để dòng chủ lưu không thể đảo ngược. Một là chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phạm

Minh Chính (17-23/9/2023) nhằm thúc đẩy việc triển khai CSP. Hai là Hội nghị Trung ương 8

(2-8/10/2023) nhằm sắp xếp lại nhân sự cho giai đoạn mới.

Mẫu số chung

Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam diễn ra chỉ một tuần sau khi hai nước nâng cấp quan

hệ, với nhiều cuộc tiếp xúc quan trọng, chứng tỏ Hà Nội chủ động và tích cực thúc đẩy. Trong

khi đó, Hội nghị Trung ương 8 bước đầu sắp xếp lại về nhân sự, chuẩn bị cho Đại hội Đảng 14.

Ông Lê Hoài Trung được bổ xung vào Ban Bí Thư là một chỉ dấu về triển vọng đổi mới. Hai sự

kiện nói trên tuy khác nhau, nhưng có cùng mẫu số chung.

Một sự kiện quan trọng khác có liên quan là Chủ tịch Tập Cận Bình sắp sang thăm Việt Nam

vào “cuối tháng 10 hay đầu tháng 11”. (China, Vietnam Prepare for Possible Xi Visit to Hanoi

in Next Month, Reuters, October 6, 2023). Ông sẽ được đón tiếp long trọng, có thể còn hơn cả

Tổng thống Biden. Với chủ trương “ngoại giao cây tre”, Việt Nam muốn có quan hệ tốt với cả

Mỹ và Trung Quốc, nhằm tránh mắc kẹt giữa hai nước lớn.

Theo Reuters, quan chức hai nước đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tập Cận Bình, tuy chưa

thông báo thời gian cụ thể, và chưa thống nhất về cụm từ “cùng chung vận mệnh” trong Tuyên

bố Chung. Ngoại trưởng Vương Nghị dự kiến sang thăm Việt Nam vào giữa tháng 10 để chuẩn

bị, nhưng phải hoãn. Chuyến thăm của Tập Cận Bình dù có “nâng cấp quan hệ lên cao hơn” là

nhằm giữ thể diện, chứ không thể đảo ngược được xu thế.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Khắc Giang (ISEAS), sẽ ngây thơ nếu cho rằng nâng cấp quan hệ với Mỹ

lên đối tác chiến lược toàn diện không liên quan đến Trung Quốc. Mỹ và các đồng minh ở Ấn

Độ Dương-Thái Bình Dương đang đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực. Nhưng

việc nâng cấp quan hệ với Mỹ lên CSP không có nghĩa là Việt Nam sẽ sớm từ bỏ chính sách

ngoại giao cân bằng để ngả theo Mỹ chống lại Trung Quốc.

Đối với Mỹ, CSP nhằm tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam để đối phó với Trung Quốc

đang trỗi dậy. Đối với Việt Nam, CSP nhằm mục tiêu thứ nhất hơn là mục tiêu thứ hai. Điều đó

có nghĩa “Việt Nam đang muốn hội nhập sâu hơn vào hệ sinh thái kinh tế do Mỹ dẫn đầu”, theo

chủ trương “giảm thiểu rủi ro” (De-risking) và “chuyển dịch chuỗi cung ứng sang các nước bạn

bè” (Friend-shoring). (Vietnam and Washington’s “De-risking” Strategy: It’s the Economy,

Stupid, Nguyen Khac Giang, Fulcrum, 15 September 2023).

Theo một nguồn thạo tin về quan hệ Mỹ-Trung, thông tin tình báo về chính trị nội bộ Trung

Quốc tại hội nghị Bắc Đới Hà được chuyển cho Tổng thống Biden. Chắc vì vậy mà ông Biden

đã nói: “nguyên lý kinh tế của Tập Cận Bình không hiệu quả”. Ông Biden nhận xét về kinh tế

Trung Quốc vào đúng lúc nhạy cảm. (Biden administration detects red flags in Xiconomics,

Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, September 14, 2023).

Theo giáo sư Joe Nye (Harvard), Mỹ không thể tách rời khỏi Trung Quốc về thương mại và đầu

tư, mà không bị tổn thất. Tuy tách rời một phần vì an ninh là cần thiết, nhưng nếu tách hoàn toàn

khỏi Trung Quốc về kinh tế thì Mỹ và đồng minh cũng trả giá, vì hai nền kinh tế đã bị buộc chặt

vào nhau. Vì vậy, CSP có lợi cho cả Mỹ và Trung Quốc. Muốn theo đuổi các mục tiêu bền vững


2

thì Mỹ cũng phải “vừa hợp tác vừa đấu tranh” (cooperative rivalry). (China and America are

not destined for war, Joseph Nye, ASPI, 3 October 2023).

Hoàng đế cô đơn

Tại Đại Hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc, một hình ảnh gây sốc dư luận là Hồ Cẩm Đào đã

bị xốc nách đưa ra khỏi hội trường Đại hội mà không ai dám lên tiếng phản đối. Các lãnh đạo có

năng lực và kinh nghiệm như Lý Khắc Cường, Uông Dương, Hồ Xuân Hoa cũng bị loại, được

thay thế bằng những người trung thành hơn với Tập Cận Bình. Nói cách khác, ông Tập đã đạt

được đỉnh cao quyền lực như một “Hoàng đế Trung Hoa”.

Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi vào cuối tháng 8, khi Tập Cận Bình bước vào hội

trường thì cánh cửa phía sau bị bảo vệ khép lại, không cho trợ lý của ông đi theo. Tập Cận Bình

ngoái lại xem có chuyện gì xảy ra, rồi lặng lẽ một mình bước tiếp. Đó là hình ảnh của “hoàng đế

cô đơn”. Cũng như ông Putin, Tập Cận Bình đang bị cô đơn, không chỉ với thế giới mà còn với

cả trong nước, như trong “phòng cách âm” (eco-chamber).

Tuy nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên đối tác chiến lược là tất yếu, chỉ là vấn đề thời gian, nhưng

nâng cấp lên hai bậc thành “đối tác chiến lược toàn diện” (CSP) gây bất ngờ. Theo Alexander

Vuving (APCSS) điều thực sự thuyết phục Hà Nội “nhảy cóc” là Washington đề xuất giúp Việt

Nam trở thành “một trung tâm lớn về công nghệ cao và chất bán dẫn, trong chuỗi cung ứng được

chuyển dịch sang các nước bạn bè” (frienshoring). (High-Tech Supply Chains and the US-

Vietnam Upgrade, Mercy Kuo, Diplomat, September 25, 2023).

Đề xuất này đã trở thành hiện thực vào đầu năm nay khi các đoàn cấp cao của Mỹ liên tục đến

thăm Việt Nam, như Bộ trưởng tài chính Janet Yellen, Đại diện thương mại Katherine Tai, và

một đoàn doanh nghiệp gồm 50 công ty của Mỹ. Hà Nội nâng cấp quan hệ với Mỹ lên “đối tác

chiến lược toàn diện” đã đặt Mỹ lên ngang hàng với Trung Quốc và Nga. Điều đó có nghĩa là

Việt Nam không còn coi Mỹ là “mối đe dọa đối với chế độ”.

Hà Nội mềm dẻo trong quan hệ với các nước lớn, chọn phe phù hợp với lợi ích của mình, không

chọn phe trong cạnh tranh nước lớn. Hà Nội tìm cách chứng tỏ với Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa

rằng nâng cấp quan hệ với Mỹ không làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc và Nga. Hà Nội cũng

chứng tỏ với Washington rằng quan hệ tốt với Trung Quốc và Nga không làm tổn hại quan hệ

với Mỹ. “Ngoại giao Cây tre” không phải “tổng bằng không”.

Yếu tố thứ hai không kém phần quan trọng là sự mềm dẻo và khôn khéo của Hà Nội khi vận

dụng “ngoại giao cây tre” trong ứng xử với Trung Quốc, làm cho Bắc Kinh không có lý do để

phản ứng mạnh. Nói cách khác, Việt Nam “không ngả theo bên này để chống bên kia”, mà chỉ

“tái cân bằng” (rebalance) mối quan hệ “vốn chưa cân bằng” với hai cường quốc lớn là Mỹ và

Trung Quốc, thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc.

Yếu tố thứ ba cũng quan trọng không kém là đúng lúc đó, tình hình kinh tế và chính trị nội bộ

của Trung Quốc đang bất ổn, đối ngoại của Trung Quốc đang bị cô lập, nên không thể phản ứng

quá mạnh. Nói cách khác, Tập Cận Bình tuy đã thâu tóm được quyền lực tuyệt đối tại Đại Hội

Đảng 20, nhưng đang bị chỉ trích mạnh. Đó là nghịch lý của trò chơi quyền lực, và cái giá phải

trả cho “sự ngạo mạn của quyền lực” (arrogance of power).

Các đại dự án mang dấu ấn Tập Cận Bình như “Vành đai Con đường” (BRI) cũng như Charm

Offensive và Confusus Institutes, không thành công. Trung Quốc cho hàng trăm nước vay hàng

ngàn tỷ USD như “bẫy nợ”, nhằm gây ảnh hưởng. Nhưng mấy năm qua, các dự án BRI đã thất

bại và phản tác dụng. Bắc Kinh làm mất lòng các nước mà họ lôi kéo. (China’s Road to Ruin,

Michael Bennon and Francis Fukuyama, FA, August 22, 2023).


3

Theo “chỉ số quốc gia thất bại” (Failed States Index), Trung Quốc tuy liên tục dẫn đầu thế giới

về tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng từ năm 2009 đã trở thành “một quốc gia thất bại”, vì ngày

càng nhiều người dân Trung Quốc bỏ đất nước mình ra nước ngoài sinh sống. Tầng lớp tinh hoa

ra đi sẽ đem theo chất xám, công nghệ, tài sản, và cả lòng tin. Đó là tài nguyên con người mà

một quốc gia không thể thiếu để phát triển bền vững.

Theo Đề cương Quy hoạch phát triển nhân tài trung dài hạn 2010-2020, Trung Quốc phải trở

thành “cường quốc tài nguyên con người”, nhưng giới tinh hoa rời bỏ Trung Quốc ngày càng

nhiều. Theo Chiến tranh nhân tài 2009, “Trung Quốc là nước thất thoát nhân tài với số lượng

nhiều nhất, thiệt hại lớn nhất”. Đến nay, số dân Trung Quốc đang ở nước ngoài là trên 45 triệu,

lớn nhất thế giới. Đó là nghịch lý sau 30 năm cải cách.

Chỉ trích gay gắt

Sau Đại hội Đảng 20, Tập Cận Bình đã đạt tới đỉnh cao quyền lực như “Hoàng đế Trung Hoa”,

nhưng ông Tập đang bị cô lập về cả đối ngoại và đối nội. Về đối ngoại, Tập Cận Bình đã từ bỏ

chủ trương “dấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Về đối nội, ông Tập đã xóa bỏ nguyên tắc

“lãnh đạo tập thể” của Đảng. Để củng cố quyền lực cá nhân, ông Tập đã gạt hết các lãnh đạo

khác như Lý Khắc Cường, Uông Dương, Hồ Xuân Hoa.

Nhưng “đỉnh cao quyền lực” không có nghĩa là “quyền lực tuyệt đối”. Những cá nhân và phe

nhóm bị gạt và hạ nhục sẽ tìm cách chống lại “sự ngạo mạn về quyền lực”. Đặng Phác Phương

(con trai cả của Đặng Tiểu Bình) đã từng công khai chỉ trích ông Tập: “Chúng ta cần phải biết

lượng sức mình và đừng hống hách”. (Third man of Beidaihe offers clue behind China’s turmoil,

Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, September 28, 2023).

Gần đây, sự “biến mất” của Ngoại trưởng Tần Cương và Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng

Phúc, cùng tư lệnh Quân chủng Tên lửa, là dấu hiệu bất ổn trong quân đội cũng như Bộ Ngoại

giao. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc bị suy thoái chưa từng có, do hậu quả của đại dịch,

thiên tai và điều hành kém. Bất động sản suy thoái trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng

thấy, thương mại và đầu tư nước ngoài đang giảm mạnh.

Tại Hội nghị Bắc Đới Hà, một số lãnh đạo lão thành đã chỉ trích gay gắt Tập Cận Bình, làm cho

ông Tập thất vọng. Khi đề cập đến ba lãnh đạo tiền nhiệm (Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân,

Hồ Cẩm Đào), ông Tập bức xúc: “Tất cả những vấn đề mà ba nhà lãnh đạo tiền nhiệm để lại đều

đè nặng lên vai tôi. Tôi đã dành 10 năm qua để giải quyết, nhưng vẫn chưa giải quyết được. Vậy

tôi có phải là người đáng trách không?” (Military elders put silent pressure on Xi at Beidaihe,

Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, September 21, 2023).

Nhân vật trung tâm trong nhóm lãnh đạo lão thành là Tăng Khánh Hồng (84 tuổi) nguyên phó

chủ tịch nước, là phụ tá thân cận nhất của cố Chủ tịch Giang Trạch Dân, có vai trò quan trọng

nhất trong việc mở đường cho ông Tập lên cầm quyền. Ông Tăng vẫn có ảnh hưởng lớn trong

đảng vì có mạng lưới quan hệ cá nhân rộng khắp. Sau cái chết của Giang Trạch Dân, dư luận

cho rằng Tăng Khánh Hồng có vai trò còn lớn hơn trước.

Ngồi bên cạnh Tăng Khánh Hồng tại Bắc Đới Hà là Trì Hạo Điền (94 tuổi), từng làm Bộ trưởng

Quốc phòng trong 10 năm, có uy tín lớn với quân đội. Tập Cận Bình đã tiến hành thanh trừng

quân đội trong nhiều năm đến tận bây giờ, để loại các phái thân Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch

Dân. Những cuộc thanh trừng đã gây ra tình trạng hỗn loạn và bất mãn kéo dài trong quân đội.

Sự có mặt của Trì Hạo Điền tại Bắc Đới Hà là một chỉ dấu.

Ngoài Tăng Khánh Hồng và Trì Hạo Điền, “Người thứ ba” có mặt tại Bắc Đới Hà để gây sức ép

với Tập Cận Bình là Trương Đức Giang (76 tuổi). Ông Trương có quan hệ mật thiết với Đặng


4

Phác Phương (79 tuổi), con trai của Đặng Tiểu Bình, và Du Chính Thanh (78 tuổi), cựu Ủy viên

Thường vụ Bộ Chính Trị từ năm 2012. Như vậy, “cả ba phái lớn đều có mặt” tại Bắc Đới Hà. Ba

người đó đứng đầu nhóm lão thành thân cận với họ Đặng.

Tập trung quyển lực

Hơn hai tháng qua, một loạt tướng lĩnh cao cấp của Trung Quốc đã “biến mất”, gồm Bộ trưởng

Quốc phòng và Tư lệnh lực lượng tên lửa (ICBM), làm dư luận chú ý. Chủ tịch Tập Cận Bình

không chỉ thống lĩnh quân đội (PLA) từ khi lên cầm quyền mà ông còn cam kết hành động quyết

liệt để diệt trừ tham nhũng. Trên thực tế, việc thanh trừng trong quân đội không chỉ tiếp tục mà

còn tác động đến các bộ phận nhạy cảm của PLA. (Why Xi Jinping Doesn’t Trust His Own

Military, Joel Wuthnow, Foreign Affairs, Sept 26, 2023).

Sau Bộ trưởng quốc phòng Lý Thượng Phúc, Tư lệnh lực lượng tên lửa Lý Ngọc Siêu và Chính

ủy Từ Trung Ba đã bị thanh trừng (tháng 7-8/2023). Điều đó chứng tỏ hàng ngũ lãnh đạo cao

nhất của quân đội đang bị Tập Cận Bình thanh trừng nhằm tập trung quyền lực. Điều đó không

chỉ nhằm thay đổi về nhân sự, mà còn để tiếp tục hiện đại hóa quân đội, vì cơ cấu tổ chức của

PLA không còn phù hợp với yêu cầu của thực tế mới. (Will Xi’s Military Modernization Pay

Off? David Finkelstein, Foreign Affairs, October 4, 2023).

Khi xung đột xảy ra trong tương lai, quân đội Trung Quốc sẽ phải hợp đồng tác chiến “đa binh

chủng” (multiservice) và tại nước ngoài (offshore campaigns). Nhưng PLA không được quản trị

đồng đều, công tác chính trị tư tưởng yếu và đầy tham nhũng. Nếu muốn quân đội “vừa hồng

vừa chuyên” để tác chiến trong bối cảnh mới, phải hiện đại hóa. Dưới thời Tập Cận Bình, PLA

đã trải qua thay đổi về hành chính, tổ chức và tư tưởng.

Nhiều năm qua, Trung Quốc đã thay đổi cơ cấu tổ chức quân đội từ mô hình cũ của Liên Xô

trong thập niên 1950, để tinh giản hệ thống chỉ huy, kiểm soát, và điều hành. Năm 2020, PLA đã

áp dụng học thuyết mới để hướng dẫn các tư lệnh tác chiến đa binh chủng. Các tổ chức mới theo

binh chủng như “Lực lượng Hậu thuẫn Chiến lược” (Strategic Support Force) đã được lập ra để

quản trị và vận dụng công nghệ mới, gồm cả không gian và vũ trụ. Trung Quốc đã mở rộng quy

mô và khả năng sống còn của lực lượng tên lửa hạt nhân.

Dưới thời Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã tỏ ra sẵn sàng chứng tỏ sức mạnh cơ bắp mới của họ. Tại

vùng biên giới Trung-Ấn, đối đầu giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ gần đây đã diễn ra do

tranh chấp lãnh thổ, dẫn đến thương vong cho cả hai bên. Tại Biển Đông, quân đội Trung Quốc

gồm hải quân và tuần duyên đã dùng các biện pháp mạnh để áp đặt chủ quyền trên biển của họ

và bắt nạt các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc. PLA đã tăng cường vận dụng các chiến

thuật liều lĩnh nhằm thách thức Mỹ và các nước khu vực.

Trong thời gian tới, có lẽ Bắc Kinh vẫn không có thái độ hành xử mềm mỏng. Các hoạt động

của PLA không chỉ gửi đi một thông điệp chính trị là họ muốn chứng minh năng lực mới của

Trung Quốc, mà còn thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Sau Djibouti (2017) Trung Quốc

đã xây dựng thêm căn cứ tại nhiều địa điểm khác ở Châu Á (như Ream ở Campuchia) để hậu

thuẫn cho binh chủng lục quân, không quân và hải quân.

Trung Quốc đang chứng minh năng lực quân sự mới của họ, nhằm khích lệ các đối tác trong khu

vực đặt cược (hedging) và đối phó (pushing back) với các nước cờ thế của Mỹ và đồng minh

như Bộ Tứ (QUAD) và Bộ Tam (AUKUS). Gần đây, Nhật Bản đã thông báo ý định mua các

loại tên lửa mới để tăng cường sức mạnh răn đe (new missile counterstrike capabilities). Quân

đội Mỹ và đồng minh đang tăng cường sự có mặt và tập trận đa phương ở Ấn Độ dương-Thái

Bình Dương. Kết cục là Trung Quốc càng bất an hơn trước.


5


Động lực mới

Điều quan trọng nhất khi xem xét tình hình chính trị Trung Quốc hiện nay là phải hiểu được

điều gì đã diễn ra tại Hội nghị Bắc Đới Hà, và tác động của nó đến chính trị và kinh tế Trung

Quốc, cũng như chính sách đối ngoại và an ninh của họ trong tương lai. Không rõ thanh trừng

quân đội liệu có giúp ông Tập kiểm soát được tình hình hay không. Nếu muốn lý giải động lực

mới trong hệ thống quyền lực phức tạp tại Trung Quốc hiện nay và một tương lai mới cho Trung

Quốc, ông Trương Đức Giang có thể “nắm chìa khóa”.

Một số tướng lĩnh và quan chức cấp cao đã vắng mặt tại đại tiệc chiêu đãi nhân dịp Quốc khánh

Trung Quốc. Ông Tập đang tiến hành một cuộc đại thanh trừng quân đội. Ngoài Lý Thượng

Phúc, còn Trương Hữu Hiệp, Trì Hạo Điền, Tăng Khánh Hồng và Trương Đức Giang. Điều đó

phản ánh sự thay đổi động lực của điều tra chống tham nhũng. Nhưng câu hỏi lớn hơn là Tập

Cận Bình muốn đạt được điều gì từ cuộc đại thanh trừng này. (Inside Xi Jinping’s great military

purge, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, October 5, 2023).

Tập Cận Bình đã không xuất hiện tại một diễn đàn bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS, tổ chức

tại Nam Phi vào cuối tháng 8, và bài phát biểu của ông được Bộ trưởng Thương mại Trung

Quốc Vương Văn Đào đọc. Ông Tập cũng không dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Ấn Độ (9-

10/9) vì không có đột phá nào trong quan hệ Trung-Mỹ. Trong bối cảnh đó, không rõ liệu ông

Tập có tới Mỹ dự Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 tại San Francisco hay không. Nếu

ông Tập vẫn vắng mặt thì đó là một dấu hiệu “báo động đỏ”.

Một ví dụ khác về “Hiệu ứng cánh bướm” trong chính trị Trung Quốc là hôm 31/08/2023, chỉ

vài ngày sau Hội nghị Bắc Đới Hà, cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường đã xuất hiện trước công

chúng, lần đầu tiên sau khi ông nghỉ hưu. Tại Di sản Thế giới “Hang Mạc Cao” (tỉnh Cam Túc),

dọc theo Con đường Tơ lụa, Lý Khắc Cường đã được người dân chào đón như “thủ tướng của

họ”. Điều đó chứng tỏ ông Lý là một chính trị gia được lòng dân. Video clip về sự kiện đó đã

được phát tán rộng rãi trước khi nó bị chính quyền gỡ bỏ.

Tại bữa tiệc chia tay (5/3/2023), ông Lý Khắc Cường bức xúc nói: “Ông Trời có mắt” (In his

parting words, Li Keqiang warns that heaven is watching, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia,

March 9, 2023). Ngày 26/10, ông Lý Khắc Cường đã đột ngột từ trần vì bị đau tim, thọ 68 tuổi.

Cái chết của Lý Khắc Cường “làm Tập Cận Bình bất an”. (Is Xi Jinping worried that the death

of Li Keqiang will cause unrest? FA, October 27, 2023).

Tổng thống Biden cũng không đến dự Cấp cao ASEAN tại Jakarta, mà chỉ dự Cấp cao G-20 tại

Ấn Độ, rồi sang thăm Việt Nam. Điều đó chứng tỏ Washington coi trọng Việt Nam hơn. Hà Nội

có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là về chất bán dẫn và chuyển đối số. Nay

Mỹ và các nước đồng minh có thể giúp Việt Nam đạt mục tiêu đó. (Hanoi’s American Hedge,

Hương Le Thu, Foreign Affairs, September 12, 2023).

Bắc Kinh đã mở rộng căn cứ hải quân Ream ở Campuchia thành một căn cứ lớn ở khu vực mà

họ có thể sử dụng. Điều đó làm Việt Nam lo ngại về khả năng bị Trung Quốc bao vây hai mặt.

Tầm nhìn chung giữa Mỹ và Việt Nam về mối đe dọa của Trung Quốc thúc đẩy hai nước nâng

cấp quan hệ. Nhưng sẽ sai lầm nếu cho rằng CSP là tiền đề cho Việt Nam tham gia khối an ninh

tập thể do Washington cầm đầu để ngăn chặn Trung Quốc.

Theo Robert Gates (cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ), Tập Cận Bình đã tính toán sai ít nhất

ba lần. Thứ nhất, ông Tập đã không theo lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là “dấu mình chờ

thời”, nên đã thúc đẩy Mỹ và các đồng minh, đối tác ở Châu Á huy động sức mạnh kinh tế và

quân sự ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy. Thứ hai, ông Tập đã tả khuynh trong các chính sách

kinh tế. Thứ ba, ông Tập đã theo đuổi chính sách “zero Covid”.


6

Tập Cận Bình có hai ưu tiên lớn: Một là duy trì quyền lực của Đảng và hai là chiếm Đài Loan.

Ông Tập sẽ thất bại nếu định cưỡng ép Đài Loan đầu hàng mà không cần đến chiến tranh. Vì

vậy, ông Tập chỉ có một cách là dùng hải quân phong tỏa, dù có nguy cơ dẫn đến chiến tranh,

hoặc dùng sức mạnh quân sự để xâm lược và khuất phục Đài Loan. (The Dysfunctional

Superpower, Robert Gates, Foreign Affairs, Sept 29, 2023).

Quả bom nổ chậm

Theo giới nghiên cứu, Tập Cận Bình đang đứng trước tình thế đối nội và đối ngoại xấu hơn

nhiều so với khi ông mới lên cầm quyền vào năm 2012. Kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn

vì nợ nần chồng chất, lòng tin suy giảm, cạnh tranh chiến lược với Mỹ và đồng minh đang đe

dọa tương lai tiến bộ công nghệ và phát triển kinh tế của Trung Quốc. (Xi Jinping Is Trying to

Adapt to Failure, Neil Thomas, Foreign Policy, July 24, 2023).

Trong nhiệm kỳ thứ ba của mình, Tập Cận Bình đặt mục tiêu của chính sách đối nội là nhằm “an

toàn cho mọi thứ” (securitization of everything), đăc biệt là về chính sách kinh tế. Các nguồn

thạo tin ở Bắc Kinh cho rằng Chính phủ Trung Quốc định khởi động một kế hoạch tương tự như

kế hoạch CFIUS của Mỹ (Committee on Foreign Investment in the US) nhằm tăng cường kiểm

soát các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Trung Quốc.

Dưới thời Tập Cận Bình, các “tiểu phái” (Sub-factional) đang cạnh tranh quyền lực khác với mô

hình “chính trị phe phái” (factional politics) trước đây. Cạnh tranh quyền lực nay khác với thời

lãnh đạo tiền nhiệm. Ông Tập chỉ đạo nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển và an ninh. Hiện

nay, các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đang ngỡ ngàng vì trong khi chính quyền địa phương

kêu gọi đầu tư, thì chính quyền trung ương lại bóp nghẹt.

Tập Cận Bình lựa chọn đội ngũ mới của mình theo tiêu chí trung thành với ông không có nghĩa

là những người đó đều tâm đầu ý hợp. Động thái quan trọng nhất trong chính trị nội bộ Trung

Quốc trong 5 năm tới là sự trỗi dậy của các “tiểu phái” đang cạnh tranh với nhau. Nói cách khác,

ông Tập sẽ phải đối phó với chính đội ngũ của mình, như một “hoàng đế cô đơn”. Vì lý do an

ninh, mọi hoạt động và chuyến thăm của ông Tập sẽ do chánh văn phòng Thái Kỳ quyết định.

Vì vậy, Thái Kỳ đang nổi lên như một trung tâm quyền lực.

Trước đây, Vương Hỗ Ninh hay xuất hiện bên cạnh Tập Cận Bình. Nay Thái Kỳ sẽ luôn bên

cạnh ông Tập. Cách bổ nhiệm Thái Kỳ cho thấy tương lai chính trị nội bộ Trung Quốc. Thái Kỳ

chỉ đạo một nhóm trợ lý thân cận giám sát an ninh, bao gồm cả đối nội và đối ngoại. Tại Trung

Quốc có hai chuỗi chỉ huy: Một để điều hành kinh tế do Thủ tướng Lý Cường nắm, và một để

đảm bảo an ninh quốc gia do Thái Kỳ nắm. (Xi’s chief of staff Cai Qi is symbol of powerful

court,” Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, March 30, 2023).

Tuy không thể đổ lỗi cho Tập Cận Bình đã gây ra các vấn đề lớn trong cơ cấu kinh tế Trung

Quốc, nhưng ông Tập phải chịu trách nhiệm về thất bại khi đối phó với các vấn đề đó. Ông Tập

đã điều hành kém để Trung Quốc không đối phó được với đại dịch làm ảnh hưởng đến kinh tế

trong nhiều năm. Ông Tập đề xướng chiến lược “phối hợp quân sự với dân sự” đã thúc đẩy Mỹ

tăng cường sàng lọc đầu tư và kiểm soát xuất khẩu. Các biện pháp hạn chế của phương Tây làm

Trung Quốc tốn kém hơn khi phát triển công nghệ mới.

Tóm lại, Tập Cận Bình tuy không tạo ra “quả bom nổ chậm” về kinh tế, nhưng ông đang “rút

ngắn ngòi nổ”. Phản ứng của ông Tập là đối phó với các thách thức bằng cách “cố thủ về chính

trị và kinh tế”. Đó là một nghịch lý tai hại làm cho kinh tế Trung Quốc suy thoái. Nhưng phương

Tây không muốn thấy Trung Quốc suy sụp, vì khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc sẽ có hệ quả

xấu đến thị trường toàn cầu. (Who Killed the Chinese Economy? Zongyuan Zoe Liu, Michael

Pettis, Adam Posen, Foreing Affairs, October 3, 2023).


7


Xây dựng lòng tin

Theo Derek Grossman (RAND) Washington muốn lôi kéo Hà Nội vào chiến lược Ấn Độ Dương

-Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc, và muốn thử xem Việt Nam sẵn sàng tham gia

vào chiến lược này tới đâu. Tuy có một số hạn chế trong mối quan hệ được nâng cấp, nhưng

cũng có nhiều cách để Mỹ và Việt Nam mở rộng hợp tác. (Can Vietnam Help America Counter

China? Derek Grossman, Foreign Affairs, October 6, 2023).

Đối tác chiến lược toàn diện Viêt-Mỹ nhằm nhắn nhủ Trung Quốc về sức mạnh răn đe của mối

quan hệ đó, chứ không phải tạo ra một khuôn khổ thực tế để Việt Nam tăng cường hợp tác an

ninh với Mỹ. Washington tuy đang cân nhắc bán cho Hà Nội một số vũ khí hiện đại, trong đó có

máy bay F-16, nhưng trước mắt Việt Nam chắc không muốn nhập nhiều thiết bị quân sự đắt tiền

của Mỹ, hoặc có các hình thức hợp tác an ninh mới với Mỹ.

Việt Nam chắc không muốn Mỹ triển khai và luân chuyển lực lượng quân sự trên lãnh thổ của

mình như với Philippines, trong bối cảnh xảy ra xung đột Mỹ-Trung trong tương lai. Gần đây,

Trung Quốc đã xây dựng để có thể triển khai lực lượng của họ tại căn cứ hải quân Ream ở

Campuchia. Trung Quốc còn chặn dòng chảy của sông Mekong từ thượng nguồn bằng các đập

thủy điện được xây dựng ở Trung Quốc, Lào và Campucia.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ bán dẫn ở Việt Nam sẽ tăng cường vị thế của Hà Nội

trong chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn, giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào công nghệ

sáng tạo và đầu tư vào các ngành chiến lược như năng lượng tái tạo. Mỹ sẽ giúp Việt Nam cơ

hội tiến sâu và mở rộng hợp tác an ninh nhằm tăng cường khả năng nhận biết về hàng hải để có

thể phát hiện và theo dõi hoạt động của Trung Quốc trên biển.

Sau khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ, hai bên nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin về

Trung Quốc. Điều có chứng tỏ Việt Nam ngày càng lo ngại về sự quyết đoán của Bắc Kinh.

Trung Quốc càng hung hăng thì họ càng tạo cơ hội để Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ.

Việc quan trọng nhất mà Chính quyền Biden có thể làm là tiếp tục xây dựng lòng tin với Hà

Nội. Nhiều người Mỹ vẫn muốn can thiệp vào nội bộ Việt Nam, và nhiều người Việt vẫn lo ngại

Mỹ và đồng minh phương Tây ủng hộ “diễn biến hòa bình”.

Theo Richard Haass (CFR) quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi. Không thấy triển vọng hai nước sẽ

hợp tác đối phó với những thách thức cấp bách ở khu vực hay toàn cầu trong tương lai. Trung

Quốc đang đứng trước các thách thức kinh tế chủ yếu do nội bộ, nhưng hệ quả của nó có thể tác

động xấu đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vì vậy, lãnh đạo Trung Quốc có thể hành động quyết

đoán hơn ở nước ngoài để đánh lạc hướng trước những khó khăn kinh tế trong nước. (The new

world disorder, Richard Haass, ASPI, 26 September 2023).

Hiện nay, có hai quan điểm cho rằng Mỹ và Trung Quốc khó tránh được xung đột. Một là thuyết

“Cái bẫy Thucydides” của Graham Allison (Harvard). Hai là thuyết “Peak China” cho rằng sức

mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã lên đến tột đỉnh, trong khi Mỹ cần nhiều năm mới

tăng cường được sức mạnh quân sự. Trung Quốc có thể chiếm Đài Loan trước khi cán cân lực

lượng ở Châu Á thay đổi bất lợi cho họ. Nhưng cả hai thuyết đó không thuyết phục. Tổng thống

Biden đã nói, “Trung Quốc quá yếu để xâm lược Đài Loan”.

Lời cuối

Nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ đã và đang đến Việt Nam, như Intel, Amkor, Qualcomm, Nvidia,

Microsoft, Space X, Meta, synopsys...Hà Nội đang chuyển hướng từ các ngành sử dụng lao

động giản đơn như may mặc và lắp ráp điện tử, sang các ngành công nghệ cao như bán dẫn và

trí tuệ nhân tạo. Hà Nội sắp khánh thành “Trung Tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia” (NIC).


8

Nhưng muốn đón “đợt bùng nổ đầu tư nước ngoài thứ tư”, Việt Nam phải đào tạo được 30.000-

50.000 kỹ sư và chuyên gia về bán dẫn và công nghệ số.

CSP là bước ngoặt không chỉ giúp Việt Nam “biến nguy thành cơ”, mà còn là cầu nối giúp

Trung Quốc cải thiện quan hệ với Mỹ. Việt Nam tiến xa được đến đâu còn phụ thuộc vào nội

lực. Theo Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng “ngành bán dẫn cần 10.000 kỹ sư mỗi năm,

nhưng Việt Nam chỉ đáp ứng được 20%”. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung (CIEM) cho rằng “môi

trường kinh doanh không thuận lợi”. Nếu không khắc phục được tình trạng quan chức tham

nhũng và thiếu trách nhiệm, Việt Nam sẽ mất nốt cơ hội.

Tham khảo

1. In his parting words, Li Keqiang warns that ‘heaven is watching’, Katsuji Nakazawa, Nikkei

Asia, March 9, 2023.

2. Xi’s chief of staff Cai Qi is symbol of powerful court,” Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, March

30, 2023

3. Remarks by National Security Advisor Jake Sullivan on Renewing American Economic

Leadership at the Brookings Institution, the White House, April 27, 2023

4. Xi Jinping Is Trying to Adapt to Failure, Neil Thomas, Foreign Policy, July 24, 2023

5. China’s Road to Ruin, Michael Bennon and Francis Fukuyama, FA, August 22, 2023

6. Hanoi’s American Hedge, Hương Le Thu, FA, September 12, 2023

7. Biden administration detects red flags in Xiconomics, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia,

September 14, 2023

8. Vietnam and Washington’s “De-risking” Strategy: It’s the Economy, Stupid, Nguyen Khac

Giang, Fulcrum, 15 September 2023

9. Military elders put silent pressure on Xi at Beidaihe, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia,

September 21, 2023

10. High-Tech Supply Chains and US-Vietnam Upgrade, Mercy Kuo, Diplomat, September 25,

2023

11. The new world disorder, Richard Haass, ASPI, 26 September 2023

12. Why Xi Jinping Doesn’t Trust His Own Military, Joel Wuthnow, FA, September 26, 2023

13. Third man of Beidaihe offers clue behind China’s turmoil, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia,

September 28, 2023

14. The Dysfunctional Superpower, Robert Gates, FA, September 29, 2023

15. Who Killed the Chinese Economy? Zongyuan Zoe Liu, Michael Pettis, Adam Posen, FA,

October 3, 2023

16. China and America are not destined for war, Joseph Nye, ASPI, 3 October 2023

17. Will Xi’s Military Modernization Pay Off? David Finkelstein, FA, October 4, 2023

18. Inside Xi Jinping’s great military purge, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asia, October 5, 2023


9


19. Can Vietnam Help America Counter China? Derek Grossman, FA, October 6, 2023

20. China, Vietnam Prepare for Possible Xi Visit to Hanoi in Next Month, Reuters, October 6,

2023

21. This Is What America Is Getting Wrong About China and Taiwan, Oriana Skylar Mastro,

NYT, October 16, 2023

22. China Military Power Report (CMPR), Department of Defense, October 19, 2023

23. What America Wants From China, Ryan Hass, FA, October 24, 2023

24. Is Xi Jinping worried that the death of Li Keqiang will cause unrest? FA, October 27, 2023

25. Li Keqiang Lived and Died in Xi Jinping’s Shadow, James Palmer, FP, October


    NQD. 30/10/2023

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Việt Á chỉ là phần nổi của tảng băng chìm

BÀI VIẾT MỚI CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU QUAN HỆ QUỐC TẾ NGUYỄN QUANG DY:

  • Việt Á chỉ là phần nổi của tảng băng chìm
    Tác giả: Nguyễn Quang Dy
    Câu chuyện Việt Á là chủ đề nóng. Nếu bạn vào google gõ từ “Việt Á”, sẽ ra cả đống thông tin, đọc mỏi mắt và đau đầu. Dư luận lên án Việt Á tham lam trục lợi trước nỗi đau và sinh mạng của người dân - “ăn của dân không từ cái gì”. Nhưng Việt Á chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Chặt được cái vòi này thì con bạch tuộc sẽ mọc ra cái vòi khác kinh khủng hơn. Đó là con quái vật “thân hữu” (cronyism) được nuôi dưỡng bởi các nhóm lợi ích. Nói cách khác, đó là căn bệnh ung thư mãn tính đã di căn nhiều nơi, đặc biệt là y tế.
    Theo dòng sự kiện
    Tháng 10/2019, Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch, kiêm TGĐ VN Pharma) đã bị tòa tuyên án 17 năm tù vì tội buôn bán thuốc giả để chữa bênh (ung thư), trị giá khoảng 151 tỷ đồng, gây thiệt hại cho người bệnh 50,6 tỷ đồng. CQĐT đã kết luận đằng sau sai phạm của VN Pharma có trách nhiệm của lãnh đạo Bộ Y Tế. Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã bị bắt tạm giam để điều tra về việc “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
    Tháng 4/2020, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Y khoa Nguyễn Nhật Cảm (cựu Giám đốc CDC Hà Nội) và Nguyễn Ngọc Nhất (cán bộ Công ty Phát triển Khoa học Vitech), đã bị bắt để điều tra về các vi phạm quy định đấu thầu hệ thống Realtime PCR tự động, “gây hậu quả nghiêm trọng”. Hai ông Cảm và Nhất đã bắt tay với nhau nâng giá hệ thống PCR lên 7 tỷ đồng để bán cho CDC Hà Nội, và sau đó đã chi 15% “hoa hồng” cho ông Nguyễn Nhật Cảm.
    Cũng tháng 4/2020, PGS-TS Nguyễn Quốc Anh (cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) và Phạm Đức Tuấn (Giám đốc Công ty Công nghệ y tế BMS) đã bị truy tố vì bắt tay với nhau lắp đặt hệ thống robot Rosa tại Bệnh viện Bạch Mai. Ông Tuấn thừa nhận rằng tổng giá trị hệ thống robot Rosa gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt cho đến khi vận hành chỉ mất 7,4 tỷ đồng, nhưng họ đã hợp thức hóa thủ tục định giá robot Rosa lên đến 39 tỷ đồng.
    Ngày 17/2/2020, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã ký phê duyệt đề án Nghiên cứu và chế tạo bộ sinh phẩm Real Time PT-PCR & RT PCR đầu tiên “made in Vietnam” để phát hiện virus SARS-CoV-2 do “Học Viện Quân Y chủ trì, phối hợp với công ty Việt Á thực hiện”. Bộ KH & CN đã nghiệm thu “thần tốc” đề tài (3/3/2020) và đề nghị Bộ Y tế cấp phép. Ngay hôm sau (4/3/2020), Bộ Y tế đã “thần tốc” cấp phép lưu hành cho bộ xét nghiệm này. Đó là một quy trình nghiên cứu khoa học “thần tốc”, chắc chỉ có ở Việt Nam.
    Báo chí lề phải dẫn nguồn Bộ KH&CN thông báo bộ xét nghiệm của Việt Á “đã được WHO chấp thuận” (số đăng ký EUL 0524-210-00) và “Bộ Y tế Anh cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng châu Âu”. Thông tin này đăng trên website của Bộ KH&CN (26/4/2020), vừa được gỡ (20/12/2021). Việt Á không chỉ được Bộ Y Tế và Bộ KH&CN đỡ đầu, mà còn được Vingroup tiếp sức. Khi lập VinBioCare (3/6/2021), Vingroup góp 69%, Việt Á 30%, bà Thu Hương 1%. VinBioCare được Arcturus Therapeutics của Mỹ nhượng quyền sản xuất vaccine Mỹ. Nhưng Phan Quốc Việt đã rút khỏi VinBioCare, như “ve sầu thoát xác”.
    Theo báo chí, từ tháng 2 đến tháng 11/2021, CDC Hải Dương đã hợp thức ký kết và thanh toán cho Việt Á 5 hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị y tế, với tổng số 151 tỷ đồng. Trong vụ này, Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến được Việt Á “lại quả” 30 tỷ đồng (20%). Việt Á được độc quyền cung cấp bộ xét nghiệm cho 62/63 tỉnh/thành. CDC Hải Dương là ví dụ điển hình (case study). Nhiều CDC tại các tỉnh/thành khác chắc khó thoát, nếu mở rộng điều tra như Thủ tướng chỉ đạo. Giám đốc CDC Nghệ An Nguyễn Văn Định đã được triệu tập vì nhận “lại quả” của Việt Á. Nhưng họ chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.
    Trách nhiệm của hai Bộ
    Theo thông tin của Bộ Y Tế và Bộ KH&CN, test kit của Việt Á “có hiệu suất gấp 4 lần nhưng giá chỉ bằng 1/4 so với test kit tương tự của nước ngoài”. Tháng 3/2021, Việt Á đã được tặng Huân chương Lao động hạng 3 do “thành tích xuất sắc trong việc nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng sinh phẩm Real-time RT-PCR phát hiện virus SARS-CoV-2”. Từ một kẻ vô danh tiểu tốt, CEO của Việt Á đã biến thành “đại gia”, trước khi trở thành tội phạm. Liệu lãnh đạo Bộ Y Tế, Bộ KH&CN, và Học Viện Quân Y có vô can trong vụ việc này?
    Với giấy phép “thần tốc” của Bộ Y tế, bộ xét nghiệm của Việt Á được bán cho 62 tỉnh/thành. Bộ Y tế cũng công bố giá bộ xét nghiệm của Việt Á là 470.000 đồng, làm cơ sở cho các địa phương tham chiếu để mua của Việt Á. Tháng 4/2020, Bộ KH&CN cũng thông báo chính thức trên cổng thông tin điện tử của Bộ là test kit của Việt Á “đã được WHO chấp thuận” (trong khi WHO chưa từng chấp thuận). Đây là “sơ xuất” do Bộ KH&CN nhầm lẫn, hay cố tình đánh tráo khái niệm, biến việc “WHO cấp mã số” thành “WHO chấp thuận”.
    Theo Bộ Y tế, “Tất cả các sản phẩm cấp phép đều được đánh giá đạt yêu cầu, đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng của Việt Nam và đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành” (luôn “đúng quy trình!”). Trong khi Bộ Y tế viện dẫn Luật Giá: “trang thiết bị y tế và sinh phẩm xét nghiệm không thuộc danh mục mặt hàng phải quản lý giá”, thì Việt Á đã nâng giá bộ xét nghiệm để bán cho các bệnh viện và cơ quan phòng chống dịch trên cả nước, thu về ít nhất 4.000 tỷ đồng và chi khoảng 800 tỷ đồng để “lại quả” cho các đối tác có liên quan.
    Dư luận báo chí chính thống cũng như các trang mạng xã hội đã phản ứng mạnh về cách lý giải của Bộ Y tế. Dư luận cho rằng bộ này đang “lấp liếm”, “ngụy biện”, và “phủi tay”. Trong những ngày qua, nhiều người đã truy tìm những thông tin từ đầu năm ngoái khi Bộ KH & CN và Bộ Y Tế đã “thần tốc” cấp phép và quảng bá cho bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Á, làm cho doanh thu của công ty Việt Á tăng gấp 6 lần trong năm 2020. Nhưng dù sao Việt Á chỉ là “phẩn nổi của tảng băng chím”, và Phan Quốc Việt chỉ là quân tốt để thí.
    Theo báo Pháp Luật (21/12/2021), Việt Á được chỉ định thầu ở 62 tỉnh/thành trên cả nước (gần như độc quyền), trong khi năng lực thực sự của công ty này là một dấu hỏi chưa làm rõ. Vậy trách nhiệm của Bộ Y tế và Bộ KH & CN đến đâu trong đại án này? Việt Á chi “hoa hồng” 30 tỉ đồng (20%) cho Giám đốc CDC Hải Dương, trong khi các giám đốc CDC khác (như Nghệ An) còn đang chờ điều tra. Nhưng thế lực nào đứng sau tiếp tay cho Việt Á chiếm vị thế “độc quyền” để trục lợi, bất chấp tính mạng và tài sản của nhân dân?
    Nhiều người cho rằng Bộ Y tế không thể “vô can” khi bộ này có vai trò chính trong việc ban hành nhiều công văn thúc ép xét nghiệm “thần tốc” và “trên diện rộng”. Chính Bộ Y Tế đã giới thiệu với các tỉnh/thành và các đơn vị y tế liên quan mức giá được thổi lên 470.000 đồng/bộ xét nghiệm, để họ phải mua của Việt Á. Dư luận tại Việt Nam cho rằng Phan Quốc Việt và công ty Việt Á không thể dễ dàng lừa đảo và bán hàng với giá cao nếu không có sự tiếp tay, thậm chí là “bảo kê” của ít nhất là Bộ Y tế và Bộ Khoa học & Công nghệ.
    Thay lời kết
    Trong bối cảnh “khủng hoảng y tế toàn cầu” do đại dịch Corona gây ra, Việt Á là một loại “sân sau” được các nhóm lợi ích thân hữu dựng lên để trục lợi, như “phần nổi của tảng băng chìm”. Cải cách thể chế chậm sẽ tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích thao túng chính sách và lũng đoạn thể chế. Chúng tham lam và vô cảm, nâng giá thiết bị và vật tư y tế phục vụ xét nghiệm, làm các doanh nghiệp và người dân khốn cùng phải trả giá cao hơn để bị ngoáy mũi. Vì lợi ích nhóm, chúng bất chấp nỗi thống khổ và sinh mạng của hàng triệu người dân.
    Trong giai đoạn đầu “chống dịch như chống giặc”, Việt Nam đã nổi lên như một ngôi sao thành công về kiểm soát dịch, làm cho người dân tin tưởng, đồng thuận, và thế giới khâm phục. Nhưng sang giai đoạn sau khi đại dịch bùng phát rộng với biến thể mới Delta khó kiểm soát, Việt Nam bất lực và bộc lộ nhiều yếu kém. Từ đứng đầu, nay Việt Nam tụt xuống đứng cuối, trong đó có vai trò không nhỏ của Việt Á. Bộ xét nghiệm để trục lợi đã góp phần làm mất lòng tin của người dân và gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh. Tham nhũng chính sách là một tội ác tồi tệ nhất, và nhóm lợi ích y tế cũng nguy hiểm không kém biến thể Delta.
    Tham khảo
    1. Chủ nghĩa cộng sản thân hữu tại Trung Quốc, Minxin Pei, NYT, October 17, 2014
    2. Lợi ích nhóm và chủ nghĩa tư bản thân hữu - cảnh báo nguy cơ, Vũ Ngọc Hoàng, Dân Trí, 02/06/2015
    3. Chủ nghĩa thân hữu ăn sâu bám rễ và đầu tư nước ngoài chệch hướng, NQD, Viet-studies, 20/6/2020
    4. Scandal Việt Á: Đâu là đầu bạch tuộc? VOA, 20/12/2021
    5. Đã đến lúc dẹp loạn sân sau trong lĩnh vực y tế, VNN, 20/12/2021
    6. Thấy gì qua vụ Việt Á? Dương Quốc Chính, Tiếng Dân, 20/12/2021
    7. Hai bộ đã ở đâu khi WHO từ chối phê duyệt test kit của Việt Á? KTSG, 20/12/2021
    8. Phải công khai chất lượng kit xét nghiệm Covid 19 của Việt Á, NLĐ, 21/12/2021
    9. Có thế lực nào trải đường cho Việt Á hay không? Pháp Luật, 21/12/2021
    10. Bốn câu hỏi cần được giải đáp về vụ Việt Á, Luật Khoa, 22/12/2021
    NQD. 23/12/2021

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...