Tấm gương Kim Ngọc
Vài ngày sau cuộc bầu cử ban lãnh đạo cao nhất trong đại hội đảng XI, tối 21/1, buổi chiếu bộ phim trên truyền hình quốc gia dài 50 tập về ông bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc cũng vừa kết thúc (trong phim đặt tên là ông Hoàng Kim).
Cái chết của ông ở tập phim cuối cùng này thực sự gây nên nỗi xúc động lớn lao trong lòng người xem. Ông bí thư quá tốt và hoàn hảo cả về mặt tư cách đạo đức đảng viên cũng như tính nhân văn con người trong con mắt của hàng triệu khán giả Việt Nam .
Cảnh đám tang bí thư tỉnh ủy diễn ra ở quê ông trên Vĩnh Phúc (mà phim gọi là tỉnh Phước Vĩnh) thật không giống bất cứ đám tang nào. Nhiều đoàn người - là những nông dân đủ lứa tuổi già trẻ lớn bé - họ không mang hoa tang mà nâng trên tay những dé lúa vàng đến viếng ông. Họ trân trọng đặt những dé lúa ấy bên quan tài như một cách tạ ơn con người ấy. Những dé lúa kia – được hiểu là thành quả tượng trưng của khoán hộ đang thành công mà ông bí thư Hoàng Kim dẫn dắt – đúng là thứ bửu bối cứu đói lúc giáp hạt và cải thiện đời sống cho những người nông dân vùng trung du này.
Tôi không biết cái chi tiết mang lúa chín vàng đến phúng điếu bí thư Hoàng Kim có thật đúng như khi ông Kim Ngọc nằm xuống năm xưa hay không? Mà điều đó với người thời nay như chúng ta cũng không còn mấy quan trọng nữa. Giờ đây xem phim chúng ta hoàn toàn có thể cho đó là sự miêu tả chân thật dù trước kia “không phải hoàn toàn như thế” cũng chẳng sao cả! Bởi vì câu chuyện đang kể đã chuyển tải được bản chất của sự việc chứ không hoàn toàn câu nệ vào hình thức bề ngoài. Mang lúa đến như cách để báo cáo trước hương hồn vị bí thư tỉnh ủy kính mến là biểu lộ tình cảm chân thật nhất của người nông dân đối với người lãnh đạo đã hết lòng hết sức vì họ.
Việc làm của ông Hoàng Kim là vì cuộc sống thiết thực hằng ngày của người nông dân chứ không hô hào thuyết lý viển vông. Nói điều đó vì trong phim không hiếm các trường đoạn mô tả một số lãnh đạo, có cao có thấp của thời ấy, cứ bám riết các luận thuyết sách vở để cản trở bằng được cách vượt rào khoán hộ trong nông nghiệp của ông Hoàng Kim. Điều đó thật sự gây nên biết bao khó khăn cho ông bí thư cũng như những cộng sự ủng hộ ông.
Hồ Chí Minh thăm tỉnh Vĩnh Phúc (ông Kim Ngọc mặc áo trắng đứng cạnh )
Về bộ phim này, tôi cũng không biết những người có trách nhiệm của truyền hình có sắp đặt nên sự trùng hợp vào dịp bộ phim kết thúc với ngày đại hội đảng họp xong hay không (phim dài đến 50 tập, chiếu ròng rã mấy tháng nay rồi), nhưng đối với người dân bình thường, sự trùng hợp ngẫu nhiên này có thể là một dịp để mọi người xem phim suy nghĩ và so sánh về vai trò cũng như chỗ đứng của người đảng viên lãnh đạo trong xã hội.
Hình ảnh đảng viên cộng sản lãnh đạo thời ông Kim Ngọc nó là như vậy. Thật sự là hết lòng vì nước vì dân, cụ thể là rất gần gũi gắn bó với người nông dân chân lấm tay bùn. Và thực sự người đảng viên lãnh đạo đã có chỗ đứng xứng đáng và lâu bền trong lòng mọi người dân.
Nay, chúng ta cùng nhìn nhận tại nhiều vị trí lãnh đạo tương tự - từ cấp địa phương cho tới cấp trung ương – sẽ thấy ngay một cái gì đó như thể chênh vênh, không còn ăn khớp dân với đảng, đảng với dân như thời xưa nữa. Đó là điều đáng buồn, nhưng tiếc thay đó là sự thật.
Người ta có lý khi nói rằng các đảng viên lãnh đạo và người dân lúc này không còn chung lo nghĩ, chung nguyện vọng sát cánh bên nhau như những năm xưa nữa. Nó tạo nên sự cách bức không những về vị trí chỗ đứng trong xã hội khác nhau mà quan trọng và thực chất hơn nữa chính là quyền lợi, là lợi ích không còn giống nhau nữa. Từ đó không thể còn cái chất kết dính dân với đảng, đảng với dân như thời xa xưa kia nữa. Báo chí và các báo cáo chính thức của đảng đã nêu lên thực trạng đó rất nhiều chứ không phải người viết bài này tự nghĩ ra hoặc suy diễn.
Cuối cùng câu chuyện làm ăn bứt phá vượt rào, dũng cảm đặt ra bên những luận thuyết có khi tự mình nghĩ ra trong sách vở, bộ phim Bí thư tỉnh ủy với hình tượng người đảng viên lãnh đạo mẫu mực như ông Hoàng Kim xứng đáng là tấm gương cho những người đảng viên cộng sản - nhất là những người vừa mới được giao trọng trách trong đại hội đảng. Hãy suy nghĩ và hành động vì quyền lợi người dân. Chỉ như vậy người lãnh đạo mới giành được lòng tin yêu của cộng đồng như những người đảng viên năm xưa, thời đất nước không những rất khó khăn mà còn lửa đạn. Không làm được như thế lòng tin kia sẽ mất, và mất điều đó là mất tất cả. Tấm gương bí thư Hoàng Kim-Kim Ngọc đáng soi lại kỹ càng trong xã hội hiện nay.
Nguyễn Vĩnh
Vài ngày sau cuộc bầu cử ban lãnh đạo cao nhất trong đại hội đảng XI, tối 21/1, buổi chiếu bộ phim trên truyền hình quốc gia dài 50 tập về ông bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc cũng vừa kết thúc (trong phim đặt tên là ông Hoàng Kim).
Cái chết của ông ở tập phim cuối cùng này thực sự gây nên nỗi xúc động lớn lao trong lòng người xem. Ông bí thư quá tốt và hoàn hảo cả về mặt tư cách đạo đức đảng viên cũng như tính nhân văn con người trong con mắt của hàng triệu khán giả Việt Nam .
Cảnh đám tang bí thư tỉnh ủy diễn ra ở quê ông trên Vĩnh Phúc (mà phim gọi là tỉnh Phước Vĩnh) thật không giống bất cứ đám tang nào. Nhiều đoàn người - là những nông dân đủ lứa tuổi già trẻ lớn bé - họ không mang hoa tang mà nâng trên tay những dé lúa vàng đến viếng ông. Họ trân trọng đặt những dé lúa ấy bên quan tài như một cách tạ ơn con người ấy. Những dé lúa kia – được hiểu là thành quả tượng trưng của khoán hộ đang thành công mà ông bí thư Hoàng Kim dẫn dắt – đúng là thứ bửu bối cứu đói lúc giáp hạt và cải thiện đời sống cho những người nông dân vùng trung du này.
Tôi không biết cái chi tiết mang lúa chín vàng đến phúng điếu bí thư Hoàng Kim có thật đúng như khi ông Kim Ngọc nằm xuống năm xưa hay không? Mà điều đó với người thời nay như chúng ta cũng không còn mấy quan trọng nữa. Giờ đây xem phim chúng ta hoàn toàn có thể cho đó là sự miêu tả chân thật dù trước kia “không phải hoàn toàn như thế” cũng chẳng sao cả! Bởi vì câu chuyện đang kể đã chuyển tải được bản chất của sự việc chứ không hoàn toàn câu nệ vào hình thức bề ngoài. Mang lúa đến như cách để báo cáo trước hương hồn vị bí thư tỉnh ủy kính mến là biểu lộ tình cảm chân thật nhất của người nông dân đối với người lãnh đạo đã hết lòng hết sức vì họ.
Việc làm của ông Hoàng Kim là vì cuộc sống thiết thực hằng ngày của người nông dân chứ không hô hào thuyết lý viển vông. Nói điều đó vì trong phim không hiếm các trường đoạn mô tả một số lãnh đạo, có cao có thấp của thời ấy, cứ bám riết các luận thuyết sách vở để cản trở bằng được cách vượt rào khoán hộ trong nông nghiệp của ông Hoàng Kim. Điều đó thật sự gây nên biết bao khó khăn cho ông bí thư cũng như những cộng sự ủng hộ ông.
Hồ Chí Minh thăm tỉnh Vĩnh Phúc (ông Kim Ngọc mặc áo trắng đứng cạnh )
Về bộ phim này, tôi cũng không biết những người có trách nhiệm của truyền hình có sắp đặt nên sự trùng hợp vào dịp bộ phim kết thúc với ngày đại hội đảng họp xong hay không (phim dài đến 50 tập, chiếu ròng rã mấy tháng nay rồi), nhưng đối với người dân bình thường, sự trùng hợp ngẫu nhiên này có thể là một dịp để mọi người xem phim suy nghĩ và so sánh về vai trò cũng như chỗ đứng của người đảng viên lãnh đạo trong xã hội.
Hình ảnh đảng viên cộng sản lãnh đạo thời ông Kim Ngọc nó là như vậy. Thật sự là hết lòng vì nước vì dân, cụ thể là rất gần gũi gắn bó với người nông dân chân lấm tay bùn. Và thực sự người đảng viên lãnh đạo đã có chỗ đứng xứng đáng và lâu bền trong lòng mọi người dân.
Nay, chúng ta cùng nhìn nhận tại nhiều vị trí lãnh đạo tương tự - từ cấp địa phương cho tới cấp trung ương – sẽ thấy ngay một cái gì đó như thể chênh vênh, không còn ăn khớp dân với đảng, đảng với dân như thời xưa nữa. Đó là điều đáng buồn, nhưng tiếc thay đó là sự thật.
Người ta có lý khi nói rằng các đảng viên lãnh đạo và người dân lúc này không còn chung lo nghĩ, chung nguyện vọng sát cánh bên nhau như những năm xưa nữa. Nó tạo nên sự cách bức không những về vị trí chỗ đứng trong xã hội khác nhau mà quan trọng và thực chất hơn nữa chính là quyền lợi, là lợi ích không còn giống nhau nữa. Từ đó không thể còn cái chất kết dính dân với đảng, đảng với dân như thời xa xưa kia nữa. Báo chí và các báo cáo chính thức của đảng đã nêu lên thực trạng đó rất nhiều chứ không phải người viết bài này tự nghĩ ra hoặc suy diễn.
Cuối cùng câu chuyện làm ăn bứt phá vượt rào, dũng cảm đặt ra bên những luận thuyết có khi tự mình nghĩ ra trong sách vở, bộ phim Bí thư tỉnh ủy với hình tượng người đảng viên lãnh đạo mẫu mực như ông Hoàng Kim xứng đáng là tấm gương cho những người đảng viên cộng sản - nhất là những người vừa mới được giao trọng trách trong đại hội đảng. Hãy suy nghĩ và hành động vì quyền lợi người dân. Chỉ như vậy người lãnh đạo mới giành được lòng tin yêu của cộng đồng như những người đảng viên năm xưa, thời đất nước không những rất khó khăn mà còn lửa đạn. Không làm được như thế lòng tin kia sẽ mất, và mất điều đó là mất tất cả. Tấm gương bí thư Hoàng Kim-Kim Ngọc đáng soi lại kỹ càng trong xã hội hiện nay.
Nguyễn Vĩnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét