Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

TẤM ẢNH & CHUYỆN LÙM XÙM PHONG GS

TẤM ẢNH & CHUYỆN LÙM XÙM PHONG GS

Trời đất, một Hội đồng 23 người, toàn là giáo sư, tiến sĩ (ảnh phóng to bên dưới bài) mà làm việc thế nào để lọt tới hàng trăm GS, PGS không đạt chuẩn phải rút lui. Đáng nói là chỉ rút lui khi có đơn thư tố cáo có gian dối hoặc thiếu chuẩn, kém chuẩn.

Vậy trong số cả ngàn vị định phong cho đợt xét "vét" này còn bao nhiêu người không đủ chuẩn nữa?...

Nhưng cũng nhân đây nên nói vài lời thêm về nhân vật ngồi giữa tấm ảnh đã dẫn ở đây.

Dư luận trên mạng xã hội đã và đang phân tích, bình luận trong đợt phong này là 1 người đáng phải rút nhất chính là ông chủ tịch HĐ. Bởi ông đã bị nhiều tai tiếng, có đơn thư từ một GS người Việt nổi tiếng ở nước ngoài thẳng thừng tố cáo gian lận trong công trình khoa học của ông chủ tịch này.

Tôi không hồ đồ mà vội nói ngay là những tố cáo kia có đúng hay không đúng? Việc đó dành cho các cơ quan khoa học, cơ quan chức năng. Nhưng vấn đề quá rõ là nếu ông chủ tịch bị tố cáo sai chẳng hạn thì ông hãy can đảm lên tiếng tự bênh vực lấy danh dự của mình. Chứ đừng nghĩ im lặng ở đây "là vàng". Ông im lặng thế thì càng tố cáo là ông có những hoạt động khoa học không được đàng hoàng, trong sáng, chưa nói là có gì đó mờ ám thì mới chịu cảnh không phản ứng lại những lời tố cáo mà theo ông và những quan chức nào đó bênh ông gọi đó là sự vu khống kia chứ ?

Tuy nhiên dù ông im lặng thì trong trường hợp này, cả nước - những người cần biết thì đã biết, còn trong giới giáo dục thì chuyện đã râm ran cả tháng nay rồi -, nên ông im lặng chỉ càng thêm xấu hổ cho ông mà thôi. Và một người còn có cương vị nhà nước như ông chủ tịch, từ nay trở đi còn có uy tín gì nữa để mà trông mặt ai và làm việc được đây?

Chung quy cũng là cố đấm ăn xôi và từ bệnh sĩ diện hão, háo danh mà ra cả. Đáng xấu hổ và buồn cho mặt trái của bức tranh giáo dục và bộ máy điều hành của nó đã tự tố giác còn nhiều bất cập...

Nguyễn Vĩnh

* Bài đã đăng trên fb, có nhiều phản hồi, nay đăng lại trên blog để giữ làm tư liệu.

 

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

8/3: CÓ NGHĨ KHÁC ĐI ĐƯỢC KHÔNG?

8/3: CÓ NGHĨ KHÁC ĐI ĐƯỢC KHÔNG?

Ngày 8/3 không hẳn là ngày cánh đàn ông mua nhiều hoa, gửi nhiều lời chúc hoa mỹ cho các chị em và bạn gái. Mà theo tôi, đàn ông hãy chìa vai gánh vác, san sẻ bớt đi gánh nặng gia đình cho các chị em (có thống kê nói 14 việc nhà thì phụ nữ gánh tới 12 việc!).

Bình đẳng phải đi vào thực chất của đời sống hàng ngày, chứ cánh mày râu đừng hoang ngôn và bẻm mép nhiều nữa trước chị em.

Cái kiểu hầu như suốt cả năm thì "lờ" đi, chỉ chăm chút cho ngày 8/3, vậy thì ngày 7/3 trở về trước, và 9/3 trở về sau các vị đàn ông "sống" và cư xử thế nào với cộng đồng 1/2 dân số đây?

Hay là cứ núp dưới "khẩu hiệu" mỹ miều là thiên chức phụ nữ, thiên chức làm mẹ của giới nữ mà cứ phó mặc, dồn hết việc nhà cho người phụ nữ?

Đó là chưa kể ở rất nhiều người đàn ông nước ta vẫn rất gật gù tán dương "tam tòng tứ đức", "công dung ngôn hạnh" của giới nữ, và thích phụ họa các danh từ chức năng choáng ngợp đó để trút hết mọi việc gia đình cho phụ nữ, cho đàn bà. Lạ gì các ông nữa?!

Hôm nay ngày 8/3 đưa 2 cháu đến trường tiểu học, tôi gặp các cô giáo đón chúng vào học, chẳng phải chúc tụng gì cả. Mọi vị mày râu khác cũng thế, khi gặp các cô giáo và đồng sự nữ đưa trẻ con đi học cũng chẳng cần chúc mừng phụ nữ kiểu thói ga-lăng.

Đương nhiên rồi, vì ở nước Anh này và rất nhiều nước khác ở Tây Âu, Bắc Mỹ cũng như bao nhiêu nước khác nữa - theo tôi biết được - thì làm gì có ngày QTPN mồng 8 tháng 3! Hình như 8/3 là ngày hội hè chỉ có phe XHCN của chúng ta tổ chức và tôn vinh lâu nay thôi.

Bây giờ mất phe rồi thì còn bao nhiêu quốc gia trên thế giới này nữa giữ được ngày kỷ niệm mồng 8 tháng 3 thì tôi hiện không có số liệu, nên cũng không nên vội vangf kết luận và nhận định.

Chỉ biết nhân dịp này, xin thưa thốt vài lời như trên. Trước là tự răn mình. Sau là cũng gửi một đôi lời góp ý với giới đàn ông, những cậu con trai của chúng ta.

Là hãy đừng quá ư chau chuốt lời lẽ chúc tụng hay đẹp và hành vi nịnh đầm chỉ tập trung vào một ngày 8/3 như thế này. Tốt nhất hãy thật lòng và tự nguyện chia sẻ gánh nặng công việc gia đình cho chị em.Đừng cứ hết 8/3 là cơm nước chợ búa là khoán hết cho phụ nữ; áo quần mặc rồ hẩy hết cho vợ giặt, đó con đón cái đi học đi hành dưa hết cho bà xã làm việc này hợp, v.v... và v.v...

Chỉ khi đàn ông cúng ta chung tay gánh vác, san sẻ bớt cho các bà các chị những việc "gia chánh" như thế thì người phụ nữ mới có cơ may vươn lên các việc khác mà xã hội có khi chờ mong ở họ...

Và đó mới thực chất là iwir phóng phụ nữ, là bình đẳng nam nữ; đó mới là tôn trọng phụ nữ thật sự!

# Tra cứu trên mạng thì chỉ có 28 nước (trên số lượng hơn 200 nước trên thế giới) kỷ niệm ngày mồng 8/3.

Nguyễn Vĩnh

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...