Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Báo chí nhà nước vẫn né tránh quá!

Báo chí nhà nước vẫn né tránh quá!

Là tôi nói tờ VietnamNet có tiếng là bạo mà khi đăng bài của TS Tô Văn Trường hôm nay thấy lược bỏ nhiều đoạn hoặc sửa đi nhiều chi tiết quan trọng khác so với bài tôi nhận được của bạn bè qua email mấy hôm trước.

Để khách quan, tôi xin phép post lên dưới đây cả 2 version này để các bạn tự rút ra kết luận.

Tôi cũng dân làm báo, và theo đuổi nghề này suốt những năm tháng công tác của mình. Mấy năm nay về hưu vẫn rất yêu nghề, vẫn viết báo và làm blog. Đồng ý đã là tòa báo thì bao giờ cũng phải “xử lý” bản thảo, phải biên tập lại bài vở, cắt gọt hoặc thêm thắt gì đó cho phù hợp với tôn chỉ mục đích của báo mình. Ở các tòa soạn đứng đắn nghiêm chỉnh, bài xử lý biên tập xong còn gửi cho tác giả đọc, đồng tình rồi mới đăng.

Nhưng điều tôi nói, tôi góp ý ở đây có thể không phải nhưthế.
Nhìn những sửa chữa, cắt gọt (khá nhiều đoạn) trong bài của TS Trường, tôi nghĩ nó có ý nghĩa khác, nhắm một mục đích khác. Nếu tôi không nhầm thì đấy là nhằm làm nhẹ đi tính chiến đấu của bài viết ban đầu của tác giả.Nói khác đi là cố làm bài viết “trơn tru”, là vo tròn rất nhiều ý tứ thẳng thắn và sắc sảo của tác giả khi phân tích tâm địa tham lam bành trướng của Trung Quốc đối với Biển Đông
và thái độ trịch thượng của họ đối với Việt Nam.

Nếu đây là bài chính tác giả Tô Văn Trường đã tự sửa để đăng báo công khai (VietnamNet là tờ báo chính thống mà) thì tôi xin rút nhận xét trên.

Còn nếu đây là bài biên tập của VNN thì tôi thú thật cảm thấy rất ái ngại với chiều hướng báo chí, định hướng và chỉ đạo báo chí hiện nay.

Sự “kiểm duyệt” vô hình, bằng các lệnh giới báo chí chúng ta vẫn quen gọi là “khẩu dụ” đã không cải thiện gì mà có khi còn ghê gớm hơn, nặng nề hơn hồi chúng tôi còn đương chức.

Buồn thay nó rơi vào thời kỳ thử thách gay gắt nhất của đất nước. Trước bối cảnh Trung Quốc đe dọa, xâm lấn thô bạo chủ quyền lãnh thổ, biển đảo lãnh hải của ta mà báo chí chính thống của ta lên tiếng yếu ớt, thậm chí bỏ qua không đề cập đến đủ độ cần có nhưhiện nay thì cái nguy cơ được đằng chân lân đằng đầu của Trung Quốc (sự thật thì họ đã liên tục gây hấn với chúng ta) càng có nguy cơ đẩy chúng ta vào chân tường, sau này có muốn phản kháng sẽ là quá muộn.

Qua chuyện này nếu như phán đoán của nhiều người là đúng, giới truyền thông báo chí của nhà nước và của các đoàn thể nhận chỉ thị phải tuân phục tuyệt đối chủ trương thông tin tuyên truyền là không đưa tin bình luận nhiều vềông bạn láng giềng to xác xấu tính, hoặc nếu có làm gì, viết gì thì cũng khôngđược gây phật lòng ông bạn 16 chữ vàng Trung Quốc… thì thật sự cái sự nghiệp báo chí của chúng ta không những dẫm chân tại chỗ - mà tệ hại hơn nữa - nó đi ngược lại lợi ích đất nước và dân tộc ta lúc này. Tức là ở giai đoạn có nhữngđiều hệ trọng nhất đất nước đặt ra đòi hỏi ở truyền thông báo chí và giới trí thức nước nhà sự dũng cảm ở ngòi bút và trí tuệ thì lại lảng tránh.

Trong khi bên kia biên giới, báo chí của họ được nhà nước khuyến khích hoặc vờ như không biết đã ồn ào lớn tiếng vu cáo, bôi nhọ đổi trắng thay đen mọi mối quan hệ và thực chất vấn đề Biển Đông. So với họ, báo chí của ta tiếc thay vẫn rụt rè quá, rụt rè một cách khó hiểu.

Chúng ta thử suy nghĩ mà xem, truyền thông báo chí mà không xốc dậy rồi vào cuộc một cách đáng phải có lúc này trước vận mệnh đất nước, lảng tránh cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thì chắc chắn lịch sử và dân tộc sẽ nghiêm khắc phán xét giới báo chí chúng ta trong một tương lai không xa.

Vệ Nhi
------------

Biển Đông và chuyện “con ếch chịu nóng”

Tô Văn TrƯỜNG

(Bài đăng trên VietnamNet ngày 28/6/2011)

Cứ ngồi yên, và bị cảm giác cũng như thói quen cũ chi phối, chúng ta sẽ cảm thấy không có đe dọa (hoặc đe dọa quá nhỏ) thì đến một lúc nào đó sẽ vô cùng thiệt thòi, trở tay không kịp.

Đất nước đang đứng trước những thử thách cam go: lạm phát, giá cả tăng cao, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm nghiêm trọng. Nổi cộm nhất hiện nay là mối quan hệ với nước Trung Quốc khổng lồ đã có rất nhiều điều phải nghĩ, phải nói, trong đó nổi cộm là vấn đề biển Đông.

Nhìn chung, nhân dân ta chưa được tiếp cận đầy đủ với các nguồn thông tin để đánh giá phân tích có được thái độ rõ ràng, do đó dư luận dường như tập trung vào tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong khi, mưu đồ và thủ đoạn, hành động nguy hiểm nhất, trái thực tế, lẽ phải và pháp lý nhất, xâm phạm đến lợi ích của nhiều quốc gia dân tộc nhất, đồng thời thiết cốt nhất đối với thủ phạm, và vì thế làchỗ yếu kém nhất của thủ phạm, chính là đường đứt khúc 9 đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò bao trùm 3/4 diện tích Biển Đông mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền.

Chính đường lưỡi bò của Trung Quốc, chứ không chỉ sự giành giật chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mới thực sự phi lý, thâm hiểm, mụcđích chiếm toàn bộ biển Đông , nhốt nước ta và một số nước Đông Nam Á vào một cái rọ. Bởi thế, Việt Nam cần chủ động, khôn ngoan xây dựng chiến lược và sách lược phù hợp, phối hợp chặt chẽ với các nước Đông Nam Á có cùng chung trách nhiệm và quyền lợi đấu tranh một cách bài bản, hiệu quả với Trung Quốc cả trước mắt lẫn lâu dài.


Đến nay, chúng ta đã tìm thấy bằng chứng rằng cách đây 30 năm, Trung Quốc đã âm thầm và có âm mưu chiếm biển Đông, đưa ra cả yêu sách "Đường đứt đoạn 9 khúc" vào các bài báo khoa học, có nghĩa là họ đãđi trước nhiều bước hơn chúng ta tưởng.
Qua các bài báo xuất bản ra thế giới chúng ta thấy rằng các tác giảTrung Quốc đã sử dụng bản đồ nước họ với đường lưỡi bò vô lý, ngay cả khi tính minh họa cho nghiên cứu không liên quan, ví dụ như khu vực nghiên cứu chỉ là các thành phố lục địa. Nhiều nhà khoa học Trung Quốc đã lập bản đồ quốc gia với "đường lưỡi bò" chiếm hầu hết biển Đông và công bố trên các tạp chí quốc tế từ cách đây 30 năm. Mặc dù trong các công bố khoa học này, họ chỉ đưa "hình lưỡi bò" một cách "lập lờ", không đưa bất cứ chú thích cụ thể nào về đường chữ U trong bản đồ là đường gì, nhưng ảnh hưởng của nó đến cộng đồng quốc tế vẫn rất lớn vì được đăng trên các các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Trong khi đó, các bài báo của các nhà khoa học Việt Nam được công bố trên các tạp chí khoa học trên thế giới đã vừa ít, thậm chí lại vừa sai.

Có ý kiến cho rằng nếu chúng ta cứ ngồi yên, và bị cảm giác cũng như thói quen cũ chi phối, chúng ta sẽ cảm thấy không có đe dọa (hoặc đe dọa quá nhỏ) thì đến một lúc nào đó sẽ vô cùng thiệt thòi, trở tay không kịp, sẽ lại phải chấp nhận những việc mà trước đó nhiều năm chúng ta không thể chấp nhận.

Nhiều người còn nhớ phương Tây có câu chuyện ngụ ngôn “con ếch chịu nóng”. Nếu thả con ếch vào chậu nước sôi thì nó nhảy ra ngay, còn nếu thả nó vào chậu nước lạnh rồi đun nóng từ từ thì nó sẽ không nhảy ra mà chịu nóng cho đến khi bịluộc chín. Điều đó có nghĩa là sự mất cảnh giác, ngộ nhận, tự ru ngủ, quen dần với mọi đe dọa thật là nguy hiểm, nó dẫn người ta tới chỗ bị bất ngờ và tất nhiên là thất bại.

Có người còn vạch rõ tư duy về biển Đông của Trung Quốc giống như hình ảnh của con cá mập khi đã xác định được con mồi của nó quyết đuổi đến cùng để thỏa mãn cơn đói.

Sau khi nhận được hàng chục phản ứng của các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước về việc các bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc có cả hình “lưỡi bò” phi lý, không theo luật quốc tế, ban biên tập tạp chí khoa học quản lý chất thải ở Ý hứa sẽ cho chỉnh sửa lại trong số xuất bản sắp đến.

Tuy nhiên, có tạp chí khoa học quốc tế như “Biến đổi khí hậu” cho biết GS Xuemei Shao Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc là tác giả bài báo có hình lưỡi bò phản hồi là sẽ không chỉnh sửa vì đó là do yêu cầu của chính phủ Trung Quốc!? Qua đó, càng thấy rõ chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nhà khoa học Trung Quốc sửa bản đồ, và chèn đường lưỡi bò vào trong bản đồ, bóp méo sự thật, đánh lừa dư luận thế giới để thực hiện âm mưu chiếm toàn bộ biển Đông.

Trong cuộc đấu tranh này, giới trí thức Việt Nam càng cần nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình trước đất nước và dân tộc, đóng vai trò như những nhà ngoại giao kênh hai, "ngoại giao nhân dân" kịp thời thông tin chính xác ra thế giới, để bạn bè, quốc tế hiểu rõ thiện chí của Việt Nam, mưu đồ, thủ đoạn của Trung Quốc, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tếsâu rộng đối với dân tộc ta.

Chúng ta cần thông tin đầy đủ và rộng rãi hơn tới cộng đồng khoa học Việt Nam cả trong và ngoài nứớc và bạn bè ở các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á về việc nhiều Tạp chí khoa học quốc tế đã vô tình đăng bài của các tác giả Trung Quốc có hình vẽ đường lưỡi bò ở biển Đông. Động viên cộng đồng khoa học Việt Nam gửi ý kiến tới Ban biên tập các Tạp chi khoa học có sai sót yêu cầu sửa chữa, hiệu đính, như đã làm có kết quả với Tạp chí của Hội địa lý Hoa Kỳ và Tạp chí khoa học Quản lý chất thải rắn của Ý.

Đối với Trung Quốc, đừng gộp người dân Trung Quốc và nhà cầm quyền Trung Quốc làm một. Nên nói về lợi ích chung chính đáng (hòa bình, ổn định, hữu nghị, thịnh vượng) của dân Việt Nam và dân Trung Quốc.

Cuộc sống thay đổi từng ngày, thế giới phẳng thay đổi từng giờ, trí thức là những người được học nhiều, biết rộng, biết vượt lên chính mình để không bịrơi vào trường hợp mà Shakespeare đã từng trách khéo: “càng thông minh hiểu biết nhiều càng hèn nhát”!

Thời gian vừa qua, cộng đồng trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước đã rất tích cực bám sát, phát hiện, phản ứng nhanh, hiệu quả trước việc một số Tạp chí khoa học quốc tế đưa thông tin sai lệch về vấn đề chủ quyền ở biển Đông. Giới trí thức Việt Nam chắc chắn cũng thấy rõ hơn bao giờ hết sứ mạng xã hội của mình, để tiếp nối ý nguyện của nhà thơ - nhà báo liệt sỹ Lê Anh Xuân là góp phần tạo nên một "Dáng đứng Việt Nam" trường tồn vững chắc bên biển Đông đầy sóng gió.


T.V.T.
--------


TRÍ THỨC VÀ NHÀ BÁO ĐỨNG TRƯỚC

VẬN MỆNH CỦA ĐẤT NƯỚC


Tô Văn Trường

* Bài dưới đây nhận qua email của bạn bè gửi. Và trước khi post lên Entry này tôi đã liên hệ để hỏi chính tác giả Tô Văn Trường, được biết bài viết toàn văn dưới đây là bản thảo của tác giả - bản thảo này đã gửi cho VietnamNet. Chỉ có điều nói lại cho rõ là bài đã cắt gọt, biên tập nhiều chỗ nhiều đoạn này được đăng ở VietnamNet mà phần trên đã nói tới cũng được thông báo trước cho tác giả Tô Văn Trường biết. Tác giả tiếc bản thảo cũ không được sử dụng đầy đủ, thậm chí tít bài cũng bị sửa đổi. Tuy nhiên tác giả thông cảm với tòa soạn trong tình hình hiện nay. Vậy blog tôi xin thông tin đầy đủ như vậy để bạn đọc chúng ta cùng biết. (Vệ Nhi chú thích)


Đất nước đang đứng trước những thử thách cam go: lạm phát, giá cả tăng cao, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm nghiêm trọng. Có lẽ chưa bao giờ vai trò của trí thức và nhà báo lại được nhắc đến nhiều như bây giờ và thực sự giới trí thức và nhà báo Việt Nam đã và đang cố gắng thể hiện lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của mình trước vận mệnh của đất nước.
        
Nhìn chung, nhân dân ta chưa được tiếp cận đầy đủ với các nguồn thông tin để đánh giá phân tích có được thái độ rõ ràng, dođó vai trò trách nhiệm của người trí thức và nhà báo càng nặng nề hơn vì họ có học vấn và điều kiện tiếp cận với thông tin trên toàn cầu và những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước. Trí thức và nhà báo phải làm gương đi đầu trong việc yêu nước, đoàn kết, rèn luyện kỹnăng để góp phần đắc lực trong việc kiến giải các vấn đề của đất nước.
         
Nổi cộm nhất hiện nay là mối quan hệ với nước Trung Quốc khổng lồ đã có rất nhiềuđiều phải nghĩ, phải nói như mưu mô hành động ở biển Đông, dọc tuyến biên giới đường bộ 1.500 km, khai thác tài nguyên nước sông Hồng, sông Mekong, nhà thầu Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, tràn ngập hàng hóa, công nghệ thấp, thuê đất rừng 50 năm, thọc sâu, chia rẽ tác độngđến chủ trương chính sách và nhân sự của Việt Nam vv…

Trí thức và nhà báo cần phải phân tích vạch trần thủ đoạn về biển Đông âm mưu và hành động nguy hiểm nhất, ngang ngược nhất, trái thực tế, lẽ phải và pháp lýnhất, xâm phạm đến lợi ích của nhiều quốc gia dân tộc nhất, đồng thời thiết cốt nhất đối với thủ phạm, và vì thế là chỗ yếu kém nhất của thủ phạm, đó là cái lưỡi bò, chứ không phải sự giành giật chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ba lần biểu tình, tuần hành của dân ta ngày 5 tháng 6, ngày 12 tháng 6, ngày 19 tháng 6 vừa qua đều là tự nguyện, thể hiện lòng yêu nước của người dân, đó là hồng phúc của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta chưa thật tập trung vào lưỡi bò, còn nêu nhiều quá những khẩu hiệu đòi toàn bộ chủ quyển hai quần đảo. Khi tôi đang viết đến đây, nhận được thông tin và hình ảnh hàng trămđồng bào ta ở Paris (Pháp) tham gia biểu tình, phát truyền đơn, gửi thư đến đại sứ Trung Quốc ở Pháp để chuyển về cho chính phủ Trung Quốc nói rõ 2 dân tộc Việt Nam và Trung Quốc đều mong ước hòa bình và tố cáo các hành động gây hấn có tính bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông. Tham gia biểu tình còn có trẻ em, từ em bé còn nằm nôi cho tới những em lớn hơn cầm cờ cùng đoàn người biểu tình, gợi nhớ lại hình ảnh truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam nếu “giặc đến nhà, đàn bà và trẻ em cũng đánh”!

Vừa qua, trên BBC có 2 bài báo đặc biệt của GS Minxin Pei gây ra ngộ nhận cho công chúng chưa có điều kiện tìm hiểu về luật quốc tế và luật biển. Rất tiếc phía chúng ta cũng chưa có bài báo nào phản hồi về vấn đề này. Theo chúng tôi hiểu cách đơn giản tại biển Đông có hai loại tranh chấp chủquyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tranh chấp phân định biên. Thông thường khi chủ quyền đã xác định đảo nào thuộc ai thì sẽ mới bàn đến vấn đềphân định biên theo công ước luật biển quốc tế 1982. Việc xác định chủ quyền và phân định biển là theo nguyên tắc và án lệ của luật quốc tế chứ không phải Công ước luật biển. Lâu nay, rất nhiều người phát biểu còn lẫn lộn về khái niệm nêu trên, nhất là giới báo chí, làm cho công chúng hiểu lầm.

Nếu không có hai quần đảo thì áp dụng Côngước Luật biển, Philippines, Malaysia và Brunei có quyền yêu sách 200 hải lý quy chế vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa. Vùng yêu sách này sẽ chồng lấn lên một phần vùng biển Spratlys bây giờ, gồm cả đảo mà Trung Quốc yêu sách và nếu không cóđảo thì Trung Quốc và Việt Nam không có tư cách pháp lý để đòi chủ quyền ở khu vực quá xa đất liền của mình như vậy. Tuy nhiên, Trung Quốc yêu sách đảo chỉ vì những đảo này nằm trong yêu sách biển nằm trong đường chữ U của họ. Đây là điều không có tiền lệ và không được Công ước Luật biển công nhận. Yêu sách này của Trung Quốc đã xâm phạm vào quy chế vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam , Philippines và các nước khác. Một số nước ở Đông Nam Á cho rằng Việt Nam cũng yêu sách toàn bộ các đảo ởTrường Sa cũng đưa đến sự kiện chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Về phía Việt Nam cần tiếp tục củng cố bằng chứng pháp lý-lịch sử làm rõ quan điểm của mình chiếm hữu hai quần đảo từ lâu đời. Trung Quốc cũng dựa vào danh nghĩa lịch sử. Còn Philippines bị giới hạn trong phạm vi Hiệp ước 1898 Mỹ-Phi, không bao gồm quần đảo Trường Sa. Brunei thì vùng chồng lấn quá nhỏ.Do vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết nên các bên đều tìm mọi cách mở rộng vùng yêu sách của mình. Philippines từ thuyết kế cận địa lý và an ninh còn Malaysia cho rằng họ có thềm lục địa và một vài đảo thuộc Trường Sa nằm trên thềm lục địa từbờ biển của họ nên thuộc về họ. Việt Nam và Trung Quốc đều đòi hỏi cácđảo thuộc Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Xin lưu ý, theo Công ước Luật biển, các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cho hầu hết nếu không nói là tất cả cácđảo ở Trường Sa đều không được hưởng quyền có EEZ. Vả lại, nếu có, tỷ lệ được chủ quyền sẽ nhỏ hơn so với vùng đất liền của các nước ở kế cận theo như án lệcủa Tòa án Công lý quốc tế.

Chính vấn đề đường lưỡi bò của Trung Quốc mới thực sựphi lý, thâm hiểm, mục đích chiếm toàn bộ biển Đông , nhốt nước ta vàmột số nước Đông Nam Á vào một cái rọ. Bởi thế, Việt Nam cần chủ động, khôn ngoan xây dựng chiến lược và sách lược phù hợp, phối hợp chặt chẽvới các nước Đông Nam Á có cùng chung trách nhiệm và quyền lợi đấu tranh một cách bài bản, hiệu quả với Trung Quốc cả trước mắt lẫn lâu dài.
         
Đến nay, chúng ta đã tìm thấy bằng chứng rằng cách đây 30 năm, Trung Quốc đã âm thầm và có âm mưu chiếm biển Đông,đưa ra cả yêu sách "Đường đứt đoạn 9 khúc" vào các bài báo khoa học, có nghĩa là họ đã đi trước nhiều bước hơn chúng ta tưởng. Qua các bài báo xuất bản ra thế giới chúng ta thấy rằng các tác giả Trung Quốc đã sử dụng bản đồ nước họ với đường lưỡi bò vô lý, ngay cả khi tính minh họa cho nghiên cứu không liên quan, ví dụ như khu vực nghiên cứu chỉ là các thành phố lục địa. Nhiều nhà khoa học Trung Quốc đã lập bản đồ quốc gia với "đường lưỡi bò" chiếm hầu hết biển Đông và công bố trên các tạp chí quốc tế từ cáchđây 30 năm. Mặc dù trong các công bố khoa học này, họ chỉ đưa "hình lưỡi bò" một cách "lập lờ", không đưa bất cứ chú thích cụ thể nào về U-line trong bản đồ làđường gì, nhưng ảnh hưởng của nó đến cộng đồng quốc tế vẫn rất lớn vì được đăng trên các các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Trong khi đó, các bài báo của các nhà khoa học Việt Nam được công bố trên các tạp chí khoa học trên thế giới đã vừa ít, thậm chí lại vừa sai vì có những bài đăng bản đồ Việt Nam không có các đảo Trường Sa và Hoàng Sa!?

Có ý kiến cho rằng nếu chúng ta cứ ngồi yên, và bị cảm giác cũng như thói quen cũ chi phối, chúng ta sẽ cảm thấy không có đe dọa (hoặc đe dọa quá nhỏ) thì đến một lúc nàođó sẽ vô cùng thiệt thòi, trở tay không kịp, sẽ lại phải chấp nhận những việc mà trước đó nhiều năm chúng ta không thể chấp nhận. Nhiều người còn nhớ phương Tây có câu chuyện ngụ ngôn “con ếch chịu nóng”. Nếu thả con ếch vào chậu nước sôi thì nó nhảy ra ngay, còn nếu thả nó vào chậu nước lạnh rồi đun nóng từ từ thì nó sẽ không nhảy ra mà chịu nóng cho đến khi bị luộc chín. Điều đó có nghĩa là sự mất cảnh giác, ngộ nhận, tự ru ngủ, quen dần với mọi đe dọa thật là nguy hiểm, nó dẫn người ta tới chỗ bị bất ngờ và tất nhiên là thất bại trước sự leo thang của kẻ thù. Có người còn vạch rõ tư duy về biển Đông của Trung Quốc giống như hình ảnh của con cá mập khi đã xác định được con mồi của nó quyết đuổi đến cùng để thỏa mãn cơn đói.
Sau khi nhận được hàng chục phản ứng của các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước về việc các bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc có cả hình “lưỡi bò” phi lý, không theo luật quốc tế,ban biên tập tạp chí khoa học quản lý chất thải ở Ý hứa sẽ cho chỉnh sửa lại trong số xuất bản sắp đến. Tuy nhiên, có tạp chí khoa học quốc tế như “Biến đổi khí hậu” cho biết GS Xuemei Shao Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc là tác giả bài báo có hình lưỡi bò phản hồi là sẽ không chỉnh sửa vì đó là do yêu cầu của chính phủ Trung Quốc!? Qua đó, càng thấy rõ chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nhà khoa học Trung Quốc sửa bản đồ, và chènđường lưỡi bò vào trong bản đồ, bóp méo sự thật, đánh lừa dư luận thế giới để thực hiện âm mưu chiếm toàn bộ biển Đông.

Về Việt Nam : Trí thức và nhà báo nước ta cần kịp thời thông tin chính xác đến dân ta, kết thành một khối toàn dân tộc, và góp phần trên tinh thần xây dựng để những người đang cầm quyền gắn bó với dân tộc, chung sức, chung lòng cùng với mọi tầng lớp khác trong dân tộc. Việc làm này đòi hỏi nhiều tâm huyết và bản lĩnh, về nội dung và về cách làm.
         
Về Trung Quốc : Đừng gộp hoàn toàn thành một cục dân Trung Quốc và nhà cầm quyền Trung Quốc. Nên nói về lợi ích chung chính đáng (hòa bình, ổn định, hữu nghị, thịnh vượng) của dân Việt Nam và dân Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích đã vạch rõ rằng hành động chiếm lưỡi bò là một thất bại nặng, tổn hại đến bước đường phát triển và uy tín quốc tế của Trung Quốc, hại trước mắt và lâu dài cho dân Trung Quốc.
        
Về quốc tế : Trí thức và nhà báo nước ta cần viết, nói và làm trong quan hệ hợp tác với các nước ASEAN, và cần kịp thời thông tin chính xác ra thế giới, tranh thủ sựđồng tình, ủng hộ quốc tế sâu rộng đối với dân tộc ta. Chúng ta cần thông tin đầy đủ và rộng rãi hơn tới cộng đồng khoa học Việt Nam cả trong và ngoài nước và bạn bè ở các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á về việc nhiều Tạp chí khoa học quốc tế đã vô tình đăng bài của các tác giả Trung Quốc có hình vẽ đường lưỡi bò ở biểnĐông. Động viên cộng đồng khoa học Việt Nam gửi ý kiến tới Ban biên tập các Tạp chi khoa học có sai sót yêu cầu sửa chữa, hiệu đính, như đã làm có kết qủa với Tap chí của Hội địa lý Hoa Kỳvà Tạp chí khoa học Quản lý chất thải rắn của Ý.

Cuộc sống thayđổi từng ngày, thế giới phẳng thay đổi từng giờ, trí thức và nhà báo là những người được học nhiều, biết rộng, biết vượt lên chính mình để không bị rơi vào trường hợp mà Shakespeare đã từng trách khéo: “càng thông minh hiểu biết nhiều càng hèn nhát”!

Thời gian vừa qua, VNN, Tuan VN.Net và Bee.net VN kịp thời đưa các thông tin phản ánh về vai trò của cộng đồng trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước đã rất tích cực bám sát, phát hiện, phản ứng nhanh, hiệu quả trước việc một số Tạp chí khoa học quốc tế đưa thông tin sai lệch về vấn đề chủ quyền ở biển Đông. Trí thức và nhà báo Việt Nam chắc chắn cũng thấy rõ hơn bao giờ hết sứ mạng cao cả của mình, để tiếp nối ý nguyện của nhà thơ - nhà báo liệt sỹ Lê Anh Xuân là góp phần tạo nên một "Dáng đứng Việt Nam" trường tồn vững chắc bên biển Đông đầy sóng gió.

T.V.T.

Phải cất tiếng nhiều hơn nữa về chủ quyền biển đảo

Phải cất tiếng nhiều hơn nữa về chủ quyền biển đảo

Giá như mọi cơ quan thông tin tuyên truyền, truyền thông báo chí nước nhà đều nói và làm như ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và truyền thông trao đổi với báo chí về việc tuyên truyền cho chủ quyền biển đảo thì dân mình biết thêm và phấn chấn để bước vào cuộc đấu tranh quyết liệt với bọn bá quyền và ngạo mạn lúc nào cũng có dã tâm nuốt trọn Biển Đông của chúng ta. Nhà nước hơn lúc nào hết cần tạo điều kiện để truyền thông báo chí làm tốt việc này.

Vệ Nhi

----------

Thông tin tuyên truyền về Trường Sa, Hoàng Sa

Bên chứng cứ mạnh đang nói ít, bên yếu đang nói rất nhiều

> Chủ động tuyên truyền bảo vệ biển đảo

TP - Bằng chứng pháp lý và lịch sử của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rất vững, nhưng công tác tuyên truyền của ta chưa thực sự có hệ thống và phát huy hết hiệu quả. Trong khi đó, bằng chứng của Trung Quốc cực yếu, nhưng họ đang có chiến thuật cứ nói ào ào, nói có hệ thống trong và ngoài nước để gây tác động vào nhận thức.

Bản đồ Trung Quốc thường có một góc in riêng bản đồ “đường lưỡi bò”
Bản đồ Trung Quốc thường có một góc in riêng bản đồ “đường lưỡi bò”.

Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và truyền thông (ảnh) trao đổi với phóng viên báoTiền Phong về sự mất cân bằng lớn giữa thông tin tuyên truyền của Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa.


Xin ông cho biết hiện trạng thông tin của hai bên về vấn đề này?

Yêu sách và luận điểm của Trung Quốc (TQ) về vấn đề Biển Đông thiếu căn cứ pháp lý và lịch sử, nhưng họ cứ nói và tuyên truyền liên tục và kết quả là có nhiều người nghe và thậm chí có nhiều người tin. Trong hai năm trở lại đây, trên báo chính thống của TQ như tờ Hoàn cầu (ấn phẩm tiếng Anh là Global Times của Nhân Dân Nhật báo), các ấn phẩm của Tân Hoa xã, và đặc biệt là các tờ báo mạng của Trung Quốc phản ánh thường xuyên lập trường và yêu sách của họ về Biển Đông mà thể hiện tập trung ở bản đồ “đường lưỡi bò”, theo đó TQ chiếm tới 80% Biển Đông.

TQ cũng có nhiều “nghiên cứu” về vấn đề này, với hàng trăm luận án tiến sỹ và thạc sĩ về Biển Đông, hầu hết thực hiện ở nước ngoài, bằng các thứ tiếng nước ngoài, rồi được xuất bản, phổ biến, kể cả trên mạng internet. Tại các cuộc hội thảo gần đây, các học giả TQ đều tìm cách bảo vệ lập trường và yêu sách của họ. Và cách đây hai năm, họ đã công khai đưa ra Liên Hợp Quốc bản đồ “đường lưỡi bò”.
Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của Việt Nam là rõ ràng kiên định và nhất quán, thường xuyên được khẳng định lại, đó là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Nhưng trên thực tế, mặc dù đã có quan điểm và đường lối chỉ đạo rõ ràng nhưng trong khâu thực hiện, chúng ta chưa tổ chức tốt việc đưa ra các bằng chứng và lập luận một cách đầy đủ, có hệ thống và liên tục để người dân trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài biết. Chúng ta cũng chưa giới thiệu nhiều bằng các thứ tiếng nước ngoài để cộng đồng quốc tế được biết. Đó là hạn chế trong công tác thông tin đối ngoại của chúng ta.

Vậy theo ông, chúng ta cần làm gì để khắc phục điểm yếu đó?

Bằng chứng lịch sử của TQ rất yếu, nhưng họ nói rất nhiều, thậm chí họ không ngại nói những điều không có căn cứ. Chẳng hạn, lúc đầu họ nói Trung Quốc đã quản lý Hoàng Sa - Trường Sa hàng trăm năm, có lúc họ lại nói Trung Quốc quản lý Hoàng Sa - Trường Sa từ thế kỷ 15-16, rồi gần đây họ lại nói TQ đã quản lý Hoàng Sa - Trường Sa từ cách đây 2.000 năm!

Họ cứ nói như thế mà không có căn cứ gì cả. Trong khi đó, Việt Nam có bằng chứng lịch sử và đã đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục, nhưng chúng ta chưa thông tin một cách thường xuyên, đầy đủ, rộng rãi và có hệ thống để người Việt Nam ở trong và ngoài nước và cộng đồng quốc tế biết.

Chúng ta cần tập hợp đầy đủ các tư liệu một cách hệ thống và phổ biến bằng nhiều hình thức, nhất là qua các phương tiện thông tin đại chúng, bằng tiếng Việt và các thứ tiếng nước ngoài, phổ biến trên mạng internet.

Chúng ta cũng cần tổ chức nghiên cứu để bác bỏ những yêu sách phi lý của Trung Quốc. Chúng ta đã có nhiều nhà nghiên cứu và đã có các công trình nghiêu cứu về Biển Đông nhưng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu về vấn đề này.

Để làm tốt công tác thông tin đối ngoại về vấn đề Biển Đông, theo ông cần phải nhanh chóng xúc tiến những công việc gì?

Việc này cần có sự tham gia của các bộ ngành, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng. Về mặt cung cấp thông tin, Ủy ban biên giới quốc gia đã có trang thông tin điện tử
http://www.biengioilanhtho.gov.vn, phổ biến và cung cấp thông tin chính xác cho công chúng và báo chí trong và ngoài nước. Nhưng hiện nay, mới có nội dung thông tin bằng tiếng Việt và lượng thông tin vẫn còn ít, chưa cập nhật thường xuyên, liên tục; còn thiếu nhiều thông tin, tư liệu cần thiết cũng như các công trình nghiên cứu liên quan Biển Đông. Được biết, sắp tới trang thông tin này sẽ có thêm bản tiếng Anh để phổ biến rộng rãi tới cộng đồng quốc tế.

Chúng ta cũng cần đưa các nội dung về chủ quyền biên giới và lãnh thổ, biển đảo vào trong sách giáo khoa các cấp ở phổ thông và đại học. Cần in và phổ biến rộng rãi các bản đồ mới về đường biên giới trên bộ và các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về Biển Đông, chú trọng vào các đề tài khẳng định vững chắc chủ quyền của chúng ta.

Một việc quan trọng là cần phổ biến Công ước quốc tế về luật biển rộng rãi tới mọi người dân. Bởi thực tế, những nội dung rất cơ bản, rất sơ đẳng như khái niệm lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế vẫn bị hiểu nhầm. Không chỉ người dân, các nhà báo mà cả nhiều cán bộ cũng chưa hiểu rõ và đầy đủ.
Điều vô cùng khó khăn là làm cho người dân Trung Quốc hiểu đúng vấn đề. Có thể nói số đông người TQ hiện nay chỉ được biết đến vấn đề tranh chấp Biển Đông thông qua hệ thống thông tin tuyên truyền của Trung Quốc, phản ánh lập trường, quan điểm và yêu sách phi lý của Trung Quốc. Chúng ta đã biết, họ công nhiên nói rằng các sự kiện vừa qua (tàu hải giám TQ cắt cáp của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam, tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu Viking 2 trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam) là do phía Việt Nam gây ra, trong vùng biển của TQ! Người ta cứ nghe báo chí TQ hằng ngày nói về điều này, và không ít người tin vào điều họ nói.

Trước tình hình như vậy, nhiệm vụ công tác thông tin đối ngoại của chúng ta vô cùng khó khăn, nặng nề. Nhưng nếu quyết tâm, có các biện pháp mạnh mẽ thích hợp, có sự phối hợp tốt, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, biết tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, công tác thông tin đối ngoại của chúng ta sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.

Xin cảm ơn ông.

Lan Anh thực hiện

Người gốc Việt rất giỏi KHKT

Người gốc Việt rất giỏi KHKT

Trên mạng thấy nhiều gương người Việt gốc nước non nhà - dù ở nước nào, chân trời góc bể nào - cũng thấy những người giỏi giang, thành đạt ai mà không mừng không vui.
Bữa lâu lâu thì một anh chàng ở Đức, băm nhăm băm bẩy gì đó đã làm đến bộ trưởng y tế, và mới đây trong cơ cấu đảng phái để nắm quyền, anh được bầu làm chủ tịch đảng, đương nhiên chiếm một chức phó thủ tướng của đất nước có nền công nghiệp - thương mại đứng hạng ba hạng tư thế giới, chuyện không hề dễ.

Rồi chỗ này chỗ kia người gốc Việt được bầu bán là ông nghị, ông dân biểu liên bang hoặc bang. Nơi khác là giáo sư tại vị hoặc thỉnh giảng ở một trường đại học danh tiếng... Toàn là những người Việt hoặc đã định cư lâu đời, hoặc mới sang, là do hoàn cảnh chiến tranh hoặc từ các chuyến đi học, lao đông ... rồi ở lại định cư sinh sống. Những người như vậy phấn đấu lên, vươn tới những đỉnh cao của xã hội cả chính trị, khoa học hoặc kinh doanh.

Hôm nay xin post lên bà con ta cùng biết, cùng vui.

VỆ NHI


----------------

Tiến Sĩ Định Nguyễn [người Mỹ gốc Việt] Giúp Hài Quân Mỹ Diệt Hoả Tiễn Đối Hạm — Breakthrough in free-electron laser development.

Dưới đây là nguyên văn bài viết:


Tiến Sĩ Định Nguyễn Giúp Hài Quân Mỹ Diệt Hoả Tiễn Đối Hạm
Một Khoa Học Gia Gốc Việt, Tiến Sĩ Định Nguyễn, hiện là Trưởng Công Trình Nghiên cứu Chế tạo loại Vũ khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL). Đây là loại Vũ khí mới để phá huỷ Hoả Tiễn tấn công của đối phương, kể cả Hoả Tiễn DF-21D của Trung Cộng hiện đang đe doạ các Hàng Không Mẩu Hạm và các Chiến Hạm Hải Quân Hoa Kỳ.

Trong bản Tường Trình trước Quốc Hội Hoa Kỳ [CRS Report for Congress] của Ronald O’ Rourke ngảy 21 tháng 1 năm 2011, trang 38 có tường trình về Công trình nghiên cứu và sáng chế Vũ Khí mới Free Electron Laser (FEL) Program của Tiến Sĩ Định Nguyễn.
Trung Cộng đang ngạo mạn phô trương sức mạnh của Hoả Tiễn DF-21D, đe doạ các Hàng Không Mẫu Hạm Hải Quân Hoa Kỳ! Nhưng họ đâu ngờ một loại Vù Khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL) cùa TS Dinh Nguyen sẽ phá huỷ dược DF-21D, làm tiêu tan tham vọng Đại Hán của họ!
Tuy Free Electron Laser đang còn trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng rất khả quan. Các Chiến Hạm Hải Quân Hoa Kỳ sẽ được trang bị sau này khi công trình sáng chế loại Vũ Khí mới này thành công.


Vu Khi Free Electron Laser (FEL)


Free Electron Laser (FEL) trang bi tren HKMH va KTH se pha huy hoa tien cua doi phuong

Dr. Dinh Nguyen
Breakthrough in free-electron laser development

 


Free Electron Laser Weapon

FEL may make the fleet virtually impregnable // Source: foxnews.com

Breakthroughs in Free-Electron Laser (FEL) technology could mean a virtually impenetrable defense system for Navy ships. The laser weapon in development has the capability to detect and engage incoming cruise missiles at the speed of light without running out of ammunition. The Office of Naval Research (ONR) has been developing the anti-aircraft and missile directed-energy weapon since the 1980s with the goal of creating a megawatt (1 million W) laser weapon with continuous power.
The high-powered FEL uses a superconducting electron gun powered by a microwave tube to emit an intense emission of laser light. Last month, scientists at Los Alamos National lab demonstrated their capability to produce the necessary electrons needed to actuate megawatt laser beams. This development placed its researchers nine months ahead of schedule for its 2011 goals. In a news release, Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the Free Electron Laser program at the New Mexico lab said, “Until now, we didn’t have the evidence to support our models.”
Asides from its military applications, FEL has also been employed in the medical field. Research by Dr. Glenn Edwards and colleagues at Vanderbilt University’s FEL center in 1994 found that FEL could be used to excise sensitive tissues like skin, cornea, and brain tissue at wavelengths of approximately 6.45 micrometers. The technology is still being researched and improved upon to minimize and ultimately prevent collateral damage to adjacent tissue.
Quentin Saulter, research program officer at ONR said “the FEL is expected to provide future U.S. Naval forces with a near-instantaneous laser ship defense in any maritime environment throughout the world.” In a video [<< click & watch] produced by the ONR, Saulter mentions that the project’s workforce consists of experts that specialize in projection, accelerators, electron beam dynamics, and photo-optics.
Sarwat Chappell, research program officer at Air Warfare and Naval Weapons Applications described the FEL as versatile because of its ability to be tuned and generate multiple wavelengths the navy will need when encountering various scenarios across the world.
ONR aims to test the FEL at sea by 2018.


Nguồn:

------------

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Vẫn vụ Sầm Đức Xương - Nguyễn Trường Tô năm xưa chưa dứt điểm


Liên quan đến vụ hiệu trưởng Sầm Đức Xương và chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô (tòa tuyên miễn truy cứu hình sự) can tội mua dâm mà năm trước gây ầm ĩ dư luận giải quyết chưa xong, chưa dứt điểm, mới đây Luật sư Trần Đình Triển lại vừa có thư gửi lãnh đạo cấp cao về vụ việc này (Thư đề ngày 26/06/2011). Tài liệu dưới đây đăng trên một số trang mạng.

LS Trần Đình Triển gửi thư cho Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng về vụ Sầm Đức Xương


Luật sư Trần Đình Triển (Văn phòng luật sư Vì Dân) đã gửi thư tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước phiên Tòa án Tối cao Hà Nội xét xử phúc thẩm nguyên hiệu trưởng Sầm Đức Xương tội danh “mua dâm”.

Trước đó, trong phiên xử kín hôm 10/3/2011, tòa đã tuyên phạt bị cáo Sầm Đức Xương, nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm 9 năm tù giam về tội mua dâm người chưa thành niên, thấp hơn 18 tháng so với bản án sơ thẩm lần 1 đã bị tuyên hủy.

Hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng bị tuyên phạt 36 tháng tù và Nguyễn Thị Thanh Thúy 30 tháng tù, cả hai đều được hưởng án treo; giao cho chính quyền địa phương nơi hai bị cáo cư trú có trách nhiệm giám sát, quản lý và giáo dục.

Dư luận xã hội cho rằng, vụ án bị lọt tội khi nhiều người trong danh sách đen mua dâm các nữ sinh vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, trong đó có nguyên chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô.

Cùng với thư gửi TBT Trọng, LS Trần Đình Triển cũng gửi kèm bản sao Bản án dài 12 trang của Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang và công văn của Viện Kiểm Sát Nhân dân tỉnh Hà Giang gửi Ủy ban Kiểm tra Trung Ương dài tất cả 10 trang. Trong đó liệt kê toàn bộ quá trình bị dụ dỗ bán dâm và “môi giới” bán dâm của các em nhỏ trường Việt Lâm cho các quan chức tỉnh Hà Giang. Nhiều em mới 13 tuổi. Hai tài liệu này quá dài, chúng tôi không tải về, bạn đọc có thể truy cập tại đây.

Dưới đây là thư của LS Trần Đình Triển gửi TBT Nguyễn Phú Trọng, đồng kính gửi Ủy ban Kiểm tra TW và Ban thường vụ Quốc hội.






Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

BIỂN ĐÔNG: Ý KIẾN CỦA MỘT TNS HÀNG ĐẦU HOA KỲ

BIỂN ĐÔNG: Ý KIẾN CỦA MỘT TNS HÀNG ĐẦU HOA KỲ

Ông John McCain là một chính khách có hạng tại Hoa Kỳ trong nhiều năm nay. Là người xuất thân từ nghiệp nhà binh giống như ông nội và cha mình, J. MacCain đã có những năm tham chiến tại Việt Nam. Là tù binh Hilton-Hà Nội từ 1967 cho đến HĐ Paris 1973 thì được trả tự do và về Mỹ đã giải ngũ rồi mau chóng lao vào các hoạt động chính trị tại Hoa Kỳ.

Ảnh dưới: TNS John McCain
Ông đã cùng một TNS khác - cũng là tù binh của "Bắc Việt" - ông John Kerry, cả hai đều rất năng nổ vận động chính giới Mỹ bình thường hóa quan hệ với kẻ thù cũ là Việt Nam. Ông McCain có một quan điểm chính trị rất độc lập trong phe Cộng hòa và ông muốn Việt Nam là một đối trọng với sự bá quyền nước lớn của Trung Quốc trong khu vực ĐNA và châu Á.

Bài phát biểu mới đây của vị TNS Hoa Kỳ tôi nhận được từ email của người bạn - một nhà ngoại giao thâm niên đầy kinh nghiệm - tôi nghĩ rằng bài này rất đáng đọc tham khảo ttong tình hình căng thẳng ở Biển Đông gần đây, xin giới thiệu với các bạn dưới đây. 

(Vệ Nhi gth)

{Xem trích ngang về vị Thượng nghị sĩ này đặt ở cuối bài phát biểu}.  

Phát biểu của ông John McCain tại hội thảo về an ninh hàng hải trên biển Đông ởTrung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) họp tại Washington .
20-06-2011

Cảm ơn John [Hamre] về lời giới thiệu hào phóng đó và cảm ơn tình bạn của anh trong nhiều năm qua. Luôn là điều tuyệt vời [để tôi] trở lại CSIS, nơi đã làm nhiều điều với mục đích thông báo suy nghĩ của Mỹ đến với thế giới và sự lãnh đạo của chúng tôi trong đó.


Như quý vị biết, tôi vừa từ Đông Nam Á trở về, và trước khi tôi chuyển qua chủ đềcủa hội nghị này, tôi muốn cung cấp một số cảm tưởng ngắn gọn về chuyến đi của tôi đến Miến Điện. Đây là lần đầu tiên tôi được phép trở lại đất nước này trong 15 năm,điều đó cho thấy một dấu hiệu về chính phủ dân sự mới này có thể đại diện cho một sự thay đổi so với quá khứ. Một thay đổi đáng chú ý khác là thủ đô mới của Nay Pyi Taw. Các tòa nhà chính phủ lớn, các cung điện chạm đá cẩm thạch, các khách sạn mới toanh, đường cao tốc với 18 làn đường - và điều kỳ lạlà: không có ai ở đó. Chỉ có chúng tôi là những chiếc xe duy nhất trên đường. Các tòa nhà gần nhưtrống rỗng.

Đó là một điều kỳ quặc mà tôi đã trải qua. Và chắc chắn đó là một sự tương phản đáng buồn với sự nghèo đói khốn cùng ở Rangoon . Tôi đến thăm một phòng khám tư nhân [của những người bị bệnh] AIDS, mọi ngườiđông nghẹt, nhiều trẻ em mồ côi, những người cần sự chăm sóc nhiều hơn những người có sẵn để chăm sóc cho họ. Tôi đã đi đến một dịch vụ cung cấp tang lễmiễn phí cho các linh hồn quá cố của những gia đình quá nghèo, để cho những người thân yêu của họ được chôn cất đàng hoàng. Đau lòng lắm, và điều này làm cho các bạn ước muốn, phải chi chính phủ [Miến Điện] cũng dành [sự đầu tư] vềsựnhiệt tình và tài nguyên với mức độ tương tự để phát triển đất nước của họnhưlà việc xây dựng thủ đô.

Tuy nhiên, trong các cuộc họp của tôi với Phó Chủ tịch thứ nhất, hai người đứng đầu hai viện Quốc hội, và những người khác, rõ ràng rằng chính phủ này muốn có quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ. Tôi nhấn mạnh rằng chính phủ của tôi và tôi chia sẻ khát vọng này, và như vậy là điều đó không phải là không thể. Sau cùng, nếu Hoa Kỳvà Việt Nam có thể cải thiện quan hệ, mà tôi biết một hoặc hai điều về vấn đề này, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, điểm chính tôi đã nhấn mạnh rằng bất kỳ sự cải thiện quan hệ nào cầnđược xây dựng, không những trên các cuộc nói chuyện vui vẻ, mà còn cần có hànhđộng từ cả hai phía. Hoa Kỳ cần sẵn sàng đặt mọi phương diện chính sách của chúng ta lên trên bàn, và để làm thay đổi những điều cụ thể mà chính phủ Nay Pyi Taw đã hỏi chúng tôi. Nhưng điều này chỉ có thể được thực hiện cùng với các hành động cụ thể vềphía họ, đặc biệt là những lời kêu gọi của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc: phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép Hội Chữthập đỏ được tự do vào thăm tất cả các nhà tù, bắt đầu một quá trình hòa giải quốc gia thực sự có liên quan đến các đảng đối lập chính trị và dân tộc, gồm Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, và bảo đảm sự an toàn và tự do đi lại của bà Aung San Suu Kyi.

Tôi đã có cơ hội gặp Bà [Aung San Suu Kyi] trong chuyến thăm của tôi, và lý do tôi vẫn còn hy vọng cho người dân Miến Điện đó là vì bà. Hôm qua là sinh nhật của bà Aung San Suu Kyi, và bà bày tỏ niềm hy vọng này: “Nếu tôi được hỏi điều gì tôi mong muốn trong ngày sinh nhật của tôi, tôi muốn hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho đất nước tôi”. Người phụ nữ tuyệt vời này vẫn còn là nguồn cảm hứng cho những người dân của bà và cho tôi. Và tôi đồng ý với bà rằng, đây không phải là lúc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Chúng ta cũng nên làm việc để thiết lập một Ủy ban Điều tra Liên hợp quốc, mà điều này không liên quan gì đến sựtrừng phạt và tất cả mọi thứ liên quan đến sự thật và công lý cho người dân Miến Điện.

Từ Miến Điện, tôi đã đi đến Singapore tham dự Đối thoại Shangri La, nơi mà một trong những chủ đề chính của cuộc thảo luận là chủ đề của hội nghị này: an ninh hàng hải ở biển Đông. Vấn đề này gây xúc động mãnh liệt giữa các nước tuyên bố chủ quyền trên vùng biển và vùng lãnh thổ. Và các chuyên gia thực sự hiểu những vấn đề phức tạp về lịch sử và pháp lý của những tuyên bố chủ quyền này thì khá nhỏ. Tôi đến từ Arizona , nơi mà chúng ta biết việc tranhđấu sử dụng đất và nước phức tạp như thế nào. Tôi cũng là một cựu lính Hải quânđã dành phần lớn cuộc đời của mình đi đây đó và làm việc về các vấn đề an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và tôi ngày càng lo ngại, rằng biểnĐôngđang trở thành một điểm nóng xung đột.

Những năm vừa qua cho thấy sự leo thang nhanh chóng về tình trạng căng thẳng giữa các quốc gia trong khu vực hàng hải đang tranh chấp và hay thay đổi này. Tôi không cần phải nói lại cho các cử tọa ở đây nghe tất cả các sự cố. Dĩ nhiên, điều quan trọng là tất cả các bên thực hiện sự kiềm chế. Và để chắc chắn rằng, cácđối tác ASEAN của chúng ta sẽ cần phải thỏa hiệp, đặc biệt là các nước thoảhiệp với nhau, để đạt được một kết quả hòa bình và cùng có lợi, như nhiều nước trong số các nước này thừa nhận.

Điều đó có nghĩa là, tình hình này cần phải nói thẳng một chút: Một trong những lực lượng chính làm cho các căng thẳng trên biển Đông trầm trọng hơn, và làm cho giải pháp hòa bình của các tranh chấp này khó khăn hơn để đạt được, đó là hành vi hung hăng của Trung Quốc và việc đòi chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ mà họ tìm cách theođuổi.






Tôi chẳng vui vẻ gì để nói điều này.Tôi tin rằng một trong những lợi ích quốc gia hàng đầu của Hoa Kỳ là việc duy trì và tăng cường quan hệ nhiều mặt với Trung Quốc. Tôi muốn Trung Quốc thành công và phát triển một cách hòa bình. Và tôi tin rằng không có lực lượng lịch sử nào lên án đất nước chúng ta về xung đột. Thật vậy, phạm vi hợp tác toàn cầu của chúng ta là rộng hơn bao giờ hết, kể cảcác vấn đềan ninh hàng hải, rõ ràng để cho mọi người thấy các hoạt động chung của chúng ta ra ngoài khơi Sừng châu Phi (Horn fo Africa ).

Điều gây khó khăn cho tôi, và tôi cũng nghĩ rằng nó cũng gây khó khăn cho nhiều quý vị ở đây, đó là các tuyên bốmở rộng mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Đông; các lý do căn bản cung cấp cho các tuyên bố này, không có cơ sở luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng quyết đoán mà Trung Quốc đang thực hiện để thực thi các quyền tự nhận của họ, gồm cả ở vùng biển trong vòng 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của các nước ASEAN, như là trường hợp gần đây trong các sự cố riêng biệt liên quan đến Việt Nam và Philippines. Bản đồ về cái gọi là chín vạch của Trung Quốc tuyên bố tất cả các đảo trên biểnĐông là chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc và tất cả các vùng lãnh hải của nó là vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Hơn nữa, những giải thích cụ thể về luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ làm xói mòn các nguyên tắc lâu dài về tự do hàng hải– bóp méo khái niệm gồm, mở rộng cho mọi người đi vào, khái niệm loại trừ,sẽhạn chế đi vào [vùng biển]. Một số người ở Trung Quốc thậm chí còn đề cậpđến học thuyết này, như trích dẫn, ‘chiến tranh pháp lý’.

Tại sao điều này quan trọng đối với Hoa Kỳ? Đây là câu hỏi mà nhiều người Mỹ sẽhỏi, đặc biệt là khi chúng tôi liên quan đến ba cuộc xung đột đã xảy ra, và khi nợ quốc gia của chúng tôi thực sự trở nên không bền vững. Tại sao Mỹ nên quan tâm đến tranh chấp lãnh hải của các nước bên cách xa nửa vòng trái đất?

Chắc chắn có lý do kinh tế để tham gia. Khu vực biển Đông là nguồn quan trọng về công việc làm và tài nguyên thiên nhiên có lợi cho nhiều người Mỹ. Tuy nhiên, có lẽ xét rộng hơn là yếu tố chiến lược. Trung tâm địa chính trị thế giới hấp dẫn đang chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương -một khu vực, trong đó nhiều nước đang trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu có và sức mạnh. Điều này tạo ra sự va chạm giữa các quốc gia, nơi các tranh chấp cũvẫn chưa được giải quyết. Hoa Kỳ có một lợi ích an ninh quốc gia trong việc duy trì một sự cân bằng chiến lược thuận lợi trong khu vực quan trọng này. Và trọng tâm đó là để bảo vệ sự tự do phổ quát trong việc đi lại vàđi vào các vùng biển như một nguyên tắc căn bản của trật tự quốc tế.

Những nỗ lực phủ nhận tự do hàng hải trên biển Đông đặt ra một thách thức nghiêm trọng đến trật tự quốc tế, dựa trên luật lệ, rằng Hoa Kỳ và đồng minh của chúng tôi đã duy trì trong nhiều thập kỷ. Nếu những nỗ lực này thành công - sẽ liên tục bắt nạt, cho phép một nước áp đặt tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình bằng vũ lực và biến biển Đông thành một khu vực không cho các tàu thương mại và quân sự của các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, đi vào - hậu quả sẽ là thảm khốc. Điềuđó có thể thiết lập một tiền lệ nguy hiểm để làm suy yếu luật pháp quốc tế,theo cách mà những người có ý định bệnh hoạn, không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ áp dụng ở nơi khác. Điều đó có thể tạo ra sự khuyến khích gia tăng quyền lực gây phiền hà khắp mọi nơi để sử dụng vũ lực, điều mà các phương tiện pháp lý và hoà bình không thể bảo đảm cho họ. Và nó sẽ đưa chúng ta đến gần hơn vào một ngày, khi hải quân Mỹ thấy rằng không thể đi vào và hoạt động một cách an toàn ở Tây Thái Bình Dương.

"Vậy thì Hoa Kỳ nên làm những gì? " Để tôi cung cấp một vài đề nghị để kết thúc.
Thứnhất, về lập trường của Mỹ trên biển Đông, chúng ta nhận thấy rằng, nếu có thể,một chính sách rõ ràng có thể ổn định hơn so với một chính sách không rõ ràng. Tôi hoan nghênh Ngoại trưởng Clinton khi tuyên bố rằng các bên tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán đa phương, và chúng ta sẽ tìm cách tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán. Đa số các nước châu Á hoan nghênh tuyên bố đó. Trên hết, đây là mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, không phải giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, rất hữu ích cho chúng ta tiếp tục nói rõ quan điểm của Mỹ, đểcác nước khác có thể biết, Hoa Kỳ chấp nhận những yêu sách nào, yêu sách nào chúng ta không chấp nhận, và những hành động nào chúng ta chuẩn bị để hỗ trợcác chính sách và cácđối tác của chúng ta, đặc biệt là Philippines, một nướcđồng minh có ký hiệp ước.

Thứ hai, Hoa Kỳ nên hỗ trợ các đối tác ASEAN của chúng ta trong việc giải quyết tranh chấp của họ trên biển Đông, như một phương tiện cổvũ ASEAN đoàn kết hơn để đối mặt với Trung Quốc.Trung Quốc tìm cách khai thác sự chia rẽ giữa các thành viên ASEAN - làm cho họchống đối nhau, để phục vụ cho kế hoạch riêng của Trung Quốc. Giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các nước ASEAN, như Malaysia và Brunei gần đây đã thực hiện, sẽ cho phép các đối tác của chúng ta thiết lập một mặt trận thống nhất hơn.

Thứ ba, Hoa Kỳ cần giúp đỡ các đối tác ASEAN của chúng ta tăng cường sự phòng thủ trên biển và khả năng phát hiện– để phát triển và triển khai các hệ thống cơ bản như radar cảnh báo sớm và các tàu an ninh ven biển. Bù đắp sự thiếu thốn này, và tăng cường tập trận chung với chúng ta, sẽ cung cấp một hình ảnh hoạt động phổ biến hơn ởbiển Đông và khả năng đối phó tốt hơn với các mối đe dọa.

Thứ tư, Thượng viện Mỹ cần quan tâm hơn đến Công ước LHQ về Luật Biển. Tôi biết điều này không phổ biến ở một số người bảo thủ. Tôi có nghi ngờ về chính bản thân mình. Nhưng thực tế là, chính phủ các nhiệm kỳ kế tiếp của cả hai đảng đã tôn trọng những nhận xét cơ bản của Công ước, mặc dù không cần phải ký. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc đã ký công ước mà không thực hiện đúng, nhắm tới việc từ chối [không cho các nước] đi vào vùng biển quốc tế. Điều này làm cho Hoa Kỳ dựa vào ân huệ của các nước ngoài cũng như dựa vào sức mạnh lớn hơn của chính mình đểbảo đảm quyền đi lại của Mỹ. Nhưng những điều này là đặc ân, không thể được xem như lúc nào cũng có sẵn, đó là lý do Hải quân Mỹ hỗ trợ mạnh mẽ Công ước [LHQ về Luật Biển] và tính pháp lý của nó, để bảo đảm nó phục vụcho các hoạt động hải quân của chúng ta. Do đó, vì lý do an ninh quốc gia, Thượng viện cần phải quyết định, đã đến lúc phê chuẩn Hiệp ước Luật Biển.

Thứ năm, chúng ta cần phải chuyển sức mạnh của lực lượng Mỹ,chú trọng nhiều hơn vào những khu vực cạnh tranh mới trỗi dậy, đặc biệt là ẤnĐộ Dương và Biển Đông. Tôiđã tham gia với cácđồng nghiệp của tôi ở Hội đồng Quân sự Thượng viện, Thượng nghị sĩ Carl Levin và Jim Webb, để kêu gọi cho thêm thời gian đánh giá lại kếhoạch về các căn cứcủa chúng ta ở Nhật Bản và Guam . Và tôi đã làm như thế để Mỹ không phải rút khỏi châu Á, mà là tăng cường cam kết của chúng tađối với an ninh trong khu vực.
Không phải là Quốc hội có ý kiến về các thỏa thuận căn cứ trong khu vực, mà thực tếtình hình mới và chi phí vượt quá mức, đã đặt vấn đề về các kế hoạch hiện tại của chúng ta, Quốc hội phải đặt những câu hỏi khó. Mục tiêu của chúng ta nên chuyển tới nơi có vị thế địa lý hơn, đưa quân đội rải rác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Bộ trưởng Quốc phòng Gates đã mô tả, và trung tâm của nỗ lực đó sẽluôn luôn là những cam kết căn cứ của chúng ta với các đồng minh lịch sửnhưNhật Bản và Nam Hàn.

Cuối cùng, Hoa Kỳ phải tiếp tục các khoản đầu tư cần thiết vào khả năng phòng thủ của chúng ta, đặc biệt là lực lượng hải quân, để duy trì sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới.Chúng tađang phải đối mặt với áp lực rất lớn trong nước để cắt giảm chi tiêu, gồm cảchi tiêu quốc phòng, và một số cắt giảm chắc chắn cần thiết. Những người có lý có thể không đồng ý về việc cắt giảm này, nên cắt thêm bao nhiêu. Nhưng gầnđây, khi Tổng thống cam kết cắt giảm 400 tỷ đô la về chi tiêu quốc phòng trong thời gian 12 năm - không có cơ sở chiến lược hợp lý về lý do tại sao con số nàyđã được lựa chọn hoặc những gì rủi ro gì nó sẽ gây ra, và Bộ trưởng Quốc phòng chỉ được nói về điều đó một ngày trước khi sự việc xảy ra - tôi nghĩ rằng những người có lý lẽ cũng có thể đồng ý rằng, điều này không có cách nào để lên kếhoạch quốc phòng của chúng ta. Chúng ta phải [lên kế hoạch] dựa vào chiến lược hướng dẫn, không thể [dựa vào] những con số tùy tiện.

Những sự kiện hiện đang xảy ra trên biển Đông sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc định hình sự phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ này. Và Hoa Kỳphải tiếp tục tham gia tích cực vào quá trình đó. Về vấn đề này, tôi gặp rắc rối do các báo cáo gần đây của một số đồng nghiệp của tôi trong Quốc hội và một số ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa, cho thấy mong muốn rút khỏi thếgiới và giảm các cam kết của chúng tôi ở nước ngoài. Hoa Kỳ đã mắc phải sai lầmđó trước đây, và chúng ta nên học bài học lịch sử này, không để nó lặp lại. Cuối cùng, lịch sử cho chúng ta thấy rằng, chính Mỹ được hưởng lợi lớn nhất nhờtrật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đó là duy trì bởi quyền lực và sựlãnh đạo của Mỹ. Chúng ta từ bỏ vai trò đó là nguy hiểm cho thế giới và cho chính chúng ta.

Nếu các bạn đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ để mang một thông điệp về nhà với các bạn, thông điệp đó sẽ là: Luôn có xu hướng cô lập ở Mỹ, nhưng người Mỹ đã bác bỏ nó trước đây, và tôi tin rằng bây giờ người Mỹ sẽ bác bỏ nó một lần nữa. Sẽluôn có một cơ sở vững chắc của Mỹ hỗ trợ cho một chính sách quốc tếmạnh mẽ ởnước ngoài. Chính sách đó sẽ không thay đổi, kể cả ở Mỹ. Chúng tôi sẽ không rút khỏi hoặc bị đẩy ra khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ ở lại đó, [thực hiện] cam kết với bạn bè và đồng minh của chúng tôi, và chúng ta sẽ cùng nhau thành công.

Ngọc Thu dịch từ:http://www.ustream.tv/recorded/15514848

---------

John Sidney McCain III (sinh ngày 29 tháng 8 năm 1936) là Thượng nghị sĩ thâm niên của Hoa Kỳ,người tiểu bang Arizonavà là người được Đảng Cộng hòa đề cử ra tranh chức tổng thống trong kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2008. Ông là một trong hai nhân vật năng nổ (người thứ hai là John Kerry) trong việc hối thúc và vận động chính phủ Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, kẻ thù cũ của Hoa Kỳ với nhiều lý do, nhưng đặc biệt là việc nhìn xa trông rộng coi Việt Nam là một đối trọng đáng giá trong khu vực để đối với Trung Quốc.

Ông nội và cha của McCain từng là đô đốc Hải quân Hoa Kỳ. McCain cũng đã học tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ và tốt nghiệp vào năm 1958. Ông trở thành phi công hải quân lái máy bay cường kích từ hàng không mẫu hạm. Trong lúc tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam, ông thoát chết trong gang tấc tại vụ cháy trên Hàng không mẫu hạm USS Forrestal năm 1967. Cùng năm, trong chuyến thi hành nhiệm vụ đánh bom lần thứ 23 trên bầu trời miền Bắc Việt Nam sau đó, phi cơ của ông bị bắn rơi và ông bị thương nghiêm trọng. Năm năm rưỡi ông bị bắt làm tù binh chiến tranh tại miền bắc Việt Nam, sau Hiệp định Paris 1973 ông được thả tự do.

Không lâu, sau khi McCain giải ngũ khỏi Hải quân vào năm 1981 và chuyển vềArizona, ông bắt đầu tham gia chính trị. Năm 1982 ông được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ, đại diện cho Khu quốc hội 1, Arizona. Sau khi phục vụ hai nhiệm kỳ tại đó, ông được bầu vào Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho Arizona vào năm 1986. Ông tái đắc cử Thượng nghị sĩ những năm 1992, 1998, và 2004.

Tuy gắn bó với với các quan điểm bảo thủ, McCain nổi tiếng trong truyền thông với những phát biểu với tư cách “độc lập” của mình, phản đối nhiều vấn đề chủ chốt của Đảng Cộng hòa mà ông là thành viên. Thoát khỏi vụ tai tiếng Keating Five trong thập niên 1980, ông coi việc cải cách cơ chế tài trợ vận động tranh cử là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Điều đó dẫn đến việc thông qua Đạo luật McCain-Feingold năm 2002.

McCainđã từng nỗ lực để trở thành ứng cử viên của Đảng Cộng hòa trong kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2000, nhưng thua George W. Bush sau những cuộc tranh đua sát ván tại các cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên. Năm 2008, ông lần nữa chạyđua tìm sự đề cử của Đảng Cộng hòa. Ông được đề cử sau đó nhưng thất cử trướcứng viên Đảng Dân chủBarack Obama trong tổng tuyển cử.

(Theo Wikipedia)

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Vô lý cái bản đồ “Lưỡi bò”

Vô lý cái bản đồ “Lưỡi bò”

Đòn bản đồ trong chính trị là thứ đòn có tính hai mặt.

Khi một bản đồ địa giới và hải giới do nhà nước lập ra, nó thểhiện tính pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, xác định cương vực của một quốc gia. Lúc đó đương nhiên được quốc tế tôn trọng và công nhận.

Tuy nhiên nếu bản đồ tự nước nào đó thêm thắt, lấn đất lấn biển của thiên hạ xung quanh, khi ấy tính pháp lý không còn, chỉ gây tranh cãi và xung đột với các quốc gia láng giềng.




 Trung Quốc hiện nay với hình “lưỡi bò” trên Biển Đông là một kiểu bản đồ họ tự thêm thắt, lấn lướt vô lối các vùng biển xung quanh, bất chấp luật pháp quốc tế. Mấy năm trước họ đã mau mắn trình báo ra Liên hợp quốc, tưởng như nhờ thế có thể nuốt trôi cả triệu km vuông trên mặt biển xa tít tắp nước họ.

Mặt khác họ còn âm thầm làm mọi cách “tranh thủ” các nhà bảnđồ học trên thế giới, in các loại ấn phẩm vẽ nước Trung Quốc thâu tóm gần như hết Biển Đông. Họ dùng mạng internet như một công cụ tuyên truyền là lãnh hải Trung Quốc chính thức là như vậy.

Tệ hơn là họ mặc nhiên để giới khoa học kỹ thuật Trung Quốc công bố bản đồ với cái lưỡi bò to đùng in trên nhiều tạp chí chuyên ngành và phát hành tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cái kiểu mưa dầm thấm sâu ấy vô cùng nguy hiểm nếu như chúng ta không lên tiếng ngăn chặn.

Thực ra không phải sách báo khoa học Trung Quốc mới đây mới in bản đồ hình “lưỡi bò”. Được biết Dr. Ing. Bùi Quang Hiển, một người Việt Nam hiện làm việc ở Canada (Québec) đã phát hiện cái kiểu bản đồ có lưỡi bò đó đã xuất hiện từ ... ba thập kỷ nay (30 năm) trên nhiều ấn khoa học kỹ thuật của TQ phổ biến tại các nước ngoài. Ghê gớm thay ông bạn nhiều chữ vàng cư xử với ta.

Vừa qua, qua kênh bạn bè tôi nhận được nhiều thư email với các phát giác đó. Dưới đây blog tôi xin phép đưa ra, tạm gọi đó là một kiểu “bằng chứng”. Để từ đó dóng hồi chuông khẩn báo tới các nhà chức trách Việt Nam. Chúng ta cần có ngay các biện pháp chặn lại âm mưu hết sức nguy hiểm này của Trung Quốc.

Nghĩ rằng đây cũng là công việc lúc này của thông tin báo chí, của giới trí thức. Đó là bằng các kênh dư luận và diễn đàn đang có của mình, hãy vạch rõ sự vô lý, đúng hơn là "thậm vô lý" của Trung Quốc khi họ vẽ ra đường lưỡi bò để nuốt trọn Biển Đông vào vùng lãnh hải của họ. Cái thậm vô lý kia có giải quyết thì việc ta đấu tranh đòi hỏi chủ quyền chính đáng đối với Hoàng Sa và Trường Sa mới thu lại được, ngược lại thì có nói "mỏi mồm" thì HS-TS vẫn không phải của ta vì nó nằm gọn trong đường lưỡi bò TQ vẽ ra rồi kia. 


Vệ Nhi

-----------

Dr. Ing. Quang-Hien BUI
Office1:
National Research Council Canada - Aluminium Technologies Centre
501, boul de l’Université Est, Chicoutimi, QC, Canada G7H 8C3
Phone:+1-418-545-5545–poste 5397
E-mail:QuangHien.Bui@imi.cnrc-nrc.gc.ca
Office2:
Centre de recherche sur l'aluminium - REGAL
Faculté des sciences et de génie
Pavillon Adrien-Pouliot
1065 avenue de la Médecine
Université Laval
Québec, QC, Canada, G1V 0A6
E-mail:quang-hien.bui.1@ulaval.ca
Téléphone : + 1 418-656-2131 -poste 12238
Sent: Wed, June 22, 2011 4:54:57 PM
Subject: [Groupe-GCMM] Phát hiện thêm nhiều bài báo quốc tế của tác giả người Trung Quốc có sử dụng bản đồTrung Quốc có hình lưỡi bò [1 Attachment]
[Attachment(s) from hien bui included below]

Chào các anh chị em,

Qua quá trình tìm hiểu mình đã phát hiện ra có thêm nhiều bài báo của các tác giả người Trung Quốc được đăng trên các tạp trí khoa học quốc tế của hai nhà xuất bản khoa học lớn là Elsevier và Springer. Các bạn cóthể xem danh sách các bài báo và bản đồ hình lưỡi bò mà mình tìm được trong file dính kèm thư này.

Những bài báo này đã được đăng tại các tờ báo như :
- - Journal of Human Evolution (1981)
- - Tectonophysics (1999)
- - Land Use Policy (2010)
- - GEOSCIENCE FRONTIERS (2011)
- -- Climatic Change (2006, 2008)
- - J. Geogr. Sci. (2009, 2010)
- - Earch Sciences (2010, 2011)
- Agricultural Water Management (2008)

Như những gì mình tìm thấy thì bản đồ TQ có đường chữ U đã được người TQ sử dụng vào các bài báo khoa học cách đây 30 năm chứ không phải là vừa sử dụng năm nay như phát hiện của anh Trần Ngọc Tiến Dũng (bài báo cũnhất mà mình tìm được:“On the geographical distribution of primates in China”,Yong-Zu Zhang, Sung Wang, Guo-Qiang Quan, Journal of Human Evolution (1981), 10, 215-226). Điều đó chứng tỏ người Trung Quốc đã có ý đồ chiếm toàn bộ Biển Đông từ lâu.

Hôm nay mình đã viết thư và gửi thư về BBT của các tờ báo nói trên để yêu cầu chỉnh sửa các thông tin sai lệch của các bài báo này. Mìnhđang đợi câu trả lời của họ. Điều đáng chú ý là một số tờ báo như Earch Sciences và tờ GEOSCIENCE FRONTIERS là tờ báo của Trung Quốc. Mình cũng đã viết thư và yêu cầu chỉnh sửa, nếu họ không trả lời mình sẽ gửi thư đặt vấn đề lên nhà xuất bản Elsevier và Springer.

Mình chắc chắn là còn nhiều bài báo nữa của các tác giảngười Trung Quốc có sử dụng bản đồ có thêm hình lưỡi bò mà mình chưa tìm thấy. Mong mọi người để ý và nếu phát hiện ra bài nào thì gửi thư kiến nghị lên BBT của các bài báo.

Chắc chắn sắp tới có thể sẽ có thêm nhiều tờ báo sẽ xuất bản với bản đồ này (có thể có những bài đang chuẩn bị gửi, có bài đang đọc duyệt, và có bài đã vừa được chấp nhận để đăng...). Mình nghĩ điều mà các nhóm khoa học như là GCMM có thể làm được bây giờ là viết thư trực tiếp lên Elsevier và Springer và các nhà xuất bản khác nữa để đặt vấn đề và yêu cầu khọ khuyến cáo BBT của các tờ báo là : Khi các tác giả gửi bài báo, yêu cầu họ phải kiểm tra các hình vẽ trước khi gửi, và họ không được sử dụng các đường địa lý mà vi phạm luật pháp quốc tế.

Thân ái,

Hiển
BUI Quang Hien Québec-Canada

--------------

Tham khảo thư của Dr Hiển (BQ) gửi cho một nhà khoa học nước ngoài về chủ đề trên :

From: Quang Hien Bui
To: "omichael@princeton.edu"< omichael@princeton.edu>; "gyohe@wesleyan.edu"< gyohe@wesleyan.edu>
Cc: "bqhien2004@yahoo.com"< bqhien2004@yahoo.com>
Sent: Wed, June 22, 2011 10:17:49 AM
Subject: Comments on two papers published in Journal of Climatic Change

Dear Prof. Michael Oppenheimer and Prof. Gary Yohe,
I would like to contact with you to announce some unclear and incorrect information given in two papers published in Journal of Climatic Change:

- “The 1920s drought recorded by tree rings and historical documents in the semi-arid and arid areas of northern china”, Eryuan Liang, Xiaohong Liu, Yujiang Yuan, Ningsheng Qin, Xuiqi Fang, Lei Huang, Haifeng Zhu, Lily Wang and Xuemei Shao, Climatic Change (2006) 79: 403–432
- “Carbon storage in the grasslands of China based on field measurements of above- and below-ground biomass”, Jiangwen Fan, Huaping Zhong, Warwick Harris, Guirui Yu, Shaoqiang Wang, Zhongmin Hu, Yanzhen Yue, Climatic Change (2008) 86:375–396
In Figure 6 (page 418) of the first paper (Eryuan Liang et al. 2006), the authors used the dashed line below the China map but the authors did not explain what does it mean? Also in Figure 1 (page 381) of the second paper (Jiangwen Fan et al., 2008), the authors used the dashed line in China map without any special indication.
To the author’s best knowledge, this dashed line is so-called China ’s U-shape line claim which has been opposed by the international community. Because it violated the international sea law UNCLO 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea), in which China has already signed. The UNCLO allowed the coastal countries to enable extending 200 nautical miles (about 400km) for the Exclusive Economic Zone (EEZ). See the Figures indicated later; it is not possible that the length of the dashed line be more 2000km from the China Hainan Island . Note also that some inhabitable islands in the interior of the dashed line have maximum extension of 12 nautical miles after the UNCLO and some islands are actually occupied by other countries (no China ).
In my views, the presented Figures imply incorrect and inaccurate information. Also the U-shape line must be removed from China map because it was in conflict with international law and it violated the sovereignty of the other countries. I would like that the editor contacts with the corresponding authors to correct these Figures in the next issue of your Journal.

Sincerely yours,
(BUI Quang Hien Québec-Canada)

-------------------

Tham khảo thưcủa TS Tô Văn Trường:
Sent: Thursday, June 23, 2011 11:28 AM
Subject: Phát hiện thêm nhiều tạp chí quốc tế đăng bản đồ hình lưỡi bò của TQ.

Dear All

Xin chuyển tiêp thông tin từ bạn Bùi Quang Hiển ở Canada về phát hiện thêm nhiều bài báo quốc tế của tác giả người TQ có sử dụng bản đồhình lưỡi bò. Cộng đồng các nhà khoa học VN ở trong và ngoài nước cần tiếp tục nghiên cứu có những bài viết phân tích lập luận chặt chẽ, thường xuyên đăng tải trên các tạp chí quốc tế để người đọc hiểu rõ hơn bản chất việc làm phi lý của phía TQ. Chúng ta cũng cần vận động các nhà khoa học ở số nước Đông Nam Á có cùng chung ý tưởng và trách nhiệm, quyền lợi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cùng lên tiếng về việc làm sai trái có tính chất hệ thống của TQ.

Tô Văn Trường

----- Forwarded Message ----


-------------

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...