Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Lúc này cần có thực lực

Lúc này cần có thực lực

Vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trên vùng biển của chúng ta ngày 26/5 lại rộ lên công việc bảo vệ vùng biển đảo phải như thế nào lúc này?

Đúng là muốn hay không muốn, câu chuyện “đối thoại” về biển đảo và rộng hơn là về Biển Đông với Trung Quốc là không thể chỉ bằng mấy lời phản đối vi phạm chủ quyền!

Ảnh dưới: Hình mẫu loại tàu Gepard 3.9 của Nga mà ta đã đặt mua

Lâu nay ta từng nhiều lần nói thế, kêu lên như thế nhưng đối phương biết thóp ta yếu nên chỉ một mực để ngoài tai và ngang ngược cứ lấn tới. Điều này ta nên nhớ lại hồi 1978, 1979 cũng một kịch bản như vậy. Trong nước thì chuyện xúi bẩy người Hoa rời bỏ nơi cư trú đang làm ăn yên lành để ào ào ngược lên phía bắc vượt biên giới về Trung Quốc. Đồng thời họ lại cho loa đài chõ sang các thị trấn thị xã vùng biên của ta xuyên tạc nói xấu chúng ta... Trên vùng biên giới Tây Nam thì Trung Quốc công khai ủng hộ bọn Pol Pot-Ieng Sary bên Campuchia gây hấn suốt một dải vùng biên ở đó, tàn sát giết hại dã man đồng bào ta…

Không lạ gì, đấy là cái bài quen thuộc của Trung Quốc. Họ cố dựng nên chuyện là mọi sự sai sót là của phía ta, còn họ là đại nghĩa. Và để có cớ ngày 17/2/1979 xua quân tràn qua biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta với chiêu bài “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Nên vụ 26/5 vừa rồi cũng là kết quả của hàng trăm vụ việc trên Biển Đông suốt mấy năm vừa qua. Đều không nằm ngoài mục đích ép ta phải “công nhận” chủ quyền quá tham vọng của Trung Quốc trên toàn vùng Biển Đông.

Vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác chứ đừng tin vào những lý lẽ của Trung Quốc. Cảnh giác để chủ động đối phó, chủ động chuẩn bị những tình huống xấu nhất.

Nói như trên nhưng tôi không ngây thơ nghĩ cứ phải uỵch nhau mới giải quyết được vấn đề. Thương lượng hòa bình. Tốt, rất tốt, là phù hợp với tư duy và nguyện vọng của thời đại. Và giữ được đất nước yên hàn cũng là rất hợp lòng dân. Vì đánh nhau, trả giá sinh mạng không ai khác là dân.

Tuy nhiên muốn nói chuyện hòa bình và có lý lẽ với nhau một cách thực bình đẳng thì ngay bây giờ mình cần có thực lực. Hải quân ta không thể tự tin bảo vệ lãnh hải của tổ quốc chỉ bằng tinh thần hoặc bằng các thứ vũ khí cũ kỹ lạc hậu. Bởi vì nó sẽ không đủ sức răn đe với kẻ trước nay luôn muốn đe dọa chúng ta bằng vũ lực.

Vậy dù bé, dù nghèo (so với đối phương), chúng ta vẫn nên/phải gồng mình trang bị cho hải quân và quân đội nói chung của chúng ta các loại vũ khí hiện đại để có đủ sức chống trả kẻ gây hấn.

Nên từ năm ngoái, tin về những vụ mua sắm vũ khí của quân đội ta đã ngay lập tức đáp ứng dư luận mong chờ. Chứ các tin mua sắm này không hề gây phản cảm (là tiêu tốn tiền của dân).

Dưới đây lại thêm một “tin tốt” nữa theo hướng này. Tin đăng trên trang mạng Armstrade (Mua sắm vũ khí), blog tôi xin đưa lại dưới đây.

Nguyễn Vĩnh

-----------------

Gepard 3.9 thứ hai lên tàu về Việt Nam

5/27/2011 4:34:00 PM | Lượt xem: 14392

VietnamDefence - Frigate Gepard-3.9 thứ hai của Hải quân Việt Nam đã được xếp lên tàu để vận chuyển về Việt Nam.

Sau khi hoàn thành tốt đẹp việc chạy thử và thử nghiệm bàn giao, thử nghiệm các hệ thống vũ khí và bảo đảm sinh hoạt, frigate Gepard-3.9 thứ hai do Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky đóng cho Hải quân Việt Nam, đã được gửi cho Hải quân Việt Nam.

Ngày 25.5.2011, frigate đã được xếp lên tàu vận tải chuyên dụng EIDE TRANSPORTER. Thời gian để đưa tàu về Việt Nam sẽ mất khoảng 65 ngày đêm.

Tất cả các cơ cấu, hệ thống và vũ khí của tàu phù hợp với yêu cầu của hợp đồng và thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.

Ngày 5.3, tại căn cứ hải quân Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate đầu tiên lớp Gepard-3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng.

Frigate có tính năng tốt hơn về khả năng đi biển, cơ động, linh hoạt, khả năng điều khiển và cự ly hành trình. Theo yêu cầu của phía Việt Nam đưa ra sau khi tàu đầu tiên về tới Việt Nam, nội thất tàu thứ hai đã có nhiều cải tiến. Theo các chuyên gia, tàu thứ hai tiện lợi hơn trong bảo dưỡng và khai thác.

Hợp đồng với Hải quân Việt Nam để đóng 2 frigate Gepard-3.9 do Viện ZPKB thiết kế được Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk ký vào tháng 10.2006. Hai tàu này được khởi đóng vào năm 2007 theo điều kiện hợp đồng do Rosoboronoexport và Chính phủ Việt Nam ký năm 2006. Theo thoont in hiện có, hợp đồng có giá trị 350 triệu USD.

Gepard-3.9 dành cho Việt Nam là biến thể cải tiến của tàu Projekt 11661 Gepard-3.9. Tàu dành cho Việt Nam có ứng dụng công nghệ tàng hình. Tàu được trang bị một hệ thống phòng không Palma-SU với hệ dẫn quang-điện tử mới và hệ thống tên lửa Uran.

Frigate lớp Projekt 11661 dùng để tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và trên không khi hoạt động đơn lẻ hay trong đội hình binh đoàn tàu. Chúng có thể làm các nhiệm vụ hộ tống và tuần tra. Vũ khí gồm 2 cụmx4 ống phòng tên lửa chống hạm Uran-E, 1 pháo 76 mm АК-176М, 2 ụ pháo 30 mm AK-630M và các ống phóng lôi 533. Tàu có lượng giãn nước 2100 tấn, tốc độ 28 hải lý/h (52 km/h), thời gian hoạt động độc lập trên biển 20 ngày đêm. Trên tàu có thể bố trí trực thăng Ка-28 hay Ка-31.

Phía Việt Nam đã tỏ ý muốn đóng theo giấy phép 2 tàu Gepard-3.9 nữa ở thành phố Hồ Chí Minh (hợp đồng phụ này hiện chưa thực hiện).
Nguồn: Armstrade, 27.5.2011.




Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...