Hôm nay, 28/8/2017, là ngày kỷ niệm lần thứ 72 ngày Truyền thống của toàn ngành Ngoại giao (28/8/1945 - 28/8/2017).
Đã có rất nhiều những bài viết, những công trình nghiên cứu về hơn bảy thập kỷ hoạt động của ngành. Blog này thấy không cần nhắc lại hoặc post lên những bài viết đó vì đơn giản là nhiều người trong chúng ta đã đọc ở đâu đó...
Gần đây, trước nhiều khó khăn và thách thức mới xuất hiện trong bối cảnh tình hình thế giới biến chuyển sâu sắc sau khi nước My có tổng thống mới, sau những bước đi ngạo mạn theo hướng bắt nạt và làm sự đã rồi của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như một số vụ việc mới liên quan đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở trong nước, sự cố Trịnh Xuân Thanh khiến nước Đức đang có những bước đi có thể làm cho VN khó khăn trên trường quốc tế... , trên các cơ quan truyền thông báo chí cũng như trên mạng có những quan điểm và bình luận trái chiều nhau về quan hệ quốc tế của VN, về chính sách đối ngoại của VN. Điều khác nhau trong dư luận là bình thường, hãy làm quen dần. Tốt nhất là hãy viết, hãy đưa ra quan điểm và cách nhìn nhận của mình để làm rõ hơn về hoạt động đối ngoại, về nền ngoại giao VN.
Trên tinh thần đó, xin giới thiệu một bài viết mới của một vị luật sư, ông Nguyễn Văn Thân, viết về đề tài ngoại giao Việt Nam. Bài viết là quan điểm riêng của tác giả, chủ blog tôi xin đăng nguyên văn để mọi người đọc tham khảo.
Vệ Nhi
------
THÁCH THỨC CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG THỜI HỘI NHẬP
Tác giả: Ls Nguyễn Văn Thân
Trong cuộc họp cấp ngoại trưởng ASEAN tại Manila vào đầu tháng 8 vừa qua, Việt Nam hầu như bị cô lập khi ngỏ ý muốn ASEAN bày tỏ thái độ mạnh mẽ với Trung Quốc về những hành động tôn tạo đảo và quân sự hóa Biển Đông. Trước đây thì còn có đồng minh là Phi Luật Tân. Nhưng từ khi Duterte lên nắm quyền thì Phi đã quyết định từ giã cuộc chơi vì món mòi kinh tế mà Tập hứa dành cho ''gã miệng thối''. Cam Bốt và Lào thì hầu như đã bị Bắc kinh mua đứt. Mã Lai thì ngày càng tiến gần tới Trung Quốc trước lập trường bất nhất và thiếu tin cậy của Trump. Thái Lan và Miến Điện không có lý do gì để gây sự với Trung Quốc.
Trong cuộc họp cấp ngoại trưởng ASEAN tại Manila vào đầu tháng 8 vừa qua, Việt Nam hầu như bị cô lập khi ngỏ ý muốn ASEAN bày tỏ thái độ mạnh mẽ với Trung Quốc về những hành động tôn tạo đảo và quân sự hóa Biển Đông. Trước đây thì còn có đồng minh là Phi Luật Tân. Nhưng từ khi Duterte lên nắm quyền thì Phi đã quyết định từ giã cuộc chơi vì món mòi kinh tế mà Tập hứa dành cho ''gã miệng thối''. Cam Bốt và Lào thì hầu như đã bị Bắc kinh mua đứt. Mã Lai thì ngày càng tiến gần tới Trung Quốc trước lập trường bất nhất và thiếu tin cậy của Trump. Thái Lan và Miến Điện không có lý do gì để gây sự với Trung Quốc.
Chỉ có Singapore là còn có quan
điểm và lập trường nhất quán về Biển Đông nên đã bị Trung Quốc trừng phạt và
không nhận được thiệp mời tham dự diễn đàn Đới Lộ của Tập Cận Bình. Ngoại
trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đơn thương độc mã tại Manila tìm đồng minh tiếp
ứng. Phải vất vả lắm ASEAN mới ra được một thông cáo chung với những lời lẽ hết
sức nhẹ nhàng vì sợ làm phật lòng "người anh cả". Thế mà Vương Nghị
cũng quyết định hủy bỏ phiên họp chính thức mà chỉ ''họp đứng'' trong hành lang
với Phạm Bình Minh để dạy cho đàn em một bài học.
Thật ra, Việt Nam đã đi một bước ngoại giao khá dài từ khi chập chững bước chân vào thế giới ngoại giao làm thành viên ASEAN từ năm 1995. Về dân số, Việt Nam đứng hàng thứ ba trong khối ASEAN với 95 triệu dân sau Nam Dương (255 triệu) và Phi Luật Tân (102 triệu). Nhưng GDP lại đứng thứ sáu sau Nam Dương, Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai và Singapore. Ảnh hưởng của Việt Nam đối với toàn khối ASEAN ngày càng tăng. Tổng thư ký ASEAN hiện này là người Việt Nam tên là Lê Lương Minh - một nhà ngoại giao kỳ cựu. Ông bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm vào ngày 1/1/2013 và sẽ chấm dứt vài cuối năm nay. Vào năm 2015, phát ngôn nhân ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói thẳng rằng ông Lê Lương Minh đã có những phát biểu không phù hợp với vai trò Tổng Thư Ký ASEAN và khuyến cáo ông Minh là đừng ''mượn việc công để làm việc riêng''.
Một vấn đề khác mà Việt Nam phải đấu tranh và đấu trí với Bắc Kinh là Bộ Quy Tắc Ứng Xử COC. Trung Quốc không muốn COC có giá trị pháp lý ràng buộc. Như vậy thì COC chỉ để làm kiểng như Tuyên Bố Ứng Xử DOC hiện nay. Có nghĩa là một mặt Bắc Kinh muốn cho thế giới thấy bộ mặt hòa nhã sẵn sàng thỏa hiệp với đối tác nhưng thực chất họ vẫn muốn làm gì thì làm và hành động theo tư duy ''nước lớn''. Nạn nhân bị thiệt thòi nhất của chính sách này chắc chắn sẽ là Việt Nam.
Năm nay ASEAN vừa đúng 50 tuổi. Sinh hoạt của ASEAN dựa trên hai nguyên tắc căn bản là đồng thuận và không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Về mặt tích cực thì các nguyên tắc này đã giúp thành viên trong khối có phương tiện trao đổi và hợp tác với nhau, duy trì và phát triển toàn khối như là một thực thể cộng đồng. Nhưng về mặt đối ngoại và đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc thì ASEAN không có hoặc thiếu hiệu quả và dễ dàng bị chia rẽ vì mâu thuẫn quyền lợi đối ngoại của từng thành viên.
Thách thức thứ hai cho Việt Nam là sự trỗi dậy của xu hướng bảo hộ mà Tổng Thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy. Quyết định chiến lược của Việt Nam là theo đuổi chính sách đa phương hóa và đa dạng hóa để đối trọng với sức ép kinh tế, an ninh và chiến lược từ Trung Quốc. Ít nhất là về mặt kinh tế, Việt Nam đã mở cửa hội nhập toàn diện. Trong tháng 5 năm 2015, Việt Nam ký Hiệp Định Thương Mại Tự Do với Hàn Quốc xóa bỏ hơn 90% các loại thuế quan trong đó các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam gồm có nông sản, hàng dệt và đồ gỗ sẽ có cơ hội xâm nhập thị trường Hàn Quốc. Ngược lại, Việt Nam cắt giảm thuế đối với những mặt hàng công nghiệp từ Hàn quốc như nguyên phụ liệu dệt mai, linh kiện điện tử, phụ tùng xe hơi và điện gia dụng.
Từ ngày 31/12/2015, Việt Nam là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN có dân số trên 600 triệu và GDP gần 3,000 tỷ Mỹ kim. Có nghĩa là hầu như toàn bộ thuế quan trong khối ASEAN đã được tháo dỡ tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ luân chuyển tự do theo mô hình thị trường chung của Liên Âu. Điều này tạo ra cơ hội lẫn thách thức to lớn. Một mặt thì doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội ''nam tiến'' từ sông nhỏ vươn ra biển lớn, xâm nhập thị trường tương đối khá giả trong khu vực. Mặt khác phải chịu áp lực cạnh tranh. Với một thể chế độc quyền đảng trị là nguyên nhân chính đẻ ra nạn tham nhũng dẫn đến năng suất lao động thấp không có năng lực cạnh tranh, sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị nuốt chửng ngay trên sân nhà.
Theo dự đoán của một số chuyên gia thì Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP với ước lượng là GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 11% và xuất khẩu 28% trong một thập niên. TPP là một hiệp định thương mại tự do có tiêu chuẩn cao đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành cải cách sâu rộng gồm có tôn trọng các quyền lao động gồm có tự do thành lập nghiệp đoàn và thương lượng tập thể theo đúng quy định của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO. TPP cũng đòi hỏi thành viên theo đuổi các chính sách phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và thực thi minh bạch, trong sạch hóa hệ thống công quyền để chống tham nhũng.
Thật ra, Việt Nam đã đi một bước ngoại giao khá dài từ khi chập chững bước chân vào thế giới ngoại giao làm thành viên ASEAN từ năm 1995. Về dân số, Việt Nam đứng hàng thứ ba trong khối ASEAN với 95 triệu dân sau Nam Dương (255 triệu) và Phi Luật Tân (102 triệu). Nhưng GDP lại đứng thứ sáu sau Nam Dương, Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai và Singapore. Ảnh hưởng của Việt Nam đối với toàn khối ASEAN ngày càng tăng. Tổng thư ký ASEAN hiện này là người Việt Nam tên là Lê Lương Minh - một nhà ngoại giao kỳ cựu. Ông bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm vào ngày 1/1/2013 và sẽ chấm dứt vài cuối năm nay. Vào năm 2015, phát ngôn nhân ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói thẳng rằng ông Lê Lương Minh đã có những phát biểu không phù hợp với vai trò Tổng Thư Ký ASEAN và khuyến cáo ông Minh là đừng ''mượn việc công để làm việc riêng''.
Một vấn đề khác mà Việt Nam phải đấu tranh và đấu trí với Bắc Kinh là Bộ Quy Tắc Ứng Xử COC. Trung Quốc không muốn COC có giá trị pháp lý ràng buộc. Như vậy thì COC chỉ để làm kiểng như Tuyên Bố Ứng Xử DOC hiện nay. Có nghĩa là một mặt Bắc Kinh muốn cho thế giới thấy bộ mặt hòa nhã sẵn sàng thỏa hiệp với đối tác nhưng thực chất họ vẫn muốn làm gì thì làm và hành động theo tư duy ''nước lớn''. Nạn nhân bị thiệt thòi nhất của chính sách này chắc chắn sẽ là Việt Nam.
Năm nay ASEAN vừa đúng 50 tuổi. Sinh hoạt của ASEAN dựa trên hai nguyên tắc căn bản là đồng thuận và không can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Về mặt tích cực thì các nguyên tắc này đã giúp thành viên trong khối có phương tiện trao đổi và hợp tác với nhau, duy trì và phát triển toàn khối như là một thực thể cộng đồng. Nhưng về mặt đối ngoại và đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc thì ASEAN không có hoặc thiếu hiệu quả và dễ dàng bị chia rẽ vì mâu thuẫn quyền lợi đối ngoại của từng thành viên.
Thách thức thứ hai cho Việt Nam là sự trỗi dậy của xu hướng bảo hộ mà Tổng Thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy. Quyết định chiến lược của Việt Nam là theo đuổi chính sách đa phương hóa và đa dạng hóa để đối trọng với sức ép kinh tế, an ninh và chiến lược từ Trung Quốc. Ít nhất là về mặt kinh tế, Việt Nam đã mở cửa hội nhập toàn diện. Trong tháng 5 năm 2015, Việt Nam ký Hiệp Định Thương Mại Tự Do với Hàn Quốc xóa bỏ hơn 90% các loại thuế quan trong đó các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam gồm có nông sản, hàng dệt và đồ gỗ sẽ có cơ hội xâm nhập thị trường Hàn Quốc. Ngược lại, Việt Nam cắt giảm thuế đối với những mặt hàng công nghiệp từ Hàn quốc như nguyên phụ liệu dệt mai, linh kiện điện tử, phụ tùng xe hơi và điện gia dụng.
Từ ngày 31/12/2015, Việt Nam là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN có dân số trên 600 triệu và GDP gần 3,000 tỷ Mỹ kim. Có nghĩa là hầu như toàn bộ thuế quan trong khối ASEAN đã được tháo dỡ tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ luân chuyển tự do theo mô hình thị trường chung của Liên Âu. Điều này tạo ra cơ hội lẫn thách thức to lớn. Một mặt thì doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội ''nam tiến'' từ sông nhỏ vươn ra biển lớn, xâm nhập thị trường tương đối khá giả trong khu vực. Mặt khác phải chịu áp lực cạnh tranh. Với một thể chế độc quyền đảng trị là nguyên nhân chính đẻ ra nạn tham nhũng dẫn đến năng suất lao động thấp không có năng lực cạnh tranh, sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị nuốt chửng ngay trên sân nhà.
Theo dự đoán của một số chuyên gia thì Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP với ước lượng là GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 11% và xuất khẩu 28% trong một thập niên. TPP là một hiệp định thương mại tự do có tiêu chuẩn cao đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành cải cách sâu rộng gồm có tôn trọng các quyền lao động gồm có tự do thành lập nghiệp đoàn và thương lượng tập thể theo đúng quy định của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO. TPP cũng đòi hỏi thành viên theo đuổi các chính sách phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và thực thi minh bạch, trong sạch hóa hệ thống công quyền để chống tham nhũng.
Bây giờ thì Trump đã rút Mỹ khỏi
TPP. Nhật đang cố cứu sống và biến nó thành TPP-11. Nhưng Hà Nội không muốn
tiến hành cải cách theo cam kết mà không có thị trường của Mỹ. Trước mắt, cơ
hội Việt Nam tiến hành với TPP-11 vẫn còn khá bấp bênh.
Vào tháng 12 năm 2015, Việt Nam cũng đã ký Hiệp Định Thương Mại Tự do với Liên Âu (EVFTA). Hai bên muốn thúc đẩy hoàn tất tiến trình phê chuẩn trước năm 2018. Nhưng EVFTA đòi hỏi Quốc Hội của cả 27 thành viên Liên Âu phải phê chuẩn. Chỉ cần một trong số này phủ quyết là sẽ không thành. Đã thế Hà Nội lại còn chọc giận Đức qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. EVFTA vẫn còn là một chặng đường xa vời.
Nhưng có lẽ thách thức ngoại giao nặng nề nhất đối với Việt Nam là vấn đề nhân quyền. Báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ Ngoại Giao Mỹ cùng với các tổ chức nhân quyền quốc tế là những bản cáo trạng tồi tệ dành cho chế độ. Không chỉ phản cảm đối với các quốc gia tự do, văn minh và tiến bộ, đàn áp nhân quyền là nguyên nhân chính tạo ra sự chống đối và tẩy chay của đại đa số người Việt hải ngoại. Ngoài những trường hợp người ta đi về Việt Nam thăm gia đình,không có doanh nhân có khả năng hoặc nhân tài, trí thức nào muốn quay về sống và làm việc trong một môi trường xã hội đầy rẫy hình thức bôi trơn và lươn lẹo.
Chính sách ngoại giao đa phương hóa của Việt Nam đã bắt đầu từ thời kỳ Đổi Mới vào năm 1986 nhưng được đẩy mạnh sau khi Phạm Bình Minh trở thành ngoại trưởng vào năm 2011. Phạm Bình Minh là con trai út của Nguyễn Cơ Thạch, Ngoại Trưởng Việt Nam từ 1980 đến 1991. Tên thật của ông Thạch là Phạm Văn Cương. Ông phục vụ trong quân đội và từng là thư ký của Võ Nguyên Giáp trước khi chuyển qua ngành ngoại giao. Ông được biết tới như là ngoại trưởng giải vây lèo lái để đưa Việt Nam thoát khỏi vũng lầy Cam Bốt và lót đường cho tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Mỹ. Nguyễn Cơ Thạch được cho là người chống Trung Quốc và vì vậy ông đã bị loại khỏi Bộ Chính Trị sau Hội Nghị Thành Đô vào năm 1990.
Phạm Bình Minh sinh năm 1959 tại Nam Định. Ông tốt nghiệp trường Đại Học Ngoại Giao (nay là Học Viện Ngoại Giao Việt Nam) vào năm 1981 và sau đó lấy bằng thạc sĩ Luật và Ngoại giao tại Đại Học Fletcher Tufts, Hoa Kỳ. Ông trở thành Phó Thủ tướng vào năm 2013 và Ủy viên Bộ Chính trị từ ngày 27/1/2016. Phạm Bình Minh nổi bật với ''ánh mắt nảy lửa'' khi đón tiếp Dương Khiết Trì tại Hà Nội sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và cái ''bắt tay đĩnh đạc'' với Vương Nghị tại Manila trong đầu tháng 8 vừa qua sau khi nhà ngoại giao Vương hủy phiên họp chính thức với ông Minh để ''dạy cho Việt Nam một bài học''. Không biết trong thâm tâm ông thế nào nhưng ít ra qua cử chỉ và thần sắc thì có thể đoán Phạm Bình Minh không thuộc hạng người quỵ lụy hoặc khiếp nhược trước Trung Quốc.
Trong Bộ Chính Trị hiện nay thì có 3 người thông thạo tiếng Anh. Phạm Bình Minh (Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao), Hoàng Trung Hải (Bí thư thành ủy Hà Nội) và Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư thành phố Hồ Chí Minh). Ông Minh có thể được coi là đứng hàng thứ sáu sau Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân. Hai ông Huynh và Quang đều đang mang bệnh không biết sống chết ra sao trong những ngày tháng tới. Nếu Nguyễn Phú Trọng giữ đúng lời hứa và thoái lui sau nửa nhiệm kỳ trong năm 2018 thì ông Minh sẽ có cơ hội lên hàng tứ trụ. Một điểm bất lợi lớn là ông cả đời làm việc trong bộ ngoại giao nên không có điều kiện tạo dựng phe cánh. Ông cũng không đủ ma mãnh như Nguyễn Phú Trọng để mong leo lên được ghế tổng bí thư.
Phạm Bình Minh có quan hệ tốt với quan chức Hoa Kỳ và có công sau hậu trường dàn xếp cho Nguyễn Phú Trọng thực hành chuyến công du lịch sử đến Mỹ vào tháng 7 năm 2015 cũng như chuyến viếng thăm đáp lễ đến Việt Nam của Tổng thống Obama vào năm 2016. Khi bắt đầu nhận chức ngoại trưởng, ông đã tham dự cuộc phỏng vấn với Hội Đồng Ngoại Giao Mỹ (Council on Foreign Relations) vào năm 2011 và một buổi sinh hoạt tương tự với Tổ Chức Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS vào năm 2013.
Vào tháng 12 năm 2015, Việt Nam cũng đã ký Hiệp Định Thương Mại Tự do với Liên Âu (EVFTA). Hai bên muốn thúc đẩy hoàn tất tiến trình phê chuẩn trước năm 2018. Nhưng EVFTA đòi hỏi Quốc Hội của cả 27 thành viên Liên Âu phải phê chuẩn. Chỉ cần một trong số này phủ quyết là sẽ không thành. Đã thế Hà Nội lại còn chọc giận Đức qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. EVFTA vẫn còn là một chặng đường xa vời.
Nhưng có lẽ thách thức ngoại giao nặng nề nhất đối với Việt Nam là vấn đề nhân quyền. Báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ Ngoại Giao Mỹ cùng với các tổ chức nhân quyền quốc tế là những bản cáo trạng tồi tệ dành cho chế độ. Không chỉ phản cảm đối với các quốc gia tự do, văn minh và tiến bộ, đàn áp nhân quyền là nguyên nhân chính tạo ra sự chống đối và tẩy chay của đại đa số người Việt hải ngoại. Ngoài những trường hợp người ta đi về Việt Nam thăm gia đình,không có doanh nhân có khả năng hoặc nhân tài, trí thức nào muốn quay về sống và làm việc trong một môi trường xã hội đầy rẫy hình thức bôi trơn và lươn lẹo.
Chính sách ngoại giao đa phương hóa của Việt Nam đã bắt đầu từ thời kỳ Đổi Mới vào năm 1986 nhưng được đẩy mạnh sau khi Phạm Bình Minh trở thành ngoại trưởng vào năm 2011. Phạm Bình Minh là con trai út của Nguyễn Cơ Thạch, Ngoại Trưởng Việt Nam từ 1980 đến 1991. Tên thật của ông Thạch là Phạm Văn Cương. Ông phục vụ trong quân đội và từng là thư ký của Võ Nguyên Giáp trước khi chuyển qua ngành ngoại giao. Ông được biết tới như là ngoại trưởng giải vây lèo lái để đưa Việt Nam thoát khỏi vũng lầy Cam Bốt và lót đường cho tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Mỹ. Nguyễn Cơ Thạch được cho là người chống Trung Quốc và vì vậy ông đã bị loại khỏi Bộ Chính Trị sau Hội Nghị Thành Đô vào năm 1990.
Phạm Bình Minh sinh năm 1959 tại Nam Định. Ông tốt nghiệp trường Đại Học Ngoại Giao (nay là Học Viện Ngoại Giao Việt Nam) vào năm 1981 và sau đó lấy bằng thạc sĩ Luật và Ngoại giao tại Đại Học Fletcher Tufts, Hoa Kỳ. Ông trở thành Phó Thủ tướng vào năm 2013 và Ủy viên Bộ Chính trị từ ngày 27/1/2016. Phạm Bình Minh nổi bật với ''ánh mắt nảy lửa'' khi đón tiếp Dương Khiết Trì tại Hà Nội sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và cái ''bắt tay đĩnh đạc'' với Vương Nghị tại Manila trong đầu tháng 8 vừa qua sau khi nhà ngoại giao Vương hủy phiên họp chính thức với ông Minh để ''dạy cho Việt Nam một bài học''. Không biết trong thâm tâm ông thế nào nhưng ít ra qua cử chỉ và thần sắc thì có thể đoán Phạm Bình Minh không thuộc hạng người quỵ lụy hoặc khiếp nhược trước Trung Quốc.
Trong Bộ Chính Trị hiện nay thì có 3 người thông thạo tiếng Anh. Phạm Bình Minh (Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao), Hoàng Trung Hải (Bí thư thành ủy Hà Nội) và Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư thành phố Hồ Chí Minh). Ông Minh có thể được coi là đứng hàng thứ sáu sau Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân. Hai ông Huynh và Quang đều đang mang bệnh không biết sống chết ra sao trong những ngày tháng tới. Nếu Nguyễn Phú Trọng giữ đúng lời hứa và thoái lui sau nửa nhiệm kỳ trong năm 2018 thì ông Minh sẽ có cơ hội lên hàng tứ trụ. Một điểm bất lợi lớn là ông cả đời làm việc trong bộ ngoại giao nên không có điều kiện tạo dựng phe cánh. Ông cũng không đủ ma mãnh như Nguyễn Phú Trọng để mong leo lên được ghế tổng bí thư.
Phạm Bình Minh có quan hệ tốt với quan chức Hoa Kỳ và có công sau hậu trường dàn xếp cho Nguyễn Phú Trọng thực hành chuyến công du lịch sử đến Mỹ vào tháng 7 năm 2015 cũng như chuyến viếng thăm đáp lễ đến Việt Nam của Tổng thống Obama vào năm 2016. Khi bắt đầu nhận chức ngoại trưởng, ông đã tham dự cuộc phỏng vấn với Hội Đồng Ngoại Giao Mỹ (Council on Foreign Relations) vào năm 2011 và một buổi sinh hoạt tương tự với Tổ Chức Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS vào năm 2013.
Ngoài ra, theo ký giả Greg
Rushford, ông Minh đã quyết định cho CSIS hơn 450,000 đô Mỹ từ năm 2012 để tổ
chức các buổi hội thảo quốc tế về Biển Đông theo chiều hướng có lợi cho Việt
Nam. Trong cương vị là nhà bảo trợ, Học Viện Ngoại Giao Việt Nam có tiếng nói
về nội dung và thành phần diễn giả của các buổi hội thảo này. Và đề tài nhân
quyền tại Việt Nam luôn được tránh né.
Trước đây Nguyễn Cơ thạch đã từng dạy con rằng "trong ngành ngoại giao, cái nào không nói được thì đừng nói. Cái nào nói được thì nói tới cùng".Phạm Bình Kinh đã nâng cấp lên thành "cái nào nói được thì nói. Cái nào không nói được thì dùng tiền thuế của dân để mua sự im lặng của dư luận quốc tế".
Dù sao đi nữa, so với tư duy rừng rú của ban tuyên giáo hoặc bộ công an thì nhà ngoại giao Phạm Bình Minh thông thoáng và đỡ hơn nhiều vì ông có cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh và hiểu thế nào là chuẩn mực quốc tế.
Nhưng ông Minh cốt lỗi là một
người cộng sản. Có nghĩa là ông tin vào một chủ nghĩa phi nhân bản, sử dụng dối
trá và bạo lực. Do đó, những cử chỉ thể hiện qua ánh mắt nảy lửa và cái bắt tay
đĩnh đạc cũng chỉ tạo ra một vài giây phút ấn tượng hoặc cảm hứng, phấn khích
nhất thời. Không có dấu hiệu gì cho thấy ông có thể trở thành một Gorbachev của
Việt Nam hoặc có tư duy đột phá có đủ khả năng và tâm huyết đặt quyền lợi của
tổ quốc trên quyền cai trị độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ls Nguyễn Văn Thân
Ls Nguyễn Văn Thân