Nghiên cứu Biển Đông cũng là cách giữ chủ quyền
Năm ngoái ngày 21/10, tôi viết một Entry, rồi trích tin của BBC về khả năng có một cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông (http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenvinh-nguyenvinh/article?mid=807).
Mấy dòng viết hồi đó như vậy, từ dự cảm cá nhân, tôi hiểu trên-dưới trong-ngoài bấy lâu nay có nhiều thế kẹt cho chúng ta. Bối cảnh trong nước và quốc tế, tương quan lực lượng, các ưu tiên phát triển kinh tế trong thời khủng hoảng càng làm khó thêm sự lựa chọn đối ngoại. Lựa chọn thế nào đó phải giúp cho sự ổn thỏa với láng giềng. Nên có thể nói suốt từ 1998 trở đi, liên tiếp là các đàm phán biên giới trên bộ rồi trên biển với 3 quốc gia lân bang. Đây cũng là phương cách thoát ra những thế khó xử
mà các nước chung biên giới nào cũng thường mắc phải.
Với Lào và Campuchia thì không có nhiều vấn đề lắm... Riêng với quốc gia lớn mạnh phương Bắc, ngay trên đất liền cũng còn những sự lấn lướt hoặc so kè từng li từng tí trên bản đồ được vẽ với ta.
Hồi còn đang đi làm, tôi từng được một người bạn làm công tác biên giới tâm sự lại. Anh nói rằng, họ một quốc gia đất đai rộng mênh mông như vậy nhưng động đến một bụi cỏ, một bờ suối là họ tính lên tính xuống đến là khiếp; nên phải nói là rất khổ cho anh em đàm phán, cứ cò kè cò cưa như bà hàng xén, rồi cũng phải đến lúc ngã giá với nhau; tuy nhiên thế nào thì nguyên tắc bao giờ cũng là nguyên tắc, vì thế có những lúc có cảm giác cứ kéo dài như vô tận (kéo dài các cuộc đàm phán biên giới).
Trở sang biên giới trên biển, trên các đảo thì còn rất nhiều vấn đề, rất là nhiều chuyện. Từ phân giới trên vịnh Bắc Bộ, cửa ngõ liền kề của ta cho đến 2 quần đảo Hoàng Sa (HS) và Trường Sa (TS) đều còn những việc thật sự đau đầu.
HS thì TQ đã chiếm từ tay quân đội Sài Gòn năm 1974 trước khi ta giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. TS thì năm 1988, lợi dụng lúc ta thế yếu, quan hệ Việt-Trung còn căng thẳng, họ đưa hạm thuyền đánh chiếm một lúc hàng chục đảo mà ta đã làm chủ từ sau chiến thắng 1975, họ đã làm hơn 60 chiến sĩ hải quân của ta ngã xuống nơi đây, nói gì thì nói đã gây thêm một vết nhơ trong quan hệ láng giềng với ta.
Không những Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp trên Biển Đông mà 3 quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng lên tiếng đòi một phần chủ quyền ở TS, cụ thể họ đã có mặt trên thực địa tại một số hòn đảo của TS (là 3 nước Philippines, Malaysia, Brunei và lãnh thổ Đài Loan).
Ấy vậy mà trong quan điểm chính thức, nước láng giềng vẫn chỉ một mực là sử dụng cơ chế đàm phán song phương mới là cách thích hợp. Bao nhiêu nước dính vào, liên hệ liên quan đến quyền lợi chủ quyền thiêng liêng mà họ cứ tuyên bố xanh rờn như vậy. Kể cũng lạ, rất lạ.
Tuy nhiên với những thực tiễn quan hệ cỡ như vậy, tôi vẫn nghĩ đến một lúc nào đó, quan điểm công khai của chính quyền ta sẽ khác. Tức sớm muộn phải đưa chuyện tranh chấp kia cho quốc tế biết đến.
Nói vậy bởi tôi cho rằng hơn ai hết, những người cầm lái đất nước qua nhiều thế hệ biết rõ và cũng coi như ngấm đòn từ người láng giềng sẵn có trăm phương ngàn kế này.
Suốt bao năm qua, các cú thụi ngầm của người bạn hàng xóm về lãnh thổ, biển đảo phải nói là thâm độc và ít nhiều có hiệu quả đối với họ, ít nhất là họ làm được với dư luận trong nước họ (hãy đọc những bài phản ánh chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán trên một số Website, báo mạng của TQ đã được các nhà nghiên cứu VN dịch lại).
Cho nên năm ngoái một mặt Trung Quốc cử học giả đến dự hội thảo quốc tế tại Hà Nội (tức hội nghị về Biển Đông do Học viện ngoại giao VN và Hội Luật gia VN tổ chức vào đầu tháng 11/2009 mà Entry ở trên tôi đã nhắc đến), mặt khác họ liên tiếp triển khai hành động phô trương sức mạnh ở Biển Đông. Không phải là phô trương nữa mà đã trực diện ra đòn với ngư phủ ta, bắt thuyền giam người đi đánh cá ở xung quanh quần đảo HS thuộc chủ quyền của ta, rồi bầy trò đòi tiền chuộc (để ghép lỗi ngư dân ta đánh cá trộm trên biển của họ). Thật là vô lý.
Rồi nhiều sự kiện khác nữa trong suốt thời gian qua (như phát ngôn kỳ lạ của vị đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội hồi đầu năm 2010) càng nói lên một điều Trung Quốc không bao giờ muốn công khai vấn đề Biển Đông trước dư luận thế giới, nhất là đưa ra trước các hội nghị quốc tế.
Cho nên trước các động thái chính trị ngoại giao như vậy của phía Trung Quốc, tôi
không khỏi nghĩ đến một thất bại cho Hội nghị cấp cao Asean 16 lần này tại Hà Nội nếu muốn vấn đề Biển Đông theo hướng quốc tế hóa.
Chính vì vậy hôm Thứ Sáu 9/4, nghe tin kết thúc Hội nghị cấp cao Asean 16 chỉ lướt qua các vấn đề Biển Đông khi thủ tướng nước chủ nhà họp báo được phóng viên hỏi đến, nhiều người hiểu chút về đối ngoại đã không lấy gì làm bất ngờ cả. Ván bàn này như vậy Asean vẫn chỉ “chơi” cầm chừng, nghe ngóng. Ta dù làm chủ tịch cũng phải lựa, ở thế không phải muốn làm gì cũng được đâu. Và như thế vô hình trung các nước trong hiệp hội này để Trung Quốc thắng điểm. Hay ít nhất họ có lợi thế, thực hiện được ý đồ. Là làm nhạt vấn đề. Giải tỏa vấn đề đang nóng trở nên bình thường. Biến vấn đề cần tham bàn quốc tế trở nên những vấn đề song phương từng cặp quốc gia với nhau, theo kiểu đóng cửa bảo nhau. Mà đóng cửa bảo nhau trong tương quan hiện nay giữa một quốc gia lớn mạnh như TQ với từng nước trong Asean có liên quan biển đảo với họ, thử hỏi cái tiếng nói cất lên sẽ như thế nào để tạo được sự bình đẳng thật sự? Cái chiến thuật tỉa nhỏ ra mà đánh, mà trị trong binh pháp người xưa nói ở trường hợp này đang được người TQ tận dụng.
*
Thực sự thấy buồn lo về thế sự. Nhưng may mắn thấy trên báo VietnamNet hồi này cho đăng tải nhiều bài viết về bảo vệ chủ quyền biển đảo, tôi nghĩ nhiều người cũng như tôi, thấy phấn chấn hẳn lên. Lại được đọc những lời tâm huyết của tuổi trẻ có học vấn tại cuộc gặp bàn tròn do tờ báo điện tử này tổ chức với sự tham gia của nhiều thành viên sáng lập và đóng vai trò chủ chốt của Quỹ nghiên cứu Biển Đông (South East Asian Sea Foundation), tôi thấy mừng thầm trước một đội ngũ trí thức mới ở hải ngoại (xin đọc thêm Entry va bai này: http://tuanvietnam.net/2010-04-09-tranh-tu-duy-con-da-dieu-trong-bao-ve-chu-quyen-bien-dong & http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenvinh-nguyenvinh/article?mid=1189&prev=1211&next=1181).
Sáng kiến của các bạn trẻ này trùng khớp với ý kiến đề xuất từ khá sớm của Ts Nguyễn Quang A, mong muốn có một kiểu Quỹ dân gian về nghiên cứu Biển Đông - mà bản thân tôi đã bộc lộ ngay sự hưởng ứng trên Website trannhuong.com hồi tháng 5/2009.
Chắc chúng ta đều tin tưởng lớp trẻ được đào tạo bài bản ở trong nước rồi ra nước ngoài kể trên, với lòng yêu nước của họ, lại thiện chí sát cánh với anh chị em trong nước thì chắc chắn sẽ khơi dậy lòng nhiệt huyết với non sông đất nước hơn nữa trong lớp người trẻ. Rồi bằng các nghiên cứu khoa học và hành động thiết thực hướng về Biển Đông, một mặt lên tiếng bảo vệ chủ quyền, mặt khác góp phần với trong nước làm thức dậy thế mạnh của nền kinh tế mới hướng ra biển cả, hướng ra đại dương – một chủ đích từng nằm trong chiến lược của chính đất nước chúng ta đề ra lâu nay.
Nguyễn Vĩnh
Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010
Tin lo - tin vui
Tin lo - tin vui
Báo chí nuớc ngoài liên tiếp đưa những tin đến “sốt ruột” và đau đầu: Máy bay chiến đấu hiện đại nhất của quân đội Trung Quốc hiện tại là J11 đã được đưa tới đảo Phú Lâm. Tham vọng vươn ra Biển Đông của Trung Quốc đâu còn là trên lý thuyết mà họ còn cố lộ ra như một sự hiển nhiên. Có thể nơi họ quá tự tin ở sức mạnh hải quân của mình tại khu vực để tự ý coi Biển Đông như một cái ao sau của Trung Quốc.
Vẫn giới truyền thông thế giới đã có lời bình luận rằng, thời gian qua Trung Quốc đã gia tăng áp lực đối với các nước đang cùng tranh chấp ở Biển Đông. Và trong thời gian tới Trung Quốc còn tiếp tục với các bước đi theo hướng này.
Trung Quốc cho rằng họ mới chỉ bố trí một lực lượng không quân còn nhỏ trên đảo Hải Nam, trong đó chỉ bao gồm những biên đội máy bay chiến đấu J8 là chưa tỏ rõ quyết tâm “giữ vững chủ quyền” trên biển khơi nên họ sẽ còn tăng cường thêm các máy bay chiến đấu, loại hiện đại nhất, như J11 và JH7A. Chúng sẽ được bố trí trên đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm. Với bán kính tác chiến của J11 tới 1.500km, JH7A tới 1.650 km, Trung Quốc hoàn toàn có thể bao phủ tầm hoạt động trên hầu khắp Biển Đông - mà Bắc Kinh gọi là Biển Nam Trung Hoa.
Mới đây có tin Trung Quốc đã điều động số máy bay SU27 đã có sẵn tại tỉnh Quảng Đông ra hai đảo trên, sau đó tăng cường cho tỉnh này các máy bay J11 - theo họ, để cân bằng với lực lượng quân sự Việt Nam áp sát những hòn đảo trên với nhiều máy bay hiện đại thế hệ thứ ba là SU27/Su30 và Mig 29 mua của Nga.
Mặt khác Trung Quốc còn lập luận rằng trong thời gian vừa qua Việt Nam đã mua hàng loạt các máy bay chiến đấu SU30MKII và tàu ngầm Kilo cũng của Nga hiện đại tối tân hơn nữa, và lấy cớ đó tăng rất nhanh tiềm lực quân sự cho vùng biển đang tranh chấp này.
Thêm nữa Trung Quốc còn điều một số máy bay cảnh báo sớm loại KJ2000 hiện đại cho đảo Hải Nam (hiện nay đa số các máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc mới chỉ bố trí bên bờ eo biển Đài Loan nhằm đối phó với hòn đảo này). Tuy nhiên theo giới chức quân sự nước này, sau đây Trung Quốc sẽ chuyển hướng chiến lược, bố trí KJ2000 ra khu vực Biển Đông nhằm đối phó với tình hình nóng nếu chiến sự xảy ra.
Việc bố trí máy bay cảnh báo sớm có tác dụng và hiệu quả vô cùng to lớn do hiện tại lực lượng không quân của Việt Nam và của hai nước khác là Malaysia và Indonesia vẫn chưa có các hệ thống đối kháng tương ứng nên Trung Quốc sẽ dễ dàng chiếm được ưu thế trên không.
Còn theo các nguồn tin quân sự nước ngoài, thời gian tới Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến hành bay diễn tập để làm quen với địa hình mới, đồng thời Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc cũng sẽ hoàn thiện các hệ thống ra-đa phòng không để nâng cao khả năng tác chiến và ứng phó với sự tấn công nếu có từ các máy bay SU27/Su30 của Việt Nam và nhiều loại không lực cường kích tiêm kích tối tân khác của Malaysia và Indonesia.
Đọc những dòng tin và nhận định này, không ai là con dân Việt mà thờ ơ cho được! Rất lo lắng là đằng khác... Nên khi biết tin hôm qua, ngày 16/3, tại công binh xưởng đóng tàu ở Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga đã cho hạ thuỷ chiếc “Khinh hạm thứ 2” cho lực lượng hải quân Việt Nam tất nhiên chúng ta thấy lòng mình dịu lại, như một niềm an ủi.
...Nếu ta cùng nhớ lại, hồi cuối năm ngoái thủ tướng nước ta trên đường đi dự một hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Bắc Âu, ông đã thăm chính thức nước Nga để ký kết một hợp đồng về việc mua vũ khí của nước này. Trong số đó có các khinh hạm hệ Gepard 3.9 cho hải quân của nước ta. Chiếc khinh hạm đầu tiên đã được hạ thuỷ vào tháng 12/2009. Vậy nay là chiếc thứ hai.
Vẫn nguồn tin này cho biết chiếc khinh hạm đầu tiên sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 10 và chiếc thứ 2 sẽ được bàn giao vào cuối năm nay, phát ngôn viên của công binh xưởng nói trên này đã tuyên bố như vậy. Hai khinh hạm này sẽ trải qua các cuộc chạy thử trên biển tại biển Baltic trước khi giao cho quân đội chúng ta.
Khinh hạm lớp Gepard 3.9 thuộc Dự án 1166.1 được thiết kế để tấn công và tiêu diệt các chiến hạm, tàu ngầm và các mục tiêu trên không. Nghe nói mỗi tàu có trọng tải 2.000 tấn, với chiều dài 102 mét, tốc độ tối đa 23 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn gồm 103 người và phạm vi hoạt động tới 5.000 hải lí. Khinh hạm được trang bị một hệ thống tên lửa đối hạm Uran-E chống tàu chiến và các trang bị tác chiến mạnh mẽ khác như các ống phóng thuỷ lôi, sân đậu trực thăng hải quân Ka-28 hoặc Helix.
Như thế cùng với 6 chiếc tàu ngầm hệ Kilo và máy bay ném bom - chiến đấu hải quân Su-30MK2 được đặt mua dịp đó, hợp đồng khinh hạm lớp Gepard này được xem như là một phần trong nỗ lực hiện đại hoá hải quân của chúng ta.
*
Lâu nay nhiều tin tức gây thêm lo âu đến với chúng ta. Ai cũng biết điều hệ trọng nhất của mọi dân tộc- quốc gia luôn là chủ quyền với sự toàn vẹn lãnh thổ. Không giữ được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ thì mọi công việc quốc gia đại sự khác xem như chẳng mấy ý nghĩa nữa.
Với một đất nước trải dài và bao bọc phần nửa biên giới thông với biển khơi như chúng ta, sự mạnh mẽ của lực lượng quân sự để giành giữ độc lập chủ quyền càng là trọng trách lớn lao và vô cùng thiêng liêng.
Thế nên hiển nhiên cái dòng tin ngắn - nhưng vừa đủ các chi tiết cần biết vừa dẫn - đã làm chúng ta tạm ấm lòng chốc lát. Như sự an ủi sau bao thắc thỏm lo âu... Còn với bao người con dũng cảm đang ngày đêm vất vả phong sương nơi biển khơi thì tin này là niềm vui và nhất là tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho họ. Những ngày tháng hiện tại, càng cần tới những điều đó làm sao!
Nguyễn Vĩnh
Báo chí nuớc ngoài liên tiếp đưa những tin đến “sốt ruột” và đau đầu: Máy bay chiến đấu hiện đại nhất của quân đội Trung Quốc hiện tại là J11 đã được đưa tới đảo Phú Lâm. Tham vọng vươn ra Biển Đông của Trung Quốc đâu còn là trên lý thuyết mà họ còn cố lộ ra như một sự hiển nhiên. Có thể nơi họ quá tự tin ở sức mạnh hải quân của mình tại khu vực để tự ý coi Biển Đông như một cái ao sau của Trung Quốc.
Vẫn giới truyền thông thế giới đã có lời bình luận rằng, thời gian qua Trung Quốc đã gia tăng áp lực đối với các nước đang cùng tranh chấp ở Biển Đông. Và trong thời gian tới Trung Quốc còn tiếp tục với các bước đi theo hướng này.
Trung Quốc cho rằng họ mới chỉ bố trí một lực lượng không quân còn nhỏ trên đảo Hải Nam, trong đó chỉ bao gồm những biên đội máy bay chiến đấu J8 là chưa tỏ rõ quyết tâm “giữ vững chủ quyền” trên biển khơi nên họ sẽ còn tăng cường thêm các máy bay chiến đấu, loại hiện đại nhất, như J11 và JH7A. Chúng sẽ được bố trí trên đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm. Với bán kính tác chiến của J11 tới 1.500km, JH7A tới 1.650 km, Trung Quốc hoàn toàn có thể bao phủ tầm hoạt động trên hầu khắp Biển Đông - mà Bắc Kinh gọi là Biển Nam Trung Hoa.
Mới đây có tin Trung Quốc đã điều động số máy bay SU27 đã có sẵn tại tỉnh Quảng Đông ra hai đảo trên, sau đó tăng cường cho tỉnh này các máy bay J11 - theo họ, để cân bằng với lực lượng quân sự Việt Nam áp sát những hòn đảo trên với nhiều máy bay hiện đại thế hệ thứ ba là SU27/Su30 và Mig 29 mua của Nga.
Mặt khác Trung Quốc còn lập luận rằng trong thời gian vừa qua Việt Nam đã mua hàng loạt các máy bay chiến đấu SU30MKII và tàu ngầm Kilo cũng của Nga hiện đại tối tân hơn nữa, và lấy cớ đó tăng rất nhanh tiềm lực quân sự cho vùng biển đang tranh chấp này.
Thêm nữa Trung Quốc còn điều một số máy bay cảnh báo sớm loại KJ2000 hiện đại cho đảo Hải Nam (hiện nay đa số các máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc mới chỉ bố trí bên bờ eo biển Đài Loan nhằm đối phó với hòn đảo này). Tuy nhiên theo giới chức quân sự nước này, sau đây Trung Quốc sẽ chuyển hướng chiến lược, bố trí KJ2000 ra khu vực Biển Đông nhằm đối phó với tình hình nóng nếu chiến sự xảy ra.
Việc bố trí máy bay cảnh báo sớm có tác dụng và hiệu quả vô cùng to lớn do hiện tại lực lượng không quân của Việt Nam và của hai nước khác là Malaysia và Indonesia vẫn chưa có các hệ thống đối kháng tương ứng nên Trung Quốc sẽ dễ dàng chiếm được ưu thế trên không.
Còn theo các nguồn tin quân sự nước ngoài, thời gian tới Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến hành bay diễn tập để làm quen với địa hình mới, đồng thời Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc cũng sẽ hoàn thiện các hệ thống ra-đa phòng không để nâng cao khả năng tác chiến và ứng phó với sự tấn công nếu có từ các máy bay SU27/Su30 của Việt Nam và nhiều loại không lực cường kích tiêm kích tối tân khác của Malaysia và Indonesia.
Đọc những dòng tin và nhận định này, không ai là con dân Việt mà thờ ơ cho được! Rất lo lắng là đằng khác... Nên khi biết tin hôm qua, ngày 16/3, tại công binh xưởng đóng tàu ở Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga đã cho hạ thuỷ chiếc “Khinh hạm thứ 2” cho lực lượng hải quân Việt Nam tất nhiên chúng ta thấy lòng mình dịu lại, như một niềm an ủi.
...Nếu ta cùng nhớ lại, hồi cuối năm ngoái thủ tướng nước ta trên đường đi dự một hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Bắc Âu, ông đã thăm chính thức nước Nga để ký kết một hợp đồng về việc mua vũ khí của nước này. Trong số đó có các khinh hạm hệ Gepard 3.9 cho hải quân của nước ta. Chiếc khinh hạm đầu tiên đã được hạ thuỷ vào tháng 12/2009. Vậy nay là chiếc thứ hai.
Vẫn nguồn tin này cho biết chiếc khinh hạm đầu tiên sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 10 và chiếc thứ 2 sẽ được bàn giao vào cuối năm nay, phát ngôn viên của công binh xưởng nói trên này đã tuyên bố như vậy. Hai khinh hạm này sẽ trải qua các cuộc chạy thử trên biển tại biển Baltic trước khi giao cho quân đội chúng ta.
Khinh hạm lớp Gepard 3.9 thuộc Dự án 1166.1 được thiết kế để tấn công và tiêu diệt các chiến hạm, tàu ngầm và các mục tiêu trên không. Nghe nói mỗi tàu có trọng tải 2.000 tấn, với chiều dài 102 mét, tốc độ tối đa 23 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn gồm 103 người và phạm vi hoạt động tới 5.000 hải lí. Khinh hạm được trang bị một hệ thống tên lửa đối hạm Uran-E chống tàu chiến và các trang bị tác chiến mạnh mẽ khác như các ống phóng thuỷ lôi, sân đậu trực thăng hải quân Ka-28 hoặc Helix.
Như thế cùng với 6 chiếc tàu ngầm hệ Kilo và máy bay ném bom - chiến đấu hải quân Su-30MK2 được đặt mua dịp đó, hợp đồng khinh hạm lớp Gepard này được xem như là một phần trong nỗ lực hiện đại hoá hải quân của chúng ta.
*
Lâu nay nhiều tin tức gây thêm lo âu đến với chúng ta. Ai cũng biết điều hệ trọng nhất của mọi dân tộc- quốc gia luôn là chủ quyền với sự toàn vẹn lãnh thổ. Không giữ được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ thì mọi công việc quốc gia đại sự khác xem như chẳng mấy ý nghĩa nữa.
Với một đất nước trải dài và bao bọc phần nửa biên giới thông với biển khơi như chúng ta, sự mạnh mẽ của lực lượng quân sự để giành giữ độc lập chủ quyền càng là trọng trách lớn lao và vô cùng thiêng liêng.
Thế nên hiển nhiên cái dòng tin ngắn - nhưng vừa đủ các chi tiết cần biết vừa dẫn - đã làm chúng ta tạm ấm lòng chốc lát. Như sự an ủi sau bao thắc thỏm lo âu... Còn với bao người con dũng cảm đang ngày đêm vất vả phong sương nơi biển khơi thì tin này là niềm vui và nhất là tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho họ. Những ngày tháng hiện tại, càng cần tới những điều đó làm sao!
Nguyễn Vĩnh
Lịch sử trước sau vẫn là lịch sử
Lịch sử trước sau vẫn là lịch sử
Cuộc chiến tranh Trung-Việt kể từ ngày quan hệ hai nước bình thường hóa trở lại (năm 1991) ít hoặc không thấy nhắc tới ở nước ta. Ngay như năm ngoái, dịp đúng 30 năm ngày cuộc chiến này diễn ra nhưng báo chí chính thức và bộ máy tuyên truyền của ta cũng tịnh không thấy xuất hiện lời nào dòng nào cả.
Vì sao như vậy? Câu hỏi và cũng là câu trả lời nữa – mà thực ra chỉ được hiểu ngầm - là về mặt đối ngoại, nêu lại chuyện đó là không có lợi cho đường lối chủ trương đối ngoại làm bạn với tất cả các nước, cụ thể càng không lợi gì cho quan hệ hai nước. Hoặc lãnh đạo ta coi đây là vấn đề quốc tế, bối cảnh quốc tế lâu nay thuộc diện “nhạy cảm” “tế nhị” không nên khơi gợi lại làm gì.
Thế nhưng ở Trung Quốc thì người ta đã không làm như thế. Bằng cách này cách khác, tùy theo phân công của bộ máy tuyên truyền, Trung Quốc thường xuyên nhắc lại câu chuyện trên như là phía họ đã hành động một cách chính nghĩa và hợp đạo lý. Văn học và phim ảnh nước này đã dựng lên cả loạt tác phẩm xuyên tạc cuộc chiến tranh này. Họ miêu tả những người lính Trung Quốc vượt qua biên giới vào đất Việt Nam bắn giết dân thường và tàn phá làng mạc thành phố của chúng ta rồi rút đi như những mẫu người hảo hớn anh hùng của thời đại. Đen đen trắng trắng thế nào đến nỗi một nhà xuất bản cỡ quốc gia của ta lầm lẫn tới mức cho dịch in một cuốn tiểu thuyết loại như vậy, gây nên vụ xì-căng-đan ầm làng sách báo.
Và không chỉ ở Trung Quốc. Giới học giả tại nhiều quốc gia với chính kiến không giống nhau cũng dành nhiều nghiên cứu công phu về cuộc chiến tranh “kỳ lạ” này. Một cuộc chiến như người ta nói, là của một nước rất lớn tự cho phép mình đi “trừng phạt” một nước yếu nhỏ hơn nhiều, lại từng là anh em đồng chí thân thiết của họ, với một phương thức tiến hành chiến tranh chớp nhoáng và hết sức tàn bạo.
Một trong số đó là công trình của nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc Trương Tiểu Minh. Ông làm việc tại Đại học Không quân Mỹ (Air War College – Montgomery, bang Alabama, Hoa Kỳ) ngay từ tháng 12/2005 đã cho công bố một bài viết có giá trị trên một tạp chí khoa học, trong đó phân tích từ nguyên nhân và diễn biến của cuộc chiến tới các hệ quả và bài học rút ra từ cuộc chiến kia mang lại. Đương nhiên góc nhìn của tác giả có những điều phải bàn lại, nhưng cả bài toát lên một thái độ khách quan nghiêm túc khi nhìn lại toàn bộ cuộc chiến tranh biên giới này.
Trước khi đi vào nội dung bài nghiên cứu trên, thiết tưởng chúng ta nên nghiêm túc nhìn lại mình. Liệu một thái độ chối bỏ hoặc giả là buông trôi không cho báo chí và sử liệu công khai được nhắc đến cuộc chiến trên có phải là một ứng xử khoa học và có trách nhiệm nghiêm túc trước lịch sử?
Oái oăm thay lịch sử vẫn thế và bao giờ cũng vẫn thế. Nó đã và đang tồn tại một cách khách quan ngoài ý muốn chủ quan của bất cứ ai. Nếu những người trong cuộc như Việt Nam chúng ta không nhắc đến thì thiên hạ họ cũng cứ nhắc tới, cứ nghiên cứu, cứ nêu vấn đề lên theo những giác độ của họ khi nhìn cuộc chiến này. Đúng sai từ các tác phẩm công trình nào đó chúng ta không/chưa vội bàn tới hoặc kết luận. Chỉ biết rằng như vậy sẽ có khả năng lịch sử bị biến dạng, bị hiểu sai - nếu chúng ta, đặc biệt giới chuyên môn về lịch sử quân sự cũng như dân sự - tất cả là ở phía chúng ta không mau mắn tham gia vào công việc này.
Dưới đây xin trích thuật một số đoạn của bài viết rất có giá trị tư liệu và khoa học kể trên của tác giả Trương Tiểu Minh.
Chúng ta dễ nhận thấy ở đây sự phong phú của các nguồn tư liệu mà tác giả sưu tầm được cũng như cách nhìn nhận và lập luận của tác giả về cuộc chiến tranh là tương đối khách quan. Chắc sẽ có nhiều bài học và kinh nghiệm rút tỉa được từ đây tùy theo góc độ của người đọc chúng ta.
Nguyễn Vĩnh
-----------
Trích một số đoạn của bài nghiên cứu:
* Trong cuộc họp Quân ủy Trung ương Quân Giải phóng Trung Quốc vào trước đầu năm Dương lịch, Đặng Tiểu Bình đã chính thức đề xuất một cuộc chiến tranh trừng phạt Việt Nam. Tất cả những người tham gia cuộc họp bao gồm cả chủ tịch ĐCS Trung Quốc Hoa Quốc Phong, theo như báo chí đã đưa tin, cũng ủng hộ đề xuất này. Tại cuộc họp này Đặng đã chỉ định Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) làm chỉ huy chiến dịch ở đông Quảng Tây và Dương Đức Chí (Yang Dezhi), tư lệnh quân khu Vũ Hán, chỉ huy ở miền tây Vân Nam, không dùng Vương Tất Thành (Wang Bicheng), tư lệnh quân khu Côn Minh.
* Ngày 11 tháng Hai 1979, hai ngày sau khi Đặng trở về Bắc Kinh từ chuyến đi Mỹ và Nhật, cuộc họp Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc mở rộng đã được triệu tập. Đặng trình bày rõ ràng lý do căn bản để đánh Việt Nam, và sau đó mệnh lệnh phát động cuộc tấn công Việt Nam vào ngày 17 tháng Hai năm 1979 đã được gửi tới các tư lệnh quân khu Quảng Tây và Vân Nam. Đây là ngày họp mà các thành phần không phải chủ chốt được tham dự lâu trong đó một số lý lẽ được đưa đẩy rằng thời điểm tấn công có thể liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết: vào mùa mưa, thường từ tháng Tư trở đi, nó có thể bất lợi cho việc tiến hành các chiến dịch quân sự, hoặc nếu tấn công sớm quá thì quân đội Liên Xô có thể dễ dàng vượt qua những con sông dọc biên giới Trung-Xô khi đó đang còn đóng băng (nếu Liên Xô động binh giúp Việt Nam bằng cách đó thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho Trung Quốc).
* Khoảng giữa tháng Giêng 1979 hơn một phần tư quân đội thường trực của QGPND đã được đưa đến biên giới Trung-Việt, tổng cộng khoảng hơn 320.000. Theo kinh nghiệm chiến đấu của mình và dựa trên các bài bản chiến thuật của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc trong quá khứ, Hứa Thế Hữu đã trả lời những yêu cầu chiến tranh của ban lãnh đạo Trung ương bằng một chiến thuật gọi là niudao shaji (ngưu đao sát kê - dùng dao mổ trâu để cắt tiết con gà).
* Bắc Kinh cũng tính đến khả năng tham chiến của không quân. Không quân của QGPND sẽ cam kết dùng 18 trung đoàn và 6 phi đội tăng phái để chuẩn bị hỗ trợ cho các chiến dịch mặt đất. Để tránh leo thang xung đột, Quân ủy Trung ương ra lệnh không lực chỉ trợ chiến bên trong lãnh thổ Trung Quốc, trong khi đó lại ra lệnh các đơn vị không quân sẵn sàng yểm hộ cho các chiến dịch dưới đất “nếu cần”, mặc dầu không đưa ra định nghĩa chính thức tình hình thế nào và bao giờ được coi là “cần”. Mệnh lệnh đã quy định rằng bất cứ chiến dịch nào bên ngoài không phận Trung Quốc đều phải được phép của Quân ủy Trung ương. Dựa trên những nguyên tắc này, một chiến lược yêu cầu các đơn vị không quân sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ vùng trời và yểm trợ cho mặt đất. Khi chiến dịch dưới đất bắt đầu, cùng lúc không quân được lệnh xuất kích với tần suất cao trên không phận biên giới nhằm ngăn chặn không quân Việt Nam tham chiến. Nhân viên kiểm soát và điều hành hàng không cũng như các nhóm chỉ huy tác chiến đã được cử đến sở chỉ huy tiền phương của hai quân khu ở Quảng Châu và Côn Minh, các chỉ huy của các đơn vị không quân và một vài đơn vị phục vụ mặt đất cũng sẽ tham gia vào nhiệm vụ tấn công chính.
* Việc các đơn vị bộ đội của QGPND chỉ được huấn luyện một cách sơ sài và không đầy đủ cho một cuộc chiến tranh hiện đại nhằm vào quân đội Việt Nam, những người đã có 25 năm kinh nghiệm chiến đấu trước khi có cuộc chiến tranh này dường như không được giới lãnh đạo Trung Quốc quan tâm.
* Mặc dầu nhu cầu huấn luyện là cấp bách, nhưng QGPND vẫn tiếp tục với truyền thống quân sự của mình là sử dụng học thuyết chính trị để nâng cao tinh thần và để cải thiện hiệu năng chiến đấu. Cỗ máy tuyên truyền đã được thiết lập để thuyết phục binh lính rằng quyết định của ban lãnh đạo Trung ương là cần thiết và đúng đắn. Việt Nam đã thay đổi một cách xấu xa trở thành “Cuba ở phương đông”, tên “côn đồ ở châu Á” và “chó săn của Liên Xô”, đang cố theo đuổi tham vọng bành trướng. Chủ thuyết chính trị của Mác, mặc dầu được cả hai nước suy tụng cũng không ngăn cản được việc Trung Quốc phát động một cuộc “chiến tranh tự vệ” chống lại quốc gia làng giềng nhỏ bé một khi quyền lợi dân tộc tối cao bị đe dọa. Các bài giảng, các cuộc họp quy tội Việt Nam với các bằng chứng, hiện vật, cũng như tranh ảnh được trưng bày nhằm gia tăng chủ nghĩa yêu nước và lòng căm thù kẻ địch. Ít nhất người ta cũng đã đưa ra một cách giải thích nghe có vẻ có lý cho những người lính bình thường, ít học về lý do tại sao lại cần phát động cuộc tấn công quân sự vào Việt Nam, một đất nước từ lâu đã là anh em, đồng chí.
* Mặc dầu QGPND đã chọc thủng phòng tuyến ngay từ đầu nhưng địa hình, đặc biệt là thiếu đường sá, cộng với sự kháng cự quyết liệt của quân chính quy, các đơn vị biên phòng, bộ đội địa phương Việt Nam nên quân Trung Quốc đã bị rơi vào thế bị động. Chính tình trạng này đã bộc lộ những điểm yếu và thiếu khả năng của quân Trung Quốc trong chỉ huy tác chiến, liên lạc và hậu cần bắt nguồn từ truyền thống binh pháp của QGPND. Trong một vài trường hợp, các chỉ huy mặt trận Trung Quốc đã thúc giục sự yểm trợ của không quân khi các giao tranh dưới mặt đất gặp sự kháng cự quyết liệt của quân đội Việt Nam. Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã không cho phép, thay vào đó là mệnh lệnh cho hải dựa vào sự hỗ trợ hỏa lực của pháo binh. QGPND cùng với những tướng lĩnh của nó được sinh trong một thể chế truyền thống, chỉ quen với tiền pháo hậu xung và biển người. Khẩu hiệu “Tinh thần của lưỡi lê” (The spirit of the bayonet) lại tiếp tục được đề cao. Kết quả cho thấy cuộc chiến tranh Việt-Trung năm 1979 là một cuộc chiến tranh đẫm máu và tàn bạo.
* Bắc Kinh ngày càng trở nên lo lắng về tiến triển của cuộc chiến nên hối thúc tư lệnh chiến trường ở Quảng Tây khởi sự càng nhanh càng tốt trận đánh quyết định vào Lạng Sơn, một cửa ngõ làm lá chắn cho Hà Nội từ phía bắc. Dường như không hài lòng với những gì đã xảy ra tại Cao Bằng, họ Hứa đã tổ chức lại kế hoạch tác chiến và kêu gọi binh lính tăng thêm sức chiến đấu trong trận đánh Lạng Sơn. Sáu sư đoàn quân Trung Quốc tham gia vào trận đánh quyết định này, bắt đầu vào ngày 27 tháng hai, được mở màn bằng một trận pháo kích dữ dội. Sau các trận chiến ác liệt, quân Trung Quốc lần đầu tiên kiểm soát chắc chắn được các điểm cao xung quanh và sau đó đánh chiếm phần phía bắc của thành phố vào ngày 02 Tháng Ba, ngày mà theo lịch trình sẽ ngưng các hoạt động quân sự. Do bộ máy tuyên truyền của Hà Nội không thừa nhận thất bại của họ ở Lạng Sơn, Hứa đã quyết định tiếp tục đánh, thúc quân của ông ta vượt sông Kỳ Cùng, là ranh giới phân chia thành phố Lạng Sơn thành các huyện phía Bắc và phía Nam, để đánh chiếm toàn bộ thành phố, và sau đó phát triển xa về phía nam để đe dọa Hà Nội. Mặc dù quyết định của Hứa đã được Bắc Kinh thông qua, nhưng nó đã bị hủy bỏ vào ngày 05 tháng 3, ngay sau khi quân đội Trung Quốc chiếm phần phía nam của Lạng Sơn, với lý do được tuyên bố là họ đã đạt được các mục tiêu chiến tranh ban đầu.
* Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 là một hoạt động quân sự lớn nhất mà QGPND đã đề xướng kể từ sau chiến tranh Triều Tiên. Dựa trên chiến lược của Mao là “trong mỗi trận đánh, tập trung một lực lượng tuyệt đối vượt trội so với kẻ thù”, Bắc Kinh đã triển khai chín quân đoàn chính quy cùng với các đơn vị đặc biệt và địa phương, tạo nên một đội quân hơn 300.000, tiến hành cuộc chiến tranh trừng phạt Việt Nam trong một tháng. Các đơn vị không quân chiến đấu đã xuất kích 8.500 phi vụ tuần tra vùng trời, trong khi đó các đơn vị vận tải và trực thăng đã xuất kích 228 lần làm nhiệm vụ không vận; Hải quân cử một lực lượng đặc nhiệm (bao gồm hai tàu khu trục tên lửa và ba hải đội tàu trang bị tên lửa và ngư lôi tấn công nhanh) ra đảo Hoàng Sa (Xisha) nhằm đối phó với sự can thiệp của hải quân Liên Xô nếu có. Ngoài ra, Các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam còn huy động hàng chục ngàn dân quân và dân công để hỗ trợ các chiến dịch quân sự. Trong thời gian chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm ba thị xã của Việt Nam và hơn một chục thành phố nhỏ và thị trấn dọc biên giới, họ tuyên bố đã giết và làm bị thương 57.000 bộ đội Việt Nam, đánh thiệt hại nặng bốn sư đoàn quân chính quy và mười trung đoàn trực thuộc khác, cùng với việc chiếm một lượng lớn vũ khí. Bắc Kinh khẳng định rằng cuộc chiến chống Việt Nam 1979 đã kết thúc với thắng lợi thuộc về Trung Quốc.
* Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu ngày nay đều thừa nhận rằng quân Việt Nam “đã trên tay” quân Trung Quốc trên chiến trường vì khả năng tác chiến yếu kém của QGPND và thương vong quá nặng như đã được báo cáo chính thức. Hà Nội cho rằng chỉ có dân quân và các lực lượng địa phương đã tham gia vào cuộc xung đột, và không áp dụng một chiến thuật phòng thủ nào nhưng đã tấn công liên tục chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Họ chỉ chịu mất Lạng Sơn và một số thành phố khác sau khi đã gây thương vong và thiệt hại nặng nề cho quân Trung Quốc. Đài Hà Nội vào thời gian đó đã thông báo rằng Việt Nam đã tiêu diệt và làm bị thương 42.000 quân Trung Quốc...
….
Nguon: http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai18/201018_TruongTieuMinh.htm
Cuộc chiến tranh Trung-Việt kể từ ngày quan hệ hai nước bình thường hóa trở lại (năm 1991) ít hoặc không thấy nhắc tới ở nước ta. Ngay như năm ngoái, dịp đúng 30 năm ngày cuộc chiến này diễn ra nhưng báo chí chính thức và bộ máy tuyên truyền của ta cũng tịnh không thấy xuất hiện lời nào dòng nào cả.
Vì sao như vậy? Câu hỏi và cũng là câu trả lời nữa – mà thực ra chỉ được hiểu ngầm - là về mặt đối ngoại, nêu lại chuyện đó là không có lợi cho đường lối chủ trương đối ngoại làm bạn với tất cả các nước, cụ thể càng không lợi gì cho quan hệ hai nước. Hoặc lãnh đạo ta coi đây là vấn đề quốc tế, bối cảnh quốc tế lâu nay thuộc diện “nhạy cảm” “tế nhị” không nên khơi gợi lại làm gì.
Thế nhưng ở Trung Quốc thì người ta đã không làm như thế. Bằng cách này cách khác, tùy theo phân công của bộ máy tuyên truyền, Trung Quốc thường xuyên nhắc lại câu chuyện trên như là phía họ đã hành động một cách chính nghĩa và hợp đạo lý. Văn học và phim ảnh nước này đã dựng lên cả loạt tác phẩm xuyên tạc cuộc chiến tranh này. Họ miêu tả những người lính Trung Quốc vượt qua biên giới vào đất Việt Nam bắn giết dân thường và tàn phá làng mạc thành phố của chúng ta rồi rút đi như những mẫu người hảo hớn anh hùng của thời đại. Đen đen trắng trắng thế nào đến nỗi một nhà xuất bản cỡ quốc gia của ta lầm lẫn tới mức cho dịch in một cuốn tiểu thuyết loại như vậy, gây nên vụ xì-căng-đan ầm làng sách báo.
Và không chỉ ở Trung Quốc. Giới học giả tại nhiều quốc gia với chính kiến không giống nhau cũng dành nhiều nghiên cứu công phu về cuộc chiến tranh “kỳ lạ” này. Một cuộc chiến như người ta nói, là của một nước rất lớn tự cho phép mình đi “trừng phạt” một nước yếu nhỏ hơn nhiều, lại từng là anh em đồng chí thân thiết của họ, với một phương thức tiến hành chiến tranh chớp nhoáng và hết sức tàn bạo.
Một trong số đó là công trình của nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc Trương Tiểu Minh. Ông làm việc tại Đại học Không quân Mỹ (Air War College – Montgomery, bang Alabama, Hoa Kỳ) ngay từ tháng 12/2005 đã cho công bố một bài viết có giá trị trên một tạp chí khoa học, trong đó phân tích từ nguyên nhân và diễn biến của cuộc chiến tới các hệ quả và bài học rút ra từ cuộc chiến kia mang lại. Đương nhiên góc nhìn của tác giả có những điều phải bàn lại, nhưng cả bài toát lên một thái độ khách quan nghiêm túc khi nhìn lại toàn bộ cuộc chiến tranh biên giới này.
Trước khi đi vào nội dung bài nghiên cứu trên, thiết tưởng chúng ta nên nghiêm túc nhìn lại mình. Liệu một thái độ chối bỏ hoặc giả là buông trôi không cho báo chí và sử liệu công khai được nhắc đến cuộc chiến trên có phải là một ứng xử khoa học và có trách nhiệm nghiêm túc trước lịch sử?
Oái oăm thay lịch sử vẫn thế và bao giờ cũng vẫn thế. Nó đã và đang tồn tại một cách khách quan ngoài ý muốn chủ quan của bất cứ ai. Nếu những người trong cuộc như Việt Nam chúng ta không nhắc đến thì thiên hạ họ cũng cứ nhắc tới, cứ nghiên cứu, cứ nêu vấn đề lên theo những giác độ của họ khi nhìn cuộc chiến này. Đúng sai từ các tác phẩm công trình nào đó chúng ta không/chưa vội bàn tới hoặc kết luận. Chỉ biết rằng như vậy sẽ có khả năng lịch sử bị biến dạng, bị hiểu sai - nếu chúng ta, đặc biệt giới chuyên môn về lịch sử quân sự cũng như dân sự - tất cả là ở phía chúng ta không mau mắn tham gia vào công việc này.
Dưới đây xin trích thuật một số đoạn của bài viết rất có giá trị tư liệu và khoa học kể trên của tác giả Trương Tiểu Minh.
Chúng ta dễ nhận thấy ở đây sự phong phú của các nguồn tư liệu mà tác giả sưu tầm được cũng như cách nhìn nhận và lập luận của tác giả về cuộc chiến tranh là tương đối khách quan. Chắc sẽ có nhiều bài học và kinh nghiệm rút tỉa được từ đây tùy theo góc độ của người đọc chúng ta.
Nguyễn Vĩnh
-----------
Trích một số đoạn của bài nghiên cứu:
* Trong cuộc họp Quân ủy Trung ương Quân Giải phóng Trung Quốc vào trước đầu năm Dương lịch, Đặng Tiểu Bình đã chính thức đề xuất một cuộc chiến tranh trừng phạt Việt Nam. Tất cả những người tham gia cuộc họp bao gồm cả chủ tịch ĐCS Trung Quốc Hoa Quốc Phong, theo như báo chí đã đưa tin, cũng ủng hộ đề xuất này. Tại cuộc họp này Đặng đã chỉ định Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) làm chỉ huy chiến dịch ở đông Quảng Tây và Dương Đức Chí (Yang Dezhi), tư lệnh quân khu Vũ Hán, chỉ huy ở miền tây Vân Nam, không dùng Vương Tất Thành (Wang Bicheng), tư lệnh quân khu Côn Minh.
* Ngày 11 tháng Hai 1979, hai ngày sau khi Đặng trở về Bắc Kinh từ chuyến đi Mỹ và Nhật, cuộc họp Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc mở rộng đã được triệu tập. Đặng trình bày rõ ràng lý do căn bản để đánh Việt Nam, và sau đó mệnh lệnh phát động cuộc tấn công Việt Nam vào ngày 17 tháng Hai năm 1979 đã được gửi tới các tư lệnh quân khu Quảng Tây và Vân Nam. Đây là ngày họp mà các thành phần không phải chủ chốt được tham dự lâu trong đó một số lý lẽ được đưa đẩy rằng thời điểm tấn công có thể liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết: vào mùa mưa, thường từ tháng Tư trở đi, nó có thể bất lợi cho việc tiến hành các chiến dịch quân sự, hoặc nếu tấn công sớm quá thì quân đội Liên Xô có thể dễ dàng vượt qua những con sông dọc biên giới Trung-Xô khi đó đang còn đóng băng (nếu Liên Xô động binh giúp Việt Nam bằng cách đó thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho Trung Quốc).
* Khoảng giữa tháng Giêng 1979 hơn một phần tư quân đội thường trực của QGPND đã được đưa đến biên giới Trung-Việt, tổng cộng khoảng hơn 320.000. Theo kinh nghiệm chiến đấu của mình và dựa trên các bài bản chiến thuật của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc trong quá khứ, Hứa Thế Hữu đã trả lời những yêu cầu chiến tranh của ban lãnh đạo Trung ương bằng một chiến thuật gọi là niudao shaji (ngưu đao sát kê - dùng dao mổ trâu để cắt tiết con gà).
* Bắc Kinh cũng tính đến khả năng tham chiến của không quân. Không quân của QGPND sẽ cam kết dùng 18 trung đoàn và 6 phi đội tăng phái để chuẩn bị hỗ trợ cho các chiến dịch mặt đất. Để tránh leo thang xung đột, Quân ủy Trung ương ra lệnh không lực chỉ trợ chiến bên trong lãnh thổ Trung Quốc, trong khi đó lại ra lệnh các đơn vị không quân sẵn sàng yểm hộ cho các chiến dịch dưới đất “nếu cần”, mặc dầu không đưa ra định nghĩa chính thức tình hình thế nào và bao giờ được coi là “cần”. Mệnh lệnh đã quy định rằng bất cứ chiến dịch nào bên ngoài không phận Trung Quốc đều phải được phép của Quân ủy Trung ương. Dựa trên những nguyên tắc này, một chiến lược yêu cầu các đơn vị không quân sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ vùng trời và yểm trợ cho mặt đất. Khi chiến dịch dưới đất bắt đầu, cùng lúc không quân được lệnh xuất kích với tần suất cao trên không phận biên giới nhằm ngăn chặn không quân Việt Nam tham chiến. Nhân viên kiểm soát và điều hành hàng không cũng như các nhóm chỉ huy tác chiến đã được cử đến sở chỉ huy tiền phương của hai quân khu ở Quảng Châu và Côn Minh, các chỉ huy của các đơn vị không quân và một vài đơn vị phục vụ mặt đất cũng sẽ tham gia vào nhiệm vụ tấn công chính.
* Việc các đơn vị bộ đội của QGPND chỉ được huấn luyện một cách sơ sài và không đầy đủ cho một cuộc chiến tranh hiện đại nhằm vào quân đội Việt Nam, những người đã có 25 năm kinh nghiệm chiến đấu trước khi có cuộc chiến tranh này dường như không được giới lãnh đạo Trung Quốc quan tâm.
* Mặc dầu nhu cầu huấn luyện là cấp bách, nhưng QGPND vẫn tiếp tục với truyền thống quân sự của mình là sử dụng học thuyết chính trị để nâng cao tinh thần và để cải thiện hiệu năng chiến đấu. Cỗ máy tuyên truyền đã được thiết lập để thuyết phục binh lính rằng quyết định của ban lãnh đạo Trung ương là cần thiết và đúng đắn. Việt Nam đã thay đổi một cách xấu xa trở thành “Cuba ở phương đông”, tên “côn đồ ở châu Á” và “chó săn của Liên Xô”, đang cố theo đuổi tham vọng bành trướng. Chủ thuyết chính trị của Mác, mặc dầu được cả hai nước suy tụng cũng không ngăn cản được việc Trung Quốc phát động một cuộc “chiến tranh tự vệ” chống lại quốc gia làng giềng nhỏ bé một khi quyền lợi dân tộc tối cao bị đe dọa. Các bài giảng, các cuộc họp quy tội Việt Nam với các bằng chứng, hiện vật, cũng như tranh ảnh được trưng bày nhằm gia tăng chủ nghĩa yêu nước và lòng căm thù kẻ địch. Ít nhất người ta cũng đã đưa ra một cách giải thích nghe có vẻ có lý cho những người lính bình thường, ít học về lý do tại sao lại cần phát động cuộc tấn công quân sự vào Việt Nam, một đất nước từ lâu đã là anh em, đồng chí.
* Mặc dầu QGPND đã chọc thủng phòng tuyến ngay từ đầu nhưng địa hình, đặc biệt là thiếu đường sá, cộng với sự kháng cự quyết liệt của quân chính quy, các đơn vị biên phòng, bộ đội địa phương Việt Nam nên quân Trung Quốc đã bị rơi vào thế bị động. Chính tình trạng này đã bộc lộ những điểm yếu và thiếu khả năng của quân Trung Quốc trong chỉ huy tác chiến, liên lạc và hậu cần bắt nguồn từ truyền thống binh pháp của QGPND. Trong một vài trường hợp, các chỉ huy mặt trận Trung Quốc đã thúc giục sự yểm trợ của không quân khi các giao tranh dưới mặt đất gặp sự kháng cự quyết liệt của quân đội Việt Nam. Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã không cho phép, thay vào đó là mệnh lệnh cho hải dựa vào sự hỗ trợ hỏa lực của pháo binh. QGPND cùng với những tướng lĩnh của nó được sinh trong một thể chế truyền thống, chỉ quen với tiền pháo hậu xung và biển người. Khẩu hiệu “Tinh thần của lưỡi lê” (The spirit of the bayonet) lại tiếp tục được đề cao. Kết quả cho thấy cuộc chiến tranh Việt-Trung năm 1979 là một cuộc chiến tranh đẫm máu và tàn bạo.
* Bắc Kinh ngày càng trở nên lo lắng về tiến triển của cuộc chiến nên hối thúc tư lệnh chiến trường ở Quảng Tây khởi sự càng nhanh càng tốt trận đánh quyết định vào Lạng Sơn, một cửa ngõ làm lá chắn cho Hà Nội từ phía bắc. Dường như không hài lòng với những gì đã xảy ra tại Cao Bằng, họ Hứa đã tổ chức lại kế hoạch tác chiến và kêu gọi binh lính tăng thêm sức chiến đấu trong trận đánh Lạng Sơn. Sáu sư đoàn quân Trung Quốc tham gia vào trận đánh quyết định này, bắt đầu vào ngày 27 tháng hai, được mở màn bằng một trận pháo kích dữ dội. Sau các trận chiến ác liệt, quân Trung Quốc lần đầu tiên kiểm soát chắc chắn được các điểm cao xung quanh và sau đó đánh chiếm phần phía bắc của thành phố vào ngày 02 Tháng Ba, ngày mà theo lịch trình sẽ ngưng các hoạt động quân sự. Do bộ máy tuyên truyền của Hà Nội không thừa nhận thất bại của họ ở Lạng Sơn, Hứa đã quyết định tiếp tục đánh, thúc quân của ông ta vượt sông Kỳ Cùng, là ranh giới phân chia thành phố Lạng Sơn thành các huyện phía Bắc và phía Nam, để đánh chiếm toàn bộ thành phố, và sau đó phát triển xa về phía nam để đe dọa Hà Nội. Mặc dù quyết định của Hứa đã được Bắc Kinh thông qua, nhưng nó đã bị hủy bỏ vào ngày 05 tháng 3, ngay sau khi quân đội Trung Quốc chiếm phần phía nam của Lạng Sơn, với lý do được tuyên bố là họ đã đạt được các mục tiêu chiến tranh ban đầu.
* Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 là một hoạt động quân sự lớn nhất mà QGPND đã đề xướng kể từ sau chiến tranh Triều Tiên. Dựa trên chiến lược của Mao là “trong mỗi trận đánh, tập trung một lực lượng tuyệt đối vượt trội so với kẻ thù”, Bắc Kinh đã triển khai chín quân đoàn chính quy cùng với các đơn vị đặc biệt và địa phương, tạo nên một đội quân hơn 300.000, tiến hành cuộc chiến tranh trừng phạt Việt Nam trong một tháng. Các đơn vị không quân chiến đấu đã xuất kích 8.500 phi vụ tuần tra vùng trời, trong khi đó các đơn vị vận tải và trực thăng đã xuất kích 228 lần làm nhiệm vụ không vận; Hải quân cử một lực lượng đặc nhiệm (bao gồm hai tàu khu trục tên lửa và ba hải đội tàu trang bị tên lửa và ngư lôi tấn công nhanh) ra đảo Hoàng Sa (Xisha) nhằm đối phó với sự can thiệp của hải quân Liên Xô nếu có. Ngoài ra, Các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam còn huy động hàng chục ngàn dân quân và dân công để hỗ trợ các chiến dịch quân sự. Trong thời gian chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm ba thị xã của Việt Nam và hơn một chục thành phố nhỏ và thị trấn dọc biên giới, họ tuyên bố đã giết và làm bị thương 57.000 bộ đội Việt Nam, đánh thiệt hại nặng bốn sư đoàn quân chính quy và mười trung đoàn trực thuộc khác, cùng với việc chiếm một lượng lớn vũ khí. Bắc Kinh khẳng định rằng cuộc chiến chống Việt Nam 1979 đã kết thúc với thắng lợi thuộc về Trung Quốc.
* Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu ngày nay đều thừa nhận rằng quân Việt Nam “đã trên tay” quân Trung Quốc trên chiến trường vì khả năng tác chiến yếu kém của QGPND và thương vong quá nặng như đã được báo cáo chính thức. Hà Nội cho rằng chỉ có dân quân và các lực lượng địa phương đã tham gia vào cuộc xung đột, và không áp dụng một chiến thuật phòng thủ nào nhưng đã tấn công liên tục chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Họ chỉ chịu mất Lạng Sơn và một số thành phố khác sau khi đã gây thương vong và thiệt hại nặng nề cho quân Trung Quốc. Đài Hà Nội vào thời gian đó đã thông báo rằng Việt Nam đã tiêu diệt và làm bị thương 42.000 quân Trung Quốc...
….
Nguon: http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai18/201018_TruongTieuMinh.htm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...
-
Kể chuyện Myanmar 10 Bài 10. Văn học nghệ thuật Myanmar Tác giả CHU CÔNG PHÙNG BÀI 1 - http://vinhnv43.blogspot.com/201...
-
Ông Trần Đình Bá và Đề án MỞ RỘNG & HIỆN ĐẠI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA Trong nhiều năm nay ông Trần Đình Bá là một người có nhiều ý ...
-
Kể chuyện Myanmar - bài 12 Xin giới thiệu bài cuối trong chùm bài (12 bài) của tác giả Chu Công Phùng hiện đang làm việc tại Myanmar gửi ...