Mấy ngày nay nhận được thư của bạn bè gửi cho nói về vụ nổ mặt trời vào năm 2013. Cứ theo các dự đoán và mô tả của các nhà khoa học nước ngoài thì "không thể không hoang mang". Vì các bạn tôi
cũng đi từ nhiều nguồn, nên tôi thử vào một vài địa chỉ mà bạn giới thiệu nguồn hoặc vào Google tra cứu thì thấy báo chí trên thế giới họ có đăng như vậy thật. Thậm chí ngay ở nước ta, rất nhiều trang tin ở các báo lớn đều đăng cái tin khá là "giật gân" này trong đó có một tờ báo rất chính thống là CAND của tướng H-Ư cũng lên gần một trang - tôi chỉ đọc trên phiên bản điện tử của báo CAND chứ không biết xuất bản phẩm bằng báo giấy có đăng không? Điều đáng chú ý nữa là bài báo đó đã xuất hiện từ rất sớm (từ tháng 7/2010, tức cách nay gần nửa năm).
cũng đi từ nhiều nguồn, nên tôi thử vào một vài địa chỉ mà bạn giới thiệu nguồn hoặc vào Google tra cứu thì thấy báo chí trên thế giới họ có đăng như vậy thật. Thậm chí ngay ở nước ta, rất nhiều trang tin ở các báo lớn đều đăng cái tin khá là "giật gân" này trong đó có một tờ báo rất chính thống là CAND của tướng H-Ư cũng lên gần một trang - tôi chỉ đọc trên phiên bản điện tử của báo CAND chứ không biết xuất bản phẩm bằng báo giấy có đăng không? Điều đáng chú ý nữa là bài báo đó đã xuất hiện từ rất sớm (từ tháng 7/2010, tức cách nay gần nửa năm).
Dù các bài báo và tin tức đều do các nhà khoa học đưa ra nhưng với con người bình thường chúng ta, chúng ta vẫn cho rằng mọi câu chuyện kể trên đều là suy luận (dựa trên nghiên cứu của các ngành khoa học, trong đó chắc chắn có ngành thiên văn vũ trụ), tức những ý giả tưởng trong tương lai thôi, nghĩa là chúng có thể xảy ra hoặc cũng có thể không xảy ra... Dù thế nào tôi cứ cóp về đây một bản dịch mới đây xuất hiện và một bài viết trên báo CAND để bạn bè cùng xem, tham khảo.
NV
-----------
Vụ nổ mặt trời năm 2013
Một vụ nổ năng lượng cực đại từ Mặt Trời có thể làm tê liệt Trái Đất trong thời gian ba năm – đó là dự đoán của các nhà khoa học.
Nguồn: http://www.thesun.co.uk
(Thông tin chỉ để tham khảo, có thể không chính xác do các nhà Khoa học dự đoán và chưa được loan tin rộng rãi trên báo chí, mong rằng mọi người đừng hoang mang sau khi đọc và biến nó thành tin vịt mà gây thiệt hại cho xã hội).
Các nhà khoa học lo sợ một cơn bão mặt trời tạo nên những cơn sóng điện từ đến một cách bất ngờ như những tia chớp xảy ra trong năm 2013 - gây mất điện và hỗn loạn trên toàn cầu.
Các thảm họa đã xảy ra trong một thế kỷ có thể gây mất điện, phá hủy hệ thống truyền thông, các vệ tinh và mạng lưới Internet bị tê liệt.
Tất cả các vật dụng liên quan đến điện đều bị ảnh hưởng.
Các thảm họa có thể tuơng tự nhưng vụ nổ lớn hơn nhiều của năm 1859.
Sức tàn phá đó thiệt hại khủng khiếp trên khắp châu Âu và Mỹ, sự cháy lan ra cả ngoài hai châu lục.
Các mối đe dọa của thảm họa (có thể tương tự những cảnh trong bộ phim Hollywood blockbuster 2012) là rất lớn mà Bộ trưởng Quốc phòng Liam Fox gọi là một cảnh báo khẩn cấp ở London vào tháng chín vừa qua.
Tiến sĩ Liam Fox nói với các chuyên gia rằng thiệt hại không thể lường trước nếu một vụ nổ tương tự như năm 1859 xảy ra trong thời hiện đại. Ông kêu gọi các nhà khoa học hội thảo để bàn cách hạn chế các thảm họa sắp xảy ra.
Trong các cuộc họp báo, tổ chức Electric Infrastructure Security Council báo rằng Mặt Trời sẽ đạt đến một giai đoạn cực đại của chu kỳ vào năm 2013.
Một sự đột biến năng lượng từ bên trong mặt trời có thể gây ra các cơn bão bức xạ điện rất lớn.
Hiện tượng này xảy ra chỉ một lần trong mỗi thế kỷ.
