VIỆC GÌ TỚI RỒI SẼ PHẢI TỚI
Thủ tướng vừa mới hôm nay (23/10) đã có chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng nghị định thay thế Nghị định 64/2008 "về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai…".
Vì sao phải có sự thay thế một Nghị định đã ban hành?
Đó là từ vụ việc nữ ca sĩ Thủy Tiên vận động được lượng tiền khá
lớn rồi tự mang đi miền Trung đang bão lụt để làm từ thiện đã nhận được nhiều
lời khen ngợi của dư luận. Nhưng rồi người ta vẫn không quên nhắc lại các
"nguyên tắc" có ghi trong Nghị định 64 ban hành năm 2008, đại thể là
từng cá nhân không có quyền làm những điều như cô ca sĩ Thủy Tiên làm.
Rồi người ta cũng nhắc đến vụ việc MC Phan Anh 4 năm về trước
cũng liên quan đến quyên góp tiền bạc và trực tiếp đi xuống các khu cư dân ở
miền Trung gặp thiên tai phân phát từ thiện.
Vụ ca sĩ Thủy Tiên tự mình làm từ thiện vừa đây đã khiến một số
đại biểu Quốc hội (Quốc hội đang họp) có nhiều ý kiến khá mạnh dạn. Nội dung
góp ý ngoài sự hoan nghênh việc làm tốt đẹp của cô Thủy Tiên còn nêu vấn đề
theo hướng là nếu Nghị định mà "không theo kịp cuộc sống thực tiễn"
thì phải đổi lại, phải sửa đi, và thậm chí nếu thấy cần thiết thì bãi bỏ đi,
làm lại một Nghị định mới thay thế.
Kể nước mình cũng lạ. Trong cuộc sống thực tế người ta đã
"vượt xa" các quy định giấy tờ rồi mà giờ vẫn nêu ra, vẫn bàn ra tán
vào là sao, lac còn có nghĩa lý gì nữa, nhỉ?!
Chẳng thế ư, kể từ nhiều năm nay, nhất là sau khi có vụ MC Phan Anh làm từ thiện, thì trên giấy tờ, trên chính sách của nhà nước, của tổ chức là không cho cá nhân làm từ thiện. Thế nhưng trong thực tế biết bao nhiêu cá nhân con người, người ta đã cứ lặng lẽ làm như thế, như thế... mà chẳng thấy ai, thấy đại biểu dân, thấy chính quyền tù cấp cơ sở, đến các cấp bên trên đả động gì đến cả.
Chúng ta cứ bật youtube mà tra xem, chỉ đánh vài từ cụm từ như
"từ thiện vùng cao", "từ thiện miền núi", "từ thiện
Tây Bắc", "từ thiện miền Tây", "từ thiện giúp người
nghèo"; và gần đây nóng nhất là "từ thiện miền Trung"... là
chúng ta sẽ thấy vô số các kênh, như Nhật ký vùng cao, A Pháo TV, Ngọc Thảo
Vlog, Người vùng cao, Đông Bắc quê tôi, Chứ Hà Giang, Trình Tường TV, Nguyễn
Tất Thắng, v.v... Ở đó chúng ta xem - nghe được từng cá nhân trong số họ đã làm
từ thiện như thế nào. Nhìn chung là đều có kết quả rất tốt, người làm tưc thiện
được người dân địa phương tôn trọng, yêu quý, được các mạnh thường quân mở hầu
bao tin cậy.
Đi vào chi tiết cụ thể hơn nữa thì trên từng video một, người ta
công bố chi ly từng khoản tiền nhận được là bao nhiêu của từng "mạnh
thường quân"; và rồi họ lại xướng tên từng bản làng, và hình ảnh họ đi đến
từng nhà người dân nghèo giao tiền, chuyển gạo, muối, lương thực rồi con giống,
giống cây đi kèm dặn dò, hướng dẫn bà con người dân tộc thiểu số làm ăn, tiết
kiệm, xây dựng cuộc sống mới...Lại có kíp làm từ thiện còn vận động tiền bạc,
tổ chức cho người dân địa phương đứng ra làm đường xá, cầu cống dẫn đến các
mường, bản xa nằm sâu trong đồi núi để trẻ em đi học dễ dàng, đỡ cực nhọc khổ
sở.
Đáng chú ý nữa là ngoài người Việt Nam.mình ở trong nước giúp
tiền, họ (những cá nhân làm từ thiện) còn khôn khéo vận động thuyết phục được
cả những người VN định cư ở nước ngoài góp sức vào sự nghiệp thiện nguyện cao
cả này (nhiều nhất là Việt kiều ở Mỹ).
Những việc làm này họ cho quay phim trực tiếp, phát kịp thời
(livestream) như một cách thức "báo cáo" nóng cho các vị mạnh thường
quân biết tiền người ta giúp đã được phân bổ công khai như thế nào.
Với một thực tế như vậy, tự việc làm kể trên chúng đã vượt rất
xa những thứ, những mục từ, lời văn ghi trong quy định của một nghị định đưa ra
từ năm 2008 (NĐ 64/2008).
... Và nay việc Thủ tướng chỉ thị cho Bộ Tài chính xem xét lại
Nghị định cũ 64/2008 để thảo ra một Nghị định mới thay thế cho phù hợp với thực
tế đời sống đã và đang diễn ra, đó ghực sự là một hành động tiếp thu và cầu
thị, một quyết định rất cần và rất đúng lúc tại thời điểm hiện nay - khi bão lũ
đang diễn ra hết sức nghiêm trọng ở miền Trung.
Nguyen Vinh/Vinh Nguyen Van