Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Lễ tân quốc gia có chuyện đấy

Lễ tân quốc gia có chuyện đấy

Khoan nói đến mắc lỗi hay sai sót ở ai, ở chỗ nào trong ngành ngoại giao, cho dù khâu tặng phẩm cho các đoàn cấp cao của nhà nước (bên hệ thống các đoàn lãnh đạo đảng thường có bộ phận bên cơ quan đảng lo lễ tân riêng) thì tặng phẩm của đoàn bên lãnh đạo nhà nước và chính phủ thuộc phân đoạn công việc của vụ Lễ tân ngành ngoại giao rồi. Ngay cả thế cũng đừng trút mọi sự sai /hoặc lỗi là do anh chị em lễ tân gánh cả .

Lý do rất đơn giản, bởi nếu ai đi làm việc lâu lâu ở cái cơ chế của ta sẽ thấy có rất nhiều việc người ta cứ kinh nghiệm chủ nghĩa mà làm. Vì mọi sự thay đổi, sáng kiến  - nhất là sáng kiến trong khu vực hành chính – nếu lơ ngơ thật thà thì rất dễ bị trả giá. Đặc biệt những sáng kiến lại gắn với tiêu tiền, không khéo còn bị coi là vạch đường cho hươu chạy, là gây lãng phí thất thoát thì càng là dễ ăn đòn hơn...

Thế cho nên lâu nay cứ có đoàn đi ra nước ngoài, lại ở dạng có tiêu chuẩn mang quà biếu, tức khắc các bộ phận hành chính, lễ tân người ta cứ việc bê nguyên các định mức, tiêu chuẩn quà cáp ra mà áp dụng. Quà biếu nhìn chung nó có sẵn các công thức, danh mục như tranh thủ công mỹ nghệ là phổ biến nhất (vì nó cũng khá là "đậm đà bản sắc dân tộc" mà!); rồi triển khai ra các món đồ sơn mài hoặc là tranh sơn mài cụ thể nào đó... Cứ thế rồi cho hành chính lễ tân đi mua ở các cửa hàng cửa hiệu đã có trong list mà các cơ quan này chọn sẵn từ thân quen, hoặc giới thiệu người này người kia. Như vậy giá cả, phương thức chi trả nó kín nhẽ, cứ thế mà làm như lâu nay là "đệ nhất an toàn", dại gì mà làm khác đi vừa vất vả thêm vừa có khi bị nghi ngờ, dính chưởng...

Với đoàn đi cấp cao hơn có thể do sông sênh tài chính hơn, nhưng đeo đẳng cái khẩu hiệu quán triệt, là “triệt để tiết kiệm” mà,  nên lâu nay cứ các loại tranh lụa mà diễn. Mức là bao nhiêu tiền đó một món quà, rồi cứ thế cho người đi đặt đi sắm, đóng đai đóng kiện mang đi phục vụ các vị lãnh đạo đi thăm viếng các nước… 

Suốt từ lâu nay tất cả đã thành lệ hết, chẳng mấy ai nghĩ ngợi gì thêm là vậy hợp lý hay không, mang của đi tặng người ta thế có sao không, người ta có thích có quý không cũng mặc. Bởi xong rồi mà, đoàn đi tổng kết "thành công tốt đẹp" mọi sự, thì lễ tân tặng quà còn vấn đề gì mà phải lăn tăn...




Cho đến bây giờ, một người ngoại đạo - là một nhà văn người Việt Nam nhưng định cư ở hải ngoại, bà Phạm Thị Hoài – có bài viết trực diện vào câu chuyện lễ tân của ta thì tôi thấy cần phải nêu vấn đề này một cách chính thức với ngành ngoại giao của chúng ta. 

Qua việc này chúng tôi nghĩ rằng, nếu câu chuyện của chị Phạm Thị Hoài nêu bị xếp vào các kiểu ngăn kéo "im lặng đáng sợ" thì chắc là các cấp lãnh đạo chúng ta nói chung và nhất là ngành ngoại giao nói riêng rồi sẽ hối tiếc sau này vì đã không chú ý đến dư luận xã hội người ta chân thành tìm cách góp ý cho công việc của chúng ta. 

Nói gì thì nói, cách đặt vấn đề của chị Phạm Thị Hoài trong bài viết là có ý không những nêu vấn đề, nghiêm khắc phê phán cách làm hời hợt trong chuyện quà cáp cho các đoàn đi ra nước ngoài tặng bạn bè quốc tế nó ít tác dụng thiết thực mà còn lồng khéo vào một loạt dẫn chứng đáng lưu tâm. Đó là khi tác giả viết về các món quà tặng cho các vị lãnh đạo trên thế giới, nó không chỉ quý giá mà qua đó còn đề cao được cả nền văn hóa cũng như vị trí của nước tặng quà. Và đương nhiên nó cũng tự khắc đề cao cả cá nhân vị thế người lãnh đạo đi tặng quà.

Chọn lựa một món quà cho các vị lãnh đạo cao cấp đi ra nước ngoài tặng nước chủ nhà đón tiếp mình hoàn toàn là một việc rất nghiêm túc. Nó cần phải được tư duy lại một cách thực sự cầu thị và có phương cách sửa chữa lại, thậm chí là làm lại cho thật bài bản và chuyên nghiệp.

Tôi nghĩ rằng trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta bây giờ tuy không giàu có thừa thãi gì, nhưng lo quà cho một chuyến đi lớn không phải là không có đồng tiền để chi trả. Cả một chuyên cơ ta đưa đi phục vụ đoàn mà mặt tiền nong tài chính chúng còn chịu được thì món quà như lãnh đạo các quốc gia khác vẫn tặng cho nhau đâu phải là câu chuyện ngoài tầm tay của lễ tân Việt Nam.

Nếu đến nay vẫn chưa làm được những điều trên đây chẳng qua là chúng ta còn quá sơ tâm với công việc bếp núc của những chuyến đi lớn mà thôi. Nghĩa là dồn hết tâm sức cho nội dung chuyến đi mà coi nhẹ công việc hậu cần, công việc tỉ mỉ cụ thể về khía cạnh quà cáp lễ tân cho các chuyến đi.

Rất mong bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài (bài dưới đây) sẽ nhanh chóng đến được với lãnh đạo và cán bộ ngành ngoại giao chúng ta đang thừa hành nhiệm vụ. 

Theo hướng này rất mong các anh Nguyễn Chiến Thắng (blog Lều văn Thăng Sắc), anh Trần Kinh Nghị (blog Bách Việt) - đều là người từng thâm niên công tác trong ngành ngoại giao – cùng chia sẻ ý kiến với chủ blog tôi và “đưa lại Entry này lên các trang của các anh”, nhằm thêm được các đồng nghiệp của chúng ta  trong ngành cùng biết.

Vệ Nhi            
    
-------

Ngoại giao Tháp Rùa

Phạm Thị Hoài
Không có nghị định nào buộc các cơ quan và cá nhân thuộc Đảng và Nhà nước Việt Nam phải dùng tranh thủ công mĩ nghệ làm quà lưu niệm. Nhưng ở mọi ngành, mọi cấp, mọi nơi, mọi dịp, cứ đến đoạn trao quà lưu niệm là người tặng và người được tặng đứng hai bên, chung tay khoe một bức tranh sơn mài, tranh thêu, tranh lụa, tranh gỗ hay tranh khảm ra trước ống kính. Giá trị vật liệu của những sản phẩm này tùy vào tầm vóc của sự kiện liên quan. Giá trị nghệ thuật thì luôn bằng nhau – đều là con số 0. Chúng đơn thuần là Kitsch. Như để khẳng định nghệ thuật Kitsch của Việt Nam phong phú, chúng ta có 3 lựa chọn: tranh Bác Hồ, tranh Chùa Một Cột hay tranh Tháp Rùa. Trong chuyến công du châu Âu những ngày này, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhất quán chọn Tháp Rùa. Hai cái nhỏ tặng hai ông Thủ hiến ở Bỉ. Một cái to hơn tặng Giáo hoàng.
Đằng sau món quà nổi tiếng nhất trong quan hệ quốc tế, bức tượng Nữ thần Tự do của nhân dân và nhà nước Pháp tặng Hoa Kỳ, là cả một lịch sử và đi cùng với nó là một biểu tượng bất tử. Phần lớn quà cáp ngoại giao giữa các quốc gia không được hưởng số phận ấy. Chúng nằm im trong những kho chứa, thảm chồng lên thảm, ngà voi chất thành đống, bình sứ Trung Hoa và chậu sứ Trung Đông, tủ chè, chao đèn, gươm, đao, mũ, tượng, bút, đồng hồ, đồ chơi, vô tận tranh thủ công mĩ nghệ…, chờ lịch bán đấu giá và cuối cùng có thể tập kết ở chợ giời. Vô danh, không xuất xứ. Không kể một câu chuyện nào, cùng lắm chỉ còn giá trị vật liệu.
Song quà tặng bao giờ cũng kể một câu chuyện, mang một thông điệp, không hiếm khi là thông điệp ngoài chủ định. Quà tặng tiết lộ chân dung người tặng và cả diện mạo người được tặng. Fidel Castro từng tặng cố lãnh tụ Đông Đức Erich Honecker một con tôm hùm tươi sống. Ông này không ăn, đem ướp. Con tôm nặng tình quốc tế vô sản ấy nay nằm trong Bảo tàng Bác vật Berlin. Putin từng tặng cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder một chiếc áo lông. Ông này không dùng, đem cho vợ mặc. Nhà độc tài Rumani Nicolae Ceaușescu tặng cho mọi đối tượng một món duy nhất: món Nicolae Ceaușescu, bằng sách, tranh, ảnh, tượng, huy hiệu, nhãn hiệu, thủ bút, bằng khen, giải thưởng. Quà của Stalin cho Kim Nhật Thành là một đoàn tầu hỏa bọc thép. Jacques Chirac tặng G.W. Bush một lọ nước cạo râu, tất nhiên là sản phẩm Pháp, trong khi quà của Gerhard Schröder thực dụng hơn: một chiếc cưa điện, tất nhiên made in Germany, rất thích hợp cho việc trang trại ở Texas.
Có những món quà hoàn hảo, vừa mát mặt khách vừa đẹp lòng chủ nhà. Cựu Tổng thống Đức Horst Köhler thường tặng đĩa thu những buổi hòa nhạc bất hủ của dàn giao hưởng Berliner Philharmoniker. Cựu Thủ tướng Pháp François Fillon tặng Thủ tướng Đức Angela Merkel, nữ tiến sĩ vật lí, một ấn bản cổ cuốn Radioactivité của Marie Curie. Bà Merkel tặng bà Hillary Clinton một ấn bản của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung lồng khung, có bức hình nổi tiếng chụp riêng bàn tay của hai bà đặt cạnh nhau. Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown đến thăm Nhà trắng, tặng Tổng thống Obama ấn bản đầu tiên cuốn Tiểu sử Churchill.
Có những món quà phá giới hạn của quy ước ngoại giao và gây tranh cãi. Cũng ông Gordon Brown ấy tặng Obama một chiếc bút có quản làm từ gỗ của con tầu HMS Gannet lừng danh trong cuộc chiến chống buôn bán nô lệ, còn vợ chồng Obama đến thăm Điện Buckingham, tặng Nữ hoàng Anh một chiếc iPod – thời iPod đang nổi. Một nguyên thủ Hoa Kỳ khác, cựu Tổng thống Johnson, tặng cựu Thủ tướng Đức Ludwig Erhard một chiếc mũ cao bồi Stetson. Sở thích của một Bộ trưởng Đức ưa giễu cợt là phân phát những Bức tường Berlin bỏ túi tại các nước chuyên chế. Một cựu Thủ tướng Nhật từng là nỗi kinh hoàng trên sàn ngoại giao: quà của ông là một robot chó biết hát quốc ca của nước chủ nhà.
Nhưng người Nhật cũng biết sử dụng một ngôn ngữ ngoại giao dễ nghe hơn nhiều: họ tặng anh đào. Không phải hoa anh đào chết trên một bức tranh rởm, mà là hàng chục ngàn cây anh đào gửi tặng những quốc gia hữu nghị, trong đó có 3000 cây ở Washington. Người Thái tặng voi. Người Tầu tặng gấu trúc. Ngoại giao gấu trúc của Trung Quốc sát cánh cùng ngoại giao bóng bàn. Mở màn với con gấu trúc được Mao Trạch Đông tặng Richard Nixon năm 1972, gần đây nhất là đôi gấu Đoàn Đoàn và Viên Viên tặng Đài Loan năm 2005. Khi ấy Đài Loan không nhận. Bốn năm sau, tinh thần “Một Trung Quốc” đã chiến thắng, Đoàn Viên đã vui vầy định cư tại Sở thú Đài Bắc.
Còn ngoại giao Tháp Rùa?
Tất nhiên sĩ diện của tôi bị tổn thương khi thấy một Thủ tướng Việt Nam mở tờ giấy gấp tư ra đọc trong buổi hội kiến với Tổng thống Hoa Kỳ; khi nhìn những bộ com-lê và cà vạt cũng cứng đờ như cử chỉ, nét mặt và diễn văn của giới thượng lưu chính trị nước nhà trên sàn diễn quốc tế; khi một lần nữa và còn lâu mới là lần cuối lại phải ngắm cảnh các lãnh tụ Việt Nam trang trọng mang tranh rởm đi rải ở nước ngoài. Song xấu hổ là chuyện phụ. Quan trọng hơn là món quà lưu niệm cổ hữu ấy cho tôi cảm giác rằng không có tín hiệu mới mẻ nào hết, không có đột phá, không có thông điệp nào ngoài thông điệp rằng mọi sự vẫn theo đúng tập quán, phong cách và nhận thức đồng bộ như xưa.
Một lúc nào đó nhất định tôi sẽ gặp lại những sứ giả khốn khổ này của văn hóa dân tộc ở chợ giời.
P.T.H. 

___________
Ảnh 1: Quà lưu niệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng Giáo hoàng
Ảnh 2 và ảnh 3: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao quà lưu niệm ở Bỉ.
© 2013 pro&contra

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Trường Sa là của chúng ta


Trường Sa là của chúng ta 

Nói vậy không phải là quên Hoàng Sa. Hoàng Sa cũng của chúng ta! Chỉ có điều hiện tại Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ vùng Quần đảo này sau lần cướp trắng trợn vào tháng 1/1974 trong tay chính quyền Sài Gòn mà khi ấy chúng ta còn chưa giải phóng miền Nam. Nói cho gọn, cả hai Quần đảo HS-TS đều thuộc chủ quyền không thể chối cãi được của Việt Nam. Trước sau sẽ đến lúc hai vùng đất đảo, cả 'Trường' cả 'Hoàng'  này phải được thu về một mối Giang sơn Tổ quốc Việt Nam. 

Cuối tuần mình nhận được lá thư với lời lẽ hết sức thân thiết giới thiệu về Quần đảo Trương Sa, mảnh đất ngoài biển đảo thuộc chủ quyền thiêng liêng của đất Việt chúng ta. 

Trong lúc này Trung Quốc dùng bộ loa công suất hết cỡ lu loa ngụy tạo bao nhiêu là điều gian dối hòng cướp không không những Quần đảo TS này mà còn muốn nuốt trôi gần như toàn bộ vùng Biển Đông nữa... thì bức thư cùng hình ảnh kèm theo đã làm bọn chúng mình nhận thư thêm ấm lòng... 

Vậy là không những đồng bào trong nước, triệu người như triệu, một lòng chỉ một tiếng "Không" với Lưỡi bò, mà đồng bào hải ngoại xa xôi cũng đều hết tâm hết sức đồng lòng về điều đó. Chúng mình nghĩ lá thư gửi kèm với hình ảnh chắc chắn được viết từ một người Việt ở hải ngoại.

Vậy chủ blog tôi xin giới thiệu những điều đó (thư & hình ảnh) lên blog đây để bà con trên mạng mình cùng thưởng lãm. Có điều là nội dung thư từ thì giữ lại tất cả tinh thần nguyên tác nhưng hình thức diễn đạt xin sửa đi chút ít câu chữ nhằm cho lời văn nhẹ nhàng và thuyết phục người đọc hơn mà thôi.     

Vệ Nhi

------


Hình ảnh Quần đảo Trường Sa
Thân gửi đến Quý thân hữu một số hình ảnh Quần đảo Trường Sa, 
Có lẽ dân tộc nào trên thế giới đều yêu chuộng hoà bình, cuộc sống bình an như đàn vịt đang nô đùa trên sóng biển đảo Đá Tây này. Chỉ có giới lãnh đạo Bắc Kinh tham lam, hiếu chiến từ ngàn xưa cha ông của họ đã nhiều lần xua quân xâm lăng Việt Nam đều bị quân VN đánh xấc bất xang bang phải ôm đầu máu nhục nhã chạy về. Nhưng ngày nay giới lãnh đạo mới vẫn chưa thuộc bài. Họ còn nuôi mộng xâm chiếm VN bởi họ chưa bằng lòng với những gì họ đã ăn cướp được của VN từ trước đến nay? 

Cho tới lúc này TQ đã xây những nhà nổi, công sự chiến đấu và mang những phương tiện quân sự tối tân lên những bải đá mà quân đội họ tiến chiếm được từ VN. Họ thường xuyên tập trận bắn đạn thật trên các bãi đá và cả trong khu vực, lại luôn khiêu khích hống hách không coi ai ra gì. 

Không ai biết được bọn họ sẽ trổ ngón đòn gì. Ước mong đất nước Việt Nam mau chóng thay đổi trở nên một nước giàu mạnh hầu có đủ khả năng xây dựng 1 nền quốc phòng vững mạnh để nếu bọn tham lam trong giới chóp bu TQ có âm mưu thì sẽ bị VN đánh cho vỡ mặt như cha ông họ ngày xưa từng ngậm đắng nuốt cay khi đụng đến Việt Nam.. 


DƯỚI ĐÂY LÀ LỜI GIỚI THIỆU CHUNG VÀ PHẦN HÌNH ẢNH

1.-Việt Nam: chủ quyền 10 đảo và 11 bải đá tổng cộng 21 vừa đảo vừa bải đá. Những đảo của VN phần đông đều có quân đội trú đóng và dân sinh sống. Những bải đá thì không có đất cũng không có nước ngọt có bãi nổi khi thuỷ triều xuống và chìm khi thuỷ triều lên và không có dân ở, nhưng tất cả đều có quân đóng và là những cứ điểm quân sự.
2.-Philippines: chủ quyền 6 đảo và 4 bải đá. Trong đó có đảo Song Tử Tây và Song Tử Đông Philippines đã chiếm đóng bất hợp pháp của VN năm 1968. Đến năm 1974 VNCH, tức chính quyền Sài Gòn cũ đã bất ngờ chiếm lại được Song Tử Tây, còn Song Tử Đông vẫn bị Philippines tạm chiếm.

3.-Đài Loan: chủ quyền 1 đảo và 1 bãi đá. Đặc biệt đảo này là đảo Ba Bình lớn nhất trong quần đảo Tr
ường Sa. Đảo này đã bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp của VN từ năm 1956. Nhưng mãi đến năm 1971 thì Đài Loan mới xây hạ tầng và căn cứ quân sự trên đảo này.

4.-Trung Cộng chủ quyền 7 bải đá, chiếm đóng bất hợp pháp của VN năm 1988, do lúc ấy VN không có quân đóng trên những bải đá này. Nhưng khi Trung Cộng cố chiếm Đá Gạc Ma, Đá Cô Lin và Đá Len Đao thì đã xảy ra 1 trận chiến đẩm máu giữa Hải quân VN và Hải quân Trung Cộng. Kết quả Trung Cộng đã chiếm được Đá Gạc Ma còn VN giữ được Đá Cô Lin và Đá Len Đao. Trung Cộng không chiếm được 1 đảo nào trong quần đảo Trường Sa.
5.-Malaysia: Chủ quyền 7 bải đá, không có đảo.



Quần đảo Trường Sa trải rộng trong vùng biển có diện tích chừng 170 ngàn km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, bãi đá nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, tổng cộng chỉ khoảng chừng 11 km2, cách Vũng Tàu 564 km, Cam Ranh 462 km, Phan Thiết 499 km và cách đảo Phú Quốc 444 km. Quần đảo bao gồm 137 đảo, bãi, đá nổi đá chìm. 


Inline image 4
Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông là nơi tranh chấp giữa
Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Malaysia.

Dưới đây là những đảo và bãi đá trong Quần Đđo Trường Sa hiện do Việt Nam kiểm soát thuộc quyền quản trị của tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam


Inline image 1

Bên trái là cầu tàu, chính giữa là đường băng cho máy bay hạ cánh và phía bên phải có ngọn hải đăng. Đảo này nằm cách Cam Ranh, VN, 254 hải lý, tương đương 470 km, cách Vũng Tàu hơn 500 km. Đảo này dài 630 m, chỗ rộng nhất là 300m.


Inline image 1


Đảo Trường Sa Lớn thuộc Quần Đảo Trường Sa nhìn từ cầu tàu

Inline image 3
Inline image 4


Đảo Song Tử Tây rộng 12 hecta. Năm 1968 lợi dụng Việt Nam không có quân đóng, Philippines đem quân chiếm đảo này, đến tháng 2/1974 VNCH bất ngờ đổ quân chiếm lại được. Ngay sau đó VNCH đã hoàn tất việc xây dựng hệ thống phòng thủ trên đảo. Đến năm 1993 VN xây ngọn hải đăng đầu tiên trên đảo này, đồng thời xây dựng 1 đài khí tương thuỷ văn và 1 đường băng...Xưa kia là hòn đảo hoang vu chỉ có toàn phân chim và nơi chim đẻ trứng. Ngày nay với bàn tay sức người Song Tử Tây đã biến thành hòn đảo xinh đẹp...


Inline image 5
Inline image 6
Inline image 7
Inline image 8
Inline image 9


Đảo Sinh Tồn Đông cách đất liền VN 320 hải lý, tương đương 592km. Tháng 2/1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Panata- VN gọi là Cồn San Hô Lan Can- đồng thời tăng cường các hoạt động thăm dò, trinh sát quanh khu vực. Nhưng VN đã tăng cường lực lượng phòng thủ và hiện vẫn kiểm soát đảo này.



Inline image 10


Đảo Sinh Tồn nhìn từ xa.

Inline image 12



Đảo Nam Yết có diện tích lớn thứ 2 trong quần đảo Trường Sa sau đảo Ba Bình, cách đất liền
300 hải lý, tương đương 555km.
Inline image 13

Inline image 14
Các cột màu trắng nhô lên cao là hệ thống năng lượng mặt trời cung cấp điện 24/24 cho toàn đảo



Inline image 15
Inline image 16
Inline image 17
Inline image 18
Inline image 1

Hòn đảo có cái tên thật kiêu sa này, cách đất liền Việt Nam gần 400 hải lý, tương đương 750km. Đây là điểm xa nhất về phía đông của Việt Nam. Nơi đây đón nhận tia nắng bình minh sớm nhất của VN. Chuyện kể rằng, xưa kia có một nàng tiên đẹp tuyệt trần, trên bước đường phiêu du nơi trần thế, rặng san hô tuyệt đẹp của hòn đảo này đã khiến nàng vô cùng thích thú. Nàng quyết ở lại nơi này để nghĩ ngơi và dùng phép thuật của mình cứu giúp những ngư dân gặp nạn trên vùng biển Trường Sa. Đó là câu chuyện cổ tích, người tin kẻ không, dầu vậy nét huyền bí trong tên gọi mãi mãi là lực hấp dẫn đầy lý thú cho những ai chưa từng đạt chân đến hòn đảo này.


Inline image 20
Inline image 22
Bãi Vũng Mây
Inline image 26


Đảo An Bang dài 200m, rộng 20m, diện tích đảo gần 2 hecta. Trên đảo có 1 ngọn hải đăng. Đảo này
là nơi chịu nhiều sóng gió ác liệt nhất của quần đảo Trường Sa.

Inline image 27


Đá Cô Lin thuộc Quần đảo Trường Sa. Nơi đây ngày 14/3/1988 Hải quân Trung Cộng và Hải quân VN đã có 1 trận thư hùng để dành quyền kiểm soát nhóm bải đá: Đá Gạc Ma, Đá Cô Lin và Đá Len Đao. Trung Cộng bị hư 2 tàu chiến, chết 24 thủy binh, VN mất 3 tàu vận tải và 64 thủy binh. Kể từ đó Trung Cộng chiếm đóng Đá Gạc Ma. Hai bãi Đá Cô Lin và Đá Len Đao VN giữ được. Sau đó VN đã cho xây công sự chiến đấu và pháo đài trên những bải đá này.
Inline image 2

Inline image 3

Inline image 29


.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

“Đọc lại” lịch sử



“Đọc lại” lịch sử

Sáng nay đi Mỹ Đình dự mít tinh 40 năm ký Hiệp định Paris. Làm bên ngành ngoại giao thì những cuộc như thế này thường là được góp mặt dù tại vị hay cán bộ đã hưu.

Đây là buổi mít tinh kỷ niệm cấp Nhà nước đứng ra làm nên trọng thể là cái chắc rồi. Mình xuống hội trường sớm đếm được cả chục cái xe Hundai cỡ to nhất chở dàn nghi lễ với kèn đồng trống phách sáng choang cùng với đội ngũ tiêu binh chuẩn nhất quốc gia. Đông đảo bà con mình đi mít tinh thôi nhưng ăn mặc rất bảnh. Cánh đàn ông thì toàn đại lễ, là com-lê cà vạt đủ lệ bộ. Còn phụ nữ thì ắt là bận quần trắng áo dài rồi.

