"Giải mã" chiếc bàn xoay thần bí
Chuyến đi xuyên Việt hồi
tháng 4–5/2012 trong đoàn tôi khối người trầm trồ về chiếc bàn xoay ở chùa Tàu
Đà Lạt. Bà con nhà mình không ai bảo ai, cứ xúm xít quanh cái bàn và thì thầm to nhỏ... Rồi là người
trước người sau, khuôn mặt thành tâm đặt tay lên bàn, như ai xui khiến niệm mấy câu thần
chú (có lẽ theo hướng dẫn). Chiếc bàn sau thoáng chốc còn đứng lặng, bỗng từ từ quay, quay tới
quay lui…
Đứng kế bên quan sát, dù ít
tin ở những điều đồn đại, nhất là nó nhuốm thứ màu sắc kỳ bí, nhưng rồi thấy
hết tốp này tốp khác khi kết thúc thu lại đôi tay mình đều một giọng trầm trồ, “đúng thật
là bàn tự quay”, là “tài tình quá, thật không ngờ”…, thì quả thật trong tôi cũng bất chợt
dội lên ý nghĩ như kiểu bán tin bán nghi, thấy có điều gì “hoang mang” khó giải thích.
Tuy nhiên lý trí lại mách bảo, có thể các vị nhà mình tự kỷ ám thị gì đó chăng. Xưa nay
có rất nhiều câu chuyện thôi miên, hoặc có một sức gì như từ thánh thần ở đền miếu, như "mẫu" ở các phủ có thể “điều khiển”
được hành vi con người mà chỗ này chỗ kia người ta đồn thổi… nhưng với tôi vẫn thấy một cái gì đó khó tin và nghi vấn...
Từ đó về chuyện cái bàn xoay tôi nghĩ trên đời này làm gì có một thứ gọi là ý nghĩ, tư tưởng con người lại “sinh sản” được ra một dạng năng lượng cụ thể, sinh ra một động lực vật chất đẩy được cái bàn - là một miếng gồ nặng tự xoay được?!. Nếu vậy thì có chuyện động cơ vĩnh cửu chăng? Và tôi thật sự không tin chiếc bàn tự xoay.
Từ đó về chuyện cái bàn xoay tôi nghĩ trên đời này làm gì có một thứ gọi là ý nghĩ, tư tưởng con người lại “sinh sản” được ra một dạng năng lượng cụ thể, sinh ra một động lực vật chất đẩy được cái bàn - là một miếng gồ nặng tự xoay được?!. Nếu vậy thì có chuyện động cơ vĩnh cửu chăng? Và tôi thật sự không tin chiếc bàn tự xoay.
…
Tuy nhiên lúc này bài vở hoàn
toàn không phải là các chuỗi bài viết triền miên, mô tả đến từng chi tiết lạ kỳ
của chiếc bàn xoay thần diệu ở Đà Lạt (và cả vài ba nơi khác nữa, đều ở các
tỉnh phía Nam ).
Trước đây là những bài thường là buông lửng với vài ba lời kết, đại loại như
“những chiếc bàn đó vẫn quay tròn trước sự ngạc nhiên vừa thích thú vừa ngưỡng
mộ vẻ kỳ bí của những khách tham quan chứng kiến”, rồi là “thế giới này có
nhiều điều chưa thể nhận thức hết được”, “đó là những vấn đề thuộc về tâm linh
khó lòng đem sự không tin dù duy vật ra giải thích”, v.v…, và v.v…
Cũng xin lưu ý khi đọc bài viết mới “giải mã” sự việc bàn xoay thì xin mọi
người cùng "liên hệ" với các bài viết trước đây để có cơ sở so sánh và thấy thêm
giá trị sự phát hiện từ một nhà hoạt động trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đã
“nhập cuộc” – đó là Tiến
sĩ Vũ Thế Khanh (Liên hiệp UIA).
àXin mời bà con đọc cả 2 bài viết dưới đây:
Vệ Nhi
-------
Người lật tẩy sự thật những chiếc bàn tự quay thần bí
(VTC News) - Trong những năm gần
đây, báo chí liên tục có những bài viết về hiện tượng chiếc bàn tự quay kỳ lạ ở
miền Trung và Tây Nguyên. Những chiếc bàn quay này khiến nhiều người nửa tin,
nửa ngờ, thực hư chưa rõ ràng
Thế nhưng, TS. Vũ Thế Khanh (Liên hiệp UIA), đã từng nghiên cứu và lý giải rất rõ ràng về hiện tượng này.
Theo ông Khanh, những chiếc bàn quay xuất hiện ở các tỉnh như Bình Định, Lâm Đồng, Đà Nẵng… từ hàng trăm năm nay. Đây là trò chơi dân gian được lưu truyền ở một số tỉnh phía Nam.
Những chiếc bàn có tuổi thọ cả trăm năm, chuyên dùng để biểu diễn khiến khán giả kinh ngạc. Bàn quay có cấu tạo hình tròn, được làm bằng gỗ, đồng, nhôm hoặc thủy tinh. Mặt bàn được đặt trên một ổ trục để giảm tối đa lực ma sát khi quay.
Những người tham gia cuộc chơi đứng quanh bàn, đặt tay lên mặt bàn và "ra lệnh" liên tục trong đầu: "quay, quay, quay…". Mặt bàn quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ là do quy ước với nhau khi tham gia.
Khi người chơi đọc liên tục thì mặt bàn bắt đầu quay theo chiều đã quy ước. Mọi người chỉ còn biết chạy theo chiều bàn quay đến lúc mệt. Khi muốn dừng thì tất cả lại cùng đọc: "hãy dừng lại, hãy dừng lại…". Đọc như vậy một lúc thì bàn cũng dừng hẳn.
Cứ theo lời đồn, từ cả trăm năm nay, các nhà khoa học - những người tỉnh táo nhất đều đã thử nghiệm, song bàn đều quay tít mù. Ai cũng tin chiếc bàn tự quay được.
Ông Khanh đã nghe nói đến chuyện bàn quay từ 35 năm trước, khi lần đầu tiên báo chí đưa tin, khiến cả nước sửng sốt. Từ ngày biết tin, ông đã rất sốt sắng tìm ra sự thật. Với ông, những chuyện bí hiểm, kỳ lạ luôn có sức lôi cuốn đặc biệt.
Để nghiên cứu về chiếc bàn quay, ông đã kỳ công lập một hội đồng khoa học, có cả các nhà ngoại cảm để xem xét khía cạnh tâm linh. Đoàn nghiên cứu đã vào tận Đà Lạt, nơi có chiếc bàn quay mà báo giới nhắc đến ròng rã trong nhiều năm qua. Chiếc bàn quay thuộc sở hữu của chị Phong Lan, chủ một nhà nghỉ nằm ngay cạnh chùa Tàu.
Theo phân tích của các nhà khoa học, bàn chỉ có thể quay khi có lực tác động vào bàn tạo ra mô-men quay, lực này nằm trong mặt phẳng của bàn, có phương vuông góc với bán kính quay, tức là tiếp tuyến với đường tròn quay.
Đoàn nghiên cứu đã nhận định, những loại tác động có thể gây ra mô-men quay được xác định gồm: Tác động của điện từ trường, tác động của lực sinh học và tác động của lực cơ học. Các nhà ngoại cảm đưa ra nguyên nhân nữa là do năng lượng, điện từ trường đặc biệt. Hầu hết người dân cũng như chủ nhân của những chiếc bàn quay đều khẳng định do cõi giới tâm linh vô hình.
Chiếc bàn quay của chị Lan được đặt trong một căn phòng 20 m2. Chiếc bàn làm bằng gỗ, đặt trên một ổ trục quay được thiết kế khá công phu.
Chị bảo rằng, chiếc bàn đã rất lâu đời vì ông nội chị cũng không xác định được từ đời nào để lại. Chị Lan mang cho ông Khanh xem 10 cuốn sổ, mỗi cuốn dày cả trăm trang ghi cảm tưởng của khách thập phương nói về sự kỳ diệu của bàn quay.
Căn cứ vào các trang cảm tưởng thì thấy nhiều tầng lớp xã hội đã từng thí nghiệm tại đây: học sinh, sinh viên, kỹ sư, tiến sỹ, các cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, ở khắp các địa phương trên toàn quốc, thậm chí có cả người ngoại quốc.
Tất cả các ý kiến đều ca ngợi sự kỳ lạ của bàn quay, thậm chí còn thần thánh hóa về chiếc bàn quay, chẳng hạn như: “Thật tuyệt vời, chuyện khó tin mà là sự thật. Đề nghị các nhà khoa học hãy vào cuộc, không nên võ đoán, đừng vội phủ định nếu chưa tự mình làm thí nghiệm…”.
Có người còn viết: “Đây là sự thật 100%, đề nghị các cơ quan khoa học Nhà nước kiểm định và công nhận đây là di sản văn hóa quốc gia”.
Rồi thì: “Bàn quay được là do siêu năng lượng, cần nghiên cứu và khai thác dạng siêu nặng lượng này để phục vụ cho khoa học…”.
Có nhà nghiên cứu còn thốt lên thế này: “Đây là hiện tượng cộng hưởng của "thần giao cách cảm", dù bạn có phủ nhận thì nó vẫn hiện hữu. Thế giới này quả là kỳ diệu…! Nếu tìm được bản chất của hiện tượng quay này thì đó là phát minh thế kỷ!”.
Ông Khanh lật mặt bàn ra khỏi ổ trục quay, xem trong đó có cài các thiết bị có thể bị ảnh hưởng của sóng điện từ điều khiển từ xa hay không. Nhưng phương án này cũng nhanh chóng bị loại bỏ vì chẳng tìm được gì, hơn nữa, từ xa xưa chiếc mâm đã được biểu diễn như vậy, mà lúc đó cũng chưa thể có thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng điện từ như bây giờ.
Để tiến hành thí nghiệm, trước hết ông Khanh cũng làm theo đúng quy trình như các nhóm khác đã làm trước đây. Mọi người đứng xung quanh, đặt tay trực tiếp lên mặt bàn và đọc cho bàn "quay".
Lần đầu ra lệnh cho bàn quay theo chiều kim đồng hồ. Sau hơn 4 phút đọc "thần chú", bàn từ từ quay, càng lúc càng nhanh. Khoảng 10 phút sau, ông Khanh yêu cầu mọi người cùng đọc "hãy dừng lại". Sau hơn 2 phút, bàn đã dừng lại hẳn.
Lần hai, đoàn khảo nghiệm lại làm đúng như đợt đầu, nhưng "ra lệnh" cho bàn quay ngược chiều kim đồng hồ. Lần này, chỉ khoảng 3 phút bàn đã quay và khi muốn dừng lại thì cũng chỉ mất hơn một phút. Điều này hết sức kỳ lạ, bởi những người tham gia thí nghiệm đều là cán bộ của Liên hiệp UIA.
Cuộc thí nghiệm lần ba, ông Khanh đưa cho mỗi người tham gia thí nghiệm một quả cầu mà ông mang theo từ trước, cỡ xấp xỉ bằng quả bóng bàn. Lần thí nghiệm này mọi người không đặt tay trực tiếp lên mặt bàn mà đặt tay thông qua quả cầu trên mặt bàn.
Các quá trình đọc "thần chú" vẫn thực hiện như các thí nghiệm trước đây. Nhưng lạ thay, mọi người đọc đến 30 phút mà bàn vẫn không nhúc nhích.
Dù đổi "thần chú" đọc cho bàn quay ngược lại, nhưng bàn vẫn trơ trơ bất động. Người chủ nhà thốt lên: “Từ trước tới nay, chưa có vụ nào bàn không quay. Các bác là nhóm đầu tiên đọc "thần chú" mà bàn không chịu nghe lời".
Sau khi tổng kết, đánh giá các thí nghiệm, ông Khanh phát biểu trước đông đảo các nhà khoa học và những người dân kéo đến chứng kiến:
“Khi tay người chơi không tiếp xúc với mặt bàn, mà phải gián tiếp thông qua quả cầu, thì người chơi chỉ có thể tác dụng lực vuông góc với mặt bàn (mà phương này thì không gây ra mô-men quay cho bàn).
Quan sát kỹ các lần làm thí nghiệm, thấy rõ người chơi dù vô tình hay cố ý đẩy tay đi thì quả cầu lập tức lăn ngay, không truyền lực đẩy ngang xuống bàn được nữa. Phương pháp này đã triệt tiêu ma sát tạo mô-men quay và làm cho bàn hết "phép lạ".
Như vậy, có thể khẳng định không hề có tác động của lực từ trường, lực sinh học, điện từ trường hay lực lượng tâm linh siêu hình nào đó như mọi người vẫn từng nghĩ. Bàn chỉ quay khi có lực cơ học do tay người chơi đặt trực tiếp vào mặt bàn tạo mômen quay. Nếu lực này bị khử mất do quả cầu lăn thì bàn không thể quay được nữa”.
Nhưng lực cơ học gây ra mô-men quay do đâu mà có? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học cũng như những người chứng kiến hoặc đã khảo nghiệm đều muốn có câu trả lời.
Ông Khanh nói rõ: “Khi người chơi đặt tay trực tiếp lên mặt bàn, liên tục đọc khẩu lệnh cho bàn quay, thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị, dần dần bị rơi vào ảo giác: hình như đang có lực vô hình nào đó làm cho bàn quay, và cảm thấy bàn "chuẩn bị quay", nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay quy ước trong đầu.
Khi nương theo, vô tình hay hữu ý đã gia tăng lực vào mặt bàn. Cứ như vậy bàn sẽ quay càng lúc càng nhanh hơn. Đấy là chưa kể đến trường hợp trong số đó có một người cố tình đẩy cho bàn quay. Quá trình dừng bàn lại cũng theo nguyên tắc ấy để phát sinh tâm lý tương ứng.
Như vậy, thực chất của hiện tượng "bàn quay" là do tay người chơi đã tác động lực cơ học vào mặt bàn tạo mô-men quay. Người chơi cũng vô tình không hề nghĩ rằng chính mình bị tự kỷ ám thị, đã tưởng tượng ra bàn đang quay (hoặc sắp quay), nên đã gia tăng lực vào khiến bàn quay nhanh hơn".
Theo ông Khanh, những người tập thiền, luyện yoga, hiểu biết về lĩnh vực thôi miên đều hiểu rất rõ hiện tượng tự kỷ ám thị.
Như vậy, câu hỏi tồn tại hàng thế kỷ nay về chiếc bàn quay đã được nhà khoa học Vũ Thế Khanh làm sáng tỏ bằng một thí nghiệm hết sức đơn giản.
Thông Tuệ
Thế nhưng, TS. Vũ Thế Khanh (Liên hiệp UIA), đã từng nghiên cứu và lý giải rất rõ ràng về hiện tượng này.
Theo ông Khanh, những chiếc bàn quay xuất hiện ở các tỉnh như Bình Định, Lâm Đồng, Đà Nẵng… từ hàng trăm năm nay. Đây là trò chơi dân gian được lưu truyền ở một số tỉnh phía Nam.
Những chiếc bàn có tuổi thọ cả trăm năm, chuyên dùng để biểu diễn khiến khán giả kinh ngạc. Bàn quay có cấu tạo hình tròn, được làm bằng gỗ, đồng, nhôm hoặc thủy tinh. Mặt bàn được đặt trên một ổ trục để giảm tối đa lực ma sát khi quay.
Những người tham gia cuộc chơi đứng quanh bàn, đặt tay lên mặt bàn và "ra lệnh" liên tục trong đầu: "quay, quay, quay…". Mặt bàn quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ là do quy ước với nhau khi tham gia.
Mặt chiếc bàn quay. Ảnh Khắc Lịch |
Khi người chơi đọc liên tục thì mặt bàn bắt đầu quay theo chiều đã quy ước. Mọi người chỉ còn biết chạy theo chiều bàn quay đến lúc mệt. Khi muốn dừng thì tất cả lại cùng đọc: "hãy dừng lại, hãy dừng lại…". Đọc như vậy một lúc thì bàn cũng dừng hẳn.
Cứ theo lời đồn, từ cả trăm năm nay, các nhà khoa học - những người tỉnh táo nhất đều đã thử nghiệm, song bàn đều quay tít mù. Ai cũng tin chiếc bàn tự quay được.
Ông Khanh đã nghe nói đến chuyện bàn quay từ 35 năm trước, khi lần đầu tiên báo chí đưa tin, khiến cả nước sửng sốt. Từ ngày biết tin, ông đã rất sốt sắng tìm ra sự thật. Với ông, những chuyện bí hiểm, kỳ lạ luôn có sức lôi cuốn đặc biệt.
Để nghiên cứu về chiếc bàn quay, ông đã kỳ công lập một hội đồng khoa học, có cả các nhà ngoại cảm để xem xét khía cạnh tâm linh. Đoàn nghiên cứu đã vào tận Đà Lạt, nơi có chiếc bàn quay mà báo giới nhắc đến ròng rã trong nhiều năm qua. Chiếc bàn quay thuộc sở hữu của chị Phong Lan, chủ một nhà nghỉ nằm ngay cạnh chùa Tàu.
Theo phân tích của các nhà khoa học, bàn chỉ có thể quay khi có lực tác động vào bàn tạo ra mô-men quay, lực này nằm trong mặt phẳng của bàn, có phương vuông góc với bán kính quay, tức là tiếp tuyến với đường tròn quay.
Mặt dưới bàn quay. Ảnh Khắc Lịch |
Đoàn nghiên cứu đã nhận định, những loại tác động có thể gây ra mô-men quay được xác định gồm: Tác động của điện từ trường, tác động của lực sinh học và tác động của lực cơ học. Các nhà ngoại cảm đưa ra nguyên nhân nữa là do năng lượng, điện từ trường đặc biệt. Hầu hết người dân cũng như chủ nhân của những chiếc bàn quay đều khẳng định do cõi giới tâm linh vