Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

HS-TS & bài Phú "nộ khí xung thiên"



Hoàng Sa - Trường Sa & bài Phú "nộ khí xung thiên"


Tháng này năm trước, 6/2011, ngay sau vụ tàu ngư chính Trung Quốc vô cớ vào vùng biển Việt Nam“cắt cáp”, trên mạng internet lập tức xuất hiện một bài Phú rất hào hùng về đất nước, biển đảo, về Hoàng Sa – Trường Sa. (xem trang của nhà văn phamvietdao2.blogspot.com có bài post ngày 13/6/2011: http://phamvietdao2.blogspot.com/2011/06/hoang-sa-no-khi-phu.html

Có thể gọi đây như áng hùng văn “Nộ Khí Xung Thiên” - cơn giận dữ xông vút trời xanh - toàn ý tứ toát lên là như vậy.
Bài Phú gọi tên giang sơn gấm vóc, như một lời nhắc nhớ lịch sử oai hùng. Lại cũng giống một lời hiệu triệu quốc dân. Là tiếng cảnh báo trước mưu đồ trước dã tâm của thế lực ngoại bang muốn độc chiếm Biển Đông, coi biển đảo của chúng ta như “ao nhà” của họ...
Là người Việt Nam, được sống trong một đất nước mà“nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng / niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất” thì mặc nhiên nhân dân ấy dân tộc ấy không bao giờ chịu khuất phục trước mọi thế lực cường quyền bạo liệt ngoại bang.

Và sẽ chẳng bao giờ đất nước anh hùng ấy chịu để mất dù là một tấc một gang đất đai sông biển của cha ông đã bằng bao máu xương mới sở hữu và truyền lại cho con cháu.


Nhưng con người Việt Nam xưa nay luôn lấy Nhân Nghĩa làm đầu.

Chiến thắng quân xâm lăng nhưng bao giờ vẫn không quên " Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang / Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút." Tiếng thơm ấy để đời mà quân giặc bạo tàn kia phải nhiều phen kính nể! 

Và điều quan trọng nhất là đạo hòa hiếu luôn chảy trong tấm lòng người Việt. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Và luôn đánh thắng! Nhưng thật lòng trong suốt chiều dài lịch sử, bao giờ dân tộc Việt Nam ta cũng một lòng tâm niệm những là "Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm / Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!". Muốn bình yên chứ có bao giờ muốn chuốc lấy chinh chiến. Trừ phi điều ấy là bắt buộc! 



Một năm trôi qua.
Mấy bữa nay, vào cuối những ngày tháng 6/2012, sự việc được “lặp lại” đúng như 1 năm trước nhưng mức độ nghiêm trọng hơn!





Trung Quốc vừa đây một mặt phản ứng vô cùng táo tợn về việc Quốc hội chúng ta thông qua bộ luật về Biển (ngày 21/6), một mặt lập tức triển khai một loạt hành động đầy tính “ăn cướp - la làng” khi vội vã công bố gọi thầu quốc tế đối với 9 lô dầu khí nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tếvà thềm lục địa của Việt Nam.
Quái lạ khi một vùng biển đảo nằm sát bờ biển 3.200 cây số của Việt Namchẳng hề có tranh chấp với nước nào mà Trung Quốc ngang nhiên gọi đấu thầu thăm dò dầu khí thì không có cách nào gọi khác là “hành động kẻ cướp”, “hành động xâm lược chủ quyền nước khác”!


Đương nhiên về phía chúng ta đã có ngay những đáp trả hành động ngang ngược của phía Trung Quốc qua các tuyên bố nghiêm khắc phảnđối ngoại giao đồng thời Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã phản kháng, yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay việc mời thầu nói trên.

Trong không khí bất bình dâng cao của toàn dân phản kháng Trung Quốc gây hấn, mọi người chúng ta tự nhiên nhớ lại nội dung bài Phú Hoàng Sa rất hay đã được công bố 1 năm về trước. Nhiều bạn bè của chủ blog tôi cũng tới tấp gửi thư nhắc tới bài Phú và gợi ý đăng lại. Có bạn còn viết nếu có mối quan hệ thì nên một lần nữa gửi lại cho các vị lãnh đạo cao cấp của ta; và tốt nhất dịch bài Phú sang Trung văn rồi công bố như thư ngỏ gửi các nhà cầm quyền Trung Quốc.
Chủ blog tôi chưa thể làm được các yêu cầu trên, vậy mượn trang nhà chuyển tải lại toàn bộ lời văn của bài Phú với lời giới thiệu tác giả của áng văn chương này mà năm ngoái các trang web tôi đọc chưa thấy công bố.

Theo tìm hiểu của mình thì tác giả bài Phú là Kha Tiệm Ly, tên thật Thái Quốc Tế. Ông sinh năm 1946, tại xã An Thuận, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Là con thứ 9 trong gia đình có 11 người con là thân phụ ông là nhà thơ Chánh Đạo Thái Vinh Tông. Do ảnh hưởng thân phụ, hầu hết anh em của Kha Tiệm Ly đều biết làm thơ Luật từ nhỏ.
Kha Tiệm Ly Thái Quốc Tế khi học Đệ Thất (tương tựlớp đầu của trung học cơ sở bây giờ) đã có thơ Đường đăng báo. Bài thơ đầu tayđăng trên nhật báo “Tiếng Dội Miền Nam” với bút danh Liêu Tần Chương. Sau đó ông góp mặt trên hầu hết các nhật báo và tạp chí văn học ở Sài Gòn trước năm 1975 qua các bút danh khác như Vũ Chương, Kha Tiệm Ly, Lam Kha, Thái Quốc Tế.

Khi giới thiệu bài Phú nói trên, một trang blog đã viết: “Vào lúc Trung Quốc đang thè lưỡi bò quyết tâm ‘liếm’ sạch mặt tiền của Việt Namchúng ta, xin đăng ở đây bài “Hoàng Sa Nộ Khí Phú” của tác giả Kha Tiệm Ly Thái Quốc Tế. Có thể coi đây như một chiếc kéo đại, dân tộc ta hai đầu giương cao lên, há miệng kéo và cắt ‘phập’ đường ‘lưỡi bò’ xấu xa kia”.
Chắc khó tìm được một lời giới thiệu gọn ghẽ mà đầy ý tứ sâu xa như thế. Trân trọng mời bạn bè đọc/hoặc có thể là đọc lại “Hoàng Sa Nộ Khí Phú”.

Vệ Nhi g-th


--------
Hoàng Sa Nộ Khí Phú
Tác giả: Kha Tiệm Ly - Thái Quốc Tế 


Ngựa cũ quen đường, Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!

 
Ta thấy ngươi,

Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất trập trùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!


Đã biết,
Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.


Vậy mà sao,
Chẳng lo điều yên nước no dân,
Lại quen thói xua quân chiếm đất?


Như nước ta,
Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long là máu là xương,
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
Máu xương đâu lẽ tách rời,
Thịt da dễ gì chia cắt?
Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
Mà là khối giang sơn gấm vóc.
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời Sát Thát.
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma,(1)
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
Hùng khí dù dậy trời Nam,
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc,
Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang (2)
Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút.(3)
Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,
Hoa kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm sẻ thóc.
Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa,
Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
Giúp các ngươi như kẻ một nhà,
Thương các ngươi như người chung bọc!


Thế mà nay,
Ngươi lại lấy oán trả ơn, Ngươi lại lấy thù báo đức!
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.
Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc.
Chẳng chấp hải qui,
Chẳng theo công ước.
Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,
Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược.


Nói cho ngươi biết; dân tộc ta:
Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,
Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.
Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,
Từng đuổi Nhật với thanh mác vót!
Vì khát tự do mà uống nước đìa,
Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt.
Sá chi tóc gội sa trường,
Đâu quản thây phơi trận mạc.


Hãy liệu bảo nhau,
Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!
Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?
Thư hãy xem tường,
Hoàng Sa hạ bút.


KTL-TQT

------
Chú thích:  

(1) Sử ghi : Khi Lý Thường Kiệt đem quân qua Khâm Châu, Liêm Châu, cũng như khi quân Thanh bại trận Đống Đa chạy về, thì dân Tàu vùng biên giới kinh hoàng chạy theo. “Từ Nam Quan về bắc hàng trăm dặm vắng tanh, không thấy bóng con gà, con vịt”.

(2) Sự kiện Lê Lợi cấp ngựa và lương thực cho tù binh quân Minh về nước.

(3) Sự kiên dân ta lập miếu thờ Sầm Nghi Đống hạ tướng của Tôn Sĩ Nghị.


Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Luật Biển Việt Nam - Thông điệp quan trọng gửi đi thế giới

Luật biển Việt Nam - Thông điệp quan trọng gửi đi thế giới


Giải thích về việc Quốc hội vừa qua thông qua Luật Biển, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói: "Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới."

Đường lối chính trị của một quốc gia được hoạch định trên những cơ sở và lý lẽ như vậy là đúng đắn, là quang minh chính đại chứ đâu nhằm chống lại ai, làm hại tới quốc gia nào mà một nước quy mô to lớn về nhiều mặt, có vị trí quan trọng trên thế giới như Trung Quốc lại phản ứng và phản kháng tức thời không tự kiềm chế với một bộ luật như của Việt Nam (họ phản ứng bất cần là luật này hiện chưa có hiệu lực và cũng chưa chính thức đưa ra nội dung chi tiết...). Xin mời đọc entry trước đây 1 ngày về phản ứng dữ dội của Trung Quốc khi có thông báo Luật Biển VN được QH thông qua: http://vinhnv43.blogspot.com/2012/06/phan-ung-nhu-ia-phai-voi.html

Nhưng thôi, như người ta thường nói, "nói phải củ cải cũng phải nghe". Việc Việt Nam sau 14 năm xây dựng và chỉnh sửa, có tham khảo luật pháp xưa nay và quốc tế, lại cân nhắc mọi điều trong các mối quan hệ quốc tế mà Việt Nam có liên hệ liên quan... nên với bộ luật vừa thông qua, như lời vị bộ trưởng ngoại giao của nước ta nhấn mạnh về ý nghĩa của việc này trong một bài phỏng vấn báo chí: "Tôi cho rằng với việc Quốc hội nước ta thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã chuyển một thông điệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế. Đó là: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới."

Thông điệp vậy là gọn ghẽ, rõ ràng. Điều đó cũng là tiếng nói chính thức, rất cầu thị và nghiêm túc. Bởi đó là điều nói phải. Còn ai đó không thiện chí, không muốn nghe hay không cần nghe, hoặc giả cố ý không muốn hiểu theo các nghĩa lý đúng đắn... thì tùy họ chứ tranh cãi hoài cũng đâu đạt được kết quả mà những người bình thường có lương tri và thiện chí mong đợi.

Song chúng ta đều tin rồi cộng đồng quốc tế sẽ đủ sự hiểu biết cũng như thiện chí để phân định đúng-sai đối với các lập luận và vấn đề pháp lý mà các nhà lập pháp Việt Nam vừa mới cân nhắc, xem xét kỹ càng để thông qua bộ luật về biển cho Việt Nam. 

Những con người đại biểu cho nhân dân Việt Nam như vậy là vừa thực hiện một hoạt động pháp lý đúng Hiến pháp quy định và cho phép. Nó hoàn toàn đúng với thẩm quyền của một cơ quan lập pháp trong một quốc gia có chủ quyền. Đó rõ ràng là đường đi nước bước quang minh và chính đại.

Đã xác tín là công việc của mình đúng đắn, quang minh chính đại thì mọi sự cản trở, thậm chí vu cáo xuyên tạc của bất cứ ai thì rốt cuộc chúng ta cũng chỉ nên coi là những lời nói ngang của những kẻ đuối lý lẽ nhưng vẫn cố bật lên lời vớt vát cho có chuyện. Chứ chúng ta thừa biết kế tiếp đây sẽ là những ngày tháng khó khăn và gay gắt về câu chuyện chủ quyền Biển Đông mà bộ luật đã đề cập đến hết sức đúng đắn và cụ thể. Nhưng chúng ta đã gửi đi thông điệp quan trọng và chúng ta cũng tin rằng thế giới của lương tri và lẽ phải (ý nghĩa của công pháp quốc tế) sẽ có cách ủng hộ và đứng về phía Việt Nam.   



Vệ Nhi


------

MỜI ĐỌC BÀI PHỎNG VẤN CÔNG BỐ TRÊN WEBSITE CỦA CHÍNH PHỦ:



Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn về Luật Biển Việt Nam





Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh
(Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(Chinhphu.vn) - Ngày 21/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh về một số nội dung của bộ luật này.


 
Thưa Bộ trưởng, Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua. Xin ông nói rõ về mục đích và ý nghĩa của văn bản luật này?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Là quốc gia ven biển, Việt Nam đã tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 từ năm 1994. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản luật về biển mà chỉ mới có các quy định trong một số văn bản pháp quy liên quan.

Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.

Với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn, kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của ta. Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam.

Bộ trưởng có thể cho biết khái quát về quá trình xây dựng và những nội dung chính trong Luật Biển Việt Nam?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam được bắt đầu từ năm 1998 và đã trải qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII. Luật Biển Việt Nam là một luật có nội dung rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Luật được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các Tuyên bố của Chính phủ năm 1977 và 1982, tổng kết thực tiễn quản lý biển của nước ta, trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các Hiệp định về biển đã ký. Trong quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam, ta cũng đã tham khảo thực tiễn của các nước và cũng cân nhắc lợi ích của ta, lợi ích của các bên liên quan ở Biển Đông và lợi ích chung của khu vực.

Luật có 7 chương đề cập đến các nội dung chủ yếu sau: các nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.

Thưa Bộ trưởng, theo những quy định hiện hành, có nhiều bộ, ngành có chức năng quản lý biển. Vậy Luật Biển Việt Nam có quy định về chức năng nhiệm vụ quản lý biển của các bộ, ngành?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Quản lý nhà nước về biển là một lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến chức năng nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành và địa phương trong cả nước. Hiện nay, phạm vi thẩm quyền cũng như cơ chế phối hợp của các bộ, ngành, các lực lượng tham gia quản lý biển được quy định cụ thể trong các văn bản pháp quy liên quan và được đặt dưới sự điều hành thống nhất của Chính phủ.

Luật Biển Việt Nam là một luật khung quy định các nguyên tắc lớn đối với các vấn đề liên quan đến biển nên không nêu cụ thể, chi tiết chức năng của từng bộ, ngành tham gia quản lý biển. Luật khẳng định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước. Các bộ, ngành và địa phương thực hiện quản lý biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển, đảo được thể hiện thế nào trong Luật Biển Việt Nam?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Phù hợp với các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam quy định rất rõ các vùng biển của Việt Nam, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải; thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.



Chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã được nêu tại một số quy định trong các văn bản luật đã có trước đây, như Luật Biên giới quốc gia năm 2003, tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển Việt Nam.

Luật quy định rõ là mọi tổ chức, cá nhân phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam khi hoạt động trong các vùng biển của ta. Mọi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến biển, đảo của Việt Nam đều bị xử lý theo pháp luật liên quan.

Nước ta còn có một số bất đồng, tranh chấp về biển, đảo với một số nước láng giềng. Trong Luật Biển Việt Nam, vấn đề này được đề cập như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Luật Biển Việt Nam quy định rõ Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện chủ trương này. Trên thực tế, đến nay chúng ta đã giải quyết được một số tranh chấp với các nước láng giềng. Ví dụ năm 1997, ta cùng Thái Lan phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; năm 2000, cùng Trung Quốc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ; năm 2003, cùng Indonesia phân định thềm lục địa…

Tôi cho rằng với việc Quốc hội nước ta thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã chuyển một thông điệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế. Đó là: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.



Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.
Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…

Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…
Chương 4 dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
Chương 5 quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
Chương 6 quy định về xử lý vi phạm, bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.


Thành Chung

Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Bo-truong-Ngoai-giao-Pham-Binh-Minh-tra-loi-phong-van-ve-Luat-Bien-Viet-Nam/20126/141637.vgp



Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Phản ứng như "đỉa phải vôi"

Phản ứng như "đỉa phải vôi" nói lên điều gì?  

Một văn bản luật pháp đàng hoàng của một quốc gia như Luật Biển mà Quốc hội Việt Nam mới thông qua lẽ ra quốc gia lân bang có quan hệ người ta phải nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng rồi mới tìm cách phản ứng - ngay cả với sự phản kháng mạnh mẽ quyết liệt chăng nữa - thì mới là điều hiểu được và hợp lý lẽ.

Đằng này Trung Quốc phản ứng dữ dội và tức thời, phản ứng tới một mức khó tin như nhiều bài bình luận của truyền thông quốc tế nói chung và một trong số đó được dẫn dưới đây, thì tự nó nói lên quá nhiều điều!

Lại nữa, trong bối cảnh mà các quốc gia khác giáp giới Việt Nam đều có các tranh chấp và quyền lợi kinh tế như vùng chồng lấn biển xem ra vẫn như yên ắng chưa phát biểu gì ngay - ít nhất là trên phương diện công luận - thì các phản ứng của Trung Quốc là một điều chúng ta cần theo dõi sát sao để tìm ra đối sách thích hợp với những phản ứng kiểu quá đáng quá thể như vậy.



Xem đó đủ hiểu các đòi hỏi vô lý về chủ quyền ngang ngược như "đường lưỡi bò" choán hết Biển Đông của Trung Quốc là một mưu đồ thực sự và lâu dài. Nó là thái độ nhất quán không khoan nhượng đối với các quốc gia trong vùng chứ không phải những lời lẽ giải quyết thương lượng song phương và hòa bình cùng có lợi với láng giềng như họ thường lớn tiếng tuyên truyền và thuyết phục trước dư luận quốc tế...

Từ đó càng suy ra được việc Trung Quốc vừa qua có những phản ứng quyết liệt trước việc Mỹ tuyên bố và hành động "quay trở lại" vùng Châu Á - Thái Bình Dương" là một điều rất dễ hiểu. 

Những điều ấy phải chăng càng khiến mọi người phải hết sức cảnh giác và có đối sách căn cơ lâu dài để đối phó lại mưu toan độc chiếm vùng Biển Đông này của Trung Quốc.

*

Trở lại Luật Biển Việt Nam mới thông qua ngày 21/6 tại phiên họp bế mạc của Quốc hội Việt Nam. 

Đúng là những năm vừa qua trong các chỗ riêng tư của trí thức và giới quan tâm nhiều tới công việc đối ngoại của đất nước vẫn "sang tai" nhau về câu chuyện chủ quyền thực sự đối với biển đảo Việt Nam và những ngóng trông chính đáng về một văn bản pháp lý ở cấp cao nhất về chủ quyền đối với các vùng biển bao quanh hơn 3 ngàn cây số bờ biển của Việt Nam.

Nhiều ý kiến tỏ ra sốt ruột, thậm chí lo lắng về thái độ chính thức và công khai chưa tương xứng với thực tế diễn ra ở Biển Đông đang có tranh chấp quyết liệt với các nước - nhất là với Trung Quốc - của các giới chức Việt Nam. Hình như có sự nhún nhường và lép vế về mặt quan hệ nhà nước trước các đòi hỏi ngang ngược vô lý về chủ quyền biển đảo của Trung Quốc lâu nay?.

Trước những e ngại như vậy người ta chỉ còn cách tự giải thích là từ thế nước nhỏ yếu của chúng ta trước Trung Quốc to lớn và hung hăng lại nhiều mưu mẹo mà chúng ta phải nhún nhường kém cạnh để yên thân chung sống cũng như tập trung xây dựng đất nước trong yên hàn.

Chính vì thế những vụ việc Bắc Kinh gây hấn suốt từ tháng 5/2011 cho đến nay ở khu vực Biển Đông đã dấy lên trong dư luận sự phản đối lẫn sự phẫn uất chính đáng. Dư luận chung là muốn lãnh đạo cấp cao Việt Nam phải tỏ thái độ rõ rệt về vấn đề chủ quyền. Trên các diễn đàn mạng ý kiến tập trung vào các vấn đề biển đảo, phản ứng và lên án gay gắt quyết liệt về tuyên bố chủ quyền theo "đường lưỡi bò" do Trung Quốc chủ trương đương nhiên là điều hợp lô-gic của đạo lý thông thường của các công dân trước sự việc chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. 

Tuy nhiên trong quan hệ quốc tế có nhiều cách biểu lộ thái độ không hài lòng của một quốc gia có chủ quyền đối với đường lối chính sách của một nước ngoài nào đó có quan hệ với mình. Sự phản ứng thái quá, như kiểu đỉa phải vôi, đổ vấy vá các khuyết nhược sai lầm cho đối tác có quan hệ quốc gia bình đẳng với mình như việc Quốc hội TQ và các giới chức chính trị và nghiên cứu của Trung Quốc nhất loạt phản ứng tức thì vừa qua với việc Quốc hội VN thông qua Luật Biển là một biểu hiện có sự đạo diễn quá lộ liễu cũng như cái cách thức được coi là lạ kỳ không giống ai. Đương nhiên những điều ấy nó đi ngược những nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia và cũng là sự chà đạp lên công pháp quốc tế.

Điều đó cũng đồng nghĩa với một sự can thiệp vô lối vào công việc nội bộ của một nhà nước có chủ quyền, một quốc gia hoàn toàn độc lập như Việt Nam. Thật là một điều rất khó hiểu trong quan hệ quốc tế thời nay, dù điều khó hiểu này đã được đoán định trước từ chính phía Việt Nam.

Chính vì lẽ đó thì sự phản ứng thái quá của Trung Quốc với Luật Biển Việt Nam rất đúng với câu thành ngữ quen thuộc nơi đầu bài viết này đã đề cập đến. 

Vệ Nhi

* Để thấy rõ hơn những điều đã đề cập trên đây xin mời bạn bè blogger chúng ta đọc thêm 2 bài viết dưới đây, một của hãng thông tấn phương Tây, một của nhà nghiên cứu về Biển Đông; và một bản tin từ đài "Tiếng nói nước Nga".
------




Quốc hội TQ phản đối Luật Biển VN

 

BBC - Quốc hội Trung Quốc kêu gọi các nghị sĩ Việt Nam "sửa ngay lập tức" Luật Biển sẽ có hiệu lực vào năm sau.

Ủy ban đối ngoại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã gửi thư cho Ủy ban đối ngoại Quốc hội Việt Nam.

Theo Tân Hoa Xã, lá thư kêu gọi Việt Nam "tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, ngay lập tức sửa sai và nỗ lực bảo vệ quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước".

Lá thư nói Luật Biển của Việt Nam "vi phạm nguyên tắc đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được cũng như vi phạm các nguyên tắc của Tuyên bố ứng xử tại Nam Hải".

Lá thư nhắc lại Trung Quốc có chủ quyền "không thể tranh cãi" với Hoàng Sa và Trường Sa.

Điều 1 của Luật Biển Việt Nam đã quy định về quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang chiếm giữ một phần cũng như quần đảo Hoàng Sa vốn hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc từ năm 1974 sau trận hải chiến mà Việt Nam Cộng hòa thua cuộc.

Với 7 chương, 55 điều, Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển trong ngày 21/6, Trung Quốc lần đầu xác nhận thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa.

Trụ sở của chính quyền theo cấp mới này đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, nằm trong quần đảo Hoàng Sa nhưng vẫn thuộc sự quản lý của thành phồ́ Tam Á, trên đảo Hải Nam.

Lời qua tiếng lại


* Luật Biển Việt Nam đã gây ra phản ứng hết sức mạnh mẽ từ Trung Quốc

Nhật báo China Daily đã dẫn lời một số chuyên gia Trung Quốc nhận xét rằng Luật Biển vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa hai nước.

Trong một bài báo được đăng trên trang mạng của báo này hôm thứ Sáu ngày 22/6, China Daily cho rằng Luật Biển Việt Nam đã ‘nhận vơ’ quyền tài phán đối với các hòn đảo thuộc sỡ hữu của Trung Quốc.

“Hành động của Việt Nam đã biến mối quan hệ Trung-Việt thành con tin và làm quan hệ (giữa hai nước) rất khó khăn,” China dẫn lời ông Nguyễn Tông Trạch, phó giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, cho biết.

Ông Nguyễn phân tích rằng Luật Biển này không có cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền mà Việt Nam tuyên bố với Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).

Luật Biển này không có cơ sở pháp lý bởi vì nó vi phạm luật pháp quốc tế, bà Cung Ảnh Xuân, chuyên gia về luật pháp quốc tế tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói với China Daily.

Trong khi đó, từ Hà Nội, người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói Luật Biển Việt Nam thông qua là "hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới".

Thông cáo trên trang mạng Bộ Ngoại giao Việt Nam viết: "Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam."

"Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'".

Ông Nghị nói tiếp: "Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông."

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm '16 chữ' và tinh thần '4 tốt' vì lợi ích của nhân dân hai nước," ông tuyên bố.


Nhận xét ban đầu về Luật Biển Việt Nam


Cập nhật: 10:22 GMT - thứ hai, 25 tháng 6, 2012 Lính hải quân Việt Nam tuần tra ở Trường Sa

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển. Với tình hình tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, đây là đạo luật mà nhiều người Việt Nam mong đợi. Trên cơ sở đạo luật này còn có thể thay đổi trước khi được ban hành, đây là một số nhận xét ban đầu về văn bản Luật Biển.

Luật Biển 2012 có vẻ toàn diện và và kỹ lưỡng hơn các văn bản và tuyên bố trước đây của Việt Nam về chủ quyền và chế độ pháp lý các vùng biển. Có lẽ ba yếu tố đã dẫn đến điều đó.

Thứ nhất, sau khi Công ước Luật Biển của LHQ ra đời cách đây 30 năm thì trật tự đại dương trên thế giới ngày càng trở thành rõ ràng hơn. Vì Quốc Hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước năm 1996, Việt Nam cũng phải có luật pháp thích hợp cho việc hoàn thành những nghĩa vụ của mình đối với Công ước và để bảo đảm sự tôn trọng đối với Công ước.

Thứ nhì, Việt Nam ngày càng hội nhập hơn với thế giới, cho nên phải áp dụng luật quốc tế nhiều hơn, và chắc chắn là khả năng của Việt Nam trong lãnh vực luật quốc tế ngày càng được phát triển hơn.


Thứ ba, trong bốn năm qua, các động thái của Trung Quốc, bắt đầu từ việc gây áp lực với BP, đã làm cho tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông trở thành một trong những vấn đề an ninh hàng đầu cho Việt Nam – vì thế Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn vào việc soạn thảo Luật Biển để làm sáng tỏ thêm quan điểm của mình.

Điểm đặc biệt

Điểm đặc biệt nhất là Điều 1 ghi cụ thể quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam và Điều 2 ghi nếu quy định của Luật Biển khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Hai điều lệ đầu tiên đó phản ảnh chiến lược của Việt Nam về biển đảo: về đảo thì giữ vững quan điểm đảo là của Việt Nam, về biển thì tuân thủ Công ước Luật Biển của LHQ, một điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều đáng chú ý là đạo luật có uy quyền nhất về chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam đã tự đặt mình dưới các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, mà liên quan nhiều nhất trong văn cảnh này là Công ước Luật Biển của LHQ. Điều đó nói rất nhiều về Việt Nam có nhận định thế nào về Công ước Luật Biển của LHQ. Chúng ta có thể so sánh với luật của Trung Quốc về vùng đặc quyền kinh tế trong đó họ thòng thêm một câu để bảo lưu cái họ gọi là quyền lịch sử, mở ngỏ cửa cho việc Trung Quốc không tuân thủ Công ước Luật Biển của LHQ.

So sánh với luật biển cũ và với Công ước về Luật Biển của LHQ
"Việc Điều 1 ghi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam, tuy không phải là một điều mới, nhưng là điều người Việt nào cũng mong muốn trong tình hình căng thẳng về biển đảo, và có lẽ phần lớn sẽ tán thành việc nó được làm sáng tỏ một cách cụ thể ngay trong điều lệ đầu tiên."

Việc Điều 1 ghi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam, tuy không phải là một điều mới, nhưng là điều người Việt nào cũng mong muốn trong tình hình căng thẳng về biển đảo, và có lẽ phần lớn sẽ tán thành việc nó được làm sáng tỏ một cách cụ thể ngay trong điều lệ đầu tiên.
Luật Biển này khắc phục một số điểm trong luật và tuyên bố cũ không phù hợp với Công ước Luật Biển, thí dụ như về quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải 12 hải lý và quyền tự do hàng hải trong vùng tiếp giáp lãnh hải, nhưng không khắc phục hoàn toàn. Thí dụ như Luật Biển quy định tàu thuyền quân sự nước ngoài phải thông báo với Việt Nam trước khi sử dụng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, trong khi Công ước Luật Biển LHQ không đòi hỏi phải thông báo.

Luật Biển không công nhận quyền đi qua không gây hại cho tàu thuyền quân sự của nước ngoài trong nội thủy Việt Nam, một quyền có trong Công ước Luật Biển LHQ, nhưng cũng có ghi nhận trừ trường hợp Công ước Luật Biển LHQ có quy định khác và tàu thuyền quân sự nước ngoài phải hoạt động phù hợp với lời mời của hoặc thỏa thuận với Việt Nam.

Điều đáng chú ý mà có thể có ảnh hưởng đến Hoàng Sa, Trường Sa, là Luật Biển nói cụ thể rằng các đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đó là một điều khoản của Công ước Luật Biển và có nghĩa là Việt Nam sẽ không đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho một số đơn vị địa lý ở Hoàng Sa, Trường Sa. Ngược lại, Việt Nam vẫn có thể cho rằng những đảo “thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” là có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.




Luật Biển ghi Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam


Luật biển này tiếp tục dùng hệ thống đường cơ sở thẳng Việt Nam tuyên bố năm 1982, mặc dù hệ thống đó là không phù hợp với Công ước Luật Biển LHQ và đã bị nhiều nước phản đối. Cần nói thêm là Việt Nam không phải là nước duy nhất có đường cơ sở thẳng không phù hợp với Công ước Luật Biển và bị nhiều nước phản đối. Vấn đề là Điều 2 (nếu quy định của Luật Biển khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó) sẽ có nghĩa gì cho việc đường cơ sở thẳng của Việt Nam không phù hợp với Công ước Luật Biển.

Phản ảnh Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, Luật Biển không còn cho rằng kinh độ 108 là ranh giới biển Việt Nam -Trung Quốc trong Vịnh.

Dù Việt Nam không phải là một quốc gia quần đảo, Luật Biển cũng sử dụng định nghĩa “quần đảo” trong phần về các quốc gia quần đảo của Công ước Luật Biển trong việc đòi chủ quyền đối với quần đảo để đòi “bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau”.

Tóm lại, Luật Biển đi sâu sát với Công ước Luật Biển hơn các luật và tuyên bố cũ, nhưng chưa tuân thủ hoàn toàn. Ngoài ra, Luật Biển còn một số điểm chưa hoàn toàn rõ ràng, và chưa biết có sẽ có thay đổi gì trước khi được ban hành hay không.

Trong nhận xét sơ khởi thì các điều lệ khác cho việc quản lý các vùng biển Việt Nam có vẻ như hợp lý và dựa nhiều trên Công Ước Luật Biển. Trong đó cũng có một số điều lệ khoản phản ảnh nhu cầu đặc thù của Việt Nam.
"Luật Biển vừa được thông qua là một bước tiến pháp lý lớn và có chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc bảo vệ và quản lý biển, cũng như cho việc tiếp xúcvới thế giới trên biển. Tuy nhiên điều quan trọng là Luật đó sẽ được áp dụng thế nào trên thực tế."

Một thí dụ là, trong khi nghĩa vụ tất nhiên của mọi nhà nước là bảo vệ các hoạt động hợp pháp của công dân, Luật Biển quy định cụ thể việc bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân, và đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển. Luật biển cũng quy định chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo.

Luật Biển quy định giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công Ước Luật Biển, luật pháp và thực tiễn quốc tế. Như vậy là bao gồm nhiều biện pháp hơn “kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị” trong thỏa thuận Việt-Trung về “các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” năm ngoái. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên luật Việt Nam quy định cụ thể giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.

Chờ thời điểm thích hợp hơn

Các chuyên gia của Việt Nam biết rõ một số điểm trong các luật và tuyên cố cũ không tuân thủ Công ước Luật Biển của LHQ. Họ đã sửa một số trong những điểm đó, nhưng với một số điểm còn lại thì có lẽ họ đang chờ thời điểm khác thích hợp hơn. Việc Điều 2 có nghĩa với những trường hợp Luật Biển quy định khác với Công Ước Luật Biển của LHQ thì áp dụng Công Ước Luật Biển, là một cách khôn khéo để Việt Nam “chờ thời điểm khác thích hợp hơn”.

Với nhận xét sơ khởi thì văn bản Luật Biển vừa được thông qua là một bước tiến pháp lý lớn và có chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc bảo vệ và quản lý biển, cũng như cho việc tiếp xúc với thế giới trên biển. Tuy nhiên điều quan trọng là Luật đó sẽ được áp dụng thế nào trên thực tế.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu về Biển Đông, dựa trên văn bản luật mà tác giả có được, trong khi luật này chưa được chính thức công bố toàn văn.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/06/120625_sealaw_comment.shtml

-----


THAM KHẢO THÊM BẢN TIN DƯỚI ĐÂY CỦA WEBSIET "TIẾNG NÓI NƯỚC NGA"

Bộ Ngoại giao Việt Nam: Trung Quốc phản ứng vô lý chống luật biển của Việt Nam



22.06.2012, 18:03
Bộ Ngoại giao Việt Nam: Trung Quốc phản ứng vô lý chống luật biển của Việt Nam
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog

Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ các phản ứng của Trung Quốc đối với Luật biển mà các nhà lập pháp Việt Nam mới thông qua và gọi những phản ứng đó là vô lý. Thứ Năm tuần này, ngay trong lần đọc đầu tiên, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển, tuyên bố chủ quyền của Hà Nội đối với các quần đảo tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông). Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã mời Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đến và gọi việc thông qua Luật biển là động thái "bất hợp pháp và không hợp lệ". Ở đây đang nói về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Trung Quốc tranh chấp với một số nước trong khu vực. Trung Quốc coi chủ quyền của mình đối với các quần đảo này là chuyện đương nhiên và không thể chối cãi.

Nguồn:  http://vietnamese.ruvr.ru/2012_06_22/78988437/


  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...