Trên một số trang tin ở nước Anh, trong chuyến đi kiểm tra
của cảnh sát địa phương tới một vườn ươm cây ở Kneesworth, thuộc hạt
Cambridgeshire, họ đã phát hiện 5 người đàn ông Việt Nam sống trong
điều kiện không thể chấp nhận được.
Xin phép các tác giả để trang blog của tôi CHÉP LẠI VÀO ĐÂY NHƯ LÀ MỘT TƯ LIỆU CẦN NHỚ, sau này có dịp đọc lại tham khảo.
(--->> thông tin này thực tế xảy ra hồi cuối năm 2019)
NV/VNg-th
@ --->> thông tin dưới đây thực tế đã xảy ra hồi cuối năm 2019.
------
Cảnh sát Anh tìm ra 5 người Việt sống như nô lệ trong hoàn cảnh khổ sở, tù túng tại một vườn ươm cây ở nước Anh
Xuất bản: 19 Tháng Mười Hai, 2019 - 8:34 chiều
Một trong số 5 người này chia sẻ rằng mình đến Vương quốc Anh bằng cách trốn sau xe tải vào năm 2014. Được biết, trước đó có 8 người từng
được giải cứu khỏi trang trại này trong cuộc tìm kiếm của đội cảnh sát
đặc nhiệm vào tháng 9/2018.
Một người đàn ông 51 tuổi trong số 5 người Việt khai với các sĩ quan
cảnh sát rằng ông đến nước Anh trong một chiếc xe tải vào năm 2014 nhưng
không hề có giấy tờ hợp lệ nào. Người này bị bắt vì nghi ngờ vi phạm
luật nhập cư nhưng sau đó được tại ngoại để đến một trung tâm di trú.
Trung
sĩ Emma Hilson, người dẫn đầu chuyến thăm, cho biết: “Mục đích của
chuyến thăm này là để kiểm tra những người dễ bị tổn thương sống trong
cộng đồng của chúng tôi và đảm bảo họ được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc
lột. Mặc dù chúng tôi không tìm thấy ai thực sự làm việc tại vườn ươm
cây này nhưng điều kiện sống của những người ở đó không thể chấp nhận
được”.
Tại đây, các cảnh sát đã tìm thấy hai chiếc xe tải nhỏ, nơi 5 người
đàn ông chen chúc nhau để ngủ nghỉ và vệ sinh cá nhân. Ngoài ra còn có
các dụng cụ, thiết bị giặt giũ và nấu ăn, cũng như động vật “bị nhốt
trong điều kiện tồi tệ”.
“Thường có quan niệm sai lầm rằng chế độ nô lệ là chuyện của quá khứ
rồi, nhưng thật đáng buồn, đó là một chuyện có thật và đang xảy ra”,
trung sĩ Hilson nói thêm.
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ EU BƯỚC VÀO MỘT
GIAI ĐOẠN MỚI
Sau nhiều năm đàm phán, nhiều đợt vận động chia sẻ và đáp ứng
thông tin giữa 2 bên, cuối cùng EU và VN đã tiến lên một bước tiến mới
trong mối quan hệ thương mại và đầu tư. Đó là cuộc bỏ phiếu mới đây
của Nghị viện châu Âu (EP) thông qua 2 hiệp định quan trọng EVFTA và
EVIPA mà Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết hồi cuối tháng 6/2019.
Tuy nhiên để có được thành qủa này thì ở phía sau hậu trường là
cả một khối lượng lớn công việc mà các bên đều phải cố gắng và có
thiện chí vượt qua rất nhiều trở ngại.
Sau khi Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thong qua Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu
tư (EVIPA), ngày 12/2/2020, ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Thường trực Bộ
Ngoại giao đã có cuộc trao đổi với báo giới. Ông Sơn cho biết giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt
Nam là các Hiệp định có mức độ “cam kết sâu rộng nhất” của EU với một thành
viên đang phát triển, do đó quá trình phê chuẩn cần tuân thủ các quy định
chặt chẽ của Nghị viện châu Âu (EP) và của Nghị viện các quốc gia thành viên.
Cụ thể việc xem xét phê chuẩn phải đi đôi với bảo đảm hiệu quả thực thi. Bên
cạnh đó, xu hướng bảo hộ gia tăng, những biến động trong chính trị nội bộ của
EU, đặc biệt tiến trình Brexit, quan điểm và lợi ích khác biệt trong nội bộ Nghị
viện châu Âu có sự khác nhau về trình độ phát triển, thể chế chính trị - xã
hội giữa hai bên cũng đặt ra nhiều thách thức trong quá trình xem xét, phê
chuẩn hai Hiệp định.
Kết quả bỏ phiếu tại EP
cho thấy phần lớn các nghị sỹ ủng hộ EVFTA và EVIPA, song cũng có một bộ phận
chưa thể hiện quan điểm tích cực. Có những đảng trong EP kiên quyết theo đuổi
chính sách bảo hộ thị trường nội địa, không ủng hộ các thỏa thuận thương mại tự
do (FTA), mặc dù ủng hộ thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và đánh giá cao vai trò
ngày càng quan trọng của Việt Nam.
Nhiều nhóm nghị sỹ lại
đặc biệt quan tâm những vấn đề về phát triển bền vững, chống đánh bắt cá trái
phép, việc thực thi các tiêu chuẩn cao về lao động, vấn đề quyền con người, lao
động trẻ em, các cơ chế bảo đảm hiệu quả thực thi..
Do vậy, quá trình chúng
ta trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, giúp các nước thành viên EU và hơn
700 nghị sỹ EP hiểu về thực tế khách quan ở Việt Nam, nỗ lực cải cách và hội
nhập của Việt Nam, phối hợp giải quyết những vấn đề cùng quan tâm là hết sức
kịp thời và hiệu quả, được bạn đánh giá rất cao.
Hai ngày trước khi diễn
ra bỏ phiếu về EVFTA và EVIPA như đã được thống nhất, EP còn buộc phải tiến
hành “bỏ phiếu về việc có hoãn lại cuộc bỏ phiếu thông qua hai Hiệp định hay
không”, do sức ép và yêu cầu quyết liệt của một vài đảng và ủy ban của EP.
Có thể nói, mặc dù chia
sẻ ý nghĩa chiến lược và lợi ích kinh tế của các Hiệp định, song việc chúng ta
đạt sự ủng hộ đa số tại EP là kết quả của những nỗ lực rất lớn của Chính phủ,
Quốc hội và nhiều bộ, ban, ngành liên quan.
Điều quan trọng là lãnh
đạo cấp cao và lãnh đạo các cấp của cả Việt Nam và EU đều ủng hộ, coi trọng việc
ký kết và phê chuẩn hai Hiệp định.
Trong các cuộc tiếp xúc
và trao đổi thường xuyên thời gian qua giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ,
Quốc hội, lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành của ta với lãnh đạo cấp cao EP và các
quốc gia thành viên, lãnh đạo các Ủy ban EP, các Ủy ban và cơ quan của EU, hai
bên đều quyết tâm thúc đẩy phê chuẩn EVFTA và EVIPA trong thời gian sớm nhất.
Từ đó, lãnh đạo cấp cao hai bên đã chỉ đạo sát sao các cơ quan phối hợp chặt
chẽ thúc đẩy tiến trình này.
Các cơ quan liên quan
của Việt Nam, nhất là Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Đối ngoại và các cơ quan của
Quốc hội, đã phối hợp thường xuyên và hiệu quả với các cơ quan của EP để tiến
hành các thủ tục phê chuẩn, xây dựng các kế hoạch và lộ trình cụ thể để thông
tin cho EP, nhất là lộ trình thực thi các cam kết EVFTA về lao động, phát triển
bền vững, hình thành nhóm tư vấn trong nước, cơ chế phối hợp giữa hai Quốc hội
trong quá trình thực thi... trên cơ sở bảo đảm các lợi ích của ta.
Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ cử Đoàn Đặc phái viên do Bộ Ngoại giao chủ trì với sự tham gia của
các Bộ, ngành liên quan đi Brussels, Bỉ và Strasbourg, Pháp ngay trước và trong
thời điểm bỏ phiếu đã giúp cung cấp thông tin kịp thời và thúc đẩy sự ủng hộ
của các nghị sỹ.
Phái đoàn ta tại Bỉ và
EU và các Đại sứ quán ta tại các nước thành viên cũng tích cực trao đổi, vận
động các nghị sỹ và các đối tác sở tại thúc đẩy tiến trình phê chuẩn hai Hiệp
định.
Hiệp định thương mại với EU thông qua, liệu VN có an tâm với công đoàn độc lập?
Nghị viện EU hôm 12/2 đã chính thức thông qua Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam EVFTA bất chấp vấn đề nhân quyền.
Tỉ lệ bỏ phiếu cho EVFTA là: 401 ủng hộ, 192 chống, và 40 phiếu trắng.
Với Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), Nghị viện châu Âu bỏ phiếu, 407 ủng hộ, 188 chống, 53 trắng. EVFTA được EU gọi là “thỏa thuận tham vọng, chi tiết, hiện đại nhất mà EU từng ký với một nước đang phát triển“. Nghị viện châu Âu tuyên bố rằng thỏa thuận thương mại với Việt Nam “có thể bị tạm ngừng nếu có vi phạm nhân quyền” trong tương lai.
Còn với hiệp định bảo hộ đầu tư, thì trước khi có hiệu lực, còn đòi hỏi quốc hội của từng quốc gia trong EU bỏ phiếu.
Sau cuộc bỏ phiếu hôm nay, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện EU, Bernd Lange, tuyên bố: “Lịch sử cho thấy sự cô lập không làm thay đổi một quốc gia. Đó là lý do tại sao Nghị viện EU đã bỏ phiếu ủng hộ hiệp định thương mại này với Việt Nam. Với nó, chúng tôi tăng cường vai trò của EU tại Việt Nam và khu vực, đảm bảo rằng tiếng nói của chúng tôi có trọng lượng hơn trước. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các vấn đề mà chúng tôi bất đồng quan điểm, chẳng hạn như vai trò của tự do báo chí hoặc tự do chính trị. Chúng tôi đồng thời cũng mở rộng sự tham gia cho xã hội dân sự. Công việc của chúng tôi từ giờ trở đi là đảm bảo các thỏa thuận được thực thi trong thực tế.”
68 tổ chức phi chính phủ hôm 10/02/2020 đã ra tuyên bố chung kêu gọi các nghị sĩ châu Âu không phê chuẩn thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam (EVFTA), vì tình trạng nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam vẫn còn « đáng lo ngại ».
AFP cho biết 68 tổ chức phi chính phủ trong tuyên bố chung, nhận định Hiệp định tự do mậu dịch Liên Âu – Việt Nam không đáp ứng được trước « các thách thức khẩn cấp mà hiện nay Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam đang phải đối phó », chẳng hạn giảm bất bình đẳng, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu … Cũng theo các tổ chức này, dưới chế độ độc đảng, không có đủ đảm bảo là chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng nhân quyền : «Việc trấn áp về chính trị và của công an đặc biệt nhắm vào các nhà bảo vệ nhân quyền, môi trường và tất cả những người chỉ trích chế độ». Đồng thời, các tổ chức này yêu cầu Nghị Viện nên có cách tiếp cận tương tự như với Uzbekistan và Turkmenistan trước đây, hoãn lại Hiệp định cho đến khi chính quyền Việt Nam thỏa mãn các đòi hỏi về bảo vệ nhân quyền và các quyền của người lao động «một cách cụ thể và có thể kiểm chứng được». Thư ngỏ đề nghị EU đưa ra một nghị quyết song song, đặt ra các điều kiện mà Hà Nội phải đáp ứng. Trong đó có việc đưa ra lộ trình sửa đổi những điều khoản khắc nghiệt trong Luật Hình sự như điều 109, 116, 117, 318 thường được vận dụng để trấn áp những người bất đồng chính kiến ; trả tự do cho các tù nhân chính trị trong đó có nhà báo Phạm Chí Dũng, người đã bị bắt giam sau khi kêu gọi EU không phê chuẩn Hiệp định.
Bên cạnh đó Nghị Viện Châu Âu cần đòi hỏi Việt Nam cam kết phê chuẩn Công ước ILO số 87 (về quyền tự do hội họp và lập hội) trễ nhất là năm 2021 ; thành lập một cơ chế độc lập để giám sát.
Theo báo Le Soir, cuộc bỏ phiếu rất gay go, cuộc tranh luận cho thấy Nghị Viện Châu Âu bị chia rẽ sâu sắc. Hiệp định được nhiều nghị sĩ ủng hộ vì mở ra viễn cảnh lớn với thị trường Việt Nam 100 triệu người, tuy nhiên số khác chống đối vì tình hình nhân quyền và sự thiếu vắng một số tiêu chí xã hội, môi trường. Đảng Xanh và nhóm cánh tả GUE vào đầu tuần đã yêu cầu hoãn lại cuộc bỏ phiếu nhưng không thành công (đề nghị này được 121 phiếu thuận, 231 phiếu chống, 12 vắng mặt). Đó là một cơ hội tuyệt vời – nghị sĩ Christophe Hansen của Luxembourg thuộc nhóm PPE tỏ ra phấn khởi. Ông vui mừng trước việc dỡ bỏ toàn bộ thuế hải quan. Ông Hansen nói : Hiện nay Việt Nam đánh thuế từ 20 đến 30% đối với sản phẩm nhập từ châu Âu, làm cho sản phẩm của chúng ta ít tính cạnh tranh hơn so với những nước khác. Theo ông, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát triển. Tuy nhiên tình hình chính trị tại Việt Nam khiến một số nghị sĩ bất bình: Việt Nam chưa phê chuẩn các công ước chủ chốt của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), như công ước về lao động cưỡng bức. Nhà nước cũng bắt giam một số nhà đối lập chính trị, hiện nay có 128 người đang bị tù. Các tổ chức phi chính phủ còn tố cáo nạn phá rừng và tình trạng cưỡng đoạt đất đai, rất xa vời so với mục tiêu sinh thái của Ủy Ban Châu Âu.
Như vậy, sau 10 năm đàm phán, thương thảo, rà soát pháp lý và giải quyết nhiều phát sinh liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn..vv. nhiều người đang đặt hy vọng EVFTA sẽ giúp nâng tầm kinh tế, đẩy nhanh tiến trình cải cách chính trị Việt Nam và cải thiện đời sống người lao động!
Theo đó, thì ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Và sau 07 năm thì tất cả các mặt hàng đều được xóa bỏ thuế. Lợi ích cụ thể này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN hiện nay! Bên lề Hiệp định, bà Svenja Hahn – thành viên Nghị viện châu Âu cho hay, bà ủng hộ EVFTA vì thỏa thuận này đem đến nhiều sự bảo vệ hơn cho người dân, mặc dù Việt Nam vẫn là nước Cộng sản. “Việt nam là một nước Cộng sản không phải quốc gia dân chủ. Hiệp định tự do thương mại EVFTA không thể giúp Việt Nam trở nên dân chủ trong một đêm. Nhưng thỏa thuận sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cho Việt nam, nó sẽ giúp người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và mang lại cho họ nhiều quyền và sự bảo vệ hơn. Bộ luật lao động mới giúp bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương. Công đoàn được chấp nhận và sau đó là quyền tự do lập hội. Sẽ giúp tăng tính minh bạch trong sự giám sát quốc tế và là tiềm năng to lớn để bảo vệ nhân quyền tốt hơn. Chúng ta đã giao thương với VN và vấn đề ko phải là bạn có muốn giao thương hay không mà là vấn đề cải thiện tình hình. Chúng ta hãy hợp tác mạnh mẽ với toàn bộ khu vực Châu Á, để cải tổ các lực lượng tin tưởng vào hợp tác với EU.”
Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà nhận định rằng còn có một số lo ngại về các tác dụng ngoài ý muốn của EVFTA đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN.
Tính đến cuối 2019, FDI từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam tăng đột biến, vốn đăng ký cấp mới từ Trung Quốc trong 11 tháng đạt hơn 2,28 tỷ USD; gấp đôi 2018.
Theo giới phân tích, một phần nguyên nhân đến từ sự dịch chuyển dòng vốn do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nhưng lý do khác còn là sự thay đổi về chính sách môi trường của Trung Quốc. Và EVFTA có thể cũng là một trong các nguyên nhân, khi Trung Quốc có ý định khai thác các thỏa thuận mà Trung Quốc hiện không được hưởng lợi.
Ví dụ như: Nhà máy chế tạo lốp xe ACTR ở tỉnh Tây Ninh là một trong các dự án đầu tư khủng của Trung Quốc vào VN, trị giá 280 triệu USD; vừa vận hành 11/2019. Dự kiến mỗi năm sẽ cung ứng 2,4 triệu bộ lốp radial toàn thép cho thị trường. Sau khi EVFTA có hiệu lực, tận dụng môi trường pháp lý mới cho thị trường châu Âu, Trung Quốc giờ đây có thể cạnh tranh trực tiếp với nhà sản xuất lốp xe vật lý lớn nhất châu Âu, Michelin. Nhưng hôm nay vẫn còn phải chờ xem, khi dịch cúm viêm phổi Covid-19 đang đe dọa phá hủy chính trị, kinh tế Trung Quốc, đẩy Trung quốc vào một thảm họa suy thoái lớn. Sau khi EVFTA được thực thi, Việt Nam là địa điểm hấp dẫn và tiết kiệm chi phí nhất cho đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI so với các nước khác.
Luật sư Lê Công Định ở TpHCM thì cho rằng:
Tin Nghị viện Âu châu phê chuẩn EVFTA và EVIPA thực sự là điểm sáng mang đến niềm hy vọng cho đất nước giữa nỗi lo lắng về nạn dịch virus Corona đang hoành hành ở Trung Quốc và trên thế giới, bởi 5 lý do:
1) EVFTA buộc nhà nước Việt Nam phải thừa nhận quyền thành lập các công đoàn độc lập của người lao động, nhờ đó họ không còn là công cụ của đảng cầm quyền nhân danh “đội quân tiên phong của giai cấp vô sản”. Giai cấp vô sản thực sự ở Việt Nam rồi đây sẽ có tổ chức đại diện đúng nghĩa cho quyền lợi của mình, chứ không phải công đoàn giả hiệu của nhà nước.
2) Các cam kết quốc tế của nhà nước Việt Nam sẽ là cơ sở pháp lý để các nước Âu châu dựa vào yêu cầu Việt Nam tôn trọng quyền con người và quyền công dân nếu không muốn đánh mất các lợi ích kinh tế mà sự hợp tác thương mại và đầu tư quốc tế mang lại.
3) EVIPA sẽ buộc nhà nước Việt Nam cải cách hệ thống pháp luật theo hướng hiện đại hóa và tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền quốc tế hơn, nếu không muốn bị các nhà đầu tư Âu châu khởi kiện tại các cơ quan phân xử tranh chấp đầu tư quốc tế.
4) EVFTA và EVIPA sẽ giúp Việt Nam bớt lệ thuộc vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhờ đó từng bước giải thoát vận mệnh dân tộc khỏi chiếc vòng kim cô mà Trung Cộng đang gắn trên đầu đảng cầm quyền hiện nay. Hy vọng thoát Trung vì vậy có tiền đề quan trọng để thực hiện.
5) Nhờ thương mại và đầu tư, các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng cường nội lực, qua đó ngoài việc giúp gia tăng tiềm lực quốc gia trong bang giao với các lân quốc, còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp trở thành đối trọng quyền lực đáng kể với đảng cầm quyền trong khuôn khổ thể chế toàn trị về chính trị và kinh tế hiện nay.
Năm niềm hy vọng nêu trên đủ để chúng ta dứt khoát ủng hộ việc phê chuẩn EVFTA và EVIPA.
Cần phải thấy tương lai của quốc gia và nền dân chủ đang ở trong tay các doanh nghiệp Việt Nam. Đất nước có tiềm lực chống chọi các thách thức quốc tế trong tương lai hay không, câu trả lời sẽ thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Việt Nam ngày càng giao thương và hội nhập với thế giới. Những Hiệp định song phương được ký kết cũng nằm trong lộ trình đó, dù Đảng cộng sản mà người đứng đầu là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không muốn, thì công đoàn độc lập sẽ ra đời trên cả nước để bảo vệ quyền lợi của hàng triệu người lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt nam hiện nay đang do Đảng cộng sản độc tài cầm quyền, họ đặt Đảng quyền cao hơn Pháp quyền, thì môi trường quốc tế cũng là một cơ hội, để những nhóm người từng đi cướp chính quyền từ những năm 1945 có thể trở về với thế giới văn minh.
Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)
------
--->> từ Đài châu Á Tự do (RFA)
Kinh tế và nhân quyền của Việt Nam sẽ thế nào sau khi Nghị viện Châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA và EVIPA
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đón tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu Bernd Lange ngày 30/10/19.
Courtesy: quochoi.vn
Nghị viện Châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA: Kinh tế và nhân quyền của Việt Nam sẽ thế nào?
00:00/08:28
Thông qua với số phiếu áp đảo
Nghị viện Châu Âu, vào ngày 12/2/2020, chính thức phê chuẩn thông qua hai Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) ký kết hồi cuối tháng 6 năm 2019.
Kết quả thông qua của Nghị viện Châu Âu với số phiếu áp đảo, mặc dù trong suốt thời gian hơn 7 tháng kể từ khi EVFTA và EVIPA được ký kết, nhiều Dân biểu ở Âu Châu cùng 68 tổ chức phi chính phủ quốc tế kêu gọi Nghị viện Châu Âu không phê chuẩn thông qua vì tình trạng nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam vẫn còn đáng lo ngại.
Phía EU mô tả Hiệp định vừa được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn là một trong những thỏa thuận thương mại tham vọng nhất mà khối này đạt được với một nước đang phát triển. Theo đó, Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng khỏang một tháng, sau khi hai bên thông báo cho nhau việc hoàn tất các thủ tục pháp lý và khoảng 99% thuế hàng xuất khẩu của cả hai phía sẽ được cắt giảm.
Truyền thông trong nước, trong cùng ngày 12/2 dẫn lời của Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định rằng việc bỏ phiếu thông qua của Nghị viện Châu Âu cho hai Hiệp định EVFTA và EVIPA giúp Việt Nam phát huy mạnh mẽ hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong dài hạn thì hiệp định này không chỉ thuần túy về kinh tế mà nó còn có ý nghĩa địa chính trị. Nó giúp cho Việt Nam gắn bo,́ gần gũi hơn với Châu Âu và thế giới phương Tây nói chung, từ làm ăn kinh tế tới trao đổi giáo dục, văn hóa tư tưởng và sau đó là các hợp tác chính trị, an ninh, quốc phòng. Có thể nói là nó sẽ thúc đẩy quá trình Tây hóa lần thứ hai sau cuộc Tây hóa bị chấm dứt ở miền Nam sau 1975 đến nay. Hiệp định giúp cân bằng mối quan hệ của Việt Nam giữa hai thế giới văn hóa Phương Tây và Trung Quốc cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực -Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ
Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Luật sư Vũ Đức Khanh, ngay sau khi Nghị viện Châu Âu thông báo thông qua hai Hiệp định EVFTA và EVIPA, lên tiếng rằng thông qua Đài RFA, ông gửi lời chúc mừng đến Chính phủ và người dân Việt Nam. Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh chia sẻ quan điểm của ông:
“Việc thông qua này mang tính lịch sử vì đây là một tiến trình để đối tác hai bên có những cơ sở pháp lý làm việc với nhau trong tương lai. Có một điểm rất quan trọng đối với Việt Nam vì Việt Nam đã chấp nhận một cuộc chơi mới trên chính trường của quốc tế và tôi cũng nhấn mạnh rằng hai hiệp định này sẽ giúp đỡ cho người dân Việt Nam cải thiện đời sống một cách rất là tốt đẹp.”
Lạc quan cho kinh tế và nhân quyền Việt Nam?
Từ Na-Uy, Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ, qua ứng dụng messenger chuyển đến RFA nhận định của ông về việc Nghị viện Châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA:
“Trong dài hạn thì hiệp định này không chỉ thuần túy về kinh tế mà nó còn có ý nghĩa địa chính trị. Nó giúp cho Việt Nam gắn bo,́ gần gũi hơn với Châu Âu và thế giới phương Tây nói chung, từ làm ăn kinh tế tới trao đổi giáo dục, văn hóa tư tưởng và sau đó là các hợp tác chính trị, an ninh, quốc phòng. Có thể nói là nó sẽ thúc đẩy quá trình Tây hóa lần thứ hai sau cuộc Tây hóa bị chấm dứt ở miền Nam sau 1975 đến nay. Hiệp định giúp cân bằng mối quan hệ của Việt Nam giữa hai thế giới văn hóa Phương Tây và Trung Quốc cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực.”
Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nhấn mạnh tuy nhiên trong ngắn hạn trước mắt năm nay và vài năm tới, hiệp định vẫn sẽ có ảnh hưởng khiêm tốn, với lý giải:
“Bởi vì doanh nghiệp hai bên cần phải tìm hiểu lẫn nhau rồi doanh nghiệp trong nước muốn xuất khẩu chẳng hạn phải tìm hiểu các quy định, tiêu chuẩn của EU để xuất khẩu hàng hóa. Còn các doanh nghiệp EU cũng phải đến và làm quen với môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Quá trình tiếp xúc tìm hiểu này phải mất ít nhất vài năm.”
Kết quả bỏ phiếu EVFTA ở Nghị viện Châu Âu hôm 12/2/2020Courtesy of Twitter
Trong khi đó, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, từ Sài Gòn cho rằng song song với thông tin về Hiệp định EVFTA được Nghị viện Châu Âu thông qua thì đồng thời Hoa Kỳ cũng cho biết đã thu hẹp danh sách các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra, tức là Việt Nam không còn được hưởng sự ưu đãi về thuế nữa. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già đánh giá theo quan điểm cá nhân của ông:
“Tôi nghĩ hai thông tin vừa nêu là những tin bất lợi cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong năm 2020. Những bất lợi này xuất phát từ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã ngăn cản và tôi cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô kể cả vi mô không có gam màu sáng trong năm 2020, đặc biệt đang ở trong dịch bệnh virus corona.”
Nhận xét về tác động lâu dài của Hiệp định EVFTA đối với nền kinh tế của Việt Nam, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già bày tỏ ông không thấy dấu hiệu lạc quan hay tích cực nào:
“Thú thật là tôi không tin tưởng lắm vào ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Thương mại EU, ôngBernd Lange. Ông nói rằng lịch sử chứng minh cô lập không thay đổi được một quốc gia. Nếu so lại Việt Nam kể từ khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cách đây 14 năm thì những cái mất của Việt Nam có vẻ lớn hơn rất nhiều so với những cái được.”
Về khía cạnh nhân quyền ở Việt Nam, Luật sư Vũ Đức Khanh nói rằng theo ông thì không nên quá bi quan trong thời gian sắp tới với dẫn chứng:
“Đúng ngay ngày Âu Châu mở cửa cho Việt Nam và đồng thời đóng cửa đối với Campuchia. Họ nói đóng của Camuchia tại vì nước này không tôn trọng nhân quyền. Đối với Việt Nam, họ nói rằng tình trạng nhân quyền của Việt Nam tuy không phải giống như họ mong muốn, nhưng đã có một số những cải thiện nhất định và trong hai hiệp định vừa mới thông qua là cho phép người dân Việt Nam, người lao động Việt Nam có quyền thành lập công đoàn độc lập.”
Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Luật sư Vũ Đức Khanh lập luận rằng mặc dù trong thực tiễn Chính quyền Hà Nội được cho là tận dụng những kẻ hở trong các vấn đề mang tính cách chiến lược của quốc tế nhằm đảm bảo quyền lợi lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên Luật sư Vũ Đức Khanh khẳng định thông qua hai Hiệp định EVFTA và EVIPA thì:
“Tôi nghĩ rằng gười dân Việt Nam cần phải sáng suốt là bằng cách nào chúng ta có thể lợi dụng được hiệp ước này để tạo được không gian chính trị, xã hội được rộng mở hơn và để cho Nhà nước Việt Nam tôn trọng những quyền cơ bản của người dân nhiều hơn.”
Thạc sĩ Hoàng Việt, một chuyên gia nghiên cứu và tích cực tham gia các hội thảo liên quan công đoàn độc lập tại Việt Nam có nhận định rằng nhìn chung về tình hình người lao động và quyền lợi của họ phần nào sẽ được “khởi sắc” hơn sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Trước hết chúng ta có thể tin tưởng một điều rằng Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế, trong đó có Châu Âu về việc cải thiện và thay đổi vấn đề về lao động, trong đó có công đoàn độc lập. Thế thì đương nhiên trong quá trình thực thi như thế nào thì phải xem xét xem là khả năng chế tài và áp chế những quy định, tức là buộc Việt Nam phải tuân thủ đúng theo cam kết với EU như thế nào thì lúc đó mới có thể nói thêm tiếp được -Thạc sĩ Hoàng Việt
“Trước hết chúng ta có thể tin tưởng một điều rằng Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế, trong đó có Châu Âu về việc cải thiện và thay đổi vấn đề về lao động, trong đó có công đoàn độc lập. Thế thì đương nhiên trong quá trình thực thi như thế nào thì phải xem xét xem là khả năng chế tài và áp chế những quy định, tức là buộc Việt Nam phải tuân thủ đúng theo cam kết với EU như thế nào thì lúc đó mới có thể nói thêm tiếp được.”
Mặc dù vậy, Đài RFA ghi nhận cũng có những ý kiến trái chiều từ giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam rằng EVFTA có thông qua hay không thì tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn tồi tệ như chưa bao giờ có một cải thiện nào hết. Cựu tù nhân nhân quyền-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già đưa ra minh chứng:
“Những việc làm của Hà Nội trước đây như thả tự do cho người này hay cho đi tị nạn chính trị người kia rồi cho được ngưng thi hành án để chữa bệnh như ông Ngô Hào vừa rồi…Đó chỉ là những phần nổi bề ngoài không mang giá trị cốt lõi của vấn đề nhân quyền được cải thiện. Xin phép nhắc lại là nhân quyền, tự do dân chủ…tất cả các giá trị đó đều phải xoay quanh kinh tế thị trường, là quan trọng nhất. Không có kinh tế thị trường, mà chỉ có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thì không bao giờ có được nhân quyền, không bao giờ có được tự do dân chủ.”
Một trường hợp điển hình của tình trạng nhân quyền ở Việt Nam liên quan Hiệp định EVFTA và EVIPA là Nhà báo độc lập-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt giữ sau hai ngày ông gửi thư ngỏ video kêu gọi Nghị viện Châu Âu không thông qua hai hiệp định này.
Kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng từ dịch viruscorona
Từ gần 2 tháng nay thành phố Vũ Hán (TQ) đang phải trực tiếp đương đầu với dịch cúm CoronaVirus gây nên với nhiều hệ lụy.
Vũ Hán cũng như TQ, chắc chắn đang gặp phải rất nhiều khó khăn nên dù muốn hay không cũng mới chỉ tập trung hết sức, huy động toàn lực của mình để đẩy lùi bệnh tật bởi nó trực tiếp cướp đi sinh mạng con người. Còn việc nhận định về thiệt hại kinh tế và bước khắc phục nó ra sao sau đại dịch thì địa phương này đương nhiên chưa phải lúc. Dù thế thì trông rộng ra toàn TQ và nhất là các quốc gia khác trên thế giới rất cần một sự đánh giá về các thiệt hại kinh tế và xã hội do nạn dịch gây ra để khắc phục trong giai đoạn hậu nạn dịch. Có thể thấy ngay được điều nổi bật trong nạn dịch viruscorona lần này là các nước ngoài TQ có bị các trường hợp lây nhiễm nhưng do có biện pháp đề phòng, cách ly kiên quyết người lây nhiễm - do đi từ TQ, từ Vũ Hán và nhập cảnh - nên có thể nói về cơ bản không gây nên khủng hoảng lan rộng nạn viruscorona nguy hiểm này.
Chính vì thế công việc nhìn nhận "rộng xa hơn" đại dịch đã có điều kiện nhìn ra sớm hơn và cũng bởi đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cho một kế hoạch hồi phục kinb tế xã hội sau nạn dịch. Ngay từ bây giờ các nhà kinh tế và giới phân tích đã đưa ra được thực trạng nạn dịch cúm này tác động trực tiếp đến kinh tế (gây thiệt hại cho kinh tế), nhất là kinh tế TQ cũng như các đối tác kinh tế của TQ. Với kinh tế TQ - một sức mạnh kinh tế đứng hàng thứ 2 thế giới - bị ảnh hưởng, giảm phát vì nạn dịch này thì tất nhiên không thể không "lây lan", ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế nước khác. Tóm lại ảnh hưởng xấu đó sẽ lan rộng ra đối với nền kinh tế toàn cầu.
Bài viết dưới đây đăng ở trang mạng "nghiencuuquocte.net" có tiêu đề: "Virus corona sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu như thế nào?". Chủ trang tôi xin phép các tác giả (viết bài và dịch thuật) đưa lại đây để bạn bè trên blog được đọc và tham khảo.
NV/VNgiới thiệu
-----
Nền kinh tế toàn cầuchịu tác động xấu của nạn dịch virus corona
Tuần trước, hai mẹ con tôi được tận hưởng một kỳ nghỉ ở Istanbul. Kỳ
nghỉ trở nên tuyệt vời hơn bởi chúng tôi được nâng cấp phòng có giá
1.000 euro dù chỉ trả 250 euro. Điều này xảy ra chủ yếu vì khách sạn
chúng tôi ở, nơi thường được đặt kín chỗ bởi khách du lịch Trung Quốc,
giờ gần như trống không.
Ở khắp nơi trong thành phố, các cửa tiệm trưng các bảng hiệu “Chúc
mừng năm mới Trung Hoa” nhiều hơn bình thường để mời chào du khách vãng
lai. Điều này dễ hiểu vì không có nhiều người như chúng tôi, theo lời lễ
tân. “Vào dịp này năm ngoái, mọi nơi đều chật kín khách. Năm này thì
không có ai.”
Chúng ta có thể đang quan sát một hiện tượng mới, đó là sự giảm tốc
kinh tế toàn cầu do Trung Quốc chứ không phải Mỹ gây ra. Bốn đợt suy
thoái toàn cầu vừa qua đều có nguyên nhân từ người tiêu dùng Mỹ. Nhưng
vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng một cách mạnh
mẽ thời gian qua. Trung Quốc ngày nay đóng góp khoảng 1/3 tăng trưởng
toàn cầu, tỷ lệ lớn hơn Mỹ, châu Âu và Nhật cộng lại.
Cho dù rõ ràng tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại trong
những năm gần đây, quy mô nền kinh tế Trung Quốc cũng đã tăng mạnh. Theo
chuyên gia đầu tư vào Trung Quốc Andy Rothman, một nhà phân tích chiến
lược đầu tư của công ty Matthews Asia, cho dù tỷ lệ tăng trưởng đạt mức
9,4 % một thập niên về trước, nền tảng cho mức tăng trưởng 6,1% năm
ngoái vẫn lớn hơn nền tảng 10 năm về trước tới 188%. Điều này có nghĩa
là người tiêu dùng và nhân công Trung Quốc giờ đây đóng vai trò quan
trọng hơn trước kia. “Người tiêu dùng Trung Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế thế giới vào năm 2019,” theo ông Rothman, tương tự như tình
hình mấy năm về trước.
Vì thế không có gì bất ngờ khi ngành nhà hàng, du lịch, lữ hành và
bán lẻ đang rất lo lắng về ảnh hưởng của dịch virus corona. Khách du
lịch Trung Quốc cực kỳ giá trị bởi họ thường ở lại lâu hơn và tiêu nhiều
tiền hơn khách đến từ các nước khác. Ví dụ, ở Mỹ, khách du lịch Trung
Quốc ở trung bình 18 ngày và tiêu 7.000 đôla trong mỗi chuyến thăm trong
năm ngoái, theo một báo cáo từ 13D Global Strategy and Research.
Khi mức tiêu dùng của khách Trung Quốc ở Mỹ chậm lại vì thương chiến,
bây giờ Châu Á lẫn Châu Âu cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Điều này sẽ gây tác
động dây chuyền đến các ngành phụ thuộc vào du lịch, bao gồm bán lẻ, nhà
hàng, các mặt hàng và dịch vụ xa xỉ.
Goldman Sachs dự báo mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm 2020
sẽ giảm 0,4%, và một mức giảm tương tự đối với Mỹ trong Quý I. Những
người lạc quan sẽ nhắc lại rằng trong khoảng thời gian dịch SARS hoành
hành vào năm 2003, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm trong một thời
gian ngắn trước khi bật tăng đến 10%. Nhưng lúc bấy giờ Trung Quốc chỉ
chiếm 4% GDP toàn cầu, so với 16% ngày nay. Lúc đó, tiêu dùng vẫn chưa
phát triển nhiều, và ngành du lịch Trung Quốc đa phần phụ thuộc vào
khách nước ngoài. “Hệ quả là ảnh hưởng tiêu cực hiện tại lên tăng trưởng
toàn cầu có thể cao hơn năm 2003,” theo một báo cáo của ING.
Không chỉ khách du lịch Trung Quốc là tác nhân dẫn tới sự chậm lại
của nền kinh tế. Khu vực tỉnh Hồ Bắc là một khu vực rất quan trọng trong
chuỗi cung ứng. Các lệnh cấm đi lại đã gây khó khăn cho hoạt động của
công nhân và việc duy trì vận hành các nhà máy. Có khả năng là những
gián đoạn về chuỗi cung ứng sẽ làm Trung Quốc không thể tuân theo các
cam kết mua hàng trong thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Điều này dĩ nhiên sẽ có các ảnh hưởng địa chính trị, đặc biệt trong
những ngành như công nghệ, vốn liên quan chặt chẽ nhất tới các doanh
nghiệp Trung Quốc, bất chấp sự tách rời đang xảy ra giữa Mỹ và Trung
Quốc. (Đây là một xu hướng mà thỏa thuận thương mại giai đoạn một sẽ
không làm thay đổi). Nếu ngành công nghệ có biến chuyển xấu, nó sẽ ảnh
hưởng đến ngành năng lượng và nguyên vật liệu đầu vào, châm ngòi cho sự
sụt giảm thị trường lớn hơn mà rất nhiều người trong chúng ta đã dự báo.
Tất cả những điều này làm cho sự bùng phát virus trở thành một sự
kiện châm ngòi khủng hoảng bất ngờ mà những người tham gia thị trường
đều lo sợ, bên cạnh những lo ngại về biên lợi nhuận của các tập đoàn Mỹ,
mức nợ kỷ lục, các vấn đề thanh khoản, và lợi suất âm.
Dĩ nhiên, các thị trường vẫn có thể chịu đựng được một thời gian nữa.
Có thể Donald Trump sẽ tuyên bố trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 11
rằng chính ông làm Tổng thống Mỹ khi chỉ số Dow đạt mức 30.000 điểm.
Nhưng mức điểm kỷ lục này đã được thúc đẩy bởi chính sách tiền tệ và tài
khóa mở rộng (gây thâm hụt ngân sách) chứ không phải là bất kỳ chiến
lược hiệu quả nào của Nhà Trắng.
Điều này nhấn mạnh một điểm bao quát hơn, đó là bất kể điều gì xảy ra
với virus corona, thì Mỹ đã đánh mất một cơ hội, không chỉ dưới thời
Tổng thống Trump mà còn từ thời khủng hoảng kinh tế năm 2008, để làm mới
chiến lược tăng trưởng, một chiến lược dựa vào tăng trưởng thu nhập hơn
là lạm phát giá tài sản. Đó là cách duy nhất để đảm bảo ổn định kinh tế
trong dài hạn.
Trung Quốc cũng đã phụ thuộc rất nhiều vào nợ trong giai đoạn hậu
khủng hoảng 2008. Họ đã tạo nên bong bóng trong nhiều lĩnh vực từ bất
động sản đến trái phiếu địa phương. Mức tiêu dùng và thị trường lao động
đã yếu đi trước khi virus corona bùng phát. Sự tin tưởng vào thể chế,
điều đã suy giảm dưới thời Tập Cận Bình, càng bị ảnh hưởng thêm vì việc
đảng ban đầu xem nhẹ khủng hoảng.
Dù vậy, bất kể mức độ ảnh hưởng của virus lên kinh tế toàn cầu là gì,
thực tế rằng những lo lắng về suy thoái, điều dường như là không tưởng
một tuần trước, giờ lại dậy sóng nói lên một điều rất quan trọng.
Đó là nước Mỹ vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu,
nhưng không còn được như trước. Trung Quốc giờ có ảnh hưởng lớn hơn
nhiều. Mức ảnh hưởng cụ thể sẽ được chứng minh qua tình hình virut
corona diễn biến trong những tuần và tháng tới đây.
Biên dịch: Ngô Việt Nguyên Nguồn: Rana Foroohar, “Coronavirus will hit global growth”, Financial Times, 03/02/2020.
----
MỜI ĐỌC THÊM:
Dịch virus Vũ Hán sẽ đẩy kinh tế Trung Quốc rơi vào suy thoái?
Nhà kinh tế nổi tiếng Diana Choyleva của Enodo Economics cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc hoàn toàn có thể rơi vào suy thoái do sức ép của dịch virus corona.
Trả lời CNBC, nhà kinh tế Diana Choyleva nhận định dịch virus corona bùng phát trong một thời điểm tồi tệ đối với nền kinh tế Trung Quốc. "Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sụt giảm mạnh trong nửa cuối năm ngoái, và năm nay sẽ còn khó khăn hơn nhiều để Trung Quốc xử lý vấn đề nợ", bà phân tích.
Chuyên gia cho biết phân tích của Enodo cho thấy tổn thất do dịch virus Vũ Hán gây ra có thể lên tới 20% GDP của Trung Quốc. Bà mô tả việc tỉnh Hồ Bắc bị phong tỏa là trường hợp "chưa từng thấy" và "vô cùng nghiêm trọng".
"Tác động của dịch virus corona đối với nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều so với dịch SARS", bà nhấn mạnh. Enodo đã phân tích các số liệu tăng trưởng của Trung Quốc kể từ năm 2005. Nhà kinh tế Choyleva tiết lộ theo các đánh giá này, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong nửa cuối năm 2019 chỉ đạt vỏn vẹn 3%.
Cảnh hoang vắng trên đường phố Vũ Hán, tâm chấn của dịch virus corona. Ảnh: China Daily.
"Do đó, dịch virus corona hoàn toàn có thể đẩy kinh tế Trung Quốc rơi vào suy thoái (GDP tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp) trong nửa đầu năm nay", bà dự báo.
Theo thống kê chính thức của chính quyền Trung Quốc, tăng trưởng GDP nước này năm 2019 đạt 6,1%, múc thấp nhất kể từ năm 1990.
Cũng có góc nhìn bi quan, nhà kinh tế Freya Beamish của Pantheon Macroeconomics cho rằng tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý I có thể giảm xuống dưới 2%.
Chuyên gia Aneeka Gupta của WisdomTree dự báo ảnh hưởng của dịch virus Vũ Hán với kinh tế Trung Quốc sẽ còn kéo dài trong vài tháng. "Ít nhất 2-3 tháng tới, kinh tế sẽ tiếp tục xáo trộn và giới đầu tư sẽ tìm đến với những tài sản an toàn", bà Gupta cho biết.
Tính đến ngày 5/2, tổng cộng ở Trung Quốc đại lục đã có 24.324 ca nhiễm virus corona và 490 người tử vong. Trên toàn thế giới có 24.552 ca nhiễm, 492 người tử vong. Hai ca tử vong được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc đại lục là ở Hong Kong và Philippines.