Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

CHÍNH QUYỀN ÔNG TRUMP & CÁC THÁCH THỨC TRƯỚC BẦU CỬ

CHÍNH QUYỀN ÔNG TRUMP & CÁC THÁCH THỨC TRƯỚC BẦU CỬ
Hồi giữa tháng 6 Nhà Trắng thông báo rằng buổi vận động tranh cử ở bang Oklahoma đã có 1 triệu người ghi danh tham dự. Nhưng do dịch bệnh, cuối cùng buổi ra mắt tái tranh cử đầu tiên của TT Donald Trump chỉ đưa gọn vào khung khổ trong nhà Bank of Oklahoma Center tại thành phố Tulsa (thủ phủ bàn này là thành phố Oklahoma).
Hãng tin Mỹ AP đưa tin “hàng ngàn ghế trên khán đài bỏ trống và nhiều nhân viên trong Ủy ban vận động bầu cử trước đó bị nhiễm Covid-19” đã làm cho nhiều người ái ngại không dám tới dự. Theo thông báo của ban tổ chức, cử tri dự chương trình này phải ký giấy hứa không kiện Ủy ban của ông Trump nếu sau này bị nhiễm bất kỳ bệnh gì.
Vì cử tri đến vắng, các giới chức Ủy ban đã hủy kế hoạch để Tổng thống Trump gặp gỡ trước ở bên ngoài hội trường với các cử tri không xếp được ghế ngồi bên trong.
Trước tình hình không ưng ý đó, ông Trump đổ thừa rằng cử tri vắng là do báo chí kêu gọi “đừng đi, đừng đến, đừng làm bất cứ việc gì”, và khẳng định “đa số người ủng hộ tôi đều không có mặt ở đây”.
Tại Mỹ cấm tụ tập đông người kể từ tháng 3 đến nay. Ngay các giới chức y tế ở Tulsa cũng phản đối kế hoạch tổ chức cuộc vận động bầu cử ở thành phố của họ giữa lúc các ca lây nhiễm vẫn không mấy thuyên giảm.
Tuy nhiên, vẫn theo AP đưa tin. “ông Trump cùng các cố vấn vẫn quyết làm theo kế hoạch”, bởi họ tin rằng trở lại cuộc vận động bầu cử lần đầu tiên từ khi lockdown đến nay “sẽ giúp ông lấy lại thế mạnh”. Lúc này do dịch bệnh gây tử vong cao, kinh tế vì lockdown nên đi xuống, và nhất là nhiều cuộc biểu tình bùng phát sau vụ George Floyd khiến “ông Trump thua đối thủ bên đảng Dân chủ là ông Joe Biden trong các cuộc thăm dò cử tri” càng khiến ông Trump nóng ruột và phải hành động.
Vụ việc ít cử tri tham dự cuộc gặp ở Tulsa vào ngày thứ Bảy vừa qua so với dự tính ban đầu chắc chắn làm cho Ủy ban vận động tái cử cho ông trump có lý do thêm lo lắng.
Nguyễn Vĩnh
@ Ảnh: ông Donald Trump đang diễn thuyết tại Tulsa, Oklahoma. --> ảnh đầu là một góc hội trường với rất nhiều ghế bỏ trống.

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Trò chơi hiểm nguy trên chính trường nước Mỹ


Trò chơi hiểm nguy trên chính trường nước Mỹ

Nếu theo dõi kỹ hơn 3 năm cầm quyền của ông Donald Trump thì thấy ông chủ Nhà Trắng chống Trung Quốc quyết liệt. Có thế thấy đây là chiến lược mà Mỹ thực hiện xuyên suốt gần hết nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Dĩ nhiên có lúc do sách lược ông Trump cũng uyển chuyển, có gì đó như tung hứng khi nói về Bắc Kinh, như lúc chuẩn bị ký Thỏa thuận bước 1 cho cuộc đàm phán thương mại này. Nhưng ngay sau đó khi dịch bệnh covid-19 bùng lên, rồi Trung Quốc có những hành động quyết liệt hơn ở Biển Đông, và gần đây nhất khi có vụ George Floyd thì ông Donald Trump đều thể hiện một thái độ chống Bắc Kinh một cách mạnh mẽ, có thể nói ở mức độ chưa từng có trong quan hệ 2 nước.

Thế mà mới đây, báo chí Mỹ tiết lộ là chính ông Trump "muốn tái cử" mà phải nhờ đến Trung Quốc giúp sức?! Một việc làm người ta không thể tưởng tượng được về vị chính khách hàng đầu nước Mỹ mà cũng của cả thế giới này! Đây không phải là sự suy diễn hay tin đồn đại mà phe chống đối ông Trump tung ra khi chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là bầu cử. Mà đây là lời tiết lộ từ một quan chức hàng đầu từng làm việc trong chính quyền của ông Trump. Đó là vị cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, người đã viết bài cho tờ Nhật báo phố Wall (Wall Street Journal) tố cáo ông chủ Nhà Trắng là chính ông Trump "nhờ Trung Quốc giúp tái đắc cử" với dẫn những bằng chứng hẳn hoi.

Sau đó một số nhân vật quan trọng trong chính giới Mỹ đã bác bỏ cáo buộc của Bolton, cho rằng ông này có động có tiền bạc khi "trở cờ" như vậy. Còn chính ông Trump thì chỉ rõ Bolton là kẻ hết thời rồi, nói ai nghe.
Chính trường nước Mỹ là như vậy. Đầy nhũng cuộc cãi vã và cũng lắm mối hiểm nguy. Đang yên đang lành, hợp tác và phục tùng nhau, rồi bỗng nhiên trở thành đối địch, kình chống nhau, để rồi viết báo viết sách tố cáo nhau, hạ bệ, đánh bật uy tín của nhau một cách vô cùng quyết liệt, tới mức "một mất một còn". Xem ra làm chính trị ở quốc gia này là dấn bước vào một con đường hết sức hiểm nguy.
Chuyện đầu đuôi ra sao, xin mời các bạn vào đọc bài viết dưới đây.

Vinh Nguyen Van g-th

-----

Bolton viết sách tố Trump nhờ Trung Quốc giúp tái cử, các bên nói gì?

Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton hôm 17/6 đã viết bài bình luận với tựa “Bê bối Chính sách Trung Quốc của Trump” trên Wall Street Journal (WSJ) tố ông chủ Tòa Bạch Ốc vào tháng 6/2019 đã nhờ Trung Quốc hỗ trợ tái cử. WSJ cũng trích dẫn cuốn hồi ký gây tranh cãi của ông Bolton dự kiến sẽ xuất bản vào ngày 23/6 cùng có nội dung nói xấu Trump tương tự.

Trong bài bình luận trên WSJ, ông Bolton đã tuyên bố rằng mặc dù Tổng thống Trump đã chủ ý phá bỏ giả định thất bại của Washington rằng Trung Quốc không phải là một mối đe dọa đối với các lợi ích của Mỹ, nhưng ông ta đã không thành công trong việc ngăn chặn Trung Quốc bởi vì ông đã chỉ chăm lo cho số phận chính trị của mình.

WSJ cũng đã công bố trích đoạn cuốn sách dày 592 trang của ông Bolton có tựa: “Căn phòng nơi mọi chuyện xảy ra: Ký sự Tòa Bạch Ốc” (The Room Where It Happened: A White House Memoir), trong đó đề cập tới các cuộc đối thoại của Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đặc biệt, ông Bolton tiết lộ về một cuộc họp kín giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung bên lề Hội nghị G20 tại Osaka Nhật Bản hồi tháng 6/2019, trong đó ông Trump tán thành việc chế độ Trung Quốc xây trại tập trung tại Tân Cương và ngỏ ý nhờ ông Tập hỗ trợ cho cuộc đua tái cử vào tháng 11/2020.

Bình luận viên CNN: Nếu cáo buộc của Bolton là đúng, thì lời ông Trump là “đáng ghê tởm”
Bình luận viên Jake Tapper của chương trình “The Lead” trên CNN hôm thứ Tư (17/6) nói rằng nếu cáo buộc của ông Bolton về việc ông Trump nói với Tập rằng Trung Quốc xây dựng các trại tập trung là “điều chính xác phải làm”, thì lời lẽ đó của tổng thống Mỹ là “đáng ghê tởm”.

“Nếu điều đó là đúng, thật đáng ghê tởm. Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ủng hộ Chủ tịch Trung Quốc xây dựng các trại tập trung để giam giữ nhóm sắc tộc thiểu số”, bình luận viên Jake Tapper nói.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy: Tuyên bố của Bolton là ‘phù hợp’ với những gì chúng tôi biết về Trump. 



Ông Murphy nói rằng những cáo buộc của ông Bolton về việc ông Trump yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ tái cử là “gây choáng váng, nhưng không đáng ngạc nhiên. Vị tổng thống này đã nói rất rõ ràng từ đầu nhiệm kỳ của ông ta rằng nếu một chính phủ nước ngoài nào đó đưa đến cho ông ta một đề nghị giúp đỡ bầu cử, thì ông sẽ không thông báo điều đó với các nhà chức trách, rằng ông sẽ lắng nghe đầy đủ… Do đó, không điều gì trong cuốn sách của ông Bolton thực sự thay đổi những gì chúng tôi đã luôn nói về Tổng thống Trump”.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Murphy nói thêm rằng những cáo buộc của ông Bolton về việc ông Trump cản trở tư pháp là “phù hợp với những gì chúng tôi biết về vị tổng thống này”.
Tuy nhiên, ông Murphy cũng đánh giá cựu cố vấn của ông Trump đang tố ông chủ cũ của mình là vì tiền. “…ông ta sẽ sẵn lòng nói về nó khi ông có thể kiếm được tiền. Tôi không cho rằng những gì ông ta đang nói là không đúng. Tôi chỉ nói rằng chúng ta cần phải đặt câu hỏi về động cơ của ông ta. Và tôi phải đặt câu hỏi về động cơ của ông ta cho dù tôi là thành viên Đảng Dân chủ”.

Bình luận viên phát thanh: Ông Bolton đã phản bội ông Trump

Trong chương trình “The Mark Levin Show”, bình luận viên Mark Levin, người theo quan điểm bảo thủ, tuyên bố rằng ông John Bolton không chỉ phản bội ông Trump mà còn gây tổn hại cho chính phủ Mỹ đương nhiệm.

Ông Mark Levin đã so sánh ông Bolton với Benedict Arnold – người đã phản bội nước Mỹ bằng việc đào thoát sang phía Anh Quốc trong cuộc Cách mạng Mỹ.

Ông Levin nói thêm rằng ông Bolton trước đây đã nài nỉ ông và người dẫn chương trình Fox News Sean Hannity giúp vận động hành lang chính quyền Trump vì ông muốn được ngồi vào ghế Cố vấn An ninh Quốc gia.

Ông Levin nói rằng ông Bolton không muốn ông Trump phải “chịu trách nhiệm” mà là muốn làm tiền.

“Ông ta muốn đánh bại ông [Trump] và ông ta muốn tối đa hóa lợi nhuận cho cuốn sách của ông ấy. Đây là cơ hội của ông ta”, ông Levin nói.

Đại diện Thương mại Mỹ: Cáo buộc của ông Bolton ‘cực kỳ không đúng’ và ‘hoàn toàn điên rồ’.

Trong cuộc điều trần tại Ủy ban Tài chính Thượng viện hôm thứ Tư (17/6), Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tuyên bố rằng cáo buộc của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton về việc Tổng thống Trump đã yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc giúp đảm bảo tái cử là “cực kỳ không đúng sự thật” và chuyện đó “chưa bao giờ xảy ra”.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Robert Menendez đã hỏi ông Lighthizer liệu ông có có mặt tại cuộc họp “giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 6/2019 tại Nhật Bản” hay không?

Ông Lighthizer trả lời rằng ông không nhớ đó là tháng nào, nhưng “đã có một cuộc họp bên lề hội nghị G20 tại Osaka giữa tổng thống và Chủ tịch Tập, và tôi đã có mặt trong cuộc họp đó. Tôi không biết liệu đó có phải là cuộc họp mà ông đang muốn nói đến hay không. 
Nhưng đó là tình huống như vậy”.

Ông Menendez sau đó đã dấy lên cáo buộc của ông Bolton rằng trong buổi họp hồi tháng Sáu đó, ông Trump đã cố gắng thuyết phục ông Tập giúp đảm bảo ông Trump sẽ thắng trong cuộc tái cử tổng thống Mỹ.

Ông Lighthizer phản hồi rằng: “Cực kỳ không đúng sự thật. Chưa bao giờ xảy ra. Tôi đã ở đó. Tôi không có hồi tưởng về những điều đã xảy ra. [Nhưng] Tôi không tin đó là sự thật. Tôi không tin nó đã từng xảy ra như thế”.

Tổng thống Trump: Bolton là “gã hết thời’, xuất bản sách để phá luật

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Sean Hannity trên Fox News hôm 17/6, Tổng thống Trump nói rằng ông Bolton đang phá vỡ luật pháp bằng việc rò rỉ thông tin mật về tổng thống trong cuốn hồi ký sắp xuất bản.

“Ông ta đã phá vỡ luật pháp, ông ta là kẻ hết thời”, ông Trump nói. “Tôi đã cho ông ta cơ hội, nhưng ông ta đã không được Thượng viện xác nhận, vì vậy tôi đã đặt ông ta vào vị trí mà không cần Thượng viện chuẩn thuận. Tôi để ông ta vào vị trí đó để xem ông ta làm việc thế nào. Tôi đã rất không hào hứng với [công việc của ông ta]”.

Ông Trump cũng đã bác bỏ cáo buộc của ông Bolton cho rằng ông đang cố làm thân với các nhà độc tài thế giới tại Trung Quốc và Nga để giành lợi thế cá nhân.

“Không ai từng cứng rắn với Nga và Trung Quốc như tôi”, ông Trump nói.

Ông Trump cũng nhắc nhở khán giả của “The Hannity Show” rằng ông Bolton là người ủng hộ kinh niên cuộc chiến tranh Iraq.

“Ông ta là một trong những họng súng lớn…không làm việc tốt”, ông Trump nói về công việc của ông Bolton trong chính quyền Trump.

Bộ Tư pháp Mỹ hôm thứ Ba (16/6) đã khởi kiện ông Bolton để ngăn ông xuất bản cuốn hồi ký gây tranh cãi.

Tác giả: XUÂN THÀNH

@ Ảnh dưới: Tổng thống Trump và ông John Bolton trong một buổi họp báo tại Bỉ vào tháng 7 năm 2018.




Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Trò chơi quá nguy hiểm trên chính trường nước Mỹ

Tổng thống Trump và ông John Bolton trong một buổi họp báo tại Bỉ vào tháng 7 năm 2018. 
Trong bài bình luận trên WSJ, ông Bolton đã tuyên bố rằng mặc dù Tổng thống Trump đã chủ ý phá bỏ giả định thất bại của Washington rằng Trung Quốc không phải là một mối đe dọa đối với các lợi ích của Mỹ, nhưng ông ta đã không thành công trong việc ngăn chặn Trung Quốc bởi vì ông đã chỉ chăm lo cho số phận chính trị của mình.
WSJ cũng đã công bố trích đoạn cuốn sách dày 592 trang của ông Bolton có tựa: “Căn phòng nơi mọi chuyện xảy ra: Ký sự Tòa Bạch Ốc” (The Room Where It Happened: A White House Memoir), trong đó đề cập tới các cuộc đối thoại của Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đặc biệt, ông Bolton tiết lộ về một cuộc họp kín giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung bên lề Hội nghị G20 tại Osaka Nhật Bản hồi tháng 6/2019, trong đó ông Trump tán thành việc chế độ Trung Quốc xây trại tập trung tại Tân Cương và ngỏ ý nhờ ông Tập hỗ trợ cho cuộc đua tái cử vào tháng 11/2020.

Bình luận viên CNN: Nếu cáo buộc của Bolton là đúng, thì lời ông Trump là “đáng ghê tởm”

Bình luận viên Jake Tapper của chương trình “The Lead” trên CNN hôm thứ Tư (17/6) nói rằng nếu cáo buộc của ông Bolton về việc ông Trump nói với Tập rằng Trung Quốc xây dựng các trại tập trung là “điều chính xác phải làm”, thì lời lẽ đó của tổng thống Mỹ là “đáng ghê tởm”.
Nếu điều đó là đúng, thật đáng ghê tởm. Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ủng hộ Chủ tịch Trung Quốc xây dựng các trại tập trung để giam giữ nhóm sắc tộc thiểu số”, bình luận viên Jake Tapper nói.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy: Tuyên bố của Bolton là ‘phù hợp’ với những gì chúng tôi biết về Trump

Ông Murphy nói rằng những cáo buộc của ông Bolton về việc ông Trump yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ tái cử là “gây choáng váng, nhưng không đáng ngạc nhiên. Vị tổng thống này đã nói rất rõ ràng từ đầu nhiệm kỳ của ông ta rằng nếu một chính phủ nước ngoài nào đó đưa đến cho ông ta một đề nghị giúp đỡ bầu cử, thì ông sẽ không thông báo điều đó với các nhà chức trách, rằng ông sẽ lắng nghe đầy đủ… Do đó, không điều gì trong cuốn sách của ông Bolton thực sự thay đổi những gì chúng tôi đã luôn nói về Tổng thống Trump”.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Murphy nói thêm rằng những cáo buộc của ông Bolton về việc ông Trump cản trở tư pháp là “phù hợp với những gì chúng tôi biết về vị tổng thống này”.
Tuy nhiên, ông Murphy cũng đánh giá cựu cố vấn của ông Trump đang tố ông chủ cũ của mình là vì tiền.  “…ông ta sẽ sẵn lòng nói về nó khi ông có thể kiếm được tiền. Tôi không cho rằng những gì ông ta đang nói là không đúng. Tôi chỉ nói rằng chúng ta cần phải đặt câu hỏi về động cơ của ông ta. Và tôi phải đặt câu hỏi về động cơ của ông ta cho dù tôi là thành viên Đảng Dân chủ”. 

Bình luận viên phát thanh: Ông Bolton đã phản bội ông Trump

Trong chương trình “The Mark Levin Show”, bình luận viên Mark Levin, người theo quan điểm bảo thủ, tuyên bố rằng ông John Bolton không chỉ phản bội ông Trump mà còn gây tổn hại cho chính phủ Mỹ đương nhiệm.
Ông Mark Levin đã so sánh ông Bolton với Benedict Arnold – người đã phản bội nước Mỹ bằng việc đào thoát sang phía Anh Quốc trong cuộc Cách mạng Mỹ.
Ông Levin nói thêm rằng ông Bolton trước đây đã nài nỉ ông và người dẫn chương trình Fox News Sean Hannity giúp vận động hành lang chính quyền Trump vì ông muốn được ngồi vào ghế Cố vấn An ninh Quốc gia.
Ông Levin nói rằng ông Bolton không muốn ông Trump phải “chịu trách nhiệm” mà là muốn làm tiền.
Ông ta muốn đánh bại ông [Trump] và ông ta muốn tối đa hóa lợi nhuận cho cuốn sách của ông ấy. Đây là cơ hội của ông ta”, ông Levin nói.

Đại diện Thương mại Mỹ: Cáo buộc của ông Bolton ‘cực kỳ không đúng’ và ‘hoàn toàn điên rồ’

Trong cuộc điều trần tại Ủy ban Tài chính Thượng viện hôm thứ Tư (17/6), Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tuyên bố rằng cáo buộc của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton về việc Tổng thống Trump đã yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc giúp đảm bảo tái cử là “cực kỳ không đúng sự thật” và chuyện đó “chưa bao giờ xảy ra”.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Robert Menendez đã hỏi ông Lighthizer liệu ông có có mặt tại cuộc họp “giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 6/2019 tại Nhật Bản” hay không?
Ông Lighthizer trả lời rằng ông không nhớ đó là tháng nào, nhưng “đã có một cuộc họp bên lề hội nghị G20 tại Osaka giữa tổng thống và Chủ tịch Tập, và tôi đã có mặt trong cuộc họp đó. Tôi không biết liệu đó có phải là cuộc họp mà ông đang muốn nói đến hay không. Nhưng đó là tình huống như vậy”.
Ông Menendez sau đó đã dấy lên cáo buộc của ông Bolton rằng trong buổi họp hồi tháng Sáu đó, ông Trump đã cố gắng thuyết phục ông Tập giúp đảm bảo ông Trump sẽ thắng trong cuộc tái cử tổng thống Mỹ.
Ông Lighthizer phản hồi rằng: “Cực kỳ không đúng sự thật. Chưa bao giờ xảy ra. Tôi đã ở đó. Tôi không có hồi tưởng về những điều đã xảy ra. [Nhưng] Tôi không tin đó là sự thật. Tôi không tin nó đã từng xảy ra như thế”. 

Tổng thống Trump: Bolton là “gã hết thời’, xuất bản sách để phá luật

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Sean Hannity trên Fox News hôm 17/6, Tổng thống Trump nói rằng ông Bolton đang phá vỡ luật pháp bằng việc rò rỉ thông tin mật về tổng thống trong cuốn hồi ký sắp xuất bản.
Ông ta đã phá vỡ luật pháp, ông ta là kẻ hết thời”, ông Trump nói. “Tôi đã cho ông ta cơ hội, nhưng ông ta đã không được Thượng viện xác nhận, vì vậy tôi đã đặt ông ta vào vị trí mà không cần Thượng viện chuẩn thuận. Tôi để ông ta vào vị trí đó để xem ông ta làm việc thế nào. Tôi đã rất không hào hứng với [công việc của ông ta]”.
Ông Trump cũng đã bác bỏ cáo buộc của ông Bolton cho rằng ông đang cố làm thân với các nhà độc tài thế giới tại Trung Quốc và Nga để giành lợi thế cá nhân.
Không ai từng cứng rắn với Nga và Trung Quốc như tôi”, ông Trump nói.
Ông Trump cũng nhắc nhở khán giả của “The Hannity Show” rằng ông Bolton là người ủng hộ kinh niên cuộc chiến tranh Iraq.
Ông ta là một trong những họng súng lớn…không làm việc tốt”, ông Trump nói về công việc của ông Bolton trong chính quyền Trump.
Bộ Tư pháp Mỹ hôm thứ Ba (16/6) đã khởi kiện ông Bolton để ngăn ông xuất bản cuốn hồi ký gây tranh cãi.
Tác giả: XUÂN THÀNH

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Ngoại hạng Anh 2 ngày nữa quay trở lại

Ngoại hạng Anh 2 ngày nữa quay trở lại
Đúng là chưa đầy 2 ngày nữa, Premier League, giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh sắp quay trở lại.Giá trị bằng tiền cho bản quyền truyền hình của bóng đá Ngoại hạng Anh nhiều năm nay luôn dẫn đầu các giải bóng đá chuyên nghiệp trên toàn thế giới.
Mình đang ở Anh, cho dù đại dịch covid-19 vẫn ở trong cảnh báo ra đường tuân theo giãn cách xã hội, nhưng thấy dân chuộng bóng đá nước này vẫn rất "ngóng" giải Ngoại hạng Anh quay trở lại. Việc cứ 2 ngày cuối tuần các sân cỏ lấp kín các khán đài mà hơn 3 tháng nay bẵng hẳn đi, khiến rất nhiều người Anh nhớ nhung không khí bóng đá. Không chỉ hàng vạn người đến sân mà cả triệu người ngóng xem từ các tường thuật của nhiều kênh truyền hình. Vắng đi sự hấp dẫn và cả hoạt náo này vào các ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật là một nỗi buồn bực, bức xúc của khá đông người dân Anh, nhất là tầng lớp thanh niên.
Mấy tuần trước khi bên Đức, Bundesliga khởi tranh lại càng có tính đốc thúc những nhà tổ chức ở Anh.
Dù mình rất hiểu, là NHA có quay lại thì cũng vẫn là đá bóng "không khán giả" như ở Đức, nhưng được xem tivi ở các kênh Cab là Ok rồi. Thấy Vleague ở ta quay lại thi đấu có khán giả tới sân, reo hò cổ vũ, thấy mừng cho bóng đá VN quá.
Kể ra kế hoạch quay trở lại thi đấu giải Ngoại hạng Anh sau Covid-19 cho tới lúc này cũng tới vài ba lần họ đưa ra mốc thời gian, nhưng rồi cuối cùng lại có thay đổi...
Mới đây nhất, qua hiệp thương giữa Liên đoàn bóng đá Anh với Ban quản trị của 20 Câu lạc bộ tham gia họ đã đi đến thỏa thuận: Mốc quay trở lại là chiều tối ngày 17/6 tới (ngày giờ Anh, tức đã sang ngày 18/6, giờ VN).
Đây là 2 trận đấu bù: trận 1 Arsenal vs Man City; và trận 2 Aston Villa vs Shelfield United.
Trước khi nghỉ đấu vì đại dịch, 16 đội khác đã qua 29 vòng; riêng 4 đội vừa nêu ở trên mới thi đấu đến vòng 28 nên nay phải đấu bù.
Sau 2 trận đấu bù này, theo lịch đã thông qua, 20 đội sẽ thi đấu nốt 9 vòng đấu của giai đoạn cuối giải.
Vì đây là 9 vòng đấu cuối cùng nên toàn giải NHA vẫn bảo đảm 2 giai đoạn Đi và Về đều tuân theo luật "sân nhà", "sân khách" hết sức bình đẳng.
Tuy nhiên sau Covid-19 thì sân nhà nào cũng sẽ không có cầu thủ thứ 12 (tức khán giả không được vào sân hò hét cổ vũ), đấy là thiệt thòi cho đội nào được đá sân nhà trong dịp này.
Trong khi ở Vleague của ta thì khác họ, do mới thi đấu 2 vòng đã nghỉ nên lượt Đi còn tới 11 vòng nữa; nếu đá lượt Về như mọi năm thì không thể tổ chức được, do thiếu thời gian.
Nên giải pháp mới ở Vleague đưa ra, là tính điểm lượt Đi (sau 13 vòng) chọn ra 8 đội xếp trên, cho đấu vòng tròn, tìm ra đội Vô địch; 6 đội xếp dưới cũng đấu vòng tròn, tìm đội cuối cùng để đưa xuống hạng Nhất.
......
Bên Đức có một thống kê đáng chú ý, kể từ ngày các trận đấu Bundesliga trở lại mấy tuần trước, thì trên những sân vận động không có khán giả chỉ có 24,1% các đội chủ nhà giành chiến thắng. Trong khi đó tỉ lệ giành chiến thắng của các đội khách lên tới 42,6% (thật lạ, như vậy làm chủ nhà cũng chẳng vui được).
Qua số liệu thống kê trên cũng hứa hẹn về một Premier League vốn đã hấp dẫn sẽ càng hấp dẫn hơn trong chặng đường còn lại của mùa giải? Các trận đấu giữa các đối thủ "đồng cân, đồng lạng" trong cuộc đua top 4 và trụ hạng chắc chắn đầy kịch tính.
Một thay đổi đáng chú ý khác được ban tổ chức Premier League thông qua là các đội bóng sẽ được quyền thay 5 người trong mỗi trận đấu thay vì 3 người như thường lệ (Vleague cũng vậy, để đảm bảo thể lực cầu thỉ, tránh chấn thương vì mật độ thi đấu phải dày hơn hồi chưa có dịch bệnh).
Về ngôi vô địch NHA năm nay, có rất nhiều nhận định cho rằng không đội bóng nào qua mặt được Liverpool (nay đã 85 điểm, hơn đội xếp thứ 2 là Man Xanh tới 25 điểm, tương đương 8 trận thắng).
Việc được phép thay tới 5 người trong mỗi trận đấu cũng giúp các HLV có thể vạch ra nhiều phương án chiến thuật cũng như nhân sự hơn để có xoay sở tùy diễn biến trận đấu, từ đó khiến đối thủ khó bắt bài và giúp trận đấu trở nên khó lường hơn.
Dù thi đấu không khán giả nhưng sự trở lại sớm (thứ 2 châu Âu) cũng khiến người hâm mộ bóng đá Anh bước đầu vui mừng, bõ công chờ đợi. Tất cả các trận đều được truyền hình trực tiếp... là đủ vui cho các fans hâm mộ rồi...

