NÊN HOÃN LẠI...
Hơn tuần nay dù ở xa đất nước nhưng vẫn cố gắng cập nhật vấn đề đặc khu và "99 năm", một vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng chưa từng thấy trong xã hội và dư luận ở Việt Nam từ trước đến nay.
Đọc hầu như tất cả những ý kiến về đặc khu kinh tế trên fb (những stt hiện lên trang chủ), và song song cũng đọc tin bài trên một số báo điện tử cấp phép (như Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Soha, Zingnews...), thì thấy ý của phía phản biện lần này là mạnh mẽ nhất khi nêu ra vấn đề an ninh, chủ quyền đất nước, nguy cơ đe dọa sự sống còn của quốc gia nếu kéo dài thời hạn thuê đất tới 99 năm.
Loại này có những ý kiến hết sức sâu sắc và đáng suy nghĩ.
Hơn tuần nay dù ở xa đất nước nhưng vẫn cố gắng cập nhật vấn đề đặc khu và "99 năm", một vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng chưa từng thấy trong xã hội và dư luận ở Việt Nam từ trước đến nay.
Đọc hầu như tất cả những ý kiến về đặc khu kinh tế trên fb (những stt hiện lên trang chủ), và song song cũng đọc tin bài trên một số báo điện tử cấp phép (như Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Soha, Zingnews...), thì thấy ý của phía phản biện lần này là mạnh mẽ nhất khi nêu ra vấn đề an ninh, chủ quyền đất nước, nguy cơ đe dọa sự sống còn của quốc gia nếu kéo dài thời hạn thuê đất tới 99 năm.
Loại này có những ý kiến hết sức sâu sắc và đáng suy nghĩ.
Phía đưa ra dự án luật để thông qua đương nhiên bảo vệ, nhưng trình bày
và lập luận có phần yếu và cũng ít người tham gia tới hơn (cả diễn đàn
chính thức cả trên mạng xã hội), chưa kể còn có nhiều chỗ do quá "nhiệt
tình cách mạng" bị hở sườn nên bị phía các ý kiến đối lập chê bai, công
kích lại.
Nhìn trở lại phía phản biện cũng có một số stt đưa ra những ý kiến một chiều, có chỗ cực đoan hoặc chê bai kiểu nói lấy được thì thường không nhận được sự đồng tình của người đọc. Một số comment(s) bộc lộ sự hằn học, chửi bới thì khó mà giải quyết được bất cứ vấn đề gì còn có ý kiến khác nhau, ngay cả đối lập nhau.
Theo ý kiến cá nhân tôi, trong tình hình dư luận xã hội còn phân rẽ chính kiến rất lớn như thế này, Quốc hội nên lấy quyền hoãn lại cuộc bỏ phiếu thông qua bộ luật về quản lý hành chính đặc biệt áp dụng cho 3 đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc.
Nếu cứ theo lối cũ là đi đến quyết định, lấy quyền đa số và có ý chỉ đạo từ Đảng lãnh đạo (vì có văn bản ký tên ông Đinh Thế Huynh từ vài năm trước về sự chỉ đạo này của BCT), kỳ họp này Quốc hội bỏ phiếu thông qua được luật thì chưa chắc đã là một thắng lợi, mà có khi ngược lại. Điều quan trọng nhất là lòng dân vốn đã chưa yên (về nhiều chuyện tiêu cực, bất cập trong lãnh đạo, điều hành đất nước), sau sự kiện gây cho nhiều người, trong đó có một số trí thức còn nhiệt huyết góp ý sẽ thất vọng, lòng người sẽ càng không yên...
Mời đọc bài viết của TS Nguyễn Sỹ Dũng, người có nhiều năm công tác ở Vă phòng Quốc hội với cương vị cao là Phó Chủ nhiệm Văn phòng này.
Vệ Nhi/Nguyễn Vĩnh
-----
Ông Dũng đặc câu hỏi: “Luật về đặc khu để làm gì? Nếu để thúc đẩy kinh tế phát triển thì các nguồn lực khan hiếm của đất nước cần phải đầu tư vào đâu để thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo hiệu ứng lan tỏa nhanh nhất? Câu trả lời không thể tranh cãi là phải đầu tư vào TP.HCM và Hà Nội”.
“Chắc chắn không phải là vào những nơi nằm xa các trung tâm kinh tế, cơ sở hạ tầng vật chất, nơi kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội chưa phát triển như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm”, ông Dũng nói.
Với lý do để thực nghiệm thể chế? Ông Dũng cho rằng thực nghiệm thể chế để tiếp tục đổi mới đất nước là rất quan trọng. Nhưng thế chế nào? Rất tiếc, dự luật không có câu trả lời.
“Nếu thể chế là theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state) thì một nền hành chính độc lập và mãnh mẽ là điều kiện tiên quyết. Điều này được thể hiện ở một mức độ nhất định tại dự thảo đầu tiên, nhưng gần như đã biến mất hoàn toàn sau nhiều lần sửa đổi và trình bẩm. Nếu thể chế là theo mô hình tự quản địa phương, thì điều này thậm chí hoàn toàn không được nhắc tới trong dự luật”, ông Dũng nhấn mạnh.
TS Nguyễn Sỹ Dũng nói tiếp: “Nghĩa là xét từ góc độ thí điểm thể chế thì việc thiết kế trong dự luật đã không thành công. Vậy thì chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?”
Thảo luận tổ tại Quốc hội, Thượng tướng Nguyễn Văn Được - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cũng đề nghị Đảng, Nhà nước xem xét một cách thận trọng về luật đặc khu.
“Làm kinh tế dứt khoát phải làm nhưng không phải bằng mọi giá, nhất là trong điều kiện của ta thì cả ba khu này đều nhạy cảm. Vân Đồn giáp với phía Bắc; Bắc Vân Phong giáp biển Đông và Phú Quốc là sát với Campuchia nhưng hiện vùng này Trung Quốc đã nhảy vào rồi”, tướng Được bày tỏ.
Theo đó, tướng Được đề nghị Tổng Bí thư tính toán hết sức chi ly và cần phải tính. “70 năm, 99 năm họ vào đó làm gì? Ta đâu thể biết hết vì đã lọt vào rồi. Đà Nẵng, Ninh Thuận chưa có đặc khu kinh tế nhưng Trung Quốc đã đưa tiền cho người dân để dân mua đất cho họ. Nếu biển Đông có phức tạp và phía Tây cũng phức tạp thì tình hình rất nguy”.
Vị thượng tướng còn nêu: “Thay mặt cho hơn 4 triệu hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tôi đề nghị Đảng, Nhà nước xem xét một cách thận trọng. Nhân dân đang có ý kiến bức xúc về đặc khu, do đó nên nghe cử tri, cựu chiến binh đề xuất. Vì vậy, mong Tổng Bí thư nghiên cứu kỹ lưỡng, chậm một chút cũng chả sao. Như Đà Nẵng không phải là đặc khu mà phát triển cũng rất mạnh”.
Cũng nói tại phiên thảo luận tại hội trường, Đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) đã lên tiếng đề nghị hoãn thông qua dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Ông Thái Trường Giang nhấn mạnh: "Vì những thực tiễn phát sinh trong thời gian gần đây, đề nghị Quốc hội xem xét lại, ví vụ trong dự kiến năm 2019 chúng ta giám sát đất đai giai đoạn 2014-2018, nếu được thì chúng ta lồng ghép làm một chương trình giám sát ở 3 khu mà chúng ta chuẩn bị thông qua đặc khu. Vấn đề đất đai ở đó sử dụng chuyển đổi mục đích, giao dịch như thế nào để có cơ sở đánh giá kỹ vấn đề mà dư luận đang quan tâm".
Theo đại biểu Thái Trường Giang, để giám sát chặt chẽ thì Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc cần phải cân nhắc cẩn trọng, không thông qua trong kỳ họp này.
Bên cạnh đó, ông Giang đề nghị tiến hành kiểm tra đất đai ở các đặc khu và thông qua trong kỳ họp tới, bởi theo ông, như thế sẽ giải quyết được những vấn đề bức xúc trong dư luận trong thời gian gần đây cũng như những ý kiến khác nhau của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội vừa qua.
Có cùng quan điểm với đại biểu Thái Trường Giang, Đại biểu Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, dự luật này chưa thể thông qua mà cần dời lại để bàn kỹ, cần thiết thì phải xin ý kiến nhân dân.
Theo phân tích của ông Lê Thanh Vân, dự luật về đặc khu có mục tiêu đúng, với mong muốn thiết kế được một "phòng thí nghiệm về thể chế", tạo ra sự đột phá cho sự phát triển. Tuy nhiên, nội dung của dự thảo luật còn một số vấn đề cần phải tiếp tục đánh giá kỹ càng, tạo nhận thức chung, phù hợp với mô hình và đặc điểm của Việt Nam.
Đại biểu này lưu ý: phải đánh giá kỹ các vấn đề, trước hết là mô hình đặc khu. Đến nay, thế giới đã trải qua ba thế hệ của mô hình đặc khu: Cảng tự do sơ khai, các đặc khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế hướng vào các giá trị lõi.
"Ở thế hệ thứ hai, do bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực còn bị khép kín nên rất cần mở cửa với các ưu đãi vượt trội, hấp dẫn, lôi kéo mọi nguồn lực. Ngày nay, kinh tế thế giới, khu vực đã thay đổi theo hướng mở với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Do vậy, vấn đề cốt tử là môi trường đầu tư chứ không phải là các ưu đãi", ông Lê Thanh Vân nêu quan điểm.
Lam Thanh
Nhìn trở lại phía phản biện cũng có một số stt đưa ra những ý kiến một chiều, có chỗ cực đoan hoặc chê bai kiểu nói lấy được thì thường không nhận được sự đồng tình của người đọc. Một số comment(s) bộc lộ sự hằn học, chửi bới thì khó mà giải quyết được bất cứ vấn đề gì còn có ý kiến khác nhau, ngay cả đối lập nhau.
Theo ý kiến cá nhân tôi, trong tình hình dư luận xã hội còn phân rẽ chính kiến rất lớn như thế này, Quốc hội nên lấy quyền hoãn lại cuộc bỏ phiếu thông qua bộ luật về quản lý hành chính đặc biệt áp dụng cho 3 đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc.
Nếu cứ theo lối cũ là đi đến quyết định, lấy quyền đa số và có ý chỉ đạo từ Đảng lãnh đạo (vì có văn bản ký tên ông Đinh Thế Huynh từ vài năm trước về sự chỉ đạo này của BCT), kỳ họp này Quốc hội bỏ phiếu thông qua được luật thì chưa chắc đã là một thắng lợi, mà có khi ngược lại. Điều quan trọng nhất là lòng dân vốn đã chưa yên (về nhiều chuyện tiêu cực, bất cập trong lãnh đạo, điều hành đất nước), sau sự kiện gây cho nhiều người, trong đó có một số trí thức còn nhiệt huyết góp ý sẽ thất vọng, lòng người sẽ càng không yên...
Mời đọc bài viết của TS Nguyễn Sỹ Dũng, người có nhiều năm công tác ở Vă phòng Quốc hội với cương vị cao là Phó Chủ nhiệm Văn phòng này.
Vệ Nhi/Nguyễn Vĩnh
-----
TS Nguyễn Sỹ Dũng: Chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?
TS Nguyễn Sỹ Dũng nói rằng: “Xét từ góc độ
thí điểm thể chế thì việc thiết kế trong dự luật đã không thành công.
Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm.
Vậy thì chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?”
Ông Dũng đặc câu hỏi: “Luật về đặc khu để làm gì? Nếu để thúc đẩy kinh tế phát triển thì các nguồn lực khan hiếm của đất nước cần phải đầu tư vào đâu để thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo hiệu ứng lan tỏa nhanh nhất? Câu trả lời không thể tranh cãi là phải đầu tư vào TP.HCM và Hà Nội”.
“Chắc chắn không phải là vào những nơi nằm xa các trung tâm kinh tế, cơ sở hạ tầng vật chất, nơi kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội chưa phát triển như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm”, ông Dũng nói.
Với lý do để thực nghiệm thể chế? Ông Dũng cho rằng thực nghiệm thể chế để tiếp tục đổi mới đất nước là rất quan trọng. Nhưng thế chế nào? Rất tiếc, dự luật không có câu trả lời.
“Nếu thể chế là theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state) thì một nền hành chính độc lập và mãnh mẽ là điều kiện tiên quyết. Điều này được thể hiện ở một mức độ nhất định tại dự thảo đầu tiên, nhưng gần như đã biến mất hoàn toàn sau nhiều lần sửa đổi và trình bẩm. Nếu thể chế là theo mô hình tự quản địa phương, thì điều này thậm chí hoàn toàn không được nhắc tới trong dự luật”, ông Dũng nhấn mạnh.
TS Nguyễn Sỹ Dũng nói tiếp: “Nghĩa là xét từ góc độ thí điểm thể chế thì việc thiết kế trong dự luật đã không thành công. Vậy thì chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?”
Thảo luận tổ tại Quốc hội, Thượng tướng Nguyễn Văn Được - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cũng đề nghị Đảng, Nhà nước xem xét một cách thận trọng về luật đặc khu.
“Làm kinh tế dứt khoát phải làm nhưng không phải bằng mọi giá, nhất là trong điều kiện của ta thì cả ba khu này đều nhạy cảm. Vân Đồn giáp với phía Bắc; Bắc Vân Phong giáp biển Đông và Phú Quốc là sát với Campuchia nhưng hiện vùng này Trung Quốc đã nhảy vào rồi”, tướng Được bày tỏ.
Theo đó, tướng Được đề nghị Tổng Bí thư tính toán hết sức chi ly và cần phải tính. “70 năm, 99 năm họ vào đó làm gì? Ta đâu thể biết hết vì đã lọt vào rồi. Đà Nẵng, Ninh Thuận chưa có đặc khu kinh tế nhưng Trung Quốc đã đưa tiền cho người dân để dân mua đất cho họ. Nếu biển Đông có phức tạp và phía Tây cũng phức tạp thì tình hình rất nguy”.
Vị thượng tướng còn nêu: “Thay mặt cho hơn 4 triệu hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tôi đề nghị Đảng, Nhà nước xem xét một cách thận trọng. Nhân dân đang có ý kiến bức xúc về đặc khu, do đó nên nghe cử tri, cựu chiến binh đề xuất. Vì vậy, mong Tổng Bí thư nghiên cứu kỹ lưỡng, chậm một chút cũng chả sao. Như Đà Nẵng không phải là đặc khu mà phát triển cũng rất mạnh”.
Cũng nói tại phiên thảo luận tại hội trường, Đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) đã lên tiếng đề nghị hoãn thông qua dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Ông Thái Trường Giang nhấn mạnh: "Vì những thực tiễn phát sinh trong thời gian gần đây, đề nghị Quốc hội xem xét lại, ví vụ trong dự kiến năm 2019 chúng ta giám sát đất đai giai đoạn 2014-2018, nếu được thì chúng ta lồng ghép làm một chương trình giám sát ở 3 khu mà chúng ta chuẩn bị thông qua đặc khu. Vấn đề đất đai ở đó sử dụng chuyển đổi mục đích, giao dịch như thế nào để có cơ sở đánh giá kỹ vấn đề mà dư luận đang quan tâm".
Theo đại biểu Thái Trường Giang, để giám sát chặt chẽ thì Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc cần phải cân nhắc cẩn trọng, không thông qua trong kỳ họp này.
Bên cạnh đó, ông Giang đề nghị tiến hành kiểm tra đất đai ở các đặc khu và thông qua trong kỳ họp tới, bởi theo ông, như thế sẽ giải quyết được những vấn đề bức xúc trong dư luận trong thời gian gần đây cũng như những ý kiến khác nhau của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội vừa qua.
Có cùng quan điểm với đại biểu Thái Trường Giang, Đại biểu Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, dự luật này chưa thể thông qua mà cần dời lại để bàn kỹ, cần thiết thì phải xin ý kiến nhân dân.
Theo phân tích của ông Lê Thanh Vân, dự luật về đặc khu có mục tiêu đúng, với mong muốn thiết kế được một "phòng thí nghiệm về thể chế", tạo ra sự đột phá cho sự phát triển. Tuy nhiên, nội dung của dự thảo luật còn một số vấn đề cần phải tiếp tục đánh giá kỹ càng, tạo nhận thức chung, phù hợp với mô hình và đặc điểm của Việt Nam.
Đại biểu này lưu ý: phải đánh giá kỹ các vấn đề, trước hết là mô hình đặc khu. Đến nay, thế giới đã trải qua ba thế hệ của mô hình đặc khu: Cảng tự do sơ khai, các đặc khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế hướng vào các giá trị lõi.
"Ở thế hệ thứ hai, do bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực còn bị khép kín nên rất cần mở cửa với các ưu đãi vượt trội, hấp dẫn, lôi kéo mọi nguồn lực. Ngày nay, kinh tế thế giới, khu vực đã thay đổi theo hướng mở với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Do vậy, vấn đề cốt tử là môi trường đầu tư chứ không phải là các ưu đãi", ông Lê Thanh Vân nêu quan điểm.
Lam Thanh