Nước mình nó thế, làm ăn kinh tế, công việc quản lý điều hành bộ máy thì ít sự xuất sắc nổi trội với thế giới, như kiểu là làm cho được việc thì thôi, thậm chí lem nhem cẩu thả nên chẳng mấy khi gặt hái hiệu quả lâu bền. Thế nhưng cái khoản mít tinh hội họp, có tổ chức sắp đặt để quay phim chụp ảnh và lên truyền hình, tuyên truyền thì tỏ ra rất mả, rất “p’rồ” (nhà nghề). Đâu ra đấy, chắn vén chi ly và bài bản phết…

Về Hội nghị Paris thì chả phải nói nhiều bởi ai chẳng nhớ, chẳng biết. Chỉ nói riêng về bản lĩnh xử lý giữa đánh và đàm của ban lãnh đạo Việt Nam khi ấy. Đó là đánh và đàm, đàm và đánh kết hợp với nhau, “cái nọ” chuyển hóa thúc đẩy “cái kia”/và ngược lại “cái kia”, đến lượt nó, lại tác động trở lại “cái nọ” hết sức lô-gic và uyển chuyển... Người tài như Henri Kissinger, chất Do Thái cộng tinh hoa của “Hợp chủng quốc” xuất sắc cả nhé, mà chịu, đành hàng-thua Việt cộng.

Sau này Mỹ bảo khoản này (vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa vận động mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ VN) thì“Việt cộng” họ quá tài, Mỹ thua là cái chắc, khỏi phải bàn phải thắc mắc.

Đúng xưa oai hùng, đáng tự hào thật. Nhưng vấn đề giờ đây những sự tài giỏi của lứa cha anh kia vận dụng nó ra làm sao để giải “bài toán quốc tế” hiện nay mới là cách học tốt bài học “40 năm HN Paris”.

Sáng nay ngồi bên một bậc đàn anh nổi tiếng là nhiều cao kiến, ông khẽ nhắc mình: Lứa cán bộ, con người xưa họ ghê gớm thật, đều là những người tài ba và đảm lược (lúc ấy chưa mít tinh nhưng trên màn ảnh lớn đang chiếu những cảnh về HN Paris và bối cảnh lịch sử những năm tháng ấy). Ông còn thêm: Khi mới họp Paris là vẫn còn ông cụ. Nên sau này cứ nếp ông cụ đã căn dặn mà làm tới. Cậu xem, dưới ông cụ lúc ấy bao người tài giỏi thao lược như thế (ông điểm tên tuổi một số sau này đều cỡ lãnh tụ của ta)... Rồi ông hạ giọng, nay thì khác. Có thể lắm cậu ạ, là cái vấn đề trong cách lựa chọn cán bộ lãnh đạo các cấp của mình bây giờ nó quá dở, người tài thật và có tâm khó ngoi lên được (ý ông chê cơ chế tuyển dụng người tài bây giờ). Chứ chả lẽ nước Nam mình hết người tài…

Mình ngồi nghe ông tự nhiên thấy lòng buồn rũ, vơi hẳn đi sự hứng thú với mít tinh...

Vệ Nhi

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

“Thắng lợi Hội nghị Paris có công lớn của bạn bè thế giới”



Thắng lợi Hội nghị Paris có công lớn của bạn bè thế giới

Nhân 40 năm Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 – 27/1/2013) được ký kết, báo Thế giới & Việt Nam của Bộ Ngoại giao đã xuất bản một đặc san về sự kiện ngoại giao có ý nghĩa rất quan trọng  này.

Bài mình viết sau đây lấy chủ đề là bạn bè thế giới ủng hộ Việt Nam qua lời kể của một thành viên nữ trong phái đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, sau này đổi tên thành phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Đặc san đã phát hành nên mình post bài lên đây để lưu lại một tư liệu đáng nhớ.

Vệ Nhi


-------     


Một mặt trận khác


Bên ngoài bàn đàm phán Hội nghị Paris mà hai phía Việt Nam và Mỹ thương thuyết đấu tranh với nhau“còn có một mặt trận khác”, đó là lời bà Nguyễn Ngọc Dung trong buổi gặp Báo TG&VN tại nhà riêng của bà ở thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 10/2012.
 Bà Dung là thành viên nữ của đoàn đại biểuMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuy đã cao tuổi nhưng trí nhớ còn minh mẫn, nhất là khi nhắc tới những câu chuyện cụ thể tại Hội nghị mà bà đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến.

*

Điều gọi là một “mặt trận khác”- như lời bà Dung - thật vô cùng đặc biệt và độc đáo bởi nó không hề có tiền lệ và lặp lại sau này. Đặc biệt hơn nữa là chính “mặt trận khác” chúng ta nói tới kia đã đóng góp một phần không nhỏ làm nên thắng lợi vang dội của một cuộc đàm phán lâu dài và phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam.

Thành viên nữ hiếm hoi

Thấm thoắt qua năm mới 2013 này bà Nguyễn Ngọc Dung đã vào tuổi 86 (bà sinh năm 1927 tại Mỹ Tho). Bà Dung là thành viên đoàn đàm phán, thuộc phái nữ hiếm hoi “đếm trên đầu ngón tay” cả với đoàn miền Bắc và đoàn miền Nam của chúng ta tại Hội nghị Paris.





Theo dòng ký ức dồn dập dội về khi được gợi lên, bà Nguyễn Ngọc Dung dần dần nhớ lại:

“Giữa tháng 5/1968 Hội nghị 2 bên giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và Mỹ chính thức họp phiên đầu tiên tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris thì 7 tháng sau, tháng 12/1968, Phái đoàn đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP) đã đặt chân tới thủ đô nước Pháp để tham gia cuộc đàm phán 4 bên”. Bà Dung kể tiếp: “Tôi nhớ hôm nhận được quyết định phân công tham gia đoàn đàm phán của Mặt trận, trong lòng vừa phấn khởi vừa lo lắng. Đoàn gồm 15 thành viên do anh Trần Bửu Kiếm, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, kiêm Trưởng Ban đối ngoại Ủy ban Trung ương MTDTGP miền Nam VN dẫn đầu đi dự Hội nghị Paris”.

Nói đến đây dường như để có dẫn chứng chính xác từng sự kiện và hoạt động cụ thể, bà Nguyễn Ngọc Dung lấy ra một tập sách, đó là hồi ký dài do bà chấp bút đã được xuất bản. Chỉ vào trang sách, bà kể hôm đến sân bay Bourget là vào ngày 16/12/1968 để kịp bắt đầu cuộc đàm phán 4 bên giữa các đoàn: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), Mỹ, MTDTGP miền Nam VN và Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Theo lời bà Dung nhấn mạnh, với một thành phố lớn như Paris, một trung tâm chính trị không những của châu Âu mà cả thế giới, Hội nghị 4 bên mà 2 đoàn Nam và Bắc chúng ta tham gia đã mở ra một cục diện "vừa đánh vừa đàm" vô cùng độc đáo và lợi hại. Từ mốc thời gian này, cùng với đoàn đại biểu VNDCCH, hai đoàn Nam và Bắc đã kiến tạo thành công một mặt trận mới: Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược và ngụy quyền tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Nói về công việc của mình đã trải qua 4 thập kỷ về trước, nữ thành viên Nguyễn Ngọc Dung bồi hồi nhớ lại:
“Cái giờ phút đầu tiên xuống sân bay sao mà cảm động! Chúng tôi được tái ngộ với rất nhiều các bạn “truyền thống” của Việt Nam trên đất Pháp. Họ chờ chúng tôi ở nhà ga hàng không, gần 600 con người Pháp và Việt, trên tay hoa và cờ với những khuôn mặt tươi cười nhưng cũng ứa lệ vì cả niềm sung sướng và kiêu hãnh”. Bà Dung nói rằng đó là những con người thuộc nhiều thế hệ. Họ thuộc lớp các nhà cách mạng tiền bối Pháp, từng là bạn của cụ Phan Chu Trinh, cụ Nguyễn Ái Quốc; rồi những cựu sinh viên đã xuống đường như bác sĩ Henri và Arlette Carpentier đòi tự do cho tù nhân Côn Đảo thời kỳ 1935 – 1940… Đó còn là Henri Martin, Raymonde Dien, những thanh niên Pháp phản đối quyết liệt cuộc chiến tranh của thực dân Pháp ở Việt Nam. Trong những người tiếp xúc trực tiếp đầu tiên với phái đoàn Mặt trận hôm đó còn có rất nhiều tổ chức đã khởi sự hoạt động ủng hộ Việt Nam từ khi Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng năm 1965.

“Tay bắt mặt mừng trong niềm xúc động, bà Dung kể tiếp, bạn bè đón mình cũng có những người mới gặp lând sđầu xen lẫn người đã quen thân trước đó. Tuy vậy trong khoảng thời gian eo hẹp ở sân bay chẳng ai có thể nói được gì dù bao điều ấp ủ trong lòng... Tôi ghi nhớ mãi những ánh mắt của bạn bè ra đón chúng tôi hôm đó. Hình như đều ánh lên lời ước hẹn là sẽ sát cánh trong một cuộc đấu tranh mới mà cầm chắc là gay go và phức tạp”.

Những đầu công việc “trường diễn” thường ngày…

Khi gợi lại công việc của đoàn đàm phán, đặc biệt là việc làm của chính bà - chừng như bắt đúng mạch đang suy nghĩ của mình , bà Nguyễn Ngọc Dung hào hứng kể lại: “Ngoài các phiên họp chính thức vào ngày thứ Năm hàng tuần ở hội trường Trung tâm Hội nghị quốc tế tại 19 phố Kléber - mà tất cả 15 thành viên đoàn Mặt trận đều có mặt - thì đoàn còn tiến hành rất nhiều cuộc tiếp xúc và các hoạt động khác bên ngoài Hội nghị”.

Rồi bà Dung dần nhớ ra để điểm tên từng việc: Đó là những cuộc gặp gỡ và tiếp xúc với các quan chức sở tại, các vị đại diện trong đoàn ngoại giao ở Paris, các nhân sĩ trí thức và giới xã hội khác nhau trên đất Pháp, trong đó đặc biệt phải kể đến là các cuộc gặp gỡ với báo giới tại Pháp và quốc tế diễn ra hết sức đều đặn. Bà Dung còn muốn nhấn đến một nhóm công việc mà bà cho rằng nó không những quan trọng mà còn độc đáo và sáng tạo: Đó là các cuộc tiếp xúc và gặp gỡ với “không biết bao nhiêu người và bao nhiêu lần mà kể” với những bạn bè khắp năm châu thuộc rất nhiều thế hệ con người và khuynh hướng chính trị - xã hội khác biệt nhau nhưng có cùng một mối quan tâm, đó là Việt Nam.    

Để làm được một khối lượng công việc hết sức đồ sộ như thế này, đoàn Mặt trận đã có hẳn một nhóm chuyên trách mà bà Nguyễn Ngọc Dung gọi nôm na là “nhóm tiếp xúc”.

Trước khi nói kỹ về những công việc cụ thể của mình, bà Dung dành ít phút nói về “ấn tượng mạnh mẽ” đối với vị trưởng đoàn miền Bắc là Bộ trưởng Xuân Thủy.





Bà Dung kể rằng ông bộ trưởng thật “điềm đạm và sâu sắc”. Ông đã có một buổi nói chuyện không thể nào quên với tất cả các thành viên đoàn miền Nam ngày đầu khi tới Paris. Đại ý ông Xuân Thủy nói sau khi nhận nhiệm vụ trưởng đoàn đàm phán VNDCCH, ngày 5/5/1968 Hồ Chủ tịch có gặp và căn dặn đoàn là cuộc đấu tranh của chúng ta với Mỹ tại bàn đàm phán “sẽ được dư luận thế giới quan tâm rất sít sao”. Chính vì thế trong mọi công việc anh em khi đến đó “vừa phải rất khẩn trương, vừa phải thận trọng kiên trì, nghĩa là không bao giờ được sốt ruột nóng vội”. Về lập trường quan điểm đương nhiên đòi hỏi vững vàng, nhưng cũng phải sách lược, linh hoạt và khôn khéo. Bác Hồ căn dặn phải luôn cắt đặt người theo dõi sâu sát tình hình trong nước, nhất là tình hình chiến sự thì mới có quyết sách tốt và đúng đắn được. Bác Hồ còn nhấn mạnh lúc này “nhân dân các nước đã thấy chiến tranh kéo dài, gây nhiều thương vong chung nên tâm lý là muốn sớm có hòa bình”. Và chính ở điểm này Mỹ dễ lợi dụng để đổ vấy trách nhiệm chưa có hòa bình là do chúng ta, từ đó ép chúng ta “chấp nhận hòa bình theo các điều kiện Mỹ đưa ra”. Vì thế muốn thuyết phục nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta thì phải “kiên trì đưa ra thông tin đúng đắn và nói rõ thiện chí của chúng ta”.

Bà Dung cho rằng nội dung truyền đạt như vậy của vị trưởng đoàn Xuân Thủy là “rất thấm thía và dễ nhớ”, như sợi chỉ nam xuyên suốt cho cả đoàn quán triệt vào công việc trong một cuộc đàm phán kéo một mạch 4 năm mới xong.

Khi gợi ý bà Ngọc Dung nói cảm tưởng về vị cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, bà Dung có ý khiêm tốn định chẳng nói gì. Rồi dường như muốn nói một ý gì mới nảy sinh, nhưng bà Dung bào ngay đây chỉ là ít tâm sự riêng tư thôi chứ không phải nhận xét gì về một vị lãnh đạo cấp cao: “Ông cố vấn đúng là một típ lãnh đạo thế hệ đầu tiên, là lớp học trò trực tiếp của cụ Hồ. Rõ ràng ông chẳng được đào tạo ngoại giao chính quy bài bài gì bao giờ, nhưng lại vô cùng tự tin khi thực thi nhiệm vụ đối ngoại. Vì sao vậy? Tôi nghĩ bởi ông thấy mình chính nghĩa, sự nghiệp mà mình phụng sự đích thực là chính nghĩa, con đường đấu tranh của dân tộc Việt Nam chống xâm lược Mỹ là rất quang minh chính đại. Ông thường nói với anh em trong đoàn nhà, là “Mỹ nó đánh mình là sai, tự dưng đem quân đem máy bay bom đạn đến giết hại và đánh phá đất nước và nhân dân Việt Nam là quá sai lầm”. Vì thế nên khi đối thoại với họ ông thấy mình hoàn toàn là người nắm được lý lẽ và rất chủ động nói được cái đúng cái tốt cho mình mà không lúng túng bị động gì cả. Nhiều lần nhà đàm phán lão luyện Mỹ Henry Kissinger buộc phải lặng im không phản bác được gì trước một Lê Đức Thọ có vẻ bực dọc, thậm chí to tiếng như chuyến ông cố vấn đoàn ta bỏ về nước vì Mỹ lật lọng không ký thỏa thuận tháng 10/1972 đã đạt được, huy động B52 đánh Hà Nội nhưng thua cuộc, ông Thọ trở lại Paris gặp lại cố vấn Kissinger. “Buổi đó chắc chắn ông cố vấn cao cấp Hoa Kỳ và người chứng kiến phía ông ta không thể nào quên ngài “le Duc” của chúng ta”, bà Nguyễn Ngọc Dung kết luận câu chuyện về hai vị lãnh đạo đoàn ta như vậy.     
    
Đến đây bà Ngọc Dung đi vào một số công việc cụ thể của mình. Bà kể đoàn giao cho bà làm thường trực của “nhóm tiếp xúc” (ông Nguyễn Văn Tiến là nhóm trưởng). Hàng ngày bà Dung tập hợp, bóc cả một chồng lớn thư từ và bưu phẩm, trong đó phần lớn là thư, điện tín, lời chúc mừng và những thông báo bày tỏ sự ngưỡng mộ cũng như đưa ra những gợi ý và những vấn đề dư luận thắc mắc, yêu cầu gặp mặt và cung cấp thông tin. Lại có cả những góp ý, hiến kế cho đoàn của Mặt trận, đại thể là nên lưu ý vấn đề gì trên mặt trận dư luận ở các nước phương Tây, điều gì cần nhấn mạnh với báo giới và giới trí thức ở khu vực địa-chính trị này, v.v… Thư từ không những đến từ nước Pháp mà còn từ khắp châu Âu và khá nhiều đến từ Bắc Mỹ. Nhiệm vụ của bà Dung là đọc nội dung, rồi phân loại, tổng hợp thành các ý kiến đề xuất xử lý, báo cáo cho đoàn.

Bà Dung nói thêm rất nhiều thư từ đề nghị được gặp mặt, hoặc mời đại diện đoàn đi nói chuyện giới thiệu tình hình đàm phán tại các tổ chức và địa phương khác nhau không những trên đất Pháp mà còn ở  nhiều nước khác trên thế giới. Điều đó cho thấy nhu cầu tìm hiểu tình hình Việt Nam và sự tiến triển ở bàn đàm phán của nhân dân và dư luận thế giới khi ấy là rất lớn.

Theo lời thuật lại thì khối lượng công việc của từng cá nhân người trong đoàn “đều ngập đầu” với việc được phân công, nhưng ai nấy đều nhận thức công việc tiếp xúc bên ngoài Hội nghị là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Và như vậy đương nhiên tất cả mọi thành viên phải sắp xếp thời gian mà thực hiện.

Với sự phân công của lãnh đạo đoàn, có thể nói từ trưởng đoàn phó đoàn cho đến các chuyên viên ai cũng cố gắng hết sức mình. Nghĩa là mỗi cá nhân phải lập được một thời gian biểu “ngoại khóa” để đáp ứng những công việc đoàn giao thêm. Và như thế cách duy nhất là phải tận dụng tất cả các buổi tối cũng như các ngày nghỉ cuối tuần thì mới hoàn thành được nhiệm vụ.

Những hoạt động “không có trong nghị trình”  

Hội nghị quốc tế nào cũng gồm các nghị trình phải tuân thủ. Tuy nhiên ở Hội nghị Paris thì đoàn Việt Nam cả Bắc và Nam đều có rất nhiều công việc nằm bên ngoài các nghị trình thông thường định sẵn.

Bà Dung kể rằng riêng với đoàn Mặt trận của mình, chương trình bên ngoài bàn đàm phán nhiều vô kể, đến mức nếu liệt kê ra giấy thì chắc cũng phải “cả chục trang sổ tay” mới ghi hết các đầu công việc.

Bà bảo không chỉ hai vị trưởng phó đoàn với chương trình hoạt động bận rộn chật kín thời gian suốt tuần mà tất cả đội ngũ thành viên, chuyên viên ai cũng “người nào việc nấy” và để hết tâm sức tham gia tích cực vào “mặt trận mới”. Có thể nói đây chính là các hoạt động đối ngoại nhân dân như ngày nay chúng ta đang vận dụng rất có hiệu quả trong tình hình mới.

Bà Ngọc Dung lại lật mấy trang quyển hồi ký, và nói thêm “chỉ cần kể ra đây một số diễn đàn hoặc gặp gỡ tiêu biểu là chúng ta có thể hình dung được quy mô cũng như tính chất và tác động của các hoạt động đó tới Hội nghị là như thế nào”.
Dưới đây lược lại một số trong hàng trăm hoạt động, gặp gỡ mà đoàn Mặt trận tham gia:
Đó là với trưởng đoàn Nguyễn Thị Bình, ngay đầu năm 1969 - chỉ vài tháng sau khi tham dự đàm phán - bà Bình đã đến thăm Vương quốc Anh theo lời mời của các nghị sĩ Công Đảng (chính xác là ngày 5/3/1969 - BBT chú thêm); giữa năm đó bà Bình làm khách và được mời phát biểu tại Đại hội Đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển (16/5/1969); rồi chuyến thăm chính thức Algeria tháng 6/1970 và được Tổng thống Boumédiene tiếp; tháng 9 tiếp đó bà trưởng đoàn đến Lusaka, Zambia dự Hội nghị Không liên kết lần thứ III.

Với phó đoàn Nguyễn Văn Tiến cũng có nhiều hoạt động sôi nổi: 5/1969 đi thăm và làm việc tại Quốc hội Đan Mạch (21/5/1969); dự Đại hội quốc tế bất thường tại Roma “Đoàn kết với nhân dân Đông Dương” vào cuối 2/1972 với sự tham gia của 54 tổ chức quốc tế gồm 500 đại biểu; thăm chính thức Sénégal tháng 3/1972 và được Tổng thống Léopold Senghor tiếp.

Bản thân thành viên đoàn Nguyễn Ngọc Dung cũng thực hiện một “chương trình nghị sự” hết sức đa dạng và phong phú: 5/1969 đi Hà Lan do các tổ chức đảng phái nước này mời cung cấp thông tin cho bạn (đi với bà Nguyễn Thị Chơn cũng là thành viên đoàn); 7/1969 cùng với bà Lê Thị Cao đi từ trong nước để tới Canada nói chuyện với hàng nghìn phụ nữ nước bạn tại Montreal, Toronto, Sakatchewan và Vancouver; tháng 11 cũng năm này đi thăm và làm việc ở Thụy Sĩ cùng với bác sĩ Lê Văn Lộc; đầu 1972 đi thành phố Bologna, Italia dự lễ kết nghĩa giữa tỉnh Quảng Trị với tỉnh này (cùng đi với ông Lâm Văn Khai); 9/1972 Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế mời bà Dung tham gia đoàn của tổ chức này đến dự Hội nghị Liên hợp quốc tại Geneva về giải trừ quân bị; và 10/1972 được mời dự và phát biểu tại Bruxels với tổ chức ủng hộ Việt Nam của nước này.

Còn rất nhiều những chuyến đi và gặp gỡ của các thành viên khác trong đoàn Mặt trận. Bà Nguyễn Ngọc Dung nhận xét rằng trong suốt 4 năm ở Hội nghị Paris với hàng trăm cuộc tiếp xúc và gặp gỡ như vậy đã giúp đoàn Mặt trận (sau này có tên là đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN) có thêm biết bao nhiêu cơ hội giới thiệu thực chất tình hình Việt Nam ở cả chiến trường cũng như trên bàn đàm phán. Qua đó những thắc mắc hoặc câu hỏi (thường là hết sức cụ thể) của nhiều nhân vật nổi tiếng, của các giới xã hội ở nhiều quốc gia đặt ra với đoàn Mặt trận đều được trả lời rõ ràng và minh bạch khiến cho mọi người hiểu thêm về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Điều đó góp phần quyết định tạo nên “bước chuyển chính trị” đối với khá nhiều người mà trước kia, hoặc ngộ nhận, hoặc hững hờ giữ khoảng cách với Việt Nam, đã dần dần thấy được các vấn đề thực chất ở Việt Nam giai đoạn đó và đi đến cảm tình, rồi trở nên những người bạn tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta.

Nét “đời thường” bên bàn đàm phán

Khi được gợi ý có điều gì đặc biệt với “sự tham gia của phái nữ” vào đoàn đàm phán thì tự nhiên trong câu chuyện bà Nguyễn Ngọc Dung kể lại ra chiều “hứng khởi” hơn.

“Là nữ thành viên của đoàn, bà Dung nói, trong đoàn lại có ‘nữ tư lệnh’ là chị Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn, có chị Chơn (Nguyễn Thị Chơn), chị Thanh (Bình Thanh)… khiến phái nữ chúng tôi tự tin hơn ở mình. Nhưng ngay cả như vậy thì bà Dung vẫn chỉ ra một thực tế “tỉ lệ nữ trong hai đoàn Bắc và Nam đều rất thấp so với nam giới”, nên mọi việc phái nữ chúng tôi cũng ý thức mình phải gánh vác nhiều hơn “những công việc đời thường” mà nam giới bao giờ cũng không quen làm. Hoặc giả việc đó nếu đến tay các anh thì cũng là “sự cáng đáng bất đắc dĩ”, và khi buộc phải phân công như vậy cũng “tội cho cánh nam giới quá”, bà Dung thực thà kể lại như vậy.

Nhưng cũng từ thực tế chênh lệch trên đây mà anh em phái nam cũng dành sự quý trọng và khích lệ nhiều hơn đối với chị em, “có phần đề cao hơn chị em nữ đoàn viên”– bà Dung kể lại với giọng cảm kích xen lẫn tự hào.

Dự cảm thấy cuộc đàm phán 4 bên là một việc có khả năng kéo dài nên ngay từ đầu các bạn Pháp đã nghĩ đến những trợ giúp hết sức thiết thực và cụ thể. Bà Dung kể tiếp: “Trước hết là vấn đề ăn, ở và đi lại. Các bạn Pháp thật là những con người vô cùng tốt bụng và chu đáo. Bạn lo lắng cho đoàn Mặt trận chúng tôi về đủ mọi phương diện, từ nơi ăn ở, thu xếp để thuê hẳn một biệt thự nhỏ xinh xắn trên đồi Verrières - le - Buisson làm trụ sở lâu dài”. Từ các phương tiện đi lại cho đến nhu cầu trong sinh hoạt đời thường từ lớn đến nhỏ có thể phát sinh khi xa gia đình và người thân đều được bạn trù liệu hoặc phối hợp với phía ta giải quyết. Nói không ngoa, các bạn Pháp “như những người chủ nhà của một gia đình lớn là cả đoàn chúng tôi vậy”, bà Dung đã nhận xét như thế.

Rồi bà Dung lược tả vài chi tiết, như ngay hôm đặt chân đến Paris các bạn Pháp đã cắt đặt đội ngũ lái xe cho toàn đoàn đi lại, và rồi các ngày tiếp sau vẫn duy trì sự trợ giúp này. Bạn cử người đến nơi ở của đoàn để lo chỗ ăn nghỉ, rồi cáng đáng việc nấu ăn và nhiều công việc tạp vụ khác nảy sinh khi ăn ở và làm việc. Trong thời gian đầu biết là chúng ta lạ nước lạ cái, phía bạn Pháp còn bố trí người đi chợ, đi siêu thị mua giúp thức ăn và đồ dùng thông thường cho các đoàn viên trong đoàn.

Dĩ nhiên các ngày chủ nhật, ngày lễ thì vắng đội ngũ này. Và khi ấy đúng là phái nữ phát huy ưu thế tề gia nội trợ của mình. Do quá thiểu số nên việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa phòng ốc phái nữ dù tích cực đến đâu cũng không ôm xuể. Và khi ấy anh em nam giới cũng lăn lưng vào công việc chung của tập thể đoàn chứ chẳng ai lảng tránh. Chỉ tội là nhiều việc các anh không quen làm, thậm chí có làm thì vụng về nên lắm khi tức cười. Bà Dung kể lại mà không nín được tiếng cười phá lên khi nhắc đến chuyện “anh Nguyễn Văn Tiến và anh Hà Đăng cũng nhiều phen được phân công làm bếp”, và có vị nam giới đã cho anh em trong đoàn ăn thuần một món trứng luộc chấm muối mắm, cùng một món bắp cải lại cũng được luộc! May mà trên đất Pháp cũng sẵn dồ nguội ăn sẵn được nên cuối cùng mọi việc thuộc “ẩm thực” của đoàn cũng thu xếp ổn thỏa.    

Bạn bè Pháp ghé vai chung sức “trên từng cây số”

Đoàn Mặt trận có rất nhiều bạn bè tốt trên khắp thế giới nhưng trong câu chuyện về một “mặt trận khác” ở Hội nghị Paris, bà Nguyễn Ngọc Dung có ý chú tâm hơn đến khối các bạn Pháp và Mỹ . Dễ hiểu bởi một là nước chủ nhà, một chính là nước mà chính phủ của họ đang tiến hành chiến tranh và nay đàm phán với chúng ta.

Theo bà Dung, cả bạn Pháp và bạn Mỹ đều có những gương mặt “thật sự dễ mến”, “thật sự hết lòng” vì Việt Nam. Chính từ những đóng góp âm thầm và kiên trì của tất cả khối bạn bè này đã nâng cao thêm uy tín và sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của chúng ta, góp thêm sức mạnh trên bàn đàm phán và đưa đến thắng lợi vẻ vang cho chúng ta tại Hội nghị Paris.

Bà Dung nhớ lại:

“Lúc mới tới Paris ngày nào hầu như cũng có vài đoàn đến thăm. Đến sớm nhất là Hội Hữu nghị Pháp - Việt (AAFV) có gần hai chục người, đại diện cho Secours Populaire (Cứu trợ bình dân), Cimade, Huynh đệ Việt Nam…”

Rồi bà Dung kể cho nghe về hai người bạn Pháp, đúng là đã “trên từng cây số” với sự bền bỉ ghé vai chung lưng với bao nhiêu công việc của đoàn.

Trước hết là ông Henri Van Regemorter là giáo sư tiến sĩ thiên văn tại Đài Thiên văn Paris. Chân ướt chân ráo tới đất Pháp, bà Dung đã nhấc máy liên lạc điện thoại với ông Henri và nhờ ông giới thiệu các bạn có thể giúp đỡ Việt Nam mà ông biết. Vài ba ngày sau GS Henri đã cầm đến tập danh sách, với địa chỉ đầy đủ các bạn bè mà ông quen biết. Ông còn đánh dấu sao và nói đó là các vị “quyết tử vì Việt Nam” (qui se tue pour le Vietnam). Bà Dung bảo đây là lần đầu tiên được nghe một “biệt danh” như thế dành cho người “không phải Việt Nam”.

Bà Dung kể rằng suốt từ thời điểm đó bất cứ khi nào đoàn hỏi đến người trong “danh sách vàng” nói trên đều được sự giúp đỡ không chần chừ cùng với những sáng kiến có giá trị. Hơn nữa các bạn đó còn vận động thêm những bạn bè khác của mình vào việc và lấy làm hãnh diện được góp sức với đoàn.
Bà Nguyễn Ngọc Dung nhớ như in hồi sắp kết thúc đàm phán, khi bà được phân công thảo văn bản Nghị định thư về “trao trả người bị bắt” thì rất cần những tư liệu tham khảo về “tiền lệ lịch sử” trong việc trao đổi tù binh tại các hiệp định quốc tế.

Đưa ra vấn đề với các bạn luật sư Pháp thì chỉ vài ba ngày sau các bạn đã đưa lại cả chồng tài liệu cần đến. Trong số đó còn có văn bản được các bạn đặt đơn dây chuyền, sưu tầm từ những trung tâm lưu trữ tận London hoặc Geneva để gửi cho đoàn.

Nhắc đến các bạn Pháp, bà Nguyễn Ngọc Dung đặc biệt dành cảm tình đối với một phụ nữ Pháp đã rất gắn bó với đoàn và với cá nhân bà. Đó là Mireillle Gansel, giáo sư ngôn ngữ và văn chương tại Đại học Vincennes và Lyon.

Bà Dung kể lại khi mới quen Mireille được biết chị ấy có ý định học tiếng Việt thì bà khuyên can là không nên, vì việc này sẽ chiếm nhiều thời gian. Song Mireille đáp lại rằng đấy là lựa chọn có suy nghĩ, vì biết tiếng Việt thì mới giới thiệu được ra thế giới di sản văn hóa vô giá của Việt Nam. Chị ấy còn nói trong cả đời mình mà làm được một phần nào công việc trên cũng là thấy đáng công học và mãn nguyện.

Thế là ngoài thì giờ theo lớp ở một trường chính quy, Mireille Gansel còn kết bạn giao lưu với người Việt, tranh thủ các cơ hội đi cắm trại hè với hội Việt kiều của ta để luyện thêm tiếng Việt. Năm 1971, nghĩa là hai năm sau khi đoàn Mặt trận tới bàn đàm phán, Mireille Gansel đã cho xuất bản cuốn “Kho báu của con người” (Le Trésor de l’Homme, NXB La Farrandole ấn hành). Cuốn sách sử dụng những bản thảo văn học của Việt Nam được dịch sang tiếng Pháp đã được chị Mireille biên soạn, với nhiều chú thích để người nước ngoài dễ đọc và tra cứu. Sách giành Giải thưởng “Quyển sách cho thiếu nhi hay nhất trong năm 1971”. Bộ trưởng Xuân Thủy đã “com-măng” 100 cuốn để đoàn đàm phán làm tặng phẩm cho khách quốc tế đến thăm đoàn. Cuốn sách này nửa năm sau đã được một nhà xuất bản ở Italia xin phép tác giả cho dịch sang tiếng Ý và xuất bản ở Roma.

Bà Dung kể thêm, những khi rảnh việc, bà thường dịch miệng và giới thiệu với Mireille nhiều tác phẩm văn học cách mạng của miền Nam đang chiến đấu. Với những tác phẩm thơ ca “chấm” được, vị giáo sư Pháp này yêu cầu bà Dung dịch thật sát và chuẩn. Có khi chỉ một bài thơ cũng phải mất rất nhiều thời gian, nhưng không bao giờ thấy chị Mireille nản lòng mà trái lại rất kiên trì theo sát từng lời từng ý. Rồi dịch đi dịch lại, sửa đi sửa lại có khi tới hàng chục lần.

Sau một thời gian làm việc cật lực, trên nhật báo Le Monde (Thế Giới) xuất hiện bài “Văn thơ đấu tranh ở miền Nam” ký tên Mireille Gansel. Bài viết chiếm gần hết trang văn chương của tờ báo đã gây dư chấn lớn trong dư luận độc giả tiếng Pháp.

Cụ thể trong bài viết M. Gansel đã dịch giới thiệu “Người con gái Việt Nam” của Tố Hữu; “Làm mẹ ở Việt Nam” của Chế Lan Viên; các bài thơ của Lê Anh Xuân và nhiều bài hát của phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”; các bài hát “Lời nguyền” của Trương Quốc Khánh”, “Một dân tộc không ngừng tiến lên” của Miên Đức Thắng… 

Trong thời điểm Hội nghị Paris hai cả hai đoàn Bắc và Nam đều đang cố gắng phát huy thế chính trị của mình thì sự tác động văn hóa từ những lời thơ-câu văn-bài hát phản ánh đời sống hiện thực trong cuộc đấu tranh quyết liệt của quân dân miền Nam Việt Nam đã có thêm sức thuyết phục dư luận.

Được biết người bạn nữ Mireille Gansel không chỉ dừng các hoạt động ở Pháp. Sau khi ký Hiệp định, vị nữ giáo sư này đã đi Việt Nam và làm việc nhiều năm tại NXB Ngoại văn của ta, cùng góp phần đưa ra thế giới nhiều tác phẩm văn học ưu tú của Việt Nam. “Đây thật sự là một trong những người bạn Pháp hết lòng vì đất nước và nhân dân Việt Nam chúng ta”, bà Dung nói lời kết luận về những người bạn Pháp.

Những bạn bè Mỹ “đầy nghĩa tình”

“Bốn năm đàm phán, bà Dung kể lại, Hội nghị Paris, tại phòng họp phố Kléber, chung quanh chiếc bàn tròn trải thảm xanh, đoàn Mặt trận đã gặp các đại diện chính phủ Hoa Kỳ 174 lần (trong 174 phiên họp), nhưng cùng thời gian ấy, từ trưởng đoàn cho đến các thành viên trong đoàn, chúng tôi đã gặp gỡ chắc chắn không phải 174 lần mà nhiều hơn thế với hàng nghìn những công dân Mỹ ở nhiều nơi trên đất Pháp, châu Âu và Bắc Mỹ. Tất cả đều cùng mục đích, tìm kiếm Hòa bình”.

Trong những cuộc gặp gỡ bà Dung trực tiếp tham gia, bà nói mình có ấn tượng rất đặc biệt với buổi họp mặt tại khu rừng Vincennes ngoại ô Paris vào mùa xuân 1970 (10/5/1970). Không khí hôm đó hừng hực sôi nổi không thể quên. Đây là cuộc biểu dương lực lượng chống chiến tranh khổng lồ do 44 tổ chức và phong trào hòa bình Pháp khởi xướng, với sự tham dự của hơn 200.000 người.

Ông Nguyễn Văn Tiến, phó đoàn đã phát biểu, đại ý đòi Mỹ phải chấm dứt ném bom, rút quân, ngừng dính líu ở Việt Nam. Ngay sau đó đại biểu Mỹ, ông Sydney Lens, một nhà hoạt động công đoàn Mỹ, đồng chủ tịch một tổ chức của phong trào chống chiến tranh ở Mỹ - NMC (New Mobilisation Committee) - đã lên tiếng ngay sau đó rất thẳng thắn rằng hiện nay hàng triệu người ở khắp các tiểu bang trên nước Mỹ của ông “đang làm chiến tranh” để chống lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam (We make Wả against the Vietnam War). Rồi ông hô 3 lần “out now, out now, out now” (rút ngay bây giờ, rút ngay bây giờ, rút ngay bây giờ!). Ông Nguyễn Văn Tiến và ông Xuân Thủy (trưởng đoàn miền Bắc) bước đến bắt tay và quàng vai ông. Ông Lens giơ hai ngón tay theo hình chữ V (Victory – Thắng lợi) giữa những tràng vỗ tay và hô to hưởng ứng vang dội khắp khu rừng.

Trước thời gian đó, vào ngày 20/4/1970,  một cuộc tập hợp quy mô tuy nhỏ hơn nhiều lần nhưng ý nghĩa mở đầu hết sức quan trọng đã diễn ra tại quảng trường Trafalgar ở London. Hai tổ chức: Vietnam Moratorium Committee (Ủy ban “Đình chỉ” Việt Nam) của Mỹ; và Stop It Committee (Ủy ban đòi “dừng nó lại”) của Anh đã tổ chức biểu tình tuần hành chống chiến tranh Việt Nam. Hơn 2.00 người, gồm người Anh và cả người Mỹ đang ở Anh đã đón đoàn đại biểu Việt Nam và đại biểu Mỹ dự cuộc tuần hành này.

Bà Nguyễn Ngọc Dung được đoàn cử đã bay sang Anh, còn đại biểu tổ chức Longshremen bang Florrida  là bà Viviane Nareini từ Mỹ tới đã cùng tham dự và phát biểu. Bà Dung kể rằng hôm đó London mưa nặng hạt, bà cùng với người bạn nữ Mỹ cùng đứng dưới chiếc ô lớn, cùng nhiệt tình vẫy chào đáp lại tiếng hô khẩu hiệu chống chiến tranh rền vang của đoàn người tụ tập trong rừng cờ đỏ sao vàng và cờ Mặt trận. Cảnh sát Anh ngồi oai vệ trên lưng các chú ngựa to cao hiếm gặp ở nơi khác nà lúc này dàn hàng đứng chắn bên ngoài đã vô hình trung tăng vẻ long trọng cho cuộc họp mặt. Sau đó đoàn biểu tình kéo đến tòa đại sứ Mỹ đưa kiến nghị và đốt cờ Mỹ trước cổng tòa nhà này.   

Bà Dung còn kể tại trụ sở đoàn, suốt mấy năm đàm phán không lúc nào ngớt các đoàn khách thăm viếng. Bà nói: “Ở nơi đây chúng tôi đã thường xuyên đón tiếp hàng trăm lần, từ các bạn Mỹ đi một mình, hoặc một nhóm vài ba người cho tới những toán đông đến số trăm. Các nhà chính khách, nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu, luật sư, người lãnh đạo các phong trào chống chiến tranh toàn nước Mỹ , những bà mẹ tìm đến để hỏi về tình hình đàm phán hòa bình”. Rồi bà Dung lấy cuốn sách chỉ cụ thể các đoàn khách được tiếp hồi đó:
Tháng 1/1970 ông Dave Dellinger và bà Cora Weiss vừa là đồng chủ tịch các tổ chức phản chiến toàn quốc, vừa đại diện tổ chức Ủy ban liên lạc các gia đình lính Mỹ đang bị giam giữa tại Việt Nam (Coliafam); 7/1970 ông bà bác sĩ Benjamin và JaneSpock; 12/1970 đoàn Tổng hội sinh viên Mỹ do anh David Jeffshin làm chủ tịch; 8/1971 hai giáo sư thực vật Arthur Westing và W. Pfeiffer thuộc Đại học Montana, những người đã kiên trì tố cáo quân đội Mỹ tàn phá môi trường miền Nam Việt Nam, đã tặng đoàn cuốn phim do hai ông kiên trì đeo bám máy bay rải chất độc hóa học quay được; 10/1971 đoàn Liên đoàn Phụ nữ đấu tranh cho Hòa bình và Tự do (ILWPF) dẫn đầu là bà Katherrine Kamp; 11/1971 đoàn giáo sư George Wald, Đại học Harvard đến chia sẻ kết quả hoạt động của ông và các sinh viên Mỹ khi đi Sài Gòn và tặng ta một bản “Hiệp ước Hòa bình” do các bạn ký chung với sinh viên và các tổ chức phản chiến của nhân dân Sài Gòn.
Ngôi sao điện ảnh Mỹ Jane Fonda cũng như hai nữ nghệ sĩ dân ca nước này là Barbara Dane và Joan Baez đều đã tới trụ sở đoàn Mặt trận, tại đây họ đều biểu thị sự đồng tình của mình đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Có một đoàn hết sức đặc biệt là các bà mẹ và vợ của phi công Mỹ bị ta bắt và giam giữ khi máy bay ném bom bị bắn rơi trên đất Việt Nam. Họ mang đến hai bao vải xếp đầy các bức thư ngỏ có chữ ký của thân nhân và bạn bè các tù binh này cho đoàn ta để nhờ chuyển đến lãnh đạo Mặt trận. Nội dung thư đề nghị trả tự do cho tù binh. Lãnh đạo đoàn tiếp và lắng nghe nguyện vọng của các bà các chị, giải thích chính sách khoan hồng độ lượng của phía ta để họ yên tâm nhưng nêu rõ lập trường của Việt Nam là các công dân Mỹ hãy đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở nước Mỹ đòi đưa ngay quân đội Mỹ về nước, chấm dứt chiến tranh xâm lược, sớm ký kết hòa bình với Việt Nam “thì Việt Nam sẽ ngay lập tức trao trả tù binh Mỹ”.

*

Suốt một buổi bồi hồi nhớ lại từ ký ức một thời đấu tranh sôi nổi, bà Nguyễn Ngọc Dung cất những lời rưng rưng: “Nhiều khi tôi tự hỏi, công việc thì là của mình, mình từ một đất nước Việt Nam mãi xa xôi đến đây với nhiệm vụ đàm phán với đối phương, nhưng cớ sao lại có những tấm lòng của bạn bè quốc tế, đặc biệt là bạn bè Pháp và Hoa Kỳ, cứ coi đó lại như công việc của chính các bạn. Nhưng rồi chúng tôi cũng tìm ngay được câu trả lời, đó là do sự nghiệp mà chúng ta đấu tranh là chính nghĩa nên bạn bè quốc tế tự nhiên rất đồng lòng đứng về phía chúng ta”.

Bà Ngọc Dung còn nói thêm, đại ý là không có bút mực nào tả xiết được mối thân tình và hết lòng của những người bạn Mỹ và Pháp cũng như nhiều bạn bè khác trên thế giới trong những ngày lịch sử năm xưa đó. “Tôi cứ nghĩ ngợi - giọng bà Dung trầm ấm lại sau một hồi suy tư - giả sử nếu như không có bạn bè khắp thế giới hỗ trợ và sát cánh với hai đoàn đàm phán Bắc và Nam thì chúng ta sẽ khó khăn nhường nào. Chúng ta giành thắng lợi vẻ vang ở Hội nghị Paris có công lớn của bạn bè thế giới”.    
   
Nguyễn Vĩnh ghi theo lời kể của bà Nguyễn Ngọc Dung


                                                         

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...