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

BIỂU TÌNH Ở ANH & NGUY CƠ ĐE DỌA VĂN HÓA, LỊCH SỬ

BIỂU TÌNH Ở ANH & NGUY CƠ ĐE DỌA VĂN HÓA, LỊCH SỬ
Đi từ hưởng ứng những cuộc biểu tình lớn ở Mỹ, nước Anh hiện cũng đang phải đối phó với một làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc hết sức cuồng nộ. Nguy cấp hơn nữa là nó có những dấu hiệu của NGUY CƠ ĐE DỌA ĐẾN VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ, một điều tiêu cực tối kỵ mà phải tìm mọi cách ngăn ngừa. Tưởng như cách mạng văn hóa chỉ là đặc sản của Trung Quốc, của châu Á thôi, nhưng giờ đây ở châu Âu nếu bị sự kích động của chủ nghĩa chủng tộc, và nếu không kịp “cảnh tỉnh”, ”ngăn ngừa” thì tai họa kia cũng có thể diễn ra tại các nước văn minh này.

Những biểu tình “Black Lives Matter” cuối tuần trước (một số cuộc nổ ra bạo đông và cảnh sát phải can thiệp), thì nay, kể từ thứ Năm và thứ Sáu (11 và 12/6), lại có lời kêu gọi "biểu tình tiếp tục".
Nếu đúng như những gì truyền thông tiên liệu thì các cuộc biểu tình vào ngày mai và ngày kia (thứ Bảy và Chủ nhật) có thể sẽ có quy mô lớn hơn và lan rộng hơn tuần trước do những nhân vật cực đoan ở Anh kích động.
Tại London và một số thành phố lớn trên nước Anh chắc không tránh khỏi các cuộc biểu tình được dự đoán là sẽ “rầm rộ hơn”.
Những người vận động đã đánh trúng tâm lý và cả tình cảm uất hận mà người da màu bị phân biệt đối xử về mọi phương diện, chịu bất công vì “không có công lý” khi cảnh sát cư xử với họ (như cái chết của người Mỹ da đen George Floyd bị cảnh sát người da trắng kẹp cổ tại Mỹ).
Rất đáng lo lắng là ở một số cuộc biểu tình người ta hùa nhau đập phá, lật đổ các bức tượng những nhân vật lịch sử và nhà văn hóa Anh Quốc mà các thế hệ trước công phu dựng lên tại một số quảng trường và tòa nhà lớn, chúng từ lâu đã mang được giá trị văn hóa và thấm đậm tính lịch sử quý giá.
Bức tượng thương nhân buôn nô lệ Edward Colston sống ở thế kỷ 17 và 18 đã bị những người da màu bực tức xô đổ xuống sông ở Bristol ngày 7/6 vừa rồi. Colston là thương nhân ở thời đại đó, ông giàu có và đã làm rất nhiều điều từ thiện cũng bị những người biểu tình xem là có đầu óc thực dân.
Ngay cả đến nhân vật 2 lần làm thủ tướng Anh như Winston Churchill (1874 – 1965) cũng đang bị xúc phạm. Bởi vì theo giới cực đoan cho rằng Churchill vẫn là một nhân vật có ý tưởng phân biệt chủng tộc khi nói đến người Ấn Độ, hoặc khi ông nói với Ủy ban Hoàng gia Palestine chứng tỏ ông khinh thường “người Mỹ bản địa hoặc thổ dân Úc” là một chủng tộc đâu mạnh hơn, cấp cao hơn hoặc khôn ngoan hơn người châu Âu da trắng di dân sang châu Mỹ.
Tóm lại Churchill theo con mắt của những người mang tư tưởng cựu đoan chống đối và dân da màu vẫn là một nhân vật lịch sử còn nhiều tranh cãi.
Vì thế bức tượng của vị cố thủ tướng Anh đã được vây kín. Bức tượng với dáng khỏe khoắn, ông mặc một chiếc áo khoác hải quân, cầm cây gậy và nhìn về phía Tòa nhà Quốc hội thế mà tuần trước đã bị vẽ bậy ở bệ tượng và khoác lên vai nhiều thứ rất không đẹp mắt! Hiện Cho tượng Churchill đã được vây chắn bằng kim loại chắc chắn để bảo vệ.
Một trường hợp hết sức khó hiểu khác là tượng Mahatma Gandhi cũng bị đe dọa. Bức tượng này được dựng lên ở Leicester năm 2009 mới đây đã xuất hiện một bản kiến nghị để loại bỏ tượng này, và nó “nhận được gần 5.000 chữ ký” do pháii cực hữu nêu kiến nghị.
Trong khi đó những người bênh vực Gandhi thì cho rằng “cho dù ông là con người không hoàn hảo”, nhưng thực chất tư tưởng và bản lĩnh của ông còn “cấp tiến và tiến bộ hơn” hầu hết những người Ấn Độ sống trong thời của ông.
Thị trưởng London là ông Sadiq Khan cũng cho biết các "bức tượng quan trọng" khác, bao gồm cả tượng cựu tổng thống da màu Nam Phi Nelson Mandela “cũng sẽ được bảo vệ” kỹ càng tránh bị người biểu tình quá khích đập phá.
Đồng ý là lịch sử đôi khi rất cần những sự “đánh giá” lại (nhưng phải có bằng chứng đàng hoàng và có tính khoa học), tuy vậy một sự ngoảnh mặt với lịch sử, “đập phá” lịch sử… lại là một sai lầm khó tha thứ.
Trên tinh thần này Thủ tướng Anh mới đây đã có một số phát biểu đáng chư ý. Ông Boris Johnson nói rằng nước Anh chúng ta “không thể cố gắng chỉnh sửa” hoặc “thay đổi, kiểm duyệt được quá khứ”. Và ông khuyên những coing dân Anh các màu da sinh sống tại đất nước này hãy tỉnh táo "tránh xa" các cuộc biểu tình bạo động và đập phá tượng đài.
Đi từ hưởng ứng những cuộc biểu tình lớn ở Mỹ, nước Anh hiện cũng đang phải đối phó với một làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc hết sức cuồng nộ.
Nguy cấp hơn nữa là nó có những dấu hiệu của NGUY CƠ ĐE DỌA ĐẾN VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ, một điều tiêu cực tối kỵ mà phải tìm mọi cách ngăn ngừa.
Tưởng như cách mạng văn hóa chỉ là đặc sản của Trung Quốc, của châu Á thôi, nhưng giờ đây ở châu Âu nếu bị sự kích động của chủ nghĩa chủng tộc, và nếu không kịp “cảnh tỉnh”, ”ngăn ngừa” thì tai họa kia cũng có thể diễn ra tại các nước văn minh này.
HÌNH ẢNH LONDON PHẢI LÀM GẤP KHUNG SẮT, NẸP GỖ KIÊN CỐ BẢO VỆ TƯỢNG ĐÀI







Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Nước Mỹ - từ rất nhiều, chúng ta là một

Nước Mỹ - từ rất nhiều, chúng ta là một

Dòng chữ "E Pluribus Unium", trong tiếng La tinh thì, Unium nghĩa là "Một", còn Pluribus nghĩa là "Nhiều", số nhiều (Một, từ Nhiều), dòng chữ này in trên tờ giấy bạc đô la Mỹ và hiển hiện trên Quốc huy của đất nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nó có nghĩa là Từ rất nhiều, chúng ta là một. Với nghĩa này nó nói lên rất nhiều điều.
Trong đó lời nhắc nhở lớn nhất của nó đương nhiên là nước Mỹ hình thành từ sự đa dạng và sức mạnh đích thực của nó chính từ sự đa dạng đó.
Tuy thế những ngày này, giữa lúc này (tháng 5 & 6/2020) nước Mỹ lại đang náo loạn vì những mâu thuẫn, vì đại dịch bệnh covid-19 vẫn chưa giải quyết được, vì kinh tế quốc gia khó khăn trì trệ; và vì sự kỳ thị chủng tộc (chính từ sự đa dạng kia) đang đẩy tới những xung đột nóng bỏng, cả nước này như "lên đồng" bởi những cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc...
Tại sao có những chuyện "kỳ lạ" như vậy. Đúng là "hiểu" nước Mỹ không dễ dàng. Không có nước nào giàù và mạnh như nước Mỹ, nhưng nước Mỹ cũng đầy rẫy những mối mâu thuẫn, sự bất công và bất hòa trong xã hội. Chỉ một sự việc có thể không lớn nhưng rồi nó có thể thổi bùng lên những ngọn lửa tranh đấu, va chạm kinh khiếp mà một bộ máy cai trị bằng pháp quyền và sức mạnh trị an mạnh mẽ như nước Mỹ cũng bó tay, không giải quyết được suôn sẻ, êm thấm. Vì sao lại như vậy?
Xin mời bạn bè vào đọc bài viết thấy trên mạng để hiểu phần nào câu hỏi đặt ra trên đây.
Vinh Nguyen Van

-----

NƯỚC MỸ VÀ E PLURIBUS UNUM
Người da màu không chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trên các trang bìa tạp chí thời trang nói chung mà đến tận tháng 9-2018, lần đầu tiên trong lịch sử 126 năm, tạp chí Vogue mới đăng trang ảnh trang bìa (với Beyonce) được chụp bởi một nhiếp ảnh gia da màu (Tyler Mitchell). Và trong 74 năm lịch sử của Viện hàn lâm khoa học-điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS) tính đến trước năm 2001, chưa từng có diễn viên da màu nào đoạt giải ở hạng mục nam/nữ diễn viên chính (nếu không kể Sidney Poitier giành giải nam diễn viên chính trong Lilies of the field từ bốn thập niên trước đó). Chuyện “Mỹ trắng-Mỹ đen” là vấn đề muôn thuở của nước Mỹ. “Bức tường màu da” luôn tồn tại, mang đến vô số bi kịch vừa bi phẫn lẫn hào hùng, vừa chua xót lẫn tự hào, vừa cay đắng lẫn vinh quang.

“𝕄ỹ 𝕥𝕣ắ𝕟𝕘” 𝕧à “𝕄ỹ đ𝕖𝕟”
Dữ liệu về khoảng cách liên quan gần như mọi phương diện giữa người da trắng và da đen tại Mỹ có thể chất đầy nhiều thư viện. Thu nhập bình quân của các gia đình Mỹ đen thấp hơn Mỹ trắng gần 60% (41.000 USD so với 71.000 USD); tỷ lệ thất nghiệp Mỹ trắng thấp hơn Mỹ đen (14,2% so với 16,7%); tỷ lệ nghèo đói trong cộng đồng Mỹ đen cao hơn Mỹ trắng (20,8% so với 8,1%); tỷ lệ người Mỹ trắng không có bảo hiểm y tế là 5,4% và ở người Mỹ đen là 9,7%...; và trong khi chỉ chiếm 13% dân số nhưng tỷ lệ người da đen tử vong bởi coronavirus lên đến 23%. Mỹ đen cũng chiếm tỷ lệ cao hơn Mỹ trắng ở các bệnh mãn tính, trong đó có tiểu đường, huyết áp cao và béo phì… Báo cáo Racial Wealth Divide cho biết, tính đến năm 2016, có 72% gia đình Mỹ trắng có nhà, so với 44% Mỹ đen. Và trong danh sách Fortune 500 CEO, hiện chỉ có bốn người da đen. Tỷ lệ sinh viên vay tiền ở người Mỹ đen (cùng với người Latin), đặc biệt giới nữ, cũng cao hơn Mỹ trắng…
Tất cả thống kê tương tự có thể khiến kết luận rằng Mỹ đen là những người không có chí tiến thủ, cam chịu số phận, sống nhếch nhác bẩn thỉu, lười biếng, ít vận động, ham vui, đổ thừa số phận, chẳng biết làm gì hơn là hận đời dẫn đến khuynh hướng bạo lực “trả thù xã hội”… Tuy nhiên, khi xét đến yếu tố “khoảng cách thành tựu” (achievement gap), giới nghiên cứu xã hội và giáo dục học Mỹ đã không miệt thị hay khinh bỉ họ, và nhắc rằng muốn tìm hiểu chính xác bản chất vấn đề thì những yếu tố như tất cả cấp độ kinh tế (thu nhập, việc làm…) lẫn bối cảnh môi trường sống (ngoại ô, vùng quê hoặc đô thị) phải được xem xét hầu có thể giúp nhận diện những thành tố cụ thể ảnh hưởng đến khoảng cách thành tựu giữa các trường, giữa các học khu, giữa các cộng đồng và giữa người Mỹ trắng và Mỹ đen…
Bất cứ ai ở Mỹ cũng đều biết rằng hệ thống trường học Mỹ là không đồng đều. Trường ở khu nhà giàu luôn tốt hơn (so với khu nhà nghèo): được tài trợ nhiều hơn, có giáo viên tốt hơn, có chương trình giảng dạy phong phú hơn. Thập niên 1960, Martin Luther King đã viết: “Bằng chứng thống kê cho thấy, năm 1964, Chicago chi trung bình 366 USD/năm/học sinh tại các trường có đông học sinh da trắng, và từ 450 USD đến 900 USD/năm/học sinh cho các học khu da trắng ở ngoại ô; trong khi các học khu da đen chỉ nhận được 266 USD”. Đến nay, tình hình không đến mức quá bi thảm nhưng những thay đổi chưa bao giờ đến mức triệt để.
Để tìm hiểu chi tiết vấn đề này, có lẽ không báo cáo nào tốt hơn công trình nghiên cứu 60 trang được Trung tâm phân tích chính sách giáo dục thuộc Đại học Stanford công bố tháng 9-2019. Báo cáo có đoạn: “Chúng tôi dùng tám năm dữ liệu từ tất cả học khu công lập tại toàn nước Mỹ… và nhận thấy hệ thống trường công hiện nay vẫn còn rất nặng tình trạng phân biệt chủng tộc và giai cấp”. Những báo cáo tương tự có thể nói là vô số (và dễ dàng tìm kiếm trên mạng), được đưa ra thường xuyên, không phải để “biện hộ” cho “thất bại” của người da màu mà là để đánh động giới hoạch định chính sách, sao cho mọi người có thể thấy khiếm khuyết ở đâu để từ đó điều chỉnh nó. Đây là một “tập quán” đẹp của văn hóa Mỹ, thay vì đơn giản thể hiện sự hằn học, khinh bỉ, hoặc thậm chí căm thù “bọn mọi đen” và nguyền rủa họ “sao không nhấc mông lên để đổi đời”.
“Ký ức” thời đại này dường như có tuổi thọ rất ngắn. Trong khi người ta dễ dàng thấy “bọn mọi đen” suốt ngày tụ tập hút chích nhưng lại không nhớ đến những cuộc “nhấc mông” của người da đen mà hiếm hoặc chưa bao giờ người Mỹ gốc Á đạt được. Một trong chín vị quan tòa đang ngồi trong Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là người da đen: Clarence Thomas. Ông không phải là người duy nhất. Người da đen đầu tiên có mặt trong Tối cao Pháp viện là Thurgood Marshall (từ tháng 10-1967 đến tháng 10-1991). Người da đen đầu tiên được in lên tem là Booker T. Washington (tem phát hành năm 1940).
Người da đen đầu tiên ngồi ghế thượng nghị sĩ là Hiram Rhodes Revels (1870). Pinckney Benton Stewart Pinchback là người da đen đầu tiên ngồi ghế thống đốc một tiểu bang (Lousiana, 1872). Người da đen đầu tiên tốt nghiệp Harvard là Richard Theodore Greener (sau đó làm hiệu trưởng Howard University School of Law). Quốc hội Hoa Kỳ khóa 116 hiện tại (116th Congress) có nhiều nghị sĩ da đen nhất lịch sử Hoa Kỳ (54 ở Hạ viện và ba ở Thượng viện)…
“𝔹𝕝𝕒𝕔𝕜 𝕃𝕚𝕧𝕖𝕤 𝕄𝕒𝕥𝕥𝕖𝕣”
Tại Viện bảo tàng quốc gia về lịch sử và văn hóa người Mỹ gốc Phi ở Washington DC (mới thành lập năm 2016), người ta thấy cái váy Rosa Parks may trong ngày mà bà từ chối nhường ghế cho một người da trắng trên chuyến xe bus ở Montgomery, Alabama (1-12-1955); thấy cái kèn trumpet hiệu Selmer của Louis Armstrong; thấy cặp găng boxing của Muhammad Ali; thấy dụng cụ tập của nhà vô địch Thế vận hội Gabby Douglas (Summer Olympics 2012); và thấy cả cái còng mà cảnh sát Cambridge (Massachusetts) dùng khi còng giáo sư Đại học Harvard Henry Louis Gates Jr (ngày 16-7-2009, giáo sư Gates về đến nhà, thấy cửa bị kẹt. Tài xế giúp ông mở. Một người đi đường gọi 911. Cảnh sát đến. Gates tranh cãi và bị bắt vì “có hành vi bất tuân pháp luật”)…
Ngày 1-6-2020 xuất hiện bức thư nội bộ mà ông chủ Robert F. Smith, người Mỹ da màu giàu nhất nước Mỹ với tài sản 6,7 tỷ USD (CEO của công ty Vista Equity Partners), gửi cho nhân viên. Smith kể rằng, ông vẫn còn nhớ như in nỗi đau thời niên thiếu khi chứng kiến cảnh cha mẹ an ủi nhau khi họ nhận được tin em trai của họ vừa bị bắn chết. Nạn nhân vừa lấy được bằng thạc sĩ, vừa lập gia đình và vừa được chính quyền bang Colorado nhận vào vị trí thanh tra các cơ sở kinh doanh. Hôm đó, ông đến trạm xăng. Người nhân viên da trắng ở cây xăng không thể tin một người da màu lại có thẻ đổ xăng dành cho viên chức nhà nước. Thế là tay nhân viên da trắng lấy súng bắn nạn nhân chết tại chỗ. Bi kịch xảy ra cách đây gần 50 năm nhưng đến nay những chuyện phi lý, như trường hợp giáo sư Đại học Harvard Henry Louis Gates, vẫn còn. Nó cho thấy cái gọi là “Black Lives Matter” – phong trào ra đời năm 2013 – thật sự là một nhức nhối của xã hội Mỹ. “Black Lives Matter” không thể dùng để biện bạch cho sự bạo loạn đập phá nhưng nó giải thích được tại sao người Mỹ thuộc đủ màu da đang xuống đường, kể cả những nơi không có đông người da màu, như thời thập niên 1960 khi hầu như chỉ người da màu mới đi theo hiệu triệu của Martin Luther King.
𝔼 ℙ𝕝𝕦𝕣𝕚𝕓𝕦𝕤 𝕌𝕟𝕦𝕞
Nước Mỹ rất rộng lớn. Để hiểu nước Mỹ là điều thật sự không dễ. Không quốc gia nào kỳ lạ bằng nước Mỹ. Không có xã hội nào nhiều mâu thuẫn và cực tốt lẫn cực xấu tồn tại cùng lúc bằng Mỹ. Cũng ít quốc gia nào “động não” nhiều để tháo gỡ những mâu thuẫn xã hội bằng Mỹ. Nỗ lực giảm thiểu bất công, trong đó có vấn đề màu da, luôn là một trong những chính sách hàng đầu gần như đối với bất kỳ nội các nào.
E Pluribus Unum – có nghĩa “Một, từ nhiều”, hàng chữ xuất hiện trên tờ đôla và Quốc huy Hoa Kỳ – đã nhắc rằng nước Mỹ hình thành từ sự đa dạng như thế nào. Cái gọi là “lịch sử non trẻ” của Mỹ thật ra là một lịch sử rất “giàu dữ liệu” và “phong phú sắc màu”, đầy thời khắc biến động, đầy giai đoạn hỗn loạn, đầy bi kịch mất mát và cũng đầy thành tựu với những cuộc “nhấc mông” ngoạn mục của người da trắng lẫn da màu sau những thăng trầm tưởng chừng không thể nào vượt lên nổi. Nước Mỹ được dựng lên bằng gì? Bằng sự phỉ báng chia rẽ và khinh bỉ người khác? Không. Nước Mỹ đã đi lên bằng E Pluribus Unum. Có thể thấy giá trị đó ở việc bất luận vấn đề chủng tộc vẫn chưa thể xóa bỏ khỏi xã hội như một phần cá tính kỳ thị của con người nói riêng thì nước Mỹ nói chung vẫn tồn tại một thứ đáng gọi là “phẩm chất quốc gia”, thể hiện ở việc tôn vinh và trân trọng người da màu.


Ngày 20-7-2019, Cơ quan quản trị không gian và hàng không quốc gia Hoa Kỳ (NASA) tổ chức chương trình 50 năm sự kiện Apollo 11 đưa người lên Mặt trăng. Nhân dịp này, NASA đã tôn vinh 20 phi hành gia người Mỹ gốc Phi. Họ là những con người hiếm hoi thấy được vũ trụ mênh mông như thế nào. Trên đó, khi nhìn xuống, con người dưới này chỉ là những cái “dấu chấm” không hình không dạng. Trên đó, cùng những đồng nghiệp da trắng hoặc bất kỳ màu da nào, họ có thể hiểu hơn ai hết ý nghĩa ca khúc Black or White của Michael Jackson, một anh “mọi đen” bất tử và vĩ đại mọi thời. But, if you're thinkin' about my baby/ It don't matter if you're black or white…
Những gì đang diễn ra là tiền đề để lịch sử Mỹ lại được viết thêm một trang. George Floyd không phải và không nên xem như một người hùng nhưng Floyd đang trở thành cái bản lề đánh dấu một sự lật trang. “Black Lives Matter” sẽ làm thay đổi nước Mỹ, sao cho có thể “It don't matter if you're black or white”. Và tinh thần lẫn giá trị Mỹ tiếp tục dựa vào cái cột sừng sững E Pluribus Unum.
Tác giả: Mạnh Kim

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

ANH & TQ CĂNG THẲNG VỀ LUẬT AN NINH HONG KONG


 Anh & TQ căng thẳng về vấn đề HK

Sự việc chính quyền Anh tuyên bố 3 triệu người dân Hong Kong có đến Anh, thậm chí họ có thể nhận được quốc tịch UK đã làm Bắc Kinh bực tức đến mức đưa nhiều cảnh báo, dọa nạt sẽ trả đũa nặng nước Anh. Tuy nhiên với một quốc gia nhiều tiềm lực như Anh Quốc, sự đe dọa chưa chắc đã là một lựa chọn hay cho TQ.

Ngày 3/6 chính Thủ tướng Anh Boris Johnsonđã viết bài bình luận trên tờ The Times tuyên bố ông "sẽ đề xuất một thay đổi lớn trong hệ thống thị thực của Anh Quốc, cho phép gần 3 triệu người từ Hồng Kông có thể xin cư trú tại Anh".

Trên tờ nhật báo "Người bảo vệ" (The Guardian) giật tít "Ba triệu cư dân Hông Kong 'đủ điều kiện' để có quốc tịch Vương Quốc Anh (Quốc tịch UK). Thông tin cho biết quyết định trên của Bộ Nội vụ (Home Office) đã gây đến mức "phẫn nộ" cho chính phủ TQ.

Báo chí Anh vì thế vào dịp này có rất nhiều bài viết và bình luận về động thái này của người đứng đầu và các thành viên của nội các nước Anh ngay cả giữa lúc đất nước này này vẫn bộn bề với việc chống dịch bệnh covid-19 hằng ngày. Nói vậy để thấy vấn đề Hong Kong là một vấn đề lớn với nước Anh bở cái lẽ hiển nhiên: Anh là một bên ký với TQ trao trả Hong Kong cho lục địa TQ, nay TQ "phá vỡ" các thỏa thuận ký năm 1984 là giữ quy chế vùng lãnh thổ đặc biệt, một nước hai chế độ thì London không thể "không ý kiến". Chưa kể Hong Kong và London đều là "2 trung tâm tài chính và ngân hàng hàng đầu của thế giới" với rất nhiều mối quan hệ ràng buộc với nhau cả thế kỷ qua. .

Các bài báo còn nêu bật bài bình luận của ông Johnson là "một động thái phản ứng lại Luật an ninh quốc gia của Trung Quốc tại Hong Kong".

Theo giải thích của tờ The Times thì Luật an ninh quốc gia của Trung Quốc "sẽ thay đổi các điều khoản trong Luật Cơ bản của Hong Kong" vì nó cho phép các cơ quan nhà nước Trung Quốc trực tiếp thực hiện kiểm soát các vấn đề an ninh. Hậu quả của điều này là giới chức Trung Quốc đại lục sẽ đàn áp các cuộc biểu tình đang và sẽ diễn ra tại Hong Kong..




Tờ báo này cho biết có khoảng 350.000 cư dân Hong Kong hiện tại đang có hộ chiếu Hải ngoại Quốc gia Anh (là Hộ chiếu BNO), và khoảng 2,5 triệu người khác đủ điều kiện để xin hộ chiếu này. Hộ chiếu BNO có từ sau năm 1997, thời điểm Anh Quốc trao trả Hong Kong cho Trung Quốc. Đề xuất của Thủ tướng Johnson là cho phép bất cứ ai có hộ chiếu BNO đều được tới Anh Quốc và xin nhập quốc tịch Anh.

Đề xuất chính sách của ông Johnson "là những thay đổi lớn nhất đối với hệ thống thị thực Anh Quốc từ trước tới nay". Nó chính là sự mở rộng đề xuất của ông Ngoại trưởng Dominic Raab đưa ra tuần trước, là "cho phép người có hộ chiếu BNO được nộp đơn xin tị nạn tại Anh Quốc".
Trong ngôn ngữ ngoại giao cũng như cơ chế vận hành và tập quán ngoại giao thì sự thay đổi trên cả bộ ngoại giao Anh là chưa từng thấy và cũng "chưa có tiền lệ".

Theo lời văn của bài bình luận thì nhiều người tại Hong Kong giờ đây "lo sợ rằng lối sống của họ – điều mà Trung Quốc cam kết duy trì – bị đe dọa". Và nếu như Trung Quốc tiếp tục cho thấy nỗi sợ của họ [của người Hong Kong] là đúng, thì "nước Anh không thể thấy vô can mà nhún vai bỏ đi"; thay vào đó Anh Quốc sẽ tôn trọng bổn phận của mình và cung cấp lựa chọn thay thế [cho họ]”, Thủ tướng Boris Johnson viết tiếp như vậy.




Phía Trung Quốc phản ứng tức thì và gay gắt. Bắc Kinh đã giận dữ bác bỏ ý tưởng của thủ tướng Anh, "tuyên bố rằng nước Anh không có quyền" đưa ra đề nghị như vậy với cư dân Hong Kong vốn là công dân Trung Quốc.Thậm chí người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là ông Triệu Lập Kiên đã lên án đề xuất của ông Johnson và cáo buộc Anh Quốc có “tâm lý Chiến tranh Lạnh và thực dân”.

Tóm lại là Anh và TQ hiện đang "rất căng thẳng" về vụ việc Luật an ninh do TQ đưa ra cho Hong Kong.




@ Báo chí Anh đưa ảnh 1 người Hong Kong biểu tình trong phong trào Dù vàng (Ô vàng) với chú thích, nước Anh có trách nhiệm "với từng công dân" Hong Kong.


  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...