Vụ nổ lớn sau cùng vào năm 1859, bao phủ hai phần ba bầu trời của trái đất trong một vùng sáng màu đỏ máu. những cảnh như vậy có thể xảy ra một lần nữa, gây ra đám mây bão ở các thành phố lớn hiện đại như London , Paris và New York .
Năm 1989, một vụ nổ năng lượng nhỏ hơn mặt trời đã xảy ra từ các nhà máy điện ở Quebec , Canada .
Trong bộ phim năm 2012 (diễn viên chính John Cusack), một ngọn lửa năng lượng mặt trời gây ra nhiệt độ toàn cầu tăng cao. hành tinh này sau đó bị tàn phá bởi sóng thần và động đất, đe dọa nhân loại.
Và cựu cố vấn của Cơ quan Phòng thủ Mỹ , Tiến sĩ Avi Schnurr cảnh báo: "Một cơn bão địa từ có thể hủy diệt các quốc gia trên trái đất. Chúng ta không thể chờ đợi thiên tai mới bắt đầu chống trả”.
-----------------------------------------
Các nhà khoa học bảo rằng kim loại quý giá có thể rơi xuống theo cơn bão bụi từ các hành tinh xa xôi.
Đại học St Andrews boffins điều tra hệ thống khí quyển tin rằng đám mây bụi ở không gian có thể chứa đầy hồng ngọc và ngọc bích.
-----------------------------------------
2013: Thế giới đối mặt với đại bão từ
2:28, 22/07/2010 - (Báo CAND điện tử)
Năm 2013, mặt trời sau nhiều năm "ngái ngủ" sẽ tỉnh giấc và theo dự báo của các chuyên gia Cục Quản trị hàng không và không gian quốc gia Hoa Kỳ (NASA), sẽ xuất hiện "một cơn bão từ lý tưởng" có thể dẫn tới những thảm họa công nghệ khủng khiếp trên trái đất.
Triển vọng đáng sợ
Kết luận hãi hùng trên đã được ghi trong bản báo cáo của Richard Fisher, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu vật lý thái dương thuộc NASA, chuyên trách việc theo dõi mặt trời. Trong bài trả lời phỏng vấn cho tờ Daily Mail số ra trung tuần tháng 6/2010, ông Fisher cho rằng, các cơn bão từ sẽ dẫn tới đình trệ các hệ thống liên lạc và máy tính, phá hỏng liên lạc di động và vệ tinh, cản trở hoạt động của các sân bay…
Cũng do mặt trời "vung tay quá trán" nên hệ thống ngân hàng cũng có thể bị tác động tiêu cực đến mức đình trệ… "Một cơn bão từ lý tưởng", sinh ra sau những vụ nổ hạt nhân cuồng dại trên mặt trời, có thể làm thủng những tầng bảo vệ tự nhiên của trái đất, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các hệ thống máy tính.
Theo dự đoán của các nhà khoa học, hệ lụy từ một cơn bão mặt trời như thế có thể là một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và lâu dài. Tờ Maariv của Israel cho biết, các nhà khoa học làm việc ở NASA đã kêu gọi Chính phủ Mỹ bắt tay vào chuẩn bị đối phó với các hậu quả có thể diễn ra do mặt trời "vung tay quá trán".
Tuy nhiên, những đề nghị của họ lại thiếu những chi tiết cụ thể. Thí dụ, họ chỉ đưa ra những kêu gọi chung chung như phải chú trọng tới việc nghiên cứu chu kỳ hoạt động của mặt trời, chế tạo những vệ tinh đáng tin cậy hơn, nâng cao chất lượng trang thiết bị y tế, mua sắm các nguồn điện cục bộ dự trữ cho các hệ thống máy tính "trong những lĩnh vực nhạy cảm"…
Lúc nào cũng tệ
Website The Register đã đưa ra thống kê những thảm họa kỹ nghệ diễn ra trong thời gian xuất hiện các cơn bão mặt trời trên trái đất. Năm 1859, do bão từ nên hệ thống đã bị hỏng ở Mỹ và châu Âu. Năm 1921, sự gia tăng hoạt động của mặt trời đã làm hỏng hệ thống giao thông tại New York, Mỹ. Cơn bão mặt trời năm 1989 đã làm hư hại nặng hệ thống cung cấp điện ở Quebec, khiến 6 triệu người dân Canada phải sống trong cảnh tối tăm và lạnh giá.
Nhân loại là con đẻ của hệ thiên hà nhưng các tác động từ đó như các vụ nổ trên mặt trời, các cơn bão từ, các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, những sự thay đổi khí hậu đột ngột… luôn luôn gây ra những ảnh hưởng không mấy khi tích cực tới sức khỏe của con người.
Cơ thể con người luôn cảm thấy những tác động của vô số các yếu tố từ môi trường xung quanh, trong đó có cả từ thời tiết và các hiện tượng bất thường về sức hút, liên quan tới những thay đổi không hề có lực hấp dẫn của trái đất và sự thường xuyên thay đổi vị trí của mình so với trái đất từ phía mặt trời, mặt trăng cũng như các hành tinh khác thuộc hệ mặt trời.
Trái đất được bao phủ bằng một tấm chăn khí - đó là bầu khí quyển. Không có nó, sự sống không thể tồn tại trên trái đất: con người sẽ không có gì để thở, ngày nóng không thể chịu nổi, còn đêm tới là những cơn giá lạnh kinh hồn… Phần lớn bầu khí quyển (99%) thường là yên tĩnh, nhưng lớp 10km dưới cùng đang bủa vây chúng ta, giúp chúng ta sống và thở, lại liên tục nằm trong một sự chuyển động bất tận - nó bị mặt trời hâm nóng.
Nó luôn luôn sôi sùng sục, như nước ở trong một cái xoong khổng lồ được đặt trên bếp lửa cháy rực. Tất cả những gì mà chúng ta vẫn gọi là thời tiết, cả những ngày hè bình an ấm áp lẫn những ngày đông buốt giá triền miên - đều là kết quả của những chuyển động và xáo trộn của không khí trong lớp khí quyển thấp nhất - tầng đối lưu.
Nhiệt độ trong khí quyển thay đổi tùy theo từng tầng. Trong tầng đối lưu, nhiệt độ càng ở trên cao càng giảm nhưng ở những tầng cao hơn tầng đối lưu, nhiệt độ có thể lên tới 2.000 độ. Như các nghiên cứu khoa học cho thấy, thời tiết được hình thành trong tầng đối lưu, nơi trữ rất nhiều hơi nước.
Ai cũng biết, không có hơi nước thì không thể có mây, mưa và tuyết, những yếu tố cấu thành không thể thiếu được để làm nên thời tiết. Máy bay khi di chuyển trong tầng đối lưu có thể bị rung rất mạnh vì những dòng chuyển động không khí không ngừng. Vì thế nên các loại máy bay hiện đại thường bay trên tầng bình lưu, cao hơn tầng đối lưu, nơi không khí yên bình và trong trẻo hơn.
Cũng cần phải thấy rằng, một số hệ thống thời tiết phổ biến trên khắp cả trái đất, thí dụ như các đám mây: ở những phía khác nhau của trái đất vẫn có những độ tụ mây giống nhau. Mây chỉ được hình thành khi trong không gian có đủ độ ẩm và các dòng không khí nâng những khối hơi nước lên cao phía bầu trời. Nếu không khí khô và khí quyển yên bình, thì mây không xuất hiện.
Thời tiết tốt thường chỉ được sinh ra trong điều kiện áp suất khí quyển cao, khi không khí từ từ xuống thấp và hầu như không dịch chuyển. Mùa hè tới, tình trạng áp suất cao được duy trì khá dài, vì không khí khi xuống thấp, cản trở các tác động từ bên ngoài thẩm thấu vào và tình trạng thời tiết nắng ấm có thể được duy trì một số ngày liền.
Ở những vĩ độ giữa vùng nhiệt đới và các cực - thời tiết xấu trong đại đa số các trường hợp thường liên quan tới những hệ thống khí quyển chuyển động khổng lồ, thường được gọi là những cơn cuồng phong, tức là những khu vực mà áp suất thấp.
Quanh năm, đặc biệt là về mùa đông, rất nhiều những nhóm cuồng phong quay cuồng giống như những con quạ đen khổng lồ mang theo mình nào là sự lạnh giá, nào là mây mù, nào là những trận gió dữ dội, nào là mưa hay tuyết… Một cơn cuồng phong lớn có thể rộng tới hàng trăm cây số và có thể chuyển động với vận tốc rất cao.
Cần phải thấy rằng, bầu khí quyển, cũng như tất cả mọi thứ trong vũ trụ, luôn ở trong một trạng thái chuyển dịch không ngừng nghỉ. Và gió, đó chỉ là một sự chuyển động của không khí, nói theo cách nói khoa học, đó là một phần của hệ thống tuần hoàn không khí toàn cầu.
Thời tiết và bầu khí quyển từ thời thượng cổ đã được các nhà khoa học chu ý quan sát và nghiên cứu. Thế nhưng, môn khí tượng học chỉ xuất hiện trong thời Phục hưng, khi ở Italia sáng chế được những công cụ đo nhiệt độ, áp suất và độ ẩm của không khí. Như ta đã biết, năm 1607, Galileo Galilei đã làm được chiếc nhiệt kế đầu tiên.
