Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Thương chiến loang sang cấm vận công nghệ


Thương chiến loang sang cấm vận công nghệ

Truyền thông thế giới cho rằng cú ra đòn của ông Donald Trump nhắm vào Huawei là ngón đòn độc hơn món Thuế trong cuộc chiến tranh thương mại.

Thuế thì thu được tiền cho ngân khố Mỹ nhưng cũng làm khó cho dân Mỹ khi phải chọn mua hàng nhập khẩu từ TQ. Bởi lẽ đương nhiên là những món hàng nhập kia sẽ đắt đỏ hơn.
Còn vụ Huawei là Mỹ đánh vào lĩnh vực công nghệ, có thể coi là tử huyệt của TQ khi họ trước nay lợi dụng công nghệ Mỹ hoặc luôn tinh quái đánh cắp công nghệ Mỹ.

Sau khi ra đòn, TQ từ nay không được tiếp cận hoặc "xài" chung những kỹ thuật-công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ nữa.






Điều này gây hệ lụy lớn. Chỉ nói riêng ở một góc nhìn nhỏ: Đó là những công xưởng máy tính, smartphone khổng lồ ở TQ và nước ngoài sẽ đình đốn sản xuất và mất đi khối lượng khách hàng khá lớn của Huawei đang tăng lên ở châu Âu.

Chưa kể, rất nhiều ứng dụng lớn và tiên tiến khác mà TQ áp dụng từ công nghệ Mỹ trong các ngành điện và cung cấp điện, phương tiện giao thông, điều độ sản xuất cũng như tự động hóa... đều sẽ bế tắc một khi các trung tâm sản xuất chip điện tử của Mỹ và các đối tác của họ từ chối cung cấp thứ "mắt xích" quan trọng bậc nhất này.

Dư luận rộng rãi trên thế giới đưa tin dày đặc về vụ Hoa Vi (Huawei Group) và coi đây là con bài tẩy mà Mỹ dùng. Ông Trump một doanh nhân dày dạn kinh nghiệm thương trường đương nhiên quá rành ngón chơi này.

Vấn đề là TQ có chịu đựng nổi ngón đòn độc này không; và chịu đựng được mà lại từ đó vươn dậy (sáng chế và hoàn thiện công nghệ cao và riêng) thì Mỹ coi chừng hụt hơi.
Chứ còn cứ lệ thuộc vào công nghệ của người ta, rồi làm hàng nhái, hoặc sểnh ra là cắp trộm đưa về nhà mình xài như TQ lâu nay thì đợt này ông Donald Trump rất muốn loại bỏ cái cách làm ăn không fair đó.

NV


Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Ông Điện dùng "xảo thuật" khi tăng giá

Ông Điện dùng "xảo thuật" khi tăng giá

Ông Điện cũng thật vô duyên. Lâu nay dân đang dùng điện sinh hoạt với một biểu giá (cũng đã là đắt so với thu nhập) thì ông lập kế mới tăng 8.36% nghe tưởng như tăng nhẹ nhẹ. Nhưng rồi cứ dùng đến số 51 (kwh) trở lên thì số lượng điện tăng kia tính với biểu tăng lỹ kế. Chết người dân là ở điểm đó. Cho nên khi các hộ dân nhận hóa đơn điện tháng qua té ngửa ra, nếu dùng nhiều thì số tiền phải trả leo lên 30%, có khi gấp rưỡi hoặc gấp đôi. 

Thấy trên mạng có một bài viết rất hay và có lý về vụ việc tăng giá điện lên 8,36% do ngành điện đưa ra là có nhiều điều không đúng, không hợp lý.

Đáng chú ý là phần chốt của bài viết đưa ra 2 ý kiến rất xác đáng:

1 - Căn cứ vào các phép tính số học đơn giản (chắc chưa phải cần đến trình độ tú tài) cũng phát hiện ra được TCty điện lực VN (EVN) lẫn cơ quan cấp trên của nó là Bộ Công thương (Bct) là họ ra vẻ vẫn không thích tính đúng. Bên trình, bên duyệt cùng bắt tay nhau làm một thứ tạm gọi là “xảo thuật giá điện”, nghĩa là tìm mọi cách để nâng giá, thậm chí xảo thuật qua mặt luôn một Quyết định trước đó về điều chỉnh giá điện của Thủ tướng.

2 - Vừa đây với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ giao cho Thanh tra Chính phủ cần phải “làm rõ đúng, sai việc tăng giá điện”. Người dân tạm thời thở phào và hy vọng công việc thanh tra một mặt lắng nghe dự luận, một mặt tính toán kỹ để làm minh bạch những góc khuất trong việc tính toán và cấu thành nên giá điện hiện vừa ban hành áp dụng đợt tăng giá này (và cả trước đó, nếu thấy cần thiết?).

Để bạn đọc theo dõi được nguyên ý của tác giả, xin đưa lại dưới đây toàn bộ bài viết để các bạn cùng chia sẻ và bình luận.

NV

----

“XẢO THUẬT” GÌ TRONG CÁCH TÍNH TĂNG GIÁ ĐIỆN VỪA RỒI?


-----
Bộ Công thương và EVN xảo thuật giá điện

Tác giả: Đỗ Thành Nhân

Cả nước đang vào đợt nắng nóng và càng nóng hơn khi EVN phát hành hóa đơn tiền điện tăng đột biến. Giá điện tăng vô lý này có sự góp phần không nhỏ của Bộ Công Thương (Bct).
Dư luận đã nói quá nhiều về việc tăng giá điện của EVN, còn Bct thì có vẻ như … vô can và chuẩn bị kiểm tra theo yêu cầu của Thủ tướng.

Ai cũng biết căn cứ pháp lý để EVN tăng giá điện là thực hiện theo Quyết định số 468/QĐ-BCT, Quy định về giá bán điện, ngày 20/03/2019 là của Bộ Công thương. Phân tích quyết định 468, cho thấy Bct với EVN làm xảo thuật, tìm mọi cách ép người sử dụng điện trả nhiều tiền. Với thị trường hơn 90 triệu dân phải sử dụng điện 24/24 thì chỉ cần chênh lệch một con số rất nhỏ thì cũng sẽ tạo ra một giá trị rất lớn.

Thứ nhất. CÔNG BỐ GIÁ SAU KHI BÁN HÀNG

Điện là mặt hàng do nhà nước quyết định giá và công bố trước cho người sử dụng điện. Tuy nhiên Quyết định 468 ký vào ngày 20/03/2019 và có hiệu lực cũng từ ngày 20/03/2019.

Bct không thể làm việc từ 0 giờ đêm; nên ngày 20/03/2019, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký quyết định và các thủ tục hành chính phát hành văn bản, đến khi người mua điện cả nước thực hiện giá điện mới: sớm nhất là 8 giờ sáng. Trong khi người sử dụng điện từ lúc 0 giờ, tức là người sử dụng điện đã bị ép nâng khống giá điện ít nhất là 7 giờ. Tính trên cả nước thì con số không nhỏ.

Nhà nước phạt các cơ sở kinh doanh không công bố, niêm yết giá hay bán hàng cao hơn giá niêm yết; Bct lại cho phép EVN thu tiền điện cao hơn giá công bố suốt 7 giờ.
Chính phủ thanh tra: có xử phạt vi phạm hành chính Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hay không và có hoàn trả tiền điện chênh lệch lại cho người sử dụng ?

Mặt hàng điện khác với xăng dầu, không ai đầu tư bình Acquy để trữ điện giá rẻ. Vậy mà Bct điều hành giá điện giống Việt Cộng trong chiến tranh: đánh du kích và bất ngờ làm cho địch trở tay không kịp.

Tăng giá điện lần này sau 7 giờ sử dụng; còn quyết định tăng giá điện gần đây (năm 2017) có hiệu lực trước chưa đầy 16 giờ. Bct và EVN xem người sử dụng điện như … địch, tạo bất ngời trong điều hành để cho doanh nghiệp không kịp thời điều chỉnh phương án tài chính sản xuất kinh doanh.

Thứ hai. CÙNG XẢO THUẬT GIÁ ĐIỆN

Dư luận đã nói quá nhiều về thủ đoạn tính tăng giá điện của EVN; ở đây tôi chỉ phân tích xảo thuật tăng giá điện của EVN, tất nhiên có Bct hổ trợ.

Quyết định 468 tăng giá điện căn cứ vào Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Theo đó: giá bán lẻ điện sinh hoạt có 6 bậc, cơ cấu giá tỷ lệ với nhau: bậc 1: 92%, bậc 2: 95%, bậc 3: 110%, bậc 4: 138%, bậc 5: 154%, bậc 6: 159% (Quyết định 28, phần Phụ lục, mục 4.1).

Tuy nhiên EVN đề xuất Bct lại cố tình làm trái với Quyết định 28 của Thủ tướng, đó là tăng giá điện bậc 1 với tỷ lệ thấp hơn 5 bậc còn lại. Có nghĩa là các bậc sau mức tăng cao hơn bậc trước, người sử dụng khó phát hiện.

Mục đích: người sử dụng điện không có cảm giác tăng giá cao - đây là nghệ thuật vặt lông không đau, để vịt không kêu.

Phân tích hai phương án tính giá điện theo Quyết định 28.
Phương án 1: Lấy giá điện bậc 1 làm chuẩn và các bậc khác theo cơ cấu giá
Trong đó:
* Giá theo cơ cấu bậc 2 = Giá theo cơ cấu bậc 1 x Cơ cấu giá bậc 2 / Cơ cấu giá bậc 1; …
* Chênh lệch = Giá bán lẻ - Giá theo cơ cấu.

Theo kết quả tính như Hình 1, thì giá bán lẻ tăng so với giá theo cơ cấu (làm tròn) bậc 2: 1 đồng; bậc 3: 8 đồng; bậc 4: 19 đồng, bậc 5: 25 đồng, bậc 6: 27 đồng.

Phương án 2: Lấy giá bán lẻ điện bình quân làm chuẩn và các bậc theo cơ cấu giá
Theo Quyết định 468, giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh, còn Quyết định 28, Điều 4.2 “được phép điều chỉnh trong phạm vi ± 2% so với tỷ lệ được quy định”
Trong đó:
* Giá theo cơ cấu = Giá bán lẻ điện bình quân x Cơ cấu giá
* Chênh lệch = (Giá bán lẻ - Giá theo cơ cấu) / Giá theo cơ cấu

Theo kết quả tính như Hình 2, thì giá bán lẻ giảm so với giá theo cơ cấu đối với bậc 1: 2,17%, và bậc 2: 2,10% không nằm trong “phạm vi ± 2%” theo quyết định của Thủ tướng.

Nhận xét

Chỉ các phép tính số học đơn giản, không cần đến trình độ tú tài; nhưng EVN-Bct vẫn không thích tính đúng; bên trình, bên duyệt cùng bắt tay nhau làm xảo thuật giá điện, tìm mọi cách để nâng giá, thậm chí xảo thuật qua mặt luôn quyết định của Thủ tướng.

Thanh tra Chính phủ sẽ làm rõ “làm rõ đúng, sai việc tăng giá điện”, hy vọng thanh tra sẽ lắng nghe dự luận, làm minh bạch những góc khuất trong việc tính toán và cấu thành nên giá điện.
Thôi thì như mọi người quen nói: Ơn Thanh tra CP, giảm xiết cổ (trả nhiều tiền điện) được chút nào may mắn cho dân chút đó.

***

Tham khảo
Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg, ngày 07/04/2014: https://thuvienphapluat.vn/…/Quyet-dinh-28-2014-QD-TTg-co-c…
Quyết định số 468/QĐ-BCT, ngày 20/03/2019: https://thuvienphapluat.vn/…/Quyet-dinh-648-QD-BCT-2019-die…


thuvienphapluat.vn
Quyết định 28/2014/QĐ-TTg cơ cấu biểu giá bán lẻ điện,28/2014/QD-TTG,QUYET DINH 28 2014,THU TUONG CHINH PHU,BIEU GIA BAN…

Kiến trúc ghi dấu ấn và đẹp

Kiến trúc ghi dấu ấn và đẹp

Rất nhiều ý kiến cá nhân và trên các diễn đàn nhận xét cùng chê trách kiến trúc đương đại Việt Nam không đẹp, không ghi dấu ấn. Chê nhất là sự lộn xộn, thiếu bàn tay quy hoạch có nghề để các công trình kiến trúc một mặt hài hòa với cảnh sắc đã có xung quanh, mặt khác là sức sống khó mà trường tồn cùng thời gian của các công trình mới xây dựng kia. Điều này rất rõ khi chúng ta đi trên cầu Chương Dương nhìn về phía Hà Nội, một khung cảnh nhà cửa lớn bé chen chúc không theo hàng lối gì và đôi ba chỗ nhô lên một số cao ốc hoặc là tòa trụ sở ngân hàng lớn hoặc là khách sạn 4-5 sao xem ra rất tự phát (vì thiếu một quy hoạchj tầm thành phố, tự ai đó có đất có tiền là xây). 

Tuy nhiên công bằng mà nói, kiến trúc hiện đại Việt Nam cũng có những công trình được giới chuyên môn kiến trúc cùng với công chúng chấm điểm cao vì gây được ấn tượng.

Xin phép các tác giả giới thiệu một số hình ảnh dưới đây mà chủ blog sưu tầm được trên các trang báo điện tử.

Vệ Nhi/Nguyễn Vĩnh g-th

------

Những công trình kiến trúc độc đáo ở Việt Nam từng gây ấn tượng quốc tế

Ngoài cầu Vàng Đà Nẵng thu hút gần đây, Việt Nam từng có những công trình khác gây ấn tượng quốc tế với kiến trúc độc đáo, mang tính biểu tượng, thân thiện môi trường...

Cây cầu Vàng nâng đỡ bởi hai bàn tay khổng lồ trên núi Bà Nà, Đà Nẵng đang là điểm check-in được chia sẻ rầm rộ trên các diễn đàn du lịch nổi tiếng thế giới. Trước công trình này, Việt Nam có những công trình kiến trúc nào cũng gây ấn tượng mạnh với quốc tế, nhận nhiều giải thưởng danh giá? Ảnh: Dương Mai Việt Anh



Cầu Rồng (Đà Nẵng): Dài 666 m, cây cầu với thiết kế hình rồng ấn tượng này đã trở thành biểu tượng, niềm tự hào của người dân Đà Nẵng, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Vào tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần, hoặc những dịp đặc biệt, "Rồng" có thể phun ra nước và lửa. Ảnh: CNN



Nằm vắt mình qua sông Hàn, nối đôi bờ thành phố, công trình cầu Rồng từng được vinh danh quốc tế bằng Giải thưởng Kỹ thuật xuất sắc (EEA) của Hội đồng Các công ty kỹ thuật Mỹ (ACEC) 2014. EEA là giải thưởng danh giá thế giới, được ví như "giải Oscar của ngành kỹ thuật". Có thể nói, chưa qua cầu Rồng, xem như chưa tới Đà Nẵng. Ảnh: CNN



Tổ hợp nhà tre Đại Lải (Vĩnh Phúc): Công trình do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế gây tiếng vang với truyền thông quốc tế bằng giải thưởng của Hội đồng Kiến trúc sư khu vực châu Á (ARCASIA) 2014 và một số giải thưởng cao quý khác. Ảnh: Pinterest



Tổ hợp nhà tre Đại Lải gồm nhà hàng Bamboo Wing và nhà hội nghị Đại Lải, làm từ vật liệu chính là tre, luồng, mang bản sắc truyền thống Việt song rất hiện đại, thân thiện với môi trường. Trước đó, riêng Bamboo Wing là đại diện duy nhất của Việt Nam nhận giải thưởng International Architecture
Awards 2011. Ảnh: Hiroyuki Oki



Bitexco Financial Tower (TP.HCM): Tòa nhà 68 tầng, cao 262 m này từng là biểu tượng cho sự phát triển nhanh chóng, hiện đại của TP.HCM. Công trình lấy cảm hứng thiết kế từ hình tượng búp sen, loài hoa mang hồn dân tộc Việt. Cùng với nhiều công trình nổi tiếng khác, Bitexco Financial Tower thuộc top 50 tòa nhà sáng tạo nhất thập kỷ, theo bình chọn của Hội đồng Nhà cao tầng thế giới - Council of Tall Buildings (Mỹ). Ảnh: ArchDaily



Công trình cũng thuộc top 25 biểu tượng xây dựng thế giới, theo CNN. Từ đài quan sát Saigon Skydeck ở tầng 49 của tòa nhà, có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố và dòng sông Sài Gòn hiền hòa uốn lượn. Hiện Landmark 81, tòa nhà cao nhất Việt Nam được xem như biểu tượng mới của TP.HCM, song hình ảnh Bitexco vẫn sẽ tiếp tục ghi dấu mạnh mẽ như suốt gần 10 năm qua. Ảnh: ArchDaily



Bảo tàng Hà Nội (Hà Nội): Có kiến trúc hình kim tự tháp ngược ấn tượng, bảo tàng Hà Nội từng được trang Business Insider đánh giá là một trong những bảo tàng đẹp nhất thế giới. Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội này nằm ở đường Phạm Hùng, gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Từ Liêm (Hà Nội). Ảnh: Business Insider



Dựa theo kiến trúc độc đáo này của bảo tàng, bên trong là cầu thang xoắn ốc đưa du khách đến tham quan các khu trưng bày. Bảo tàng Hà Nội là nơi tái hiện hình ảnh thủ đô xưa và nay, được kỳ vọng trở thành một địa chỉ văn hóa đặc sắc của vùng đất nghìn năm văn hiến. Song hiện công trình vẫn chưa thực sự đáp ứng mong đợi của người dân. Ảnh: Flickr



Trường mầm non xanh (Đồng Nai): Được thiết kế chính bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa và Masaaki Iwamoto, trường mầm non xanh, hay trường mầm non Những bông hoa nhỏ tại Biên Hòa gây ấn tượng mạnh bởi phần mái xanh ngút mắt tạo hình 3 vòng lá chỉ bằng một nét duy nhất. Công trình góp phần tiết kiệm năng lượng, nước sạch, giảm đáng kể chi phí hoạt động. Ảnh: ArchDaily



Với nhiều giải thưởng kiến trúc quốc tế liên tục qua các năm, như International Architecture Awards 2015, ARCASIA Award 2016, A’Design Awards 2018... công trình được đánh giá cao bởi truyền thông trong và ngoài nước, nhất là ở sự thân thiện với môi trường, tạo không gian cho trẻ em kết nối thiên nhiên. Ảnh: ArchDaily


Sưu tầm trên các trang báo điện tử
 

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Với quy định như hiện nay thì Quốc tang nhiều quá

Với quy định như hiện nay thì Quốc tang nhiều quá

Dư luận lại rộ lên, bàn luận nhiều: Thế nào là Quốc tang; và ở ta thì nên giới hạn ở những Quốc tang cho nhân vật nào, cho sự kiện gì để xứng đáng và đúng nghĩa. Chứ nếu tổ chức tang lễ cấp Quốc tang cả nước để tang, lại có nhiều lễ tang cấp này nữa thì không những tốn công tốn của của toàn xã hội, mà điều quan trọng hơn nữa là bản thân những lễ Quốc tang đó cũng giảm đi ý nghĩa.

Nên chăng có một cách làm, là khi xét thấy người vùa mất có nhiều công trạng với đất nước (thật sự xuất sắc, được dư luận toàn dân tôn vinh) thì tổ chức những "Lễ tang cấp nhà nước", hoặc "Lễ tang nhà nước cấp cao". Điều đó cũng là đủ mang lại vinh dự lớn lao cho người vừa khuất và cho gia đình của họ rồi.

Còn Quốc tang chỉ áp dụng với nhà lãnh đạo cao nhất đất nước qua đời, hoặc đất nước gặp phải những tổn thất một lúc nhiều sinh mạng con người do thiên tai, địch họa, hay những vụ tai nạn lớn, xảy ra đại dịch quy mô rộng lớn làm chết nhiều sinh mạng gây chấn động nhân tâm đất nước. Quốc tang trong những trường hợp đó mới thật mang ý nghĩa là Quốc tang, vì xứng đáng để toàn dân để tang, chịu tang.

Việc quy định thu gọn có ít Quốc tang còn tạo điều thuận cho lễ nghi ngoại giao, đối ngoại - cả ở trong và ngoài nước -, trong những công việc sắp xếp lễ nghi, lễ tân của cơ quan trong nước cũng như các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Bởi đã Quốc tang thì bạn bè thế giới người ta cũng cần ứng xử ở mức độ cao nhất. Một khi xảy ra nhiều lần trong một thời gian ngắn, số lượng Quốc tang nhiều hơn nước người ta, thì sẽ gây nên sự bất tương xứng, khó cả đối đẳng và cả khó xử.

Thay đổi việc này (các quy định đã ban hành) phải có sự dũng cảm nhận lỗi sai sót khi nhìn nhận lại các quyết định trước đây là chưa cân nhắc thấu đáo tới thực tế cuộc sống, tới thực tiễn và tâm lý xã hội. Ở cấp rất cao mới quyết định được việc này nên ở đây càng cần tới một sự dũng cảm "nhân đôi, nhân ba..."

Biết là vấn đề không hề đơn giản nhưng không thể không nói; và cứ mạnh dạn đề xuất với các cấp có thẩm quyền xem xét, chỉnh sửa... bởi những sự nhận lỗi và sửa chữa sai sót, sai lầm thì không lúc nào là muộn cả!

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...