Trở về nguồn
Tuần trước anh em chúng tôi gần ba mươi cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu có chuyến trở về nguồn trên chiến khu Việt Bắc. Chính xác là về với ATK – An toàn khu – nơi vốn là cái nôi che chở cuộc Cách mạng mùa Thu 1945 và sau đó là cuộc Kháng chiến 9 năm gian khổ chống thực dân Pháp. Bác Trần Tam Giáp, Chủ nhiệm câu lạc bộ cán bộ hưu trí Bộ ngoại giao làm trưởng đoàn. Bác trưởng đoàn hồi tại chức là vụ trưởng và từng làm đại sứ nước ta tại Ai Cập. Trong số anh em đi thăm ATK lần này có nhiều người đã trở đi trở lại các chốn này vài ba lần, hoặc nhiều hơn nữa. Nhưng mỗi chuyến trở lại chiến khu xưa lại có một cảm xúc mới, một cách nghĩ mới về vùng đất gắn bó với kháng chiến và với ngành ngoại giao…
Trở lại chuyến đi, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ số 3 bắt vào địa phận tỉnh Thái Nguyên sau khi qua cầu Trung Giã. Và rồi tiếp tục hướng bắc qua huyện Định Hóa, nơi có rất nhiều di tích lịch sử của ATK. Từ đất “thủ đô gió ngàn” này chúng tôi đi xuyên về hướng tây bắc để tiến vào tỉnh Tuyên Quang mà đích cuối là hai huyện Tân Trào và Sơn Dương. Chả là Tân Trào ngoài “mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào” - nơi có Quốc dân Đại hội để từ đó khai sinh nước Việt Nam mới, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Còn Sơn Dương là địa phương đặt trụ sở của Bộ ngoại giao hoạt động trong nhiều năm tháng kháng chiến.
Giờ đây đến Tân Trào, Sơn Dương những cán bộ đã về nghỉ ngành ngoại giao cùng bồi hồi nhớ lại, vào những ngày đầu năm 1947, các đồng nghiệp bậc đàn anh ít ỏi năm xưa ấy đã từ thủ đô Hà Nội di chuyển lên chiến khu. Mới đầu các vị đi lên Hòa Bình rồi từ đấy lấy thuyền đi Việt Trì, tiếp theo là những ngày cuốc bộ lên Phú Thọ rồi mới rẽ lên Tuyên Quang. Đoàn cán bộ của Bộ khi ấy ở lại thị xã Tuyên Quang chừng mươi ngày sau đó ba lô khăn gói tiến vào ATK.
Thấm thoắt mà đã hơn 63 năm trôi qua kể từ ngày ấy.
Nơi gọi là địa điểm đầu tiên đóng quân của Bộ ngoại giao là làng Hản, xã Kim Quan Thượng (nay là xã Kim Quan, huyện Yên Sơn). Sau khi ở đây vài tuần, để thuận tiện cho công việc, Bộ ngoại giao đã chuyển sang xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Minh Thanh được cái có địa thế hiểm yếu, nhân dân địa phương một lòng trung thành với cách mạng, bảo đảm an toàn bí mật, tiện đường giao thông đi lại, có điều kiện hậu cần tốt. Trong kháng chiến chống Pháp, xã Minh Thanh được chọn làm nơi ở và làm việc của rất nhiều các cơ quan Bộ, Ban, Ngành của Trung ương Đảng và Chính phủ kháng chiến.
Khi mới chuyển từ Kim Quan sang Minh Thanh, cơ quan Bộ ở nhờ nhà dân trong xóm Dõn. Bộ trưởng Hoàng Minh Giám cùng gia đình ở nhờ nhà ông giáo Hội, cán bộ nhân viên của Bộ ở nhờ nhà ông Nguyễn Minh Châu (còn gội là ông Cốc). Đây là hai ngôi nhà sàn to của đồng bào dân tộc Tày. Khi Bộ ngoại giao đến các gia đình dành một nửa nhà cho Bộ làm nơi ở và làm việc.
Thời kỳ đầu tiên như vậy theo ghi chép và hồi ký của các chứng nhân, ngoài bộ trưởng mới chỉ có 7 cán bộ, trong đó có một người đánh máy và một người làm “anh nuôi”.
Mãi hơn ba năm sau, cuối năm 1950, Bộ ngoại giao chuyển địa điểm đến xã Đông Lý, huyện Yên Bình, Tuyên Quang nay thuộc tỉnh Yên Bái và xã Yên Nguyên huyện Chiêm Hóa cũng thuộc Tuyên Quang. Nhưng đầu năm 1951 lại di chuyển trở về xóm Dõn.
Là nơi Bộ ngoại giao Việt Nam đặt trụ sở ăn ở và làm việc với thời gian dài nhất trong kháng chiến chống Pháp, xóm Dõn xã Minh Thanh nói riêng và Tuyên Quang nói chung là nơi chứng kiến những bước xây dựng, trưởng thành của ngành ngoại giao Việt Nam.
Nguyễn Vĩnh
* Phần sử liệu là dựa vào Website BNG (MOFA)
Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...
-
Kể chuyện Myanmar 10 Bài 10. Văn học nghệ thuật Myanmar Tác giả CHU CÔNG PHÙNG BÀI 1 - http://vinhnv43.blogspot.com/201...
-
Ông Trần Đình Bá và Đề án MỞ RỘNG & HIỆN ĐẠI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA Trong nhiều năm nay ông Trần Đình Bá là một người có nhiều ý ...
-
Kể chuyện Myanmar - bài 12 Xin giới thiệu bài cuối trong chùm bài (12 bài) của tác giả Chu Công Phùng hiện đang làm việc tại Myanmar gửi ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét