Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

Bỏ bảo hộ quyền sáng chế vaccine...?

Bỏ bảo hộ quyền sáng chế vaccine...?

 


NẾU SỰ BẢO HỘ SÁNG CHẾ VACCINE KHÔNG ÁP DỤNG NỮA?..., thì đó sẽ là niềm hy vọng cho nhiều quốc gia đang phòng chống dịch covid-19...

Bài viết dưới đây đăng trên trang điện tử Soha ngày hôm nay, 11/5/2021, đã nêu một vấn đề khá thú vị về quan hệ giữa sự từ bỏ "độc quyền" của Mỹ trong sáng chế, sản xuất vaccine, một điều có thể thắp lên tia hy vọng cho rất nhiều quốc gia. Họ đang chịu đựng bùng phát dịch mà không có, hoặc chưa có, có nghĩa là chưa có sức (tiền bạc, kỹ thuật) để tiếp cận được với nguồn vaccine ngừa covid-19. Đây sẽ là cơ hội cho họ có thể được tiêm vaccine...
Vinh Nguyen Van g-th
------
Bỏ bảo hộ quyền sáng chế vaccine, Mỹ sẽ giúp thế giới thoát khỏi đại dịch Covid-19?
Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ từ bỏ bảo hộ quyền sáng chế đối với vaccine ngừa Covid-19 đã thắp lên hy vọng giúp các nước nghèo có thêm vaccine và đẩy nhanh quá trình chấm dứt đại dịch toàn cầu.
Ý kiến trái chiều về bảo hộ quyền sáng chế vaccine Covid-19


Khi chính quyền ông Biden vào tuần trước thông báo sẽ ủng hộ từ bỏ bảo hộ quyền sáng chế vaccine Covid-19 nhằm chống lại sự lây lan của dịch bệnh trên toàn cầu, Tổ chức chăm sóc sức khỏe toàn cầu (Global Health Advocates) ca ngợi động thái này có thể cứu sống nhiều người.
Tuy nhiên, cho đến nay, thông báo của Tổng thống Biden vẫn mới chỉ là một tuyên bố.
Các nhà lãnh đạo của một số quốc gia giàu có ở châu Âu đã phản đối việc nới lỏng bảo hộ quyền sáng chế vaccine Covid-19. Các chuyên gia y tế toàn cầu nói rằng, ngay cả khi từ bỏ bảo hộ quyền sáng chế vaccine, vẫn cần một lượng lớn viện trợ quốc tế để phân phối vaccine một cách hiệu quả.
Trước những cam kết mà ông Biden đưa ra với vai trò là một nhà lãnh đạo, chính quyền Mỹ hiện nay đang đối mặt với một thực tế u ám: Đó là không ai an toàn cho tới khi virus được kiểm soát ở mọi nơi. Vì thế, khi việc tiếp cận vaccine chủ yếu tập trung ở những nước giàu nhất, một giải pháp toàn cầu cho việc này vẫn còn xa vời.
“Chúng ta cần có một giải pháp toàn diện để đưa vaccine đến với một bộ phận dân số lớn trên toàn cầu”, Saad Omer, Giám đốc Viện Y tế Toàn cầu Yale cho biết.
Các nhà dịch tễ học đồng ý rằng, cho đến khi dịch Covid-19 được kiểm soát trên thế giới, các biến thể nguy hiểm sẽ tiếp tục phát triển ở nhiều khu vực. Điều này sẽ đe dọa người dân ở tất cả các quốc gia, kể cả những quốc gia mà người dân đã được tiêm chủng rộng rãi.
“Có một lý do nhân đạo để giúp đỡ thế giới, nhưng cũng có một lý do vị kỷ, vì chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta biết có những biến thể sẽ xuất hiện. Đây là một loại virus không phân biệt biên giới”, Leana Wen, bác sĩ cấp cứu và giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học George Washington nói.
Katherine Tai, đại diện thương mại Mỹ, thông báo hôm 5/5 rằng, ông Biden sẽ ủng hộ việc từ bỏ bảo hộ quyền sáng chế các vaccine ngừa Covid-19.
“Đây là một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, điều kiện vô cùng bất thường của đại dịch Covid-19 cần phải có những biện pháp đặc biệt. Chính quyền tin tưởng mạnh mẽ vào các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng để chấm dứt đại dịch này, chúng tôi ủng hộ việc từ bỏ các biện pháp bảo hộ đó đối với vaccine Covid-19”, bà Katherine Tai cho biết trong một tuyên bố ngày 5/5.
Một số nhà lãnh đạo châu Âu như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phản đối động thái này, nói rằng các công ty dược phẩm của Mỹ phải xuất khẩu vaccine ra các nước trên thế giới với số lượng lớn, nhưng không nên từ bỏ bảo hộ quyền sáng chế vaccine. Đây là sự đồng thuận trước lập luận của các nhà sản xuất vaccine cho rằng, việc từ bỏ bản quyền vaccine sẽ đe dọa lợi nhuận của họ và giảm khuyến khích nghiên cứu trong tương lai.
Irwin Redlener, Giám đốc Sáng kiến ​​Nguồn lực và Ứng phó Đại dịch tại Viện Trái đất Đại học Columbia nói rằng, lập luận trên không có cơ sở, vì năm 2020 Mỹ đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19. Ông cũng chỉ ra thực tế vaccine đã mang lại hàng trăm triệu USD lợi nhuận cho các công ty Mỹ.
“Những nhà sản xuất này đã thành công và phần lớn chi phí phát triển do chính phủ Mỹ chi trả”, Tiến sĩ Irwin Redlener nói.
Bỏ bảo hộ quyền sáng chế vaccine có thực sự giúp chấm dứt đại dịch?
Tổng thống Biden luôn quy định rằng, ông sẽ đặt việc phân phối vaccine trong nước lên hàng đầu, chỉ giúp đỡ các quốc gia khác khi tất cả người Mỹ có cơ hội được tiêm chủng. Nhưng hiện tại, khi nhu cầu tiêm vaccine ở Mỹ giảm mạnh và một số bang thậm chí từ chối đề nghị của Nhà Trắng về việc cung cấp nhiều vaccine hơn.
Mỹ và một số quốc gia giàu có khác đã cung cấp hàng triệu liều vaccine cho các quốc gia có nhu cầu. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1% lượng vaccine trên toàn thế giới đã đến tay người dân ở các nước nghèo và hầu hết dân số thế giới vẫn chưa được tiếp cận với vaccine Covid-19.



Ngày 5/5, một số người tụ tập ở Washington DC kêu gọi chính phủ Mỹ từ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19. Ảnh: AFP

Ông Biden đã cam kết đầu tư 4 tỷ USD vào chương trình COVAX, một chiến dịch tiêm chủng toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sáng lập. Đồng thời, Mỹ hỗ trợ sản xuất vaccine ở Ấn Độ, nơi đang đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19 nghiêm trọng.
Ngày 5/5, một số người tụ tập ở Washington DC kêu gọi chính phủ Mỹ từ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19. Ảnh: AFP
WHO tuần trước đã phê duyệt vaccine Sinopharm do Trung Quốc sản xuất để sử dụng trong chương trình COVAX. Tuy nhiên, động thái này sẽ không mang lại nhiều hiệu quả vì Trung Quốc, với khoảng 1,4 tỷ dân, vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu vaccine trong nước của họ so với Mỹ.
“Tăng cường sản xuất vaccine không chỉ bằng việc từ bỏ bảo hộ quyền sáng chế vaccine. Sẽ cần một nỗ lực phối hợp để chuyển giao công nghệ cho những nước còn lại trên thế giới”, Richard Besser, người từng là quyền giám đốc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh dưới thời Tổng thống Barack Obama nói.
Tiến sĩ Besser cũng tán thành việc gửi vaccine sản xuất tại Mỹ ra nước ngoài với số lượng lớn. “Chúng tôi nhận thấy lượng vaccine các bang sử dụng đang giảm, điều đó khiến tôi nghĩ rằng có thể cung cấp vaccine Pfizer, Moderna hoặc Johnson & Johnson cho những nơi khác”, ông Besser nói.
Việc sản xuất đủ vaccine chỉ là một phần của những điều cần thiết để ngăn chặn dịch Covid-19. CARE, một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, ước tính rằng chi phí trung bình để phân phối hiệu quả vaccine cao gấp 5 lần so với việc sản xuất vaccine. Ngay cả ở những quốc gia đã nhận được số lượng vaccine lớn, nhiều liều vaccine vẫn chưa được sử dụng vì thiếu cơ sở hạ tầng phân phối và thiếu các chuyên gia y tế để tiêm chủng cho người dân.
Tại Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, các vấn đề sản xuất đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiếp cận vaccine. Cho đến nay, chưa đến 3% dân số Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ.
"Dụ dỗ" dân đi tiêm vaccine COVID-19 kiểu Mỹ: Tặng bia, tặng tiền, đưa bạn đến tiêm cũng có thưởng!
Tiến sĩ Leana Wen nói rằng, việc nới lỏng các hạn chế về bản quyền vaccine sẽ không giải quyết được vấn đề cốt lõi của nguyên liệu thô, cụ thể là nhu cầu sản xuất nhiều tác nhân hóa học được sử dụng để sản xuất vaccine. “Dựa trên hiểu biết của tôi, hạn chế chính là nguyên liệu thô và khả năng sản xuất, vì vậy tôi không hiểu việc nới lỏng các hạn chế về bản quyền vaccine sẽ khắc phục những vấn đề này như thế nào. Những điểm bế tắc chính chúng ta đang thấy hiện tại không phải là về bảo hộ quyền sáng chế đối với vaccine Covid-19”, bà Wen nói.
Nhiều chuyên gia lập luận rằng, khoản đầu tư 4 tỷ USD của chính quyền ông Biden vào chương trình COVAX, bao gồm 2 tỷ USD cam kết chi trong năm nay và 2 tỷ USD cam kết chi cho năm 2022, cũng đóng vai trò quan trọng như việc ủng hộ từ bỏ bảo hộ quyền sáng chế vaccine.
Tiến sĩ Saad Omer nói rằng, chính quyền ông Biden nên sử dụng cam kết của mình để gây áp lực buộc các nước giàu khác tham gia ở mức tương xứng, với mục tiêu đầu tư khoảng 20 tỷ USD vào nỗ lực phân phối vaccine trên toàn cầu.
“Đối với một chương trình tiếp cận vaccine toàn cầu nhắm mục tiêu vào 50-70% người dân trên thế giới, sẽ cần khoảng 20 tỷ USD”, ông Omer nói.
Theo Tiến sĩ Omer, cộng đồng y tế toàn cầu đang chạy đua với thời gian. “Thời điểm để tham gia cuộc chiến với dịch bệnh một cách nghiêm túc ở cường độ cao là vào tháng 6/2020. Chúng ta đã chậm trễ. Chúng ta cần phải có chiến lược”, ông Omer nói.
(MAI TRANG, Biên dịch từ báo nước ngoài).
----

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Đối sách với Trung Quốc: Để các nước Asean không thiệt hại

 ĐỐI SÁCH VỚI TRUNG QUỐC: ĐỂ CÁC NƯỚC ASEAN KHÔNG THIỆT HAI 

Chúng ta buộc phải công nhân một thực tế không vui là nhìn lại nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã và đang thu được những lợi ích to lớn từ ASEAN. Còn với ASEAN yếu thế hơn, lợi ít thiệt nhiều… 

Thực trạng trên đặt ra là các nước ASEAN cần phải tìm biện pháp cân bằng được cán cân thương mại với Trung Quốc trên tinh thần tìm ra lợi ích chung trong sự tôn trọng và bình đẳng. 

Mặt khác ASEAN phải xây dựng được các mối quan hệ đối tác mới với các nước khác trên thế giới để cân bằng, đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực. 

Tuy nhiên nghịch lý là ở chỗ chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ mọi hành động thương mại để mang lại nhiều lợi ích nhất cho chính mình, chứ không phải cho ASEAN. Dù các nước ASEAN được hưởng lợi từ thị trường khổng lồ của Trung Quốc nhưng họ lại không có đủ năng lực và sản phẩm để thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc. 

Còn một điều đáng lo lắng khác nữa là một khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mới được ký kết có hiệu lực, ASEAN sẽ phụ thuộc hơn vào Trung Quốc về kinh tế, thương mại.

Hiện nay Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đang thách thức ảnh hưởng và các hành vi ép buộc của Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng điều lạ lùng (có lẽ do góc nhìn lợi ích riêng của từng nước) là các nước ASEAN lại không nhận ra rằng thực chất Trung Quốc đang phụ thuộc rất nhiều vào khối này.

Dẫn chứng:

(kể từ năm 2020) + ASEAN đã trở thành thị trường lớn nhất của Trung Quốc;

 + Đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc lớn hơn so với đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN;

+ Số lượng khách du lịch ASEAN đến thăm Trung Quốc nhiều hơn số du khách Trung Quốc đến thăm ASEAN…

Với những tương quan này đặt ra vấn đề, là những hành động trong thực tế hoạt động phát triển kinh tế, đầu tư và thương mại của các nước ASEAN lúc này cần có quyết sách đúng đắn, phối hợp với nhau chặt chẽ. Mọi điều chưa phải là quá muộn.

 Vinh Nguyen Van

-----

Tham khảo bài đang trên Đài RFA, Hoa Kỳ

ASEAN đối phó thế nào với Trung Quốc?

Mối đe doạ mang tên Trung Quốc

Với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng, Trung Quốc đã trở thành kẻ bắt nạt hoặc bá chủ trong khu vực, đặc biệt ở khu vực Biển Đông. Trung Quốc tự ý tuyên bố chủ quyền đối với hơn 90% diện tích biển Đông và một phần nhỏ biển Bắc Natuna của Indonesia dựa trên bản đồ “đường 9 đoạn” gây tranh cãi. Điều này đi ngược lại luật biển quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.

Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei là các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Indonesia không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở khu vực này, song Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với một phần vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia tại biển Bắc Natuna.

Đã có những thời điểm đen tối trong lịch sử quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Nhiều quốc gia Đông Nam Á không hoàn toàn tin tưởng vào Trung Quốc. Bắc Kinh đã can thiệp vào các cuộc chiến tranh Đông Dương và giúp đỡ các phong trào cộng sản ở Đông Nam Á trong những năm 1960-1970.

Do đó, Indonesia đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong giai đoạn 1967-1990. Philippines chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1975. Trước đó, Manila coi Bắc Kinh là mối đe dọa an ninh. Tương tự, Malaysia và Thái Lan cũng lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1974 và 1975. Brunei chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1991, do có các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa cộng sản và người gốc Hoa.

Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng vũ lực đối với Việt Nam nhằm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 2012, Trung Quốc cũng chiếm đóng trái phép bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố thuộc quyền chủ quyền của họ. Các tàu chấp pháp của Trung Quốc thường xuyên quấy rối ngư dân Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia. Bắc Kinh cũng đe dọa và ngăn cản các hoạt động thăm dò năng lượng và đánh bắt cá bên trong vùng đặc quyền kinh tế của của Việt Nam, Philippines và Malaysia.


Gần đây, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo đất ở biển Đông, xây dựng trái phép một số đảo nhân tạo ở vùng biển này và biến một vài đảo trong số đó thành các cơ sở quân sự. Các hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh đang gây ra mối đe dọa lớn đối với tự do hàng hải và hàng không quốc tế tại biển Đông. Với các hành vi cưỡng ép và bắt nạt của mình ở vùng biển này, Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa lớn đối với hòa bình, sự ổn định và đoàn kết của ASEAN. Cho đến nay, Trung Quốc không khác gì “cáo già đội lốt thỏ non”.


Lợi dụng và chèn ép ASEAN

Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 3.110 tỷ USD và dân số 673 triệu người, khu vực ASEAN đang phát triển nhanh chóng và là thị trường béo bở đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã và đang sử dụng ảnh hưởng kinh tế của mình dưới hình thức thương mại, đầu tư, viện trợ, cho vay và nguồn khách du lịch để tác động đến các nước như Campuchia, Lào và Myanmar. Trung Quốc vẫn đang tìm cách chia rẽ ASEAN thông qua ba quốc gia này trong một số trường hợp. Song câu hỏi thực sự là ASEAN phụ thuộc vào Trung Quốc hay Trung Quốc phụ thuộc vào ASEAN?


Trung Quốc là quốc gia duy nhất đã khai thác tất cả các điểm yếu của ASEAN kể từ khi bắt đầu thiết lập quan hệ với khối này vào năm 1991 trong vai trò đối tác đối thoại. Trung Quốc thường xuyên ca ngợi quan hệ đối tác chiến lược của mình với ASEAN, song mục tiêu thực sự của họ là sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để cưỡng ép một số nước thành viên của khối.


Năm 2021, Trung Quốc và ASEAN sẽ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác. Trong một bài phát biểu năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN đã phát triển thành mô hình hợp tác thành công và sôi động nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là hình mẫu trong nỗ lực xây dựng cộng đồng nhân loại chung vận mệnh”.


Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã nổi lên thành một nước đóng vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN, từ đối tác đối thoại toàn diện vào năm 1996 đến đối tác chiến lược của ASEAN vào năm 2008. Trung Quốc và ASEAN đã ký thỏa thuận thương mại tự do vào năm 2002 để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực vào năm 2010. Trong 12 năm qua, Trung Quốc đã không ngừng phát triển và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Thương mại, đầu tư và giao lưu nhân dân với ASEAN đã có những bước phát triển vượt bậc.

Vai trò của ASEAN đang nổi lên

Sau 30 năm duy trì quan hệ với Trung Quốc, ASEAN đã trở thành thị trường và đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Đồng thời, ASEAN cũng đã có ảnh hưởng kinh tế đối với Trung Quốc. Điều này diễn ra vào một thời điểm khó khăn. Một mặt, cả thế giới chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vào năm 2020, dẫn đến cuộc khủng hoảng kép về y tế và kinh tế trên toàn cầu. Mặt khác, Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến thương mại do Mỹ – thị trường lớn nhất của Trung Quốc – phát động. Liên minh châu Âu (EU) cũng đã trở thành đối tác khó nhằn đối với Trung Quốc.

Trung Quốc đã tìm thấy ở ASEAN một thị trường quan trọng và có tính chiến lược để thay thế thị trường Mỹ và EU. Bắc Kinh đã có những nỗ lực phi thường để thâm nhập thị trường ASEAN và đã có được thành công. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng từ 641,46 tỷ USD vào năm 2019 lên mức kỷ lục 731 tỷ USD vào năm 2020 – tương đương mức tăng ấn tượng là 7%.

Với GDP 14.120 tỷ USD và dân số 1,44 tỷ người, Trung Quốc có thể được xem là thị trường hấp dẫn đối với tất cả các nước khác, bao gồm cả các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy ASEAN không thể hưởng lợi nhiều từ Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, cho vay hoặc nguồn khách du lịch.

Chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ mọi thứ để mang lại nhiều lợi ích nhất cho chính mình, chứ không phải cho ASEAN. Các nước ASEAN được hưởng lợi từ thị trường khổng lồ của Trung Quốc nhưng lại không có đủ năng lực và sản phẩm để thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã được hưởng thặng dư thương mại khổng lồ với một số nước ASEAN. Từ năm 2010, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường ASEAN nhờ ACFTA. Cũng từ năm đó, hầu như tất cả các nước ASEAN đều phải chịu thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Ví dụ, năm 2019, Trung Quốc đã đạt thặng dư thương mại 77,58 tỷ USD với ASEAN.

Điều đáng ngạc nhiên là ASEAN là nhà đầu tư lớn nhất vào Trung Quốc nếu xét về tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Ví dụ, năm 2019, tổng vốn FDI của các nước ASEAN đổ vào Trung Quốc đạt 124,61 tỷ USD, lớn hơn nhiều so với mức đầu tư 112,3 tỷ USD của Trung Quốc đổ vào ASEAN trong cùng năm. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tổng vốn FDI vào ASEAN đã sụt giảm 31% xuống còn 107 tỷ USD vào năm 2020.

 Giao lưu nhân dân giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, đang phát triển nhanh chóng. Năm 2019, 169 triệu người Trung Quốc đã đi du lịch nước ngoài, trong khi lượng khách quốc tế đến thăm Trung Quốc cũng lên đến 145,31 triệu người. Điều thú vị là lượng khách du lịch ASEAN tới thăm Trung Quốc cao hơn lượng khách du lịch Trung Quốc đến thăm các nước ASEAN. Ví dụ, năm 2019, 32,28 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến thăm các nước ASEAN, trong khi lượng khách du lịch ASEAN đến thăm Trung Quốc là 32,72 triệu người. Đây là điều bất lợi đối với ASEAN trong bối cảnh khối này phải đối phó với Trung Quốc trong các vấn đề phi kinh tế.

ASEAN cần phải làm gì?

Các quốc gia ASEAN luôn e ngại sức mạnh từ Trung Quốc, chính vì thế Trung Quốc đã luôn hành xử theo cách “khoe cơ bắp” đối với các quốc gia khu vực này. Năm 2010, Ngoại trưởng Trung Quốc lúc đó là Dương Khiết Trì đã “ngạo nghễ” tuyên bố “Trung Quốc là một nước lớn, lớn hơn tất cả các nước Đông Nam Á cộng lại, và đó là một thực tế”.

Trong tình hình hiện nay, Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đang thách thức ảnh hưởng và các hành vi ép buộc của Trung Quốc ở biển Đông. Điều không may là các nước ASEAN lại không nhận ra rằng thực chất Trung Quốc đang phụ thuộc rất nhiều vào khối này. Kể từ năm 2020, ASEAN đã trở thành thị trường lớn nhất của Trung Quốc. Đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc lớn hơn nhiều so với đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN. Số khách du lịch ASEAN đến thăm Trung Quốc nhiều hơn số du khách Trung Quốc đến thăm ASEAN. Đã đến lúc ASEAN cần sử dụng đòn bẩy kinh tế mới này để chế ngự một Trung Quốc đang tỏ ra hung hăng. ASEAN không được để Trung Quốc ra lệnh cho mình.

Cho đến nay, Trung Quốc đã và đang thu được những lợi ích to lớn từ ASEAN. Vì vậy, các nước ASEAN cần phải suy nghĩ về cách thức cân bằng thương mại với Trung Quốc và cùng nhau tìm kiếm các lợi ích chung trên cơ sở bình đẳng. ASEAN phải tạo dựng quan hệ đối tác mới với các nước khác trên toàn cầu nhằm cân bằng sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Một khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mới được ký kết có hiệu lực, ASEAN sẽ trở thành “thái ấp” của Trung Quốc. RCEP dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc hơn là cho ASEAN. Hy vọng rằng mọi hành động của ASEAN lúc này chưa phải là quá muộn.

Tác giả: Ngô Nguyễn Tường Duyên
   (Nguồn: Đài  RFA)

 

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...