Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

HUAWEI ĐANG BỊ LOẠI BỎ TẠI THỊ TRƯỜNG VƯƠNG QUỐC ANH

HUAWEI ĐANG BỊ LOẠI BỎ TẠI THỊ TRƯỜNG VƯƠNG QUỐC ANH
Tin mới nhất từ Anh là Chính phủ nước này đã có lệnh cấm các hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động của Vương quốc Anh mua thiết bị mới 5G của Huawei sau ngày 31/12. Theo đó họ cũng phải gỡ bỏ tất cả bộ thiết bị 5G của Huawei ra khỏi mạng lưới của họ vào năm 2027. Chính ông bộ trưởng Kỹ thuật số của Anh Oliver Dowden đã nêu rõ quyết định này tại Hạ viện Anh trong phiên họp mới đây.
Với Anh, đây không phải là một quyết định dễ dàng bởi có sự cân nhắc và sau một thời gian dài tranh luận. Nhưng đó là một quyết định đúng đắn đối với các mạng viễn thông của Vương quốc Anh là vì yêu cầu bảo đảm "an ninh quốc gia" và cho sự phát triển vững chắc nền kinh tế của nước này hiện tại cũng như về lâu dài.
Quan sát kỹ về sự thâm nhập mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế và thức đẩy ảnh hưởng tới khoa học công nghệ của Trung Quốc vào Anh trong gần chục năm qua thì mới thấy đây là một bước ngoặt trong cách nhìn của London đối với Bắc Kinh. Đó là sự nghi ngờ TQ, cho rằng họ không có thiện chí trong hợp tác làm ăn. Điều này được đẩy tới từ hậu quả tiêu cực mà vụ Covid-19 gây ra với Anh, Mỹ và các nước phương Tây từ đầu năm 2020 đến nay.
Xét về nhiều mặt, vụ Covid đã là "thay đổi" hẳn mối quan hệ của rất nhiều quốc gia với TQ.
-----
Dưới đây là trích phần đầu một bản tin đăng trên trang điện tử đài BBC:
Huawei phải gỡ bỏ hết vào 2027
Các hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động của Vương quốc Anh bị cấm mua thiết bị mới 5G của Huawei sau ngày 31/12 và họ cũng phải gỡ bỏ tất cả bộ thiết bị 5G của hãng này khỏi mạng lưới của họ vào năm 2027.
Bộ trưởng kỹ thuật số Oliver Dowden nói với Hạ viện Anh về quyết định này.
Anh có quyết định này sau các lệnh trừng phạt mà Washington đưa ra với việc tuyên bố hãng này tạo ra mối đe dọa an ninh quốc gia - điều mà Huawei phủ nhận.
Ông Dowden nói rằng quyết định này sẽ trì hoãn việc triển khai 5G của Anh trong một năm.
Bộ trưởng kỹ thuật số Oliver Dowden nói với Hạ viện Anh về quyết định loại bỏ Huawei

Ông nói thêm rằng chi phí tích góp của việc này và các hạn chế trước đó được công bố đối với Huawei hồi đầu năm, sẽ lên tới 2 tỷ bảng.
"Đây không phải là một quyết định dễ dàng, nhưng nó là một quyết định đúng đắn đối với các mạng viễn thông của Vương quốc Anh, vì an ninh quốc gia và nền kinh tế của chúng ta, cả bây giờ và thực sự về lâu dài," ông nói.
Do lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ ảnh hưởng đến thiết bị trong tương lai, chính phủ không tin rằng sẽ là có lý về bảo mật cho việc loại bỏ các thiết bị 2G, 3G và 4G do Huawei cung cấp.
Huawei cho biết động thái này là: "tin xấu cho bất cứ ai ở Anh có điện thoại di động" và đe dọa sẽ "làm Anh lạc hậu về kỹ thuật số, tăng tiền sử dụng và làm sâu sắc thêm khoảng cách về kỹ thuật số".
Những hạn chế mới cũng đang được áp dụng đối với việc sử dụng bộ băng thông rộng của công ty.
Chính phủ muốn các nhà mạng "rút lui" khỏi việc mua thiết bị mới của Huawei để sử dụng trong mạng cáp quang hoàn diện.
Ông Dowden cho biết ông dự kiến điều này sẽ xảy ra trong vòng hai năm.
Ông giải thích rằng đang cho thêm thời gian cho cho băng thông rộng để tránh việc Anh trở nên phụ thuộc vào Nokia với tư cách là nhà cung cấp duy nhất cho một số thiết bị.
Leo Kelion
Biên tập viên Công nghệ

@ Ảnh 2: Bộ trưởng kỹ thuật số Oliver Dowden trình bày quyết định trên Hạ viện Anh.
----

Về đề tài này, tờ báo Evening Standard đáng bài dưới đây (dành các bạn đọc tiếng Anh tham khảo):
Huawei decision: Government bans Chinese tech giant from UK's 5G network
Huawei hit back by accusing the UK Government of making a "politicised" decision.
The Government has announced plans to remove and ban Chinese tech giant Huawei from the UK's 5G network.
Ministers have agreed to prohibit telecoms firms from purchasing any new 5G Huawei equipment from the start of next year.
The Government will also remove all Huawei equipment from 5G networks by 2027.
Culture Secretary Oliver Dowden admitted that the ban will delay the network's roll-out by a "further year" and add up to "half a billion pounds" to costs.
But he told the Commons that the UK can no longer be confident in guaranteeing the security of future Huawei 5G equipment.
It comes after Washington imposed sanctions on the firm, claiming it poses a national security threat - something Huawei denies.
The Chinese tech firm hit back by accusing the UK Government of making a "politicised" decision about US trade policy and not security. The announcement is also expected to increase tensions with Beijing.
Mr Dowden said: "The best way to secure our networks is for operators to stop using new affected Huawei equipment to build the UK's future 5G networks.
So to be clear, from the end of this year, telecoms operators must not buy any 5G equipment from Huawei and once the telecoms security Bill is passed, it will be illegal for them to do so."
The Secretary of State said the delay could incur costs of up to £2 billion, adding: "Today's decision to ban the procurement of new Huawei 5G equipment from the end of this year will delay roll-out by a further year and will add up to half a billion pounds to costs.
"Requiring operators in addition to remove Huawei equipment from their 5G networks by 2027 will add hundreds of millions of pounds further to the cost and further delayed roll-out.
"This means a cumulative delay to 5G roll-out of two to three years and costs of up to £2 billion.
This will have real consequences for the connections on which all our constituents rely."
READ MORE
Boris’s Huawei U-turn ‘entirely predictable’, says Grieve
BT boss Philip Jansen warns Boris Johnson over stripping Huawei tech
The announcement means that by the next General Election, the UK will have implemented an "irreversible path" to the complete removal of Huawei equipment from 5G networks.
It comes after Prime Minister Boris Johnson chaired a meeting of the National Security Council this morning to discuss ending the tech firm’s role in building the new ultra fast 5G network.
Sanctions imposed in May by the US have limited China's access to US chip technology, and prompted the UK's National Cyber Security Centre (NCSC) to launch a review of the use of Huawei. Mr Dowden made a statement to Parliament today after a technical review of the sanctions by the NCSC.
In January, Boris Johnson agreed to let Huawei continue to be used in the 5G networks but with restrictions, despite pressure from the US to block the firm.
Huawei had been allowed to play a limited role in the 5G network despite concerns that it was a "high risk" vendor because of its links to the Chinese government.
It was agreed that the tech giant would be banned from supplying kit to "sensitive parts" of the network.
Today's volte-face, just six months after Huawei was given a 35 per cent share in the network, follows a Tory rebellion and pressure from Donald Trump and the Five Eyes intelligence allies, including Australia.
Despite the ruling, suppliers are being advised by the Government to stockpile Huawei equipment in the short term to ensure that supplies can be maintained. Huawei components in the existing 4G, 3G and 2G networks will not be removed.
Earlier equipment is not regarded as a security risk and all Huawei equipment on the more advanced 4G network was vetted by scientists at the GCHQ listening post.
Huawei will replace broken equipment in the short term, but in the long run its 4G parts will be replaced by other manufacturers if they go wrong.
The NCSC report to ministers said that a key Taiwanese semi-conductor firm had already stopped supplying Huawei in response to the US sanctions. There are no plans to pay compensation to Huawei.
Ed Brewster, a spokesman for Huawei UK, said: "This disappointing decision is bad news for anyone in the UK with a mobile phone. It threatens to move Britain into the digital slow lane, push up bills and deepen the digital divide.
"Instead of ‘levelling up’ the government is levelling down and we urge them to reconsider. We remain confident that the new US restrictions would not have affected the resilience or security of the products we supply to the UK.
“Regrettably our future in the UK has become politicized, this is about US trade policy and not security. Over the past 20 years, Huawei has focused on building a better connected UK. As a responsible business, we will continue to support our customers as we have always done.
"We will conduct a detailed review of what today’s announcement means for our business here and will work with the UK government to explain how we can continue to contribute to a better connected Britain."

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

“QUYỀN LỰC MỀM” CỦA TQ HIỆN NAY TẠI ANH… RA SAO?

“QUYỀN LỰC MỀM” CỦA TQ HIỆN NAY TẠI ANH… RA SAO?
Theo dõi về sự “xâm nhập” của Bắc Kinh vào đời sống kinh tế của nhiều nước phương Tây thì đã khá rõ. Chính “chuỗi cung ứng toàn cầu” và “công xưởng thế giới” đã gây sự phụ thuộc quá lớn vào hàng tiêu dùng 'made in china' và làm mất đi cân đối cung-cầu rất trầm trọng mà hồi đại dịch chỉ đưa lại thêm cơ hội cho TQ thủ lợi.
Tuy nhiên còn một vấn đề khác còn đáng lo lắng hơn đời sống kinh tế, đó là TQ cố ý gây ảnh hưởng mạnh mẽ từ “quyền lực mềm” ngay trong đời sống văn hóa-tinh thần tại các quốc gia phương Tây. Đây ghật sự là điều đáng rất đáng báo động khẩn cấp!
Quan sát kỹ sẽ thấy một điều là TQ mưu đồ đi từ giáo dục. Họ đưa thật nhiều sinh viên sang các nước có nền giáo dục tiên tiến học tập, nghiên cứu. Họ lập ra các viện Khổng Tử để bề ngoài ngụy trang “truyền bá ngôn ngữ” của TQ nhưng thực chất là gây ảnh hưởng tư tưởng, triết lý và lối sống của TQ tới các tầng lớp cư dân, đặc biệt nhắm vào giới trẻ các ở nước sở tại.
Về giáo dục, nếu nhìn vào các con số sinh viên TQ theo học tại các trường đại học ở London cũng như trên cả nước Anh, chúng ta sẽ thấy một con số gây sửng sốt. Theo bản tin của “Breitbart News” thuật lại, thì hiện tại người ta ước tính “có khoảng 120.000 sinh viên Trung Quốc” đang học tập tại Vương quốc Anh.
Mỹ vẫn được coi là nơi đào tạo nhiều sinh viên TQ nhất thế giới, nhưng con số đó cũng chỉ chừng 300.000 người, tức là hơn 2 lần một chút. Nếu so sánh quy mô đất nước, sức mạnh kinh tế và quy mô nền giáo dục giữa hai nước thì con số sinh viên Mỹ hơn Anh có trên 2 lần thì với Anh là "con số quá cao".
Tuy nhiên vấn đề không chỉ là số lượng thanh niên TQ đến học đông đảo mà ở chỗ Bắc Kinh có những mưu đồ rõ ràng và lâu dài trong việc đưa thật nhiều thanh niên TQ đi du học này.
Trước đại dịch Covid-19, vào khoảng tháng 11/2019, một cơ chế theo dõi về đối ngoại ở nước Anh đã phát hiện sinh viên đến từ Trung Quốc “hết sức tích cực tham gia vào nỗ lực tuyên truyền” trong các trường học để thúc đẩy sự ủng hộ cho Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đồng thời có ý “bóp nghẹt tự do ngôn luận” về các vấn đề nhạy cảm như vấn đề Đài Loan hay Hồng Kông chẳng hạn (đòi độc lập với Bắc Kinh). Nói là bóp nghẹt nghĩa là 2 vấn đề trên bị cấm đưa ra thảo luận trong các hội đoàn sinh viên TQ hoặc trong khuôn khổ hoạt động của các viện Khổng Tử.
Lại nói về các viện Khổng Tử. Rất nhiều viện Khổng Tử của TQ đã đặt trong các trường học ở nước Anh với sự “chịu trách nhiệm tổ chức” và “điều phối” các hoạt động tuyên truyền của du học sinh. Và nó luôn luôn đưa ra chiêu bài rằng “các viện này đơn thuần chỉ là phương tiện lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc” mà thôi. Tuy vậy trên thực tế, các viện này nằm dưới quyền thao túng của bộ Giáo dục TQ, đúng hơn là nó “đặt dưới sự giám sát của ban Tuyên giáo trung ương của ĐCSTQ”, theo nhiều tờ báo Anh chỉ ra.
Trung Quốc đã thành lập các viện Khổng Tử trên khắp thế giới trong một thập kỷ rưỡi qua để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc thông qua các lớp học và sách giáo khoa do các viện này cấp.
Cơ sở đầu tiên được thành lập là tại Seoul, Hàn Quốc, năm 2004. Đến năm 2018, tổng cộng đã có 548 học viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, hầu hết được đặt tại khuôn viên các trường đại học hoặc tổ chức giáo dục ở nước ngoài.
Trung Quốc luôn lên tiếng khẳng định mục tiêu của các viện Khổng Tử là giảng dạy, đào tạo ngôn ngữ, văn hóa, thúc đẩy giao lưu trao đổi, nhưng ngày càng có nhiều cáo buộc cho rằng đây là nơi thực hiện ý đồ tuyên truyền, tăng cường ảnh hưởng chính trị, gieo rắc nhiều thông tin sai lệch của ĐCSTQ.
Tại Anh Quốc hiện có 29 viện Khổng Tử trong các trường học trên khắp cả nước. Số lượng Viện Khổng Tử tại Anh được cho là nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Những người quản lý viện Khổng Tử tại Anh đã bị cáo buộc tiến hành tịch thu các giấy tờ tài liệu đề cập tới Đài Loan, cũng như ngăn cản các sự kiện trong trường đại học khi trường nào muốn thảo luận các vấn đề Đài Loan hay Tây Tạng.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sớm (SCMP) vào ngày 4/7 vừa qua cho biết, trước làn sóng phản đối và tẩy chay tại nhiều nước trên thế giới về các cơ sở viện Khổng Tử núp bóng gián điệp và thực hiện các hành vi tuyên truyền cho ĐCSTQ, mới đây bộ Giáo dục TQ đã đổi tên các viện Khổng Tử này thành “Trung tâm hợp tác và giáo dục ngôn ngữ”. Trong một chỉ thị cho các cơ quan cấp dưới của bộ Giáo dục TQ lan truyền trên mạng, việc đổi tên được thực hiện từ ngày 24/6.
Bắc Kinh mới đây đã cảnh báo London sẽ “phải hứng chịu tất cả hậu quả” vì thủ tướng nước này, ông Boris Johnson đã quyết định mở đường cho khoảng 3 triệu người Hồng Kông được xin nhập quốc tịch Anh sau khi Luật an ninh quốc gia mới chính thức có hiệu lực tại hòn đảo bán tự trị này từ ngày 1/7/2020.
Phản ứng với quyết định của thủ tướng Anh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao TQ Triệu Lập Kiên trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh ngày 2/7 đã tuyên bố: “Trung Quốc mạnh mẽ lên án điều này và có quyền thực hiện các biện pháp tiếp theo. Phía Anh Quốc sẽ phải hứng chịu tất cả hậu quả”.
Đại sứ TQ tại Anh Lưu Hiểu Minh sau đó phát đi tuyên bố nói thêm rằng: “Chúng tôi cực lực phản đối điều này và có quyền thực hiện các biện pháp tương ứng. Chúng tôi kêu gọi phía Anh phải đánh giá khách quan và công bằng luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, tôn trọng lập trường và các quan ngại của TQ, đồng thời phải ngừng can thiệp vào các sự vụ của Hồng Kông dưới bất kỳ hình thức nào”.


Trong quan hệ ngoại giao, phát biểu của đại sứ phản ứng lại người đứng đầu chính phủ của nước sở tại mà không hề kiêng dè như thế này đương nhiên họ biết họ đang đứng ở "thế" như thế nào.
Nên cũng không hiểu được về thực chất nước Anh đang ở thế đứng thế nào trước TQ (về tương quan quyền lực mềm và cả sự phụ thuộc làm ăn, kinh tế) thì TQ họ mới dám ăn, dám nói một cách không úp mở, thậm chí “chẻ hoe” ra như vậy!? Thật đáng báo động.
Nước Anh, và hầu hết các nước Tây Âu Bắc Mỹ (không nói đến Nhật, Hàn và nhất là Australia) đều đang xem xét lại các mối quan hệ làm ăn với TQ với tinh thần chung là nghi ngại và muốn hạn chế hợp tác vì "lợi bất cập hại" với đối tượng này. Hạ hồi có thể được phân giải sau thời Covid.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Nước Anh nhin xa sau đại dịch

khai
Công khai
Nước Anh nhin xa sau đại dịch
Ông Boris Johnson đã lên một kế hoạch lớn cho giáo dục cho nước Anh khi chưa thoát ra đại dịch. Báo chí địa phương tập trung đưa tin "một khoản chi tiêu lớn" cho các trường học nhẳm bảo đảm rằng "mỗi đứa trẻ ở xứ sở này đều được hưởng nền giáo dục đẳng cấp thế giới".
Thủ tướng nước Anh cho rằng phải sớm đặt nền móng "cho một chương trình xây dựng và sửa chữa rộng lớn" khi ông đề cập đến tầm nhìn của quốc gia hậu Covid của mình mà ông dự định nói rõ hơn trong bài phát biểu vào ngày mai, thứ Ba, 30/6. Kế hoạch bao gồm giáo dục từ tiểu học tới cao đẳng, đại học. Xưa nay giáo dục Anh vốn được coi là tốp dẫn đầu thế giới nhưng họ không chủ quan mà vẫn tiếp tục muốn vươn lên.
Hiện đất nước này đang còn vật lộn với dịch bệnh, đang phải cân nhắc giảm bớt phong tỏa hay siết lại vì đầu hè người bung ra đường quá nhiều. Hiện tượng các công viên và quảng trường, rồi bãi biển đông đặc người là mối đe dọa bùng phát trở lại bệnh tật... Trong bối cảnh như vậy thì kế hoạch của chính phủ nước này ưu tiên, "định vị" vào giáo dục càng chứng tỏ họ đã "nhìn ra vấn đề" trước những thách thức mới của thế giới sau đại dịch. Một đất nước muốn tiến lên, vượt qua các đối tác và đối thủ không gì khác là phải đầu tư mạnh mẽ và trước hết vào yếu tố con người.
Đây đáng là một gợi ý có giá trị cho các quốc gia và dân tộc khác thời hậu Covid.
Nguyễn Vĩnh
-----
Trích nhật báo buổi tối Evening Standard viết về chủ đề trên:
Boris Johnson promising to 'build, build, build' with £5bn pledge for projects in pandemic

Bottom of Form
Boris Johnson is promising to “build, build, build” by injecting billions of pounds into public projects to ease the UK through the aftermath of the coronavirus pandemic.
The Prime Minister will use a keynote speech to say he wants to follow in the footsteps of president Franklin D Roosevelt, who led the US out of the Great Depression in the 1930s.
Mr Johnson, speaking in the West Midlands later on Tuesday, will say the Government intends to spend £5 billion "to accelerate infrastructure projects”.
Some £1.5 billion is to be allocated this year to hospital maintenance, more than £1 billion for a 10-year school rebuilding programme,
£100 million on road projects, and £900 million for "shovel-ready" local growth projects in England this year and next.
"This is a Government that is wholly committed not just to defeating coronavirus but to using this crisis finally to tackle this country's great unresolved challenges of the last three decades. To build the homes, to fix the NHS, to tackle the skills crisis, to mend the indefensible gap in opportunity and productivity and connectivity between the regions of the UK. To unite and level up. "To that end we will build, build, build. Build back better, build back greener, build back faster, and to do that at the pace that this moment requires."
Biên dịch đoạn trên:
Ông Boris Johnson hứa sẽ 'xây dựng, xây dựng, xây dựng' với cam kết trị giá 5 tỷ bảng Anh cho các dự án sau đại dịch
Bài của SEAN MORRISON
Boris Johnson hứa hẹn sẽ xây dựng, xây dựng, xây dựng tổ chức giáo dục bằng cách bơm (injecting) hàng tỷ bảng Anh vào các dự án công để giúp Vương quốc Anh vượt qua hậu quả của đại dịch coronavirus..
Thủ tướng muốn tập trung bài phát biểu quan trọng của mình để nói rằng ông muốn “theo bước chân của tổng thống Franklin D Roosevelt, người đã đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930.
Ông Johnson, phát biểu tại West Midlands sau đó vào thứ ba, sẽ nói rằng Chính phủ dự định chi tới 5 tỷ bảng Anh “để đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng”.
Khoảng 1,5 tỷ bảng sẽ được phân bổ trong năm nay để bảo trì bệnh viện, hơn 1 tỷ bảng cho chương trình xây dựng lại trường học 10 năm, 100 triệu bảng cho các dự án đường bộ và 900 triệu bảng cho các dự án tăng trưởng địa phương "sẵn sàng-xẻng" ở Anh năm nay và năm sau.
Ông nhấn mạnh: “Đây là một Chính phủ cam kết không chỉ đánh bại coronavirus mà còn sử dụng cuộc khủng hoảng này cuối cùng để giải quyết những thách thức lớn chưa được giải quyết của đất nước này trong ba thập kỷ qua”.



  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...