Biển Hoa Đông: Căng thật hay tung hỏa mù
Ít tháng nay các tranh chấp Trung-Nhật có lúc rất căng xung
quanh vụ đảo Senkaku/Điếu Ngư. Như quy luật, một bên làm dữ thì bên kia chùng
xuống chút (khi mới cũng vờ căng như dây đàn, nhưng rồi lại chủ động “xìu”
xuống).
Thế giới người ta quan sát rất biết 2 ông khổng lồ châu Á này- ít nhất là sức mạnh
kinh thế, là nước thứ nhì nước thứ ba xếp sau kinh tế Mỹ - cũng chỉ "vờn nhau" tạo thế và gây sức ép lên nhau thôi, chứ sức mấy họ đánh nhau lúc này. Ghè nhau lúc này thì thiệt hại kinh tế quá khủng, nên phải tiết chế, tính toán. Với lại cái anh TQ thích bành trướng, gây chiến nhưng trước đối tượng "ghê răng" như Nhật Bản lại càng phải cân nhắc kỹ, chưa kể sau lưng Nhật là Hoa Kỳ...
Theo dõi kỹ thì các ngón đòn tung ra của Trung Quốc đối với
Nhật lại nhằm vào một mục tiêu khác. Tức là họ giương đông kích tây vậy là cốt
dọa mạnh các quốc gia có tranh chấp Biển Đông với họ.
Tạm phân tích thì với Philippines , thời gian qua có lúc
tranh chấp rất căng, tưởng như “đứt dây đàn” đến nơi (xung quanh vụ Bãi Cạn). Nhưng
rồi lại có xu hướng dàn hòa. Nhất là mới đây thứ trưởng ngoại giao TQ là Phó
Oánh đã tới thủ đô Phi như một cử chỉ thiện chí muốn “xếp” tạm hồ sơ vụ việc
kia, đặt lên bàn đàm phán là sự hợp tác lâu dài về biển đảo… Thực hư ra sao
chưa rõ, nhưng rõ ràng thấy phía Manila cũng
yên yên. Đó là điều khó hiểu.
Vậy nên những căng thẳng ở vùng biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh
và Tokyo kia
liệu có thực là mục đích thật trong cả chuỗi hành động đòi chủ quyền các vùng
biển quanh TQ hay không? Hay đích thật nhắm tới của Bắc Kinh lâu nay lại vẫn là
vùng Biển Đông mà họ đang gây rất nhiều sức ép với Việt Nam ?
Với mọi chiêu đòn của Bắc Kinh, đều tính toán kỹ càng và thâm hiểm, thì việc cảnh giác của chúng ta lúc nào cũng không bao giờ là thừa cả.
Dù sao cũng nên tham khảo tin tức mới nhất liên quan đến các tranh chấp
Trung-Nhật ở vùng biển Hoa Đông để từ đó rút ra những gì Việt Nam luôn phải đề phòng - nếu không muốn phải chạy theo và bị động một khi lâm sự.
Vệ Nhi
------
Tàu Trung, Nhật đối đầu ở đảo tranh chấp
Các tàu tuần tra Trung Quốc hôm qua 'lời qua tiếng lại' và xua đuổi các tàu Nhật Bản gần nhóm đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, diễn biến mới nhất trong chuỗi những vụ chạm mặt suốt gần hai tháng qua.
Tàu tuần duyên Nhật Bản và tàu hải giám Trung Quốc di chuyển song song nhau gần nhóm đảo tranh chấp hôm 25/10. Ảnh: AP
AP dẫn thông báo từ Cục Quản lý Hải dương Nhà nước Trung Quốc cho hay, 4 tàu hải giám của nước này đã đi vào vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư lúc 10h sáng theo giờ địa phương.
"Các tàu đã giám sát tàu tuần duyên Nhật Bản trong khu vực, nghiêm khắc thực hiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và tiến hành những biện pháp xua đuổi", thông báo cho hay.
Phát ngôn viên tuần duyên Nhật Bản Yuji Kito cho biết các tàu từ hai nước đều phát đi những tín hiệu tuyên bố đang ở trong vùng lãnh hải của mỗi nước và yêu cầu bên kia rời đi.
"Phía Trung Quốc ra hiệu bằng cả tiếng Trung và tiếng Nhật", ông Kito cho biết qua điện thoại từ trụ sở đội tuần duyên tại Okinawa, nơi quản lý các đảo. "Họ từng có hành động này trước đây và chúng tôi cũng thế", ông nói và thêm rằng tình hình không căng thẳng hơn so với những vụ chạm mặt lần trước.
Các đảo nhỏ không người sinh sống thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đều nằm ở tuyến đường hàng hải chiến lược trên biển Hoa Đông và được cho là có nguồn tài nguyên, khoáng sản dồi dào. Trung Quốc ngày càng gia tăng hoạt động "tuần tra" quanh nhóm đảo này sau khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa ba trong số 5 đảo.
Tàu Trung Quốc từng phạm vào vùng biển 12 hải lý mà Nhật Bản xem là lãnh hải của mình gần nhóm đảo. Máy bay của Bắc Kinh cũng tăng cường hoạt động tại khu vực này.
Gần đây, hai bên đã bắt đầu tiến hành các cuộc tham vấn nhằm xoa dịu tình hình. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lại lên tiếng yêu cầu "Tokyo nhận thức rõ cuộc tranh chấp, đối mặt với sự thật, sửa chữa lỗi lầm và đàm phán". "Chúng tôi hy vọng Nhật Bản thể hiện thái độ chân thành thực sự và nỗ lực giải quyết vấn đề hiện nay", ông nói.
Trong khi đó, một quan chức thuộc lực lượng tự vệ Nhật Bản hôm qua cũng cho hay, Tokyo và Washington sẽ tổ chức một cuộc tập trận quân sự chung vào tháng sau. Khoảng 37.000 binh sĩ của Nhật Bản sẽ tham gia diễn tập cùng 10.000 binh sĩ Mỹ từ ngày 5 đến 16/11.
Trước đó, Mỹ và Nhật Bản dự kiến tập trận tại hòn đảo không người Irisuna thuộc tỉnh Okinawa, cách đảo chính Okinawa khoảng 50 km về phía tây và cách Trung Quốc khoảng 550 km, với kịch bản giành lại đảo bị lực lượng nước ngoài chiếm đóng.
Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó bị hủy bỏ như một động thái tránh làm leo thang căng thẳng ở Senkaku/Điếu Ngư. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết cuộc tập trận tới đây sẽ không diễn ra ở đảo trên.
Khoảng 30 tàu chiến và 240 máy bay sẽ được triển khai tham gia cuộc tập trận chung trên thực địa hai năm một lần này. Đây sẽ là cuộc tập trận lần thứ 11 theo hình thức này và bao gồm việc vận chuyển lực lượng phòng vệ mặt đất của các tàu hải quân Mỹ và bảo vệ các căn cứ ở Nhật Bản.
Anh Ngọc
"Các tàu đã giám sát tàu tuần duyên Nhật Bản trong khu vực, nghiêm khắc thực hiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và tiến hành những biện pháp xua đuổi", thông báo cho hay.
Phát ngôn viên tuần duyên Nhật Bản Yuji Kito cho biết các tàu từ hai nước đều phát đi những tín hiệu tuyên bố đang ở trong vùng lãnh hải của mỗi nước và yêu cầu bên kia rời đi.
"Phía Trung Quốc ra hiệu bằng cả tiếng Trung và tiếng Nhật", ông Kito cho biết qua điện thoại từ trụ sở đội tuần duyên tại Okinawa, nơi quản lý các đảo. "Họ từng có hành động này trước đây và chúng tôi cũng thế", ông nói và thêm rằng tình hình không căng thẳng hơn so với những vụ chạm mặt lần trước.
Các đảo nhỏ không người sinh sống thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đều nằm ở tuyến đường hàng hải chiến lược trên biển Hoa Đông và được cho là có nguồn tài nguyên, khoáng sản dồi dào. Trung Quốc ngày càng gia tăng hoạt động "tuần tra" quanh nhóm đảo này sau khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa ba trong số 5 đảo.
Tàu Trung Quốc từng phạm vào vùng biển 12 hải lý mà Nhật Bản xem là lãnh hải của mình gần nhóm đảo. Máy bay của Bắc Kinh cũng tăng cường hoạt động tại khu vực này.
Gần đây, hai bên đã bắt đầu tiến hành các cuộc tham vấn nhằm xoa dịu tình hình. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lại lên tiếng yêu cầu "Tokyo nhận thức rõ cuộc tranh chấp, đối mặt với sự thật, sửa chữa lỗi lầm và đàm phán". "Chúng tôi hy vọng Nhật Bản thể hiện thái độ chân thành thực sự và nỗ lực giải quyết vấn đề hiện nay", ông nói.
Trong khi đó, một quan chức thuộc lực lượng tự vệ Nhật Bản hôm qua cũng cho hay, Tokyo và Washington sẽ tổ chức một cuộc tập trận quân sự chung vào tháng sau. Khoảng 37.000 binh sĩ của Nhật Bản sẽ tham gia diễn tập cùng 10.000 binh sĩ Mỹ từ ngày 5 đến 16/11.
Trước đó, Mỹ và Nhật Bản dự kiến tập trận tại hòn đảo không người Irisuna thuộc tỉnh Okinawa, cách đảo chính Okinawa khoảng 50 km về phía tây và cách Trung Quốc khoảng 550 km, với kịch bản giành lại đảo bị lực lượng nước ngoài chiếm đóng.
Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó bị hủy bỏ như một động thái tránh làm leo thang căng thẳng ở Senkaku/Điếu Ngư. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết cuộc tập trận tới đây sẽ không diễn ra ở đảo trên.
Khoảng 30 tàu chiến và 240 máy bay sẽ được triển khai tham gia cuộc tập trận chung trên thực địa hai năm một lần này. Đây sẽ là cuộc tập trận lần thứ 11 theo hình thức này và bao gồm việc vận chuyển lực lượng phòng vệ mặt đất của các tàu hải quân Mỹ và bảo vệ các căn cứ ở Nhật Bản.
Anh Ngọc