Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Tin nóng: Đằng sau sự hủy cuộc gặp Mỹ - Triều

Tin nóng: Đằng sau sự hủy cuộc gặp Mỹ - Triều

Vừa qua thế giới thở phào nhẹ nhõm khi 2 miền Bắc Nam bán đảo Triều Tiên gặp nhau, kế đó có thông tin gặp thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên (đã đi đến định ngày hẳn hoi, là 12/6 tại Singapore). 

Nghĩ là sẽ dần dần có thương lượng và hòa bình cho vùng đất Đông Bắc Á, nhưng rồi lại đổ vỡ vì 2 vị thủ lĩnh Bắc Triều Tiên và Mỹ cùng "chơi chảnh". Mới đầu lời qua tiếng lại như kiểu "dọa nạt" nhau, mặc cả với nhau. Và rồi đi đến đổ vỡ, không gặp nhau nữa. 

Sự hủy gặp này là ông tổng thống Mỹ gửi thư giấy trắng mực đen đàng hoàng cho nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
  
24 tiếng đồng hồ đã qua kể thừ lúc công bố lá thư, thế giới đủ kiểu bình luận, nhận định. 

Chủ blog có đọc nhiều bài, trong số đó có một bài viết sau đây có thể tham khảo được do bởi các nhận xét chính trị nghiêm trang lại xen kẽ với lời lẽ dân dã, đường phố. Như vậy khi đọc bài ít khô khan, căng thẳng mà trái lại có sự thú vị riêng của nó. Xin phép tác giả bài viết đưa bài lên trang nhà.

Vệ Nhi g-th

------

Ảo thuật chính trường

By Peter Pho

Những gì xẩy ra trên chính trường đều như ảo thuật, thiên biến vạn hoá, tuyệt đối không có một kịch bản nhất định. Hơn nữa, cầm chịch cuộc chơi lại là những cao thủ số một của thế giới - Những khối óc Do Thái lạnh băng và thâm hiểm. Khi tôi viết những bài về Un, lần một, lần hai ghé thăm quan thầy Bắc Kinh trong đấy tiềm ẩn những lo ngại của Un và cả của Tập về ván cờ này. Tập dậy cho Un cách ra bài tiếp theo là những nước cờ thực tế vẫn cứ đi, ví dụ như thả ba tù nhân Mỹ, phá hủy điểm thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri, nhưng lại đưa ra chỉ trích cuộc tập trận chung thường niên của không quân Hàn-Mỹ mang tên "Sấm sét cực đại" (Max Thunder) và dọa hoãn gặp mặt. Tập e ngại sự hiện diện quân sự của Mỹ tại bán đảo Triều Tiên ngay trước ngõ nhà mình nên đã chỉ đạo Un, cộng thêm sự lo ngại của Un với con bài ngửa của Trump về điều kiện đặt ra với Triều Tiên trên bàn hội nghị là: Yêu cầu hủy bỏ vũ khí sát hại hàng loạt của Triều Tiên một cách vĩnh viễn, có kiểm chứng, tháo dỡ không thể lặp lại” (permanent, verifiable, irreversible dismantling of North Korea’s WMD program). Như vậy sẽ hoàn toàn không được như ý Un và Tập yêu cầu tiến hành hủy bỏ theo giai đoạn. Hủy bỏ theo giai đoạn sẽ chỉ là trò bịp không thành ý mà chỉ có Obama mới bị lừa vì hám danh Nobel Hoà Bình. Nhưng đối với Trump và phe diều hâu thì đừng hòng lừa được. Cả Tập và Un một lần nữa đều đánh giá sai cách làm việc của người Mỹ, lấy ví dụ, một công dân Trung Quốc bị nước ngoài bắt giữ, Trung Quốc có thể hy sinh mạng người đó để không muốn gây hấn với nước bắt giữ. Nhưng với Mỹ, sẵn sàng xả thân dù tốn kém bao nhiêu cũng chơi, dù có mất quan hệ với nước đó cũng chơi, bố mày đã nói thì các con phải tin, đừng nghi ngờ và hiểu rõ rằng ưu tiên đảm bảo an toàn cho công dân Mỹ ngang tầm với bảo đảm an ninh quốc gia.

Có một bạn hỏi tôi về tình trạng đàm phán sắp tới sẽ ra sao? Tôi chỉ trả lời rằng “rắc rối và kinh hoàng”. Đến nay thì nước cờ lại thay đổi. Bởi lo sợ, không thành ý và không nắm bắt được cách làm việc của người Mỹ nên Tập xui Un ra đòn giả vờ lấy cớ cuộc tập trận “Max Thunder” mà tung tin có thể hoãn cuộc gặp mặt. Qua đó muốn tăng thêm áp lực cho Trump và may ra thực hiện được ý đồ hủy bỏ theo giai đoạn. Hủy bỏ theo giai đoạn thì Un sẽ được kéo dài thời gian chơi trò đi trốn đi tìm, vẫn giữ được cán dao, vẫn còn tác dụng dọa dẫm thế giới từ đó vẫn thu được lợi ích cho mình, có tiếng, vẫn có miếng. Còn Tập thì lại thu được lợi ích khác từ con bài Un, đứng sau lưng chỉ trỏ, ra bài với Mỹ trong các cuộc đối đầu về mậu dịch, về chính trị khác.

Ngày 24 tháng 5 là một ngày có những tin tức nặng ký:

1. Triều Tiên phá hủy điểm thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri. Đúng 11 giờ, cho nổ tung hầm đạo số 2, nơi đã từng dùng để tiến hành 5 cuộc thử hạt nhân. Sau đó vào lúc 2 giờ 17 phút, cho nổ phá hủy hầm đạo số 4, mới toanh chưa sử dụng. Kế tiếp 30 phút sau, dỡ bỏ năm toà nhà nằm trong khu thử nghiệm. Hầm đạo trọng yếu số 3 cũng được cho nổ phá hủy vào lúc 4 giờ 02 phút chiều. Đến 4 giờ 17 phút sau khi phá hủy nốt hai doanh trại quân sự và nghi thức phá hủy kết thúc.

2. Cùng ngày 24 tháng 5 theo giờ Washington, sau khi Triều Tiên phá hủy xong điểm thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri. Trump ra con bài “Át Nhép”, thông báo cho Un hủy bỏ cuộc gặp mặt. Tập và Un chết lặng.

3. Chỉ ít phút sau, Bộ quốc phòng Mỹ thông báo với bộ quốc phòng Trung Quốc rút lời mời Trung Quốc tham gia vào tập trận hải quân Thái Bình Dương quy mô lớn vì động thái được cho là “tiếp tục quân sự hóa” trên Biển Đông của Bắc Kinh.

Ba cái tin giật gân này tưởng như không liên quan, nhưng nó lại dính dáng mật thiết vào nhau. Đây công nhận cũng là một tính toán theo kiểu thương gia của Trump, đòi giá, trả giá, thay đổi khôn lường, không sợ thất tín, chê bai, đấy cũng là một biểu hiện logic chính trị theo chủ nghĩa hiện thực mới mà Trump đang ứng dụng.

Tại sao Trump lại đưa ra tuyên bố hoãn cuộc gặp mặt sau khi Bình Nhưỡng đã phá hủy bãi thử nghiệm và thả ba tù nhân Mỹ? Đấy là phong cách của Trump kết hợp hàng loạt những sự việc xẩy ra từ khi hai bên đồng ý ngồi xuống với nhau. Cuối cùng đều nhằm một mục đích dành quyền chủ động khi đàm phán. Khi Un tỏ ý có thể hoãn cuộc gặp mặt thì lợi thế nằm phía Un. Sau khi Trump tuyên bố chính thức hoãn cuộc gặp mặt thì lợi thế lại nghiêng sang Trump.

Trên thực tế, Trump không hài lòng về cách làm việc của Moon Jae-in Tổng thống Hàn Quốc trong vấn đề này. Moon Jae-in quá chủ động tiếp xúc với Un và Tập, cho rằng chìa khoá cửa chính nằm ở hai người này mà có chút lơ là với quan thầy Mỹ. Trong cuộc viếng thăm trước đây của Moon Jae-in đến Washington, Trump đã biểu lộ ra vẻ mặt lạnh nhạt với Moon, tỏ ra chán chường khi nhìn mặt Moon Jae-in. Điều này khiến các ký giả Hàn Quốc bất bình, cho rằng Trump quá coi thường thậm chí vô lễ với người đứng đầu nước mình. Với cách đối xử như vậy đã phản ảnh rõ rệt sự bất mãn của Trump đối với chính phủ của ông Moon Jae-in trong khuôn khổ cuộc gặp với hy vọng đem lại hoà bình ở bán đảo Triều Tiên. Trump bực mình cũng có lý của lão. Lý do bắt Un phải quy tụ chính bởi do sức ép từ Mỹ. Nhưng bước sang năm 2018, cục diện thực tế của bán đảo lại do hai bên Triều - Hàn chủ động gặp gỡ thương thuyết trong đấy lại có thêm sự điều tiết từ Bắc Kinh. Như vậy khiến tác dụng của Mỹ bị giảm mạnh, có cảm giác như mình bị rơi vào cảnh yếu thế, bị qua mặt, bị loại khỏi biên, quyền chủ đạo bị mất dần và không khéo còn bị rơi vào tay Bắc Kinh.

Giành lại thế chủ đạo, gây sức ép cho Trung, Hàn, Triều, lấy thêm một con bài tốt, đưa bóng vào gần khung thành Triều Tiên để mong muốn một trận đấu mà phần thắng chắc chắn trong tay. Đấy là những điểm mà Trump mong muốn. Trump và các cố vấn Do Thái đều đánh giá rằng, nếu vẫn đi tiếp đến cuộc gặp mặt này thì kết quả vẫn là 0 - 0. Với tính cách của Trump sẽ phủi áo đứng lên dời bàn hội nghị. Còn Un cũng chẳng sợ hãi gì bởi có Tập dựa lưng, 1.000 anh em bác học, khoa học, nhân viên kỹ thuật với kinh nghiệm, dữ liệu còn đó. Chỉ cần anh Tập cho ít tiền và dầu lửa, huy động sức mạnh toàn dân, chỉ 3 tháng sau, một bãi thử nghiệm mới sẽ hình thành.

Peter Pho

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...