Nghị quyết-Cuộc sống, Cuộc sống-Nghị quyết
Cặp từ này hay gặp sau các đại hội đảng. Các trang báo thường giật tít lớn, đại thể, mong/hãy đưa nhanh, đưa sớm các nghị quyết đại hội vào cuộc sống... Thì đúng quá, cuộc sống mới là cái đích quan trọng mà con người hướng tới chứ lý luận, chữ nghĩa và nghị quyết gì gì đi nữa thì người dân cũng chỉ biết thế mà kính nhi viễn chi thôi, còn làm gì hơn được.
Tuy nhiên vì quen tai quen nghe thì báo chí người ta cứ viết đại là thế cho “chắc ăn”. Chứ ít ai dám đặt ngược lại mệnh đề này. Là phải đưa chính cuộc sống vào nghị quyết mới đúng. Khi nghị quyết được cuộc sống “đưa” vào như vậy, chắc chắn những nghị quyết kia thực hiện dễ hơn, thuận hơn. Đơn giản vì như thế là nó xuôi chiều, các lý thuyết lý sự của những chữ nghĩa, nghị quyết sẽ chẳng bị cuộc sống thực tế cản trở, thậm chí bác bỏ.
Cho nên ngẫm nghĩ mà xem, lúc con người xây dựng bất cứ nghị quyết nào nếu biết nghiên cứu kỹ càng cuộc sống thực tế, dựa vào ý chí nguyện vọng của chính người dân trong đời sống thực tiễn thì các nghị quyết làm ra chắc chắn dễ được nhân dân đón nhận và tự giác thực hiện.
Chứ còn như lâu nay, nghị quyết thì rất nhiều nhưng vì tồn tại một khoảng cách giữa chúng với đời sống nên việc thực hiện xem ra khó khăn. Có nghị quyết chưa quán triệt hoặc thực hiện cho có đầu có đuôi thì nghị quyết mới từ trên đã dội tiếp xuống. Dân gian đùa là nghẹn nghị quyết, bội thực nghị quyết là như thế.
Chuyện ông bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc tôi kể trong Entry trước chính là một minh chứng sống động cho một quy trình đưa cuộc sống thực tế của người dân vào trong nghị quyết, xây dựng thành một nghị quyết hợp lòng dân. Không phải hô hào gì mà người dân khi ấy hưởng ứng nghị quyết, thực hiện nghị quyết như việc của đảng là việc của mình, của gia đình mình. Bài học đó còn đáng giá cho đến hôm nay.
Giời đây, với tinh thần phê và tự phê từ các cấp đại hội địa phương, ngành cho đến đại hội toàn quốc vừa qua, mong sao trong xã hội chúng ta sẽ dần dần đi tới chấm dứt tình trạng các quyết định, nghị quyết của lãnh đạo xa rời nhân dân dân, không gắn bó với nhân dân.
NV
Cặp từ này hay gặp sau các đại hội đảng. Các trang báo thường giật tít lớn, đại thể, mong/hãy đưa nhanh, đưa sớm các nghị quyết đại hội vào cuộc sống... Thì đúng quá, cuộc sống mới là cái đích quan trọng mà con người hướng tới chứ lý luận, chữ nghĩa và nghị quyết gì gì đi nữa thì người dân cũng chỉ biết thế mà kính nhi viễn chi thôi, còn làm gì hơn được.
Tuy nhiên vì quen tai quen nghe thì báo chí người ta cứ viết đại là thế cho “chắc ăn”. Chứ ít ai dám đặt ngược lại mệnh đề này. Là phải đưa chính cuộc sống vào nghị quyết mới đúng. Khi nghị quyết được cuộc sống “đưa” vào như vậy, chắc chắn những nghị quyết kia thực hiện dễ hơn, thuận hơn. Đơn giản vì như thế là nó xuôi chiều, các lý thuyết lý sự của những chữ nghĩa, nghị quyết sẽ chẳng bị cuộc sống thực tế cản trở, thậm chí bác bỏ.
Cho nên ngẫm nghĩ mà xem, lúc con người xây dựng bất cứ nghị quyết nào nếu biết nghiên cứu kỹ càng cuộc sống thực tế, dựa vào ý chí nguyện vọng của chính người dân trong đời sống thực tiễn thì các nghị quyết làm ra chắc chắn dễ được nhân dân đón nhận và tự giác thực hiện.
Chứ còn như lâu nay, nghị quyết thì rất nhiều nhưng vì tồn tại một khoảng cách giữa chúng với đời sống nên việc thực hiện xem ra khó khăn. Có nghị quyết chưa quán triệt hoặc thực hiện cho có đầu có đuôi thì nghị quyết mới từ trên đã dội tiếp xuống. Dân gian đùa là nghẹn nghị quyết, bội thực nghị quyết là như thế.
Chuyện ông bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc tôi kể trong Entry trước chính là một minh chứng sống động cho một quy trình đưa cuộc sống thực tế của người dân vào trong nghị quyết, xây dựng thành một nghị quyết hợp lòng dân. Không phải hô hào gì mà người dân khi ấy hưởng ứng nghị quyết, thực hiện nghị quyết như việc của đảng là việc của mình, của gia đình mình. Bài học đó còn đáng giá cho đến hôm nay.
Giời đây, với tinh thần phê và tự phê từ các cấp đại hội địa phương, ngành cho đến đại hội toàn quốc vừa qua, mong sao trong xã hội chúng ta sẽ dần dần đi tới chấm dứt tình trạng các quyết định, nghị quyết của lãnh đạo xa rời nhân dân dân, không gắn bó với nhân dân.
NV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét