Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Một góc nhìn về mối quan hệ Việt - Mỹ qua Giáo dục

 Một góc nhìn về mối quan hệ Việt - Mỹ qua Giáo dục
(Bài viết mới về quan hệ Việt - Mỹ)

Vừa đây cây bút Nguyễn Quang Dy gửi cho blog tôi một bài mới mà ông nói là viết "về quan hệ Mỹ-Việt, bình luận về hợp tác giáo dục, nhân đọc bài diễn văn của chủ tịch Harvard". Tác giả gửi cho chủ blog cả bản tiếng Việt và bản tiếng Anh cốt để đăng cả 2, hầu giúp các bạn đọc có thêm văn bản ở 2 ngữ để đối chiếu, tham khảo.

Ngay sau đó ông gửi thêm lời nhắn rằng, "nếu như blog chưa đăng ngay được thì xin chuyển tiếp đây 'file mới' trong đó bổ xung và chỉnh sửa vài chỗ so với 'file cũ', những chi tiết này chắc bạn đọc làm công việc đối ngoại, ngoại giao sẽ quan tâm"...

Xin trân trọng giới thiệu bài viết mới nói trên của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy.

Vệ Nhi

-----



Nghịch lý Quan hệ Việt-Mỹ: Di sản Chiến tranh hay Hậu Lịch sử


Nguyễn Quang Dy


“Chúng ta phải tìm cách làm thay đổi các định kiến, làm cho những gì quen thuộc trở thành xa lạ…làm cho giới trẻ lạc hướng và giúp họ tìm cách định hướng lại mình…” (Drew Gilpin Faust, Chủ tịch Harvard, Diễn văn Khai giảng năm 2009).
Khi Drew Gilpin Faust lên thay Larry Summers làm chủ tịch Harvard (năm 2007) vì phát ngôn của ông ấy bị coi là xúc phạm phụ nữ, nhiều người cho rằng sự thay đổi đó là vì lý do chính trị. Nhưng khi đọc bài diễn văn của bà Faust (năm 2009) tôi rất ấn tượng bởi quan điểm của bà ấy, phản ánh sự thay đổi to lớn trong tư duy giáo dục của Mỹ. 
Nay đọc xong bài diễn văn mới của bà Faust (Hệ quả: Chiến tranh, Ký ức và Lịch sử, Saigon, 23/3/2017), tôi cảm thấy hơi băn khoăn, không phải vì Stephen Bannon là sản phẩm của trường Kinh doanh Harvard. Lẽ ra tôi phải cảm thấy phấn khởi vì bà Faust là chủ tịch Harvard đầu tiên đến thăm Việt Nam nơi có trường Đại học Fulbright (FUV) cũng như FETP. Tuy đã có ba Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam từ sau chiến tranh (Bill Clinton năm 2000, George Bush năm 2006, Barrack Obama tháng 5/2016), nhưng chưa có chủ tịch Harvard nào đến thăm Viêt Nam, tuy giáo dục là chìa khóa cho tương lai quan hệ Việt-Mỹ.  
Năm ngoái, khi tổng thống Obama đến thăm Viêt Nam và chính thức khai trương trường Đại học Fulbright, có Ngoại trưởng John Kerry tháp tùng, nhưng không có chủ tịch Harvard, tuy FUV cũng như FETP là dự án được đồng bảo trợ và quản trị bởi trường JFK của Harvard hơn hai chục năm qua. Dù sao thì muộn còn hơn không! Tuy bài diễn văn của chủ tịch Harvard đề cập đến mối liên quan giữa Viêt Nam và Mỹ (vì di sản chiến tranh), chuyến thăm Viêt Nam của bà là một phần của chuyến thăm khu vực, bao gồm tham dự sự kiện gây quỹ cho Harvard tại Singapore trước đó và chương trình thăm Hong Kong sau đó.   
Câu chuyện hợp tác đào tạo Viêt-Mỹ bắt đầu cách đây gần ba thập kỷ khi Tom Vallely sáng lập Vietnam Program (tại Harvard, 1989) và lập ra trường FETP (tại Saigon, 1994) như một chương trình hợp tác giữa trường JFK của Harvard và trường Đại học Kinh tế Saigon. Nay trường Đại học Fulbright Vietnam (FUV) sắp trở thành “trường Đại học tư thục phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam” dựa trên các nguyên tắc “chịu trách nhiệm giải trình, dựa trên năng lực, minh bạch, tự quản, tôn trọng lẫn nhau và cởi mở về nghiên cứu”, được tài trợ bởi quỹ ủy thác “Trust for University Innovation Vietnam” (có trụ sở tại Massachusetts).
Nếu giáo dục thực sự là chìa khóa cho tương lai, thì FETP chính là tiền đề cho trường Đại học Fulbright Vietnam, với sự ủng hộ cao của ngoại trưởng John Kerry và tổng thống Barrack Obama. Tuy nhiên, những người ủng hộ FETP (và FUV) hiểu rõ khó khăn thế nào để duy trì hoạt động của dự án FETP trước những ý định muốn loại bỏ nó (vì lo ngại “âm mưu diễn biến hòa bình”). Trong khi Vietnam Program và FETP cuối cùng đạt được mục tiêu, thì VEF không thành công (nay phải chuyển quỹ cho FUV). Mục tiêu của VEF là bảo trợ cho một trung tâm khoa học hàng đầu tại Việt Nam (chứ không chỉ cấp học bổng).
Tuy Đại học Fulbright đã trở thành một biểu tượng, nhưng nó không phải là dự án giáo dục duy nhất. Qua nhiều năm, có nhiều dự án mới và ngày càng nhiều sinh viên Viêt Nam sang Mỹ du học, đóng góp cho nguồn nhân lực và sức mạnh mềm của Việtnam. Nhưng nhiều sinh viên sau đó không muốn trở về Viêt Nam, dẫn đến chảy máu chất xám.    
Chỉ từ tháng 7 đến tháng 11/2015, số sinh viên Viêt Nam tại Mỹ đã tăng lên 18,9%, chỉ sau India (20,7%) và China (19,4%), làm tổng số sinh viên Viêt Nam tại Mỹ tăng lên 28,883 người (năm 2016). Viêt Nam đứng thứ 6 trong số các nước có sinh viên đông nhất tại Mỹ, và Mỹ đã vượt qua Australia (có 28,524 sinh viên Viêt). Tuy sinh viên Việt đã có tại 50 bang của Mỹ, nhưng 10 bang có số sinh viên Việt đông nhất là California, Texas, Washington, Massachusetts, New York, Pennsylvania, Florida, Virginia, Illinois and Georgia. Số sinh viên Việt tại 10 bang này là 20,797, chiếm 72% tổng số sinh viên Việt tại Mỹ. 
Là một nhà sử học, bà chủ tịch Harvard đã dành nhiều thời gian nói về Nội chiến Mỹ trong mối liên quan đến Việt Nam và những bài học lịch sử. Bà đã đúng khi đề cập đến Viêt Nam như “Một đất nước, chứ không phải một cuộc chiến ” với “tất cả sự phức hợp, vẻ đẹp, lịch sử, sống động và đầy triển vọng”, trong khi thừa nhận Viêt Nam đã ấn định thảm kịch của thời đại đó, khi 3 triệu tấn bom đạn và 11 triệu thùng chất độc diệt cỏ đã được ném xuống đó, nơi 58,220 lính Mỹ, và 3 triệu người Việt, cả quân sự và dân sự, đã chết.  
Đến tận bây giờ, bóng ma Viêt Nam vẫn còn sống, đang ám ảnh cả người Mỹ và người Việt. Hơn bốn thập kỷ sau cuộc chiến tranh, di sản Viêt Nam vẫn hủy hoại sự nghiệp chính trị của những người như Bob Kerrey (là chủ tịch FUV), và làm cho hòa giải giữa người Việt với nhau còn khó hơn nhiều so với giữa Viêt Nam và Mỹ. Bà chủ tịch Harvard nói lịch sử “giúp chúng ta đối mặt với những bóng ma và quỷ sứ mà thảm kịch của quá khứ đã để lại di sản cho chúng ta đến tận bây giờ. Nó soi sáng sự mù quáng và tàn bạo đã tạo ra chiến tranh, và giúp chúng ta nỗ lực vì hòa bình”.  Trong cùng bài diễn văn đó, bà Faust nhận xét, “Cuối cùng, chúng ta quay lại với từ “Veritas” – là cam kết của Harvard sẽ sử dụng tri thức và nghiên cứu để nhìn thấu những ảo tưởng, sự lừa dối, định kiến , và lòng vị kỷ. Sự thật sẽ đến cùng với những khám khá khoa học không bị trói buộc bởi ý thức hệ và chính trị…
Tôi tin sẽ có ý nghĩa hơn nếu bà chủ tịch Harvard dành nhiều thời gian hơn để nói về tương lai quan hệ giữa hai nước, nay đang đứng trước những thách thức không phải chỉ từ di sản của chiến tranh trong quá khứ (mà người ta đã quen) mà còn từ nghịch lý của “hậu Lịch sử” và Trumpism (mà nhiều người còn bị bất ngờ). Không ai biết rõ điều gì đang diễn ra trong Nhà Trắng lúc này, và những hệ quả không thể lường trước. Những cố gắng vận động Washington vào lúc này có thể là quá yếu, quá chậm vì thời cơ đã qua rồi.  
Tuy hai quốc gia cựu thù đã bình thường hóa quan hệ từ năm 1995, nhưng Mỹ mới hoàn tất quá trình đó năm ngoái khi tổng thống Obama bỏ cấm vận vũ khí và chính thức khai trương Đại học Fulbright. Đó là động tác tượng trưng ủng hộ Viêt Nam đang bị đè bởi cái bóng đen hiếu chiến của con rồng Trung Quốc, đang quyết thống trị Biển Đông. Nay không ai biết rõ làm thế nào để ngăn cản Trung Quốc biến vùng biển này thành cái ao của họ, trước định hướng chính sách thất thường của chính quyền Trump về Trung quốc và Đông Á.
Lịch sử đang lặp lại và thế giới “hậu Lịch sử” đang đổ vỡ, làm xổng những bóng ma của quá khứ từ các hầm mộ. Trong khi quan hệ chính trị giữa hai chính phủ có thể biến động khó lường, quan hệ văn hóa giáo dục giữa hai quốc gia thường bền vững sống lâu hơn các chính phủ đang cầm quyền, vượt qua ý thức hệ và trò chơi chính trị. Nhưng quy luật “hệ quả không định trước” sẽ phát huy tác dụng chỉ khi nào hai cựu thù của cuộc chiến sai lầm biết cách biến gánh nặng quá khứ thành lợi thế tương lai, cho một thế giới tốt đẹp hơn.

NQD. 28/3/2017

-----

 Bản tiếng Anh (do chính tác giả viết thẳng bằng Anh ngữ)


The Paradox of US-Vietnam Ties: War Legacy or Post-History


Nguyen Quang Dy

“We seek to unsettle presumptions, to defamiliarize the familiar… to disorient young people and to help them to find ways to reorient themselves…”  (Drew Gilpin Faust, president of Harvard, 2009 Commencement Speech).


When Drew Gilpin Faust replaced Larry Summers as the president of Harvard (in 2007) as some of his remarks were considered offensive to women, many people thought the change was for a political reason. But when I read her speech (in 2009) I was so impressed by her arguments indicating a major change in American thinking on education.  
Now having read Drew Gilpin Faust’s new speech (Aftermath: War, Memory and History, Saigon, March 23, 2017), I felt a bit unsettled, not because Stephen Bannon was a product of Harvard Business School. In fact, I should have felt upbeat as she was the first president of Harvard to visit this country where the Fulbright University Vietnam (FUV) as well as the FETP is located. While three US presidents visited Vietnam since the War (Bill Clinton in 2000, George Bush in 2006, Barrack Obama in May 2016), no Harvard president had done so, though education should be the key to future US-Vietnam relations.
Last year, when president Obama visited Vietnam and formally opened the Fulbright University Vietnam, he was accompanied by Secretary of State John Kerry, not by the Harvard president, though the FUV as well as the FETP is a project co-sponsored and run by Harvard JFK School for the last twenty years or so. Anyway, better late than never! Though the Harvard president’s speech touched on the connections between Vietnam and the US (war legacy), her visit to Vietnam was part of a regional trip including a Harvard Campaign fundraising event in Singapore earlier and her appointments in Hong Kong later.    
The saga of US-Vietnam education cooperation began nearly three decades ago when Tom Vallely founded Vietnam Program (at Harvard, 1989) and then established FETP (in Saigon, 1994) as a partnership program between Harvard Kennedy School and University of Economics in Saigon. Now, the Fulbright University Vietnam (FUV) is supposed to be the “first private, non-profit Vietnamese university” founded on the principles of “accountability, meritocracy, transparency, self-governance, mutual respect and open inquiry”, financed by the Trust Fund for University Innovation in Vietnam (based in Massachusetts).
If education is really the key to the future, the FETP stands out as the genesis for the Fulbright University concept, given high-profile support from Secretary of State John Kerry and President Barrack Obama. However, supporters of the FETP (and FUV) know how difficult it was to keep this academic project alive against attempts to shoot it down (for fear of “peaceful evolution” hoax). While Vietnam Program (and FETP) eventually achieved its goal, the VEF program did not (and finally had to transfer its fund to FUV). The VEF was supposed to sponsor a science center of excellence in Vietnam (not just giving out scholarships).
Fulbright University Vietnam has become a symbol, but it is not the only educational project. Over the years, new projects and more Vietnamese students have come to the US for education, building human capital and soft power for Vietnam’s future. But so many of them would not come back to Vietnam, leading to a growing brain drain. 
Between July and November 2015, the number of Vietnamese students in the US increased by 18.9%, after India (20.7%) and China (19.4%), raising the total number of Vietnamese students in the US to 28.883 (by 2016). Vietnam ranked 6th among countries having the largest numbers of students there, and the US has bypassed Australia (having 28.524 Vietnamese students). While Vietnamese students are found in all 50 states in the US, the top 10 states having the largest numbers are California, Texas, Washington, Massachusetts, New York, Pennsylvania, Florida, Virginia, Illinois and Georgia. The number of Vietnamese students in these 10 states was 20.797, or 72% of the total number in the US. 
As a historian, president Faust spent a lot of time talking about the American Civil War in connection with Vietnam and history lessons. She was right when referring to Vietnam as “A Country, Not a War” with “all its complexity, its beauty, its history, its vibrancy, and its promise”, while recognizing that Vietnam defines the trauma of that era, when 3 million tons of bombs and 11 million gallons of toxic defoliants were dropped, and 58.220 American troops and 3 million Vietnamese soldiers and civilians died.
Even now, the ghosts of Vietnam are still alive, haunting Americans and Vietnamese alike. Over four decades after the War, the legacy of Vietnam still ruined the political life of people like Bob Kerrey (as Chairman of FUV), and makes reconciliation among the Vietnamese even more difficult than between Vietnam and the US. President Faust said history “helps us confront the ghosts and demons that the tragedies of the past leave as legacy to the present. It illuminates the blindness and cruelty that enable war, and equips us to strive for peace”.  In the same speech, she noted, “So in the end, it comes back to “Veritas” - the commitment to use knowledge and research to penetrate delusion, cant, prejudice, self-interest. That truth may come in the form of scientific insights freed from ideology and politics…”
I believe it would make more sense if she spent a bit more time talking about the future of relations between the two nations, now facing new challenges, not only from the legacy of the past War (that people are familiar with) but also from the paradox of “post-History” and Trumpism (that most people are caught off guard). Nobody knows for sure what is going on in the White House right now and unintended consequences. New efforts to lobby Washington right now may be too little too late as the chances have gone.  
While the former foes have normalized relations since 1995, they accomplished this process only last year when president Obama lifted the arms embargo and formally opened the Fulbright University. It was a symbolic gesture to support Vietnam now coming under the long shadow of the aggressive China dragon poised to rule the South China Sea. Now, nobody knows for sure how to prevent China from turning this sea into its own lake, given the unpredictable policy orientation by the Trump Administration on China and East Asia.   
It looks like history is repeating itself as the “post-History” world is breaking up, releasing the ghosts from their graveyards. While political relations between two governments may fluctuate beyond expectations, educational and cultural ties between two nations are expected to sustain changes and outlive sitting governments beyond ideology and politics. However, the law of “unintended consequences” would work only if the former foes of a wrong War knew how to turn liabilities of the past into assets of the future, for a better world. 
NQD. March 28, 2017

-----

 Đọc tham khảo:

Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì?



Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì, nếu trước đây, môi trường học tập ở Harvard vẫn còn là “giấc mơ xa xôi” của rất nhiều sinh viên Việt Nam, thì nay giấc mơ ấy đã đến gần hơn khi Đại học Harvard đã lên kế hoạch xây dựng trường đại học đầu tiên của mình tại đất nước hình chữ S mang tên  Fulbright. Hiện tại trường Đại học  Fulbright đã mở ra các ngành đạo tạo để sinh viên có thể lựa chọn.

Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì

Theo giấy chứng nhận đầu tư, Trường Đại học Fulbright Việt Nam đặt trụ sở chính tại Khu công nghệ cao TP.HCM với diện tích đất là 15 héc-ta.
Đại học Fulbright Việt Nam được xây dựng với mô hình là một cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.


Đại học Fulbright Việt Nam tuyển sinh khi nào (22)

Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập

Trường được xây dựng trên cơ sở phát huy nguồn vốn và con người của Trường Fulbright. Vốn đầu tư thực hiện dự án Trường Đại học Fulbright Việt Nam là 70 triệu đô la Mỹ. Trong đó, mức đầu tư giai đoạn đầu (đến năm 2016) là 5,3 triệu đô la Mỹ, giai đoạn hai (2017 – 2020) là 20 triệu đô la Mỹ, và giai đoạn ba (2020 – 2030) là 44,7 triệu đô la Mỹ.
Trường ĐH Fulbright là một cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài không vì lợi nhuận. FUV do Quỹ tín thác sáng kiến ĐH Việt Nam (TUIV) đầu tư tại TP.HCM.
Tài chính của quỹ dựa vào học phí, đóng góp thiện nguyện, các khoản tài trợ và nguồn thu từ quỹ trường. Do đó về quản trị, trường sẽ không có cổ đông như các trường tư thục khác mà do một hội đồng tín thác độc lập quản lý, hội đồng này sẽ thuê hiệu trưởng điều hành trường.


Đại học Fulbright Việt Nam tuyển sinh khi nào (21)

Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì. Lễ trao giấy chứng nhận xây dựng dự án 

 
Trường tuân thủ những nguyên tắc quản trị thiết yếu của nền giáo dục ưu tú. Đó là tự do hàn lâm, đánh giá và tuyển dụng dựa trên năng lực, minh bạch và trách nhiệm giải trình.
FUV cũng sẽ đăng ký kiểm định chất lượng từ các tổ chức kiểm định chất lượng của Hoa Kỳ.


Đại học Fulbright Việt Nam tuyển sinh khi nào (2)

Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì. Lễ trao bằng tốt nghiệp

Ngoài ra, trường chú trọng vào việc tuyển dụng các học giả tài năng và các nhà khoa học người Việt Nam thông qua thiết lập môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ chế khuyến khích tương tự như những đại học hàng đầu ở nước ngoài.

Đại học Fulbright Việt Nam đào tạo những ngành nào?

Nhiều ngành học ở 3 cơ sở đào tạo
Theo công bố của dự án ĐH Fulbright VN (FUV), 5 năm đầu tiên trường sẽ tập trung xây dựng 3 cơ sở đào tạo tích hợp: Trường Chính sách công và quản lý Fulbright (đào tạo sau ĐH trong lĩnh vực chính sách công, luật kinh doanh quốc tế, tài chính và quản trị kinh doanh, nghiên cứu và đối thoại chính sách); Trường Công nghệ và khoa học ứng dụng Fulbright (cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân và sau ĐH trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, cơ khí, toán ứng dụng và y khoa); Fulbright College (cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn).
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, cho biết FUV cũng muốn đào tạo các ngành khoa học liên ngành, trong đó có khoa học môi trường, biến đổi khí hậu... Ngoài một số ngành là thế mạnh, trường sẽ chú trọng vào việc đào tạo những ngành học có thể tạo nền tảng cho việc phát triển bền vững tại VN.


Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì

Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì. Trong chương trình đào tạo này, trường vẫn có chính sách ưu tiên ứng viên từ vùng sâu vùng xa, phụ nữ, người có điều kiện bất lợi

Theo đó, sớm nhất là cuối năm 2016 trường này sẽ tuyển sinh. Đối với Chương trình thạc sĩ chính sách công, hồ sơ dự tuyển sẽ vẫn như từ trước đến nay, gồm: đơn dự tuyển, bài luận, bản sao bằng và bảng điểm ĐH. Trong chương trình đào tạo này, trường vẫn có chính sách ưu tiên ứng viên từ vùng sâu vùng xa, phụ nữ, người có điều kiện bất lợi. Sau đó, trường tổ chức thi tuyển tương tự các kỳ thi chuẩn hóa của Mỹ: tiếng Anh, kỹ năng phân tích và toán. Việc xét tuyển dựa vào tổng hợp các tiêu chí, trong đó có điểm thi, bài luận, học lực bậc ĐH và kinh nghiệm công tác. Mặc dù mỗi ngành đào tạo sẽ có các tiêu chí ưu tiên khác nhau, việc tuyển sinh của FUV sẽ dựa trên việc đánh giá một cách toàn diện như các trường ĐH ở Mỹ chứ không chỉ dựa vào điểm thi.
Theo thạc sĩ Hoàng Ngọc Lan, cán bộ quản lý đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, năm 2016 khi FUV chính thức tuyển sinh thì thỏa thuận hợp tác trong Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright giữa Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với Trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy sẽ hết thời hạn. Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright sẽ trở thành Trường Chính sách công và quản lý Fulbright trực thuộc FUV, với đối tác học thuật vẫn là Trường Harvard Kennedy.


Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì
Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì. Sẽ có một chương trình hỗ trợ tài chính đối với người học có khả năng nhưng ít có điều kiện về tài chính
Theo bà Lan, với Chương trình Chính sách công, sinh viên vẫn sẽ nhận được học bổng toàn phần như tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Chương trình MBA có học phí cao hơn so với các trường tư thục hiện nay tại VN. Cũng sẽ có một chương trình hỗ trợ tài chính đối với người học có khả năng nhưng ít có điều kiện về tài chính (cấp học bổng) như cách làm của các trường ĐH phi lợi nhuận khác trên thế giới.

Hoạt động không vì lợi nhuận

Theo giấy chứng nhận đầu tư, trụ sở chính của trường đặt tại Khu công nghệ cao TP.HCM với diện tích 15 ha. FUV được xây dựng với mô hình là một cơ sở giáo dục ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Vốn đầu tư thực hiện dự án là 70 triệu USD. Trong đó, mức đầu tư giai đoạn đầu (đến năm 2016) là 5,3 triệu USD, giai đoạn 2 (2017 - 2020) 20 triệu USD, giai đoạn 3 (2020 - 2030) là 44,7 triệu USD.


Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì

Điểm khác biệt so với các trường VN mà FUV xác định trong cơ chế hoạt động của mình là mô hình quản trị và tài chính. Cụ thể, về quản trị, mặc dù trường do Quỹ tín thác sáng kiến ĐH VN (TUIV) đăng ký thành lập nhưng quỹ này là một tổ chức phi lợi nhuận và do đó trường sẽ không có cổ đông chi phối như các trường tư thục ở VN. Quỹ này cũng là đơn vị huy động vốn đầu tư dự án FUV. Tài chính được huy động từ 3 nguồn: tài trợ ổn định hằng năm của chính phủ Mỹ; tiền thiện nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân tại nước Mỹ; nguồn tài trợ của doanh nghiệp, cá nhân tại VN.
Trường do một hội đồng tín thác (Board of Trustees) độc lập quản lý. Hội đồng này sẽ thuê hiệu trưởng để điều hành trường. Về nguyên tắc, trường là của xã hội, của cộng đồng. Mọi giá trị thặng dư tạo ra sẽ được dùng để quay ngược trở lại đầu tư cho trường.
Cơ hội cho sinh viên nước nhà
Ông Daniel B. Harsha – phát ngôn viên của trung tâm Ash – cho biết, mặc dù không nắm quyền quản lý trực tiếp, Đại học Harvard vẫn sẽ tham gia vào công tác giảng dạy và nghiên cứu tại đây. Cũng theo Ông Harsha, Harvard mong muốn phát triển ngôi trường công lập này thành một trường độc lập, qua đó mở ra cơ hội học tập tại Việt Nam và thu hút nhiều sinh viên trong bối cảnh môi trường đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ta còn bị hạn chế bởi khả năng tài chính của những trường tư nhân cũng như khả năng nghiên cứu của những trường công lập.
Dưới góc nhìn chính trị, sự hợp tác này mở ra những bước phát triển mới trong quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam. Theo ông John F. Kerry – ngoại trưởng Mĩ – phát biểu trong một hoạt động chào mừng sự kiện này tại Hà Nội, với khả năng của mình, Harvard sẽ giúp nâng giáo dục Việt Nam lên một tầm cao mới. Nắm bắt cơ hội này, chính phủ Việt Nam đã đồng ý thành lập trường và đang tiến hành gây quỹ tài trợ với mục tiêu trong 5 năm tới là huy động được 100 triệu USD và tuyển sinh được 2000 sinh viên. Tính đến nay, số tiền tài trợ đã đạt con số 40 triệu USD.
Chương trình đào tạo cử nhân được triển khai ở hai trường thành viên FUV là Trường Kỹ thuật và khoa học ứng dụng Fulbright và ĐH Fulbright từ năm 2007.


Đại học Fulbright Việt Nam tuyển sinh khi nào (12)

Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì. Đại học Harvard

Trong đó, Trường Kỹ thuật và khoa học ứng dụng Fulbright sẽ cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân và thạc sĩ trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học ứng dụng, toán học và khoa học máy tính. Trường ĐH Fulbright sẽ cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Chương trình đào tạo cử nhân được thiết kế thời gian đào tạo chuẩn là bốn năm. Từ năm đầu, bên cạnh những môn học bắt buộc đối với từng ngành đào tạo, SV có thể đăng ký môn học không giới hạn. Hai trường này sẽ đi vào hoạt động, tuyển sinh cùng lúc để SV có cơ hội lựa chọn lần hai sau khi đã vào học, chuyển ngành đào tạo hoặc học thêm song song một ngành đào tạo nữa. Không nên để sự lựa chọn ban đầu của tuổi 18 bị bó buộc trong một khuôn khổ cứng nhắc.


Đại học Fulbright Việt Nam tuyển sinh khi nào (11)

Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì. Một góc Đại học Harvard

Về quy mô tuyển sinh cử nhân, chúng tôi chưa có con số cụ thể, nhưng điều kiện xét tuyển sẽ là điểm trung bình các môn học (GPA) và quan trọng nhất là vòng phỏng vấn. Chúng tôi không chỉ nhìn vào kết quả học tập mà sẽ xem xét đánh giá năng lực cá nhân, hoạt động xã hội, năng khiếu, sở thích…
Đó sẽ là một phương thức tuyển sinh “mở”, tạo điều kiện cho SV được thể hiện hết khả năng của bản thân, hướng tới đào tạo những cá nhân để SV phát triển hết năng lực bản thân.

FUV sẽ có đội ngũ giảng viên viên nước ngoài và cả người Việt Nam đang giảng dạy các trường Đại học Mỹ

Ngôn ngữ giảng dạy tại FUV sẽ là tiếng Anh. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được với đội ngũ giảng viên gồm các giảng viên nước ngoài và người VN đang giảng dạy ở các trường ĐH Mỹ – những người đồng nhất về bằng cấp và năng lực chuyên môn với giảng viên người nước ngoài. 

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, các giảng viên cần làm việc dài hạn ở VN đủ để gắn kết với SV. Các giảng viên, giáo sư ở nước ngoài có thể giảng dạy ở FUV dưới hình thức tham gia chương trình giảng dạy ở nước ngoài theo cách mà chương trình Fulbright đã thực hiện với thời gian 1-2 năm.
" Chúng tôi quan tâm đến kiến thức, khả năng của SV đầu vào hơn là trình độ tiếng Anh. Chúng tôi lường trước được thách thức về khả năng tiếng Anh của SV và sẽ giải quyết bằng các chương trình đào tạo tiếng Anh đầu vào ba tháng hoặc sáu tháng" bà Đàm Bích Thủy - Chủ tịch Fulbright Việt Nam cho biết:


Đại học Fulbright Việt Nam tuyển sinh khi nào (18)

Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì. Bà Đàm Bích Thủy- Chủ tịch Fulbright Việt Nam

Tuy nhiên, cách nâng cao trình độ tiếng Anh đầu vào cho SV sẽ khác: thay vì chỉ dạy tiếng Anh, chúng tôi sẽ đào tạo tiếng Anh thông qua giảng dạy kiến thức môn học, truyền đạt kiến thức cho SV bằng tiếng Anh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến hoàn thiện khả năng ngôn ngữ mang tính hàn lâm. Với phương pháp đó, những SV đã có sẵn năng lực, tư chất và tinh thần học tập của chúng tôi sẽ nhanh chóng hoàn thiện được trình độ tiếng Anh để theo học.

Cam kết đảm bảo các SV tài năng sẽ được tiếp cận chương trình đào tạo của trường với mức chi phí hợp lý, bất kể họ xuất thân từ hoàn cảnh kinh tế – xã hội. Cùng với quỹ học bổng

Quỹ học bổng, khả năng hỗ trợ tài chính cho người học của trường sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn đóng góp, tài trợ, hỗ trợ… Trong thời gian đầu, trường sẽ chưa thể có chương trình hỗ trợ tài chính mạnh như các trường ĐH lớn của Mỹ.


Đại học Fulbright Việt Nam tuyển sinh khi nào (18)
Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì. Đại học Harvard
Nhưng một trong những nguyên tắc đã được xác lập là “Quyền tiếp cận rộng mở, chi phí hợp lý và sự đa dạng”. FUV cũng đặt trọng tâm vào nỗ lực trao quyền cho phụ nữ và thành viên các cộng đồng chịu nhiều thiệt thòi.
Cơ cấu SV của chúng tôi sẽ phản ánh sự đa dạng của xã hội VN. Vì thế FUV xác định để thu hút SV các tỉnh vùng sâu vùng xa, nhất là cho những ngành khoa học, kỹ thuật, thì trường phải có chương trình hỗ trợ tài chính cho SV có hoàn cảnh khó khăn, những SV mà gia đình không thể chi trả mức học phí cao hơn trường công.
Hỗ trợ tài chính sẽ xét tương tự như các trường ĐH ở Mỹ dựa trên hoàn cảnh gia đình và năng lực cá nhân, mục tiêu, kế hoạch học tập của SV. Bên cạnh đó, cũng sẽ có chương trình học bổng dành cho các SV xuất sắc, tài năng. Quỹ tài trợ cho nhà trường sẽ không khó vì các doanh nghiệp lớn hoạt động ở VN luôn mong muốn có nguồn chất lượng cao để tuyển dụng.


Đại học Fulbright Việt Nam tuyển sinh khi nào (10)
Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì. Đại học Harvard
Nếu làm cho họ tin tưởng vào chất lượng đào tạo và sản phẩm của trường, họ sẽ là những nhà tài trợ cho trường. Phía Mỹ cũng đã đề nghị Chính phủ VN xem xét có chương trình học bổng cho SV VN vào học tại FUV.

Môi trường giáo dục ĐH mở

FUV hoạt động và phát triển trên hai nguyên tắc cơ bản: Một là nguyên tắc ĐH phi lợi nhuận, tiếp tục duy trì nguồn đầu tư, đóng góp vào trường là vĩnh viễn, đa dạng nguồn ủng hộ để tạo nguồn học bổng cho những SV xuất sắc và hỗ trợ tài chính cho SV đủ điều kiện theo học nhưng không đủ khả năng chi trả. Hai là theo phương thức đào tạo của Mỹ.


Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì

Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy ngành gì. Những SV tốt nghiệp có thể làm công việc đa dạng, cơ hội nghề nghiệp luôn mở rộng, không bị ràng buộc bởi ngành học – đó là điều FUV muốn thực hiện.

Cho đến nay, đây vẫn là phương thức đào tạo hấp dẫn nhất đối với đào tạo cử nhân. Bước vào ngưỡng cửa ĐH ở tuổi 18, SV đã phải lựa chọn ngành học và nghề nghiệp. Sự lựa chọn lúc 18 tuổi cho cả cuộc đời? Phương thức đào tạo kiểu Mỹ chính là cho phép người học được học cái mà vào thời điểm đó mình thích nhưng sau này thay đổi thì vẫn có cơ hội. Những SV tốt nghiệp có thể làm công việc đa dạng, cơ hội nghề nghiệp luôn mở rộng, không bị ràng buộc bởi ngành học – đó là điều FUV muốn thực hiện.

Theo MANGTINMOI.COM

Nguồn:  http://www.mangtinmoi.com/dai-hoc-fulbright-viet-nam-giang-day-nganh-gi-d63245.html

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Bạn bè tốt & món quà vô giá

Bạn bè tốt & món quà vô giá

Vài thập kỷ gần đây quan hệ Việt - Nhật ngày càng chặt chẽ. Về phát triển kinh tế - xã hội nước Nhật luôn luôn "đồng hành" với chúng ta, từ giúp đỡ tài chính, tư vấn và cùng chuyên gia họ bắt tay làm việc trực tiếp với ta trong các loại công trình xây dựng khác nhau - quý nhất là cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống -, chưa kể các lĩnh vực đào tạo, dạy nghề, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế...các bạn Nhật Bản đều có những đóng góp thiết thực và có ý nghĩa rất cao cả về sự hợp tác và tình hữu nghị...

Hơn thế nữa, ngay trong một lĩnh vực tương trợ giúp đỡ về văn hóa, về món ăn tinh thần, những bạn bè Nhật Bản cũng góp phần quý giá để cùng ngành văn hóa của chúng ta bảo vệ, duy trì được những tài sản quý giá mà lịch sử và các bậc tiền nhân đã để lại cho lớp hậu sinh chúng ta...

Ngôi làng cổ Mông Phụ ở tỉnh Sơn Tây. Cái nơi chốn rất thân gần mà một thuở các bạn bè xứ Đoài - trong đó có người bạn đồng nghiệp báo chí Nguyễn Kế Nghiệp - đã từng vài ba lần đưa mình tới thăm và giới thiệu tỉ mỉ. Ngôi làng ấy, cái cổng làng cổ nhất trong các cổng làng truyền thông Việt Nam ấy đã được Kiến trúc sư, Giáo sư người Nhật Bản Ejima Akiyoshi phục dựng lại.

Nghĩ kỹ thì đó thật sự là một nghĩa cử cao quý. Thật sự là một tình bạn, tình hữu nghị tốt đẹp và sâu sắc. Giúp đỡ, nâng đỡ về tiền bạc về công trình xây dựng to lớn đồ sộ đã quý; nhưng một khi sự giúp đỡ đó thể hiện bằng một món quà văn hóa, tô đắp cho lịch sử hiện hiện lại như hành động của vị Giáo sư - Kiến trúc sư Nhật Bản đã dẫn ở trên rõ ràng càng đáng trân trọng hơn...

Xin giới thiệu bài viết dưới đây mình vừa tìm được trên mạng internet & Mời đọc một bài ngắn với những hình ảnh rất cụ thể & thật đẹp của một Việt kiều ở Mỹ chuyến thăm Mông Phụ (với cái tên của Người chụp/Photographer là Tống Mai).

Xin phép các tác giả & xin cám ơn các Tác giả.

Vệ Nhi/Nguyễn Vĩnh g/th

-------

Người kiến trúc sư Nhật Bản với cổng làng cổ nhất Việt Nam


Trải qua 17 đợt nghiên cứu, tu bổ trong 5 năm (2007-2012), trong đó có 8 tháng làm việc miệt mài tại làng cổ Đường Lâm, Kiến trúc sư , Giáo sư người Nhật Ejima Akiyoshi đã phục dựng thành công cổng làng và mô hình cổng làng Mông Phụ. Hiện tại, cổng làng mô hình có kích cỡ bằng 1/10 nguyên mẫu đã được Giáo sư trao tặng cho Bảo tàng Hà Nội lưu giữ vào ngày 16/3.


 


GS.KTS người Nhật Ejima Akiyoshi bên mô hình cổng làng Mông Phụ do ông phục dựng
Cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ thời Hậu Lê năm 1553, thời vua Lê Thần Tông, mang những nét kiến trúc độc đáo. Đây cũng là một trong những cổng làng cổ nhất Việt Nam. Năm 2008, cổng làng có dấu hiệu hư hại, xuống cấp, thậm chí có nguy cơ đổ sập, nên đã được tiến hành tu bổ trong dự án hợp tác Việt-Nhật với đại diện là Cục Tài sản Văn hóa Nhật Bản, JICA Nhật Bản và Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa.
Đến năm 2015, cổng làng Mông Phụ là một trong 5 di tích của làng cổ Đường Lâm (gồm cổng làng Mông Phụ, Chùa Ón, nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh, nhà cổ của ông Nguyễn Văn Hùng và của ông Hà Văn Vĩnh) được UNESCo trao giải thưởng danh dự về bảo tồn di sản văn hóa. Theo đánh giá của UNESCO và chuyên gia Nhật Bản, dự án bảo tồn nhà cổ Đường Lâm thực sự trở thành mô hình mẫu cho nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa tại các vùng nông thôn khác ở Việt Nam trong tương lai.

Không dừng lại ở đó, sau khi về Nhật Bản, GS.KTS Ejima Akiyoshi tiếp tục phục dựng mô hình cổng làng Mông Phụ theo nguyên mẫu với tỷ lệ 1/10 dựa trên các số liệu đo đạc công phu. Mô hình được làm bằng loại gỗ quý bách hội của Nhật Bản và gỗ ramin của Đông Nam Á, làm cột tròn. Theo đó, mô hình được phục dựng với kích thước rộng 90 cm, sâu 60cm, cao 63cm. Các cấu kiện rất chi tiết và có thể tháo ra, lắp vào dễ dàng.
Mô hình có thể tháo lắp dễ dàng

Lý do để GS.KTS Ejima Akiyoshi thực hiện mô hình phục dựng sau khi tham gia vào nhóm dự án tu bổ cổng làng Mông Phụ là để nhiều người biết đến di tích này. GS.KTS Ejima Akiyoshi tâm sự: Không phải ai cũng biết đến một di tích của địa phương nào đó. Vì thế, ông quyết định dành thời gian để dựng mô hình cổng làng Mông Phụ và tặng lại cho Việt Nam, trưng bày ở bảo tàng, nơi có đông khách tham quan để nhiều người có thể tìm hiểu, chiêm ngưỡng cấu trúc cơ bản của kiến trúc gỗ, đồng thời là di tích tiêu biểu của công trình kiến trúc bằng gỗ ở Việt Nam.

Không chỉ để trưng bày, giới thiệu đến công chúng, mô hình cổng làng Mông Phụ này còn được sử dụng để phục vụ công tác giảng dạy, tập huấn tu bổ các công trình kiến trúc cổ.

GS.KTS Ejima Akiyoshi cho biết: Mất hơn 5 năm để tu bổ nhà dân gian ở làng cổ Đường Lâm cũng như toàn bộ kiến trúc cổng làng Mông Phụ. Khó khăn nhiều hơn cả là phục dựng, tu bổ hai cánh cổng làng bị mất.
Theo ​ông Ejima Akiyoshi, để phục dựng mô hình cổng làng Mông Phụ, ông đã điều tra lấy thông tin, nghiên cứu đo đạc về hiện trạng của công trình và quyết định những bước để tiến hành tu bổ, trong đó dùng mô hình để phục dựng lại phần mất của công trình kiến trúc. Thông qua mô hình đó, ​giáo sư, ​kiến trúc sư đã lấy ý kiến của dân làng để bổ sung những điểm các chuyên gia đã hình dung, từ đó đưa lại hình ảnh phục dựng cho giống với phần bị mất một cách gần gũi nhất.
Nói về lý do phục dựng mô hình cổng làng, GS.KTS Ejima Akiyoshi chia sẻ: Nhật Bản có phương pháp phục dựng mô hình của các công trình kiến trúc tiêu biểu được công nhận là di sản văn hóa. Do đó, ông lựa chọn phương pháp này để phục dựng cổng làng Mông Phụ, một trong những công trình mang tính tiêu biểu nhất mà ông từng tu bổ. “Bằng cách này, tôi hy vọng sẽ phổ biến rộng rãi phương pháp bảo tồn những giá trị tốt đẹp cho Việt Nam”.
Trong buổi lễ tiếp nhận mô hình cổng làng Mông Phụ do KTS Ejima Akiyoshi trao tặng, GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - chia sẻ: “Nếu cổng làng Mông Phụ chẳng may có sự cố nào đó, từ mô hình này, chúng ta có đủ số liệu, mô hình để phục dựng lại gần như 100%. Mô hình này chính là tấm lòng của giáo sư, kiến trúc sư Nhật Bản đối với di sản văn hóa Việt Nam”.

Việc tiếp nhận mô hình cổng làng Mông Phụ do GS.KTS Ejima Akiyoshi trao tặng cho Bảo tàng Hà Nội bảo quản, lưu giữ và phát huy nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa Làng cổ Đường Lâm, trong đó có di tích cổng làng Mông Phụ. Đồng thời tăng cường nhận thức, vai trò và trách nhiệm của người dân Thủ đô, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.  Hoạt động này nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị cũng như sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Giáo sư, kiến trúc sư Ejima Akiyoshi (Nhật Bản) là người đã từng tham gia nghiên cứu, hướng dẫn trùng tu một số di tích tại Việt Nam như khu phố cổ Hội An, nhà cổ Bắc Ninh và làng cổ Đường Lâm. Trong đó, ông đặc biệt tâm huyết với dự án bảo tồn di sản văn hóa làng cổ Đường Lâm. Ông đã sang hướng dẫn tu bổ làng cổ Đường Lâm 17 lần, lần ngắn nhất là 8 ngày, lần dài nhất là 7 tháng.
Với những cống hiến và thành công đáng ghi nhận, năm 2014, ông và nhóm thực hiện dự án bảo tồn di sản văn hóa làng cổ Đường Lâm đã được Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh, trao giải thưởng danh dự về bảo tồn di sản văn hóa năm 2013 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trước đó, năm 2004, Giáo sư Ejima Akiyoshi nhận Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa của chính phủ Việt Nam.

Bài viết không ghi tên tác giả, chỉ ghi là PV  (chắc là do "phóng viên" thực hiện)

-----

ĐỌC THAM KHẢO:

Làng Cổ Đường Lâm – Sơn Tây


Tôi đến đây buổi chiều. Hôm đó tháng Ba, chỉ còn 2 tiếng là cổng làng đóng cửa, trong hai tiếng đó tôi bàng hoàng lặng người trước những gì tôi chỉ được đọc trong truyện của Thạch Lam, của Khái Hưng hay Nhất Linh.  Nơi đây vẫn còn êm đềm cây đa đầu làng, những con đường gạch, những mái ngói đỏ tường đá ong xưa, những ngôi nhà cổ đã mấy trăm năm, giếng nước làng, giàn tơ hồng, đình làng trải những chiếc chiếu hoa.  Và nơi đây, chỉ cách Hà Nội 50 km.
Tống Mai 
Virginia, Mar 12, 2015
                                                                         * * *
Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An…Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.
Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.

Làng cổ Đường Lâm nằm bên hữu ngạn sông Hồng, cạnh đường Quốc lộ 32. Con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì, qua Đường Lâm, để vào thị xã Sơn Tây. Đường Lâm giáp xã Cam Thượng, huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc. Tây Nam giáp xã Xuân Sơn, phía Nam giáp xã Thanh Mỹ, phía Đông Nam giáp phường Trung Hưng, phía Đông giáp phường Phú Thịnh, đều của thị xã Sơn Tây. Phía Bắc Đường Lâm tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng.

Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.

Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng. Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ – được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) – là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ…

Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Cò nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850…). Đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng đá ong.

Trong số 8 di tích lịch sử – văn hóa ở Đường Lâm (có đình Mông Phụ), chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự) được Bộ Văn hóa Thông tin xếp vào loại đặc biệt. Chùa có 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét, thân và rễ cây si).”

(Trích: Wikipedia)


Làng cổ Đường Lâm - Cổng làng Mông Phụ Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm – Cổng làng Mông Phụ Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ, xây năm 1684.  Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ, xây năm 1684. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ, xây năm 1684.  Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ


Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình Mông Phụ


Làng cổ Đường Lâm. Đình làng. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình làng. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Đình làng. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Đình làng. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm – Gieng lang. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Nhà cổ, ông Ng V. Hùng. Giây tơ hồng. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Nhà cổ, ông Ng V. Hùng. Giây tơ hồng. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai


Làng cổ Đường Lâm. Photo: TốngMai
Làng cổ Đường Lâm



  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...