Và gần bốn thập niên sau đó, năm 1643, Evangelista, một học trò của Galileo, cũng đã lần đầu tiên tạo ra chân không nhân tạo và trong quá trình mày mò nghiên cứu này đã làm được chiếc khí áp kế đầu tiên. Và tới năm 1667, Roberrt Hooke đã xây dựng được một máy đo gió đầu tiên…
Cũng khoảng giữa thế kỷ XVII, tại Florence đã lập ra Viện hàn lâm thí nghiệm, nơi tập trung những nhà khoa học và nghệ sĩ tài năng để cùng chung tay sáng chế. Chính tại đây đã làm ra nhiều công cụ cân đo các hiện tượng khí tượng, đặt nền móng cho môn khí tượng học và những bản dự báo khí tượng mang tính khoa học sau này.
Một bản dự báo khí tượng hiện đại được xây dựng trên cơ sở thu thập và xử lý rất nhiều số liệu đo đạc các trạng thái của bầu khí quyển, được tiến hành thường xuyên liên tục và cùng một lúc trên khắp cả trái đất. Thông tin được tụ lại từ nhiều nguồn khác nhau: từ các đài khí tượng thủy văn trên mặt đất, từ các con tàu biển và các trạm khí tượng trên các đại dương, các trạm đo đạc lưu động trên máy bay và từ các vệ tinh thời tiết…
Vai trò quyết định trong việc tạo nên các điều kiện thời tiết là năng lượng mặt trời. Hơi nóng tỏa ra từ mặt trời đã đẩy các cơ chế thời tiết vào hoạt động. Ngày mát mẻ, nóng bức, ngày lộng gió, ngày mưa dầm, ngày sương mù, ngày tuyết trắng, ngày dông bão, ngày bình an… mọi sự này đều do hơi ấm mặt trời thường xuyên liên tục thay đổi trạng thái của bầu khí quyển.
Cường độ các tia nắng mặt trời phụ thuộc vào khu vực địa lý, thời gian trong ngày hay đêm và thời gian trong năm. Sự khác nhau được xác định bởi độ cao của mặt trời so với đường chân trời. Khi mặt trời ngự ở trên đỉnh cực, những tia nắng tỏa xuống từ nó rơi xuống theo chiều thẳng đứng và tạo nên sức nóng rất lớn.
Khi mặt trời xuống thấp, những tia nắng rơi xuống mặt đất theo những góc khác nhau tùy thuộc vào bề mặt trái đất và một lượng năng lượng không đổi nếu bị phân ra trên một diện rộng thì sẽ bớt nóng đi. Vì thế nên thời tiết ở nơi này có thể nóng, còn ở nơi kia thì lại lạnh và trên mặt đất có những vùng nóng và những vùng lạnh. Tất nhiên, một phần năng lượng mặt trời đã bị chính bầu khí quyển hấp thụ nên chỉ có một phân nửa của nó tới được với mặt đất. Nhưng mặt đất cũng được nóng lên đủ độ nhờ hiệu ứng nhà kính.
Tia nắng mặt trời được tạo nên từ 7 sắc. Khi các tia nắng xuyên qua bầu khí quyển, các phần tử bụi, nước đá và các giọt nước khúc xạ ánh sáng thành những màu khác nhau. Việc này dẫn tới các hiệu ứng quang học khác nhau, thí dụ như hiện tượng cầu vồng chẳng hạn.
Đôi khi những phần tử bị nhiễm điện toát ra từ mặt trời và bị cuốn vào từ trường của trái đất, tương tác với các nguyên tử khí trong khí quyển sẽ tạo ra trong đêm ở các vùng cực hiện tượng đêm trắng phương Bắc. Cảnh tượng kỳ vĩ này thực ra chỉ là một sự kích sáng bầu khí quyển.
Sự bức xạ sóng vô hình của mặt trời - đó chính là sự bức xạ X-quang và những tia gamma, những tia cực tím và những tia hồng ngoại. Thỉnh thoảng trên mặt trời lại xảy ra những hiện tượng về bản chất tương tự như các vụ nổ bom nguyên tử, có điều là với công suất lớn hơn gấp bội phần.
Trong thời gian xảy ra những vụ việc bất thường như thế, sự bức xạ mặt trời được gia tăng công suất rất lớn trên những dải tần khác nhau, cả nhìn thấy (trong khu vực xảy ra vụ nổ) lẫn vô hình: bức xạ X-quang và bức xạ cực tím. Trong thời điểm của những vụ nổ trong bầu khí quyển mặt trời, những dòng phân tử nhiễm điện được tung vào khoảng không gian giữa các hành tinh và chúng chuyển động như những cái píttông.
Sau 12-24 giờ, "tổng hợp chất" này sẽ tới khu vực trái đất và làm nảy sinh hiện tượng co kéo mạnh từ trường của hành tinh chúng ta, khiến từ trường trở nên căng thẳng gấp bội phần. Và thế là những cơn bão từ bắt đầu.
Phạm Huy Dũng (CAND điện tử, ngày 22/7/2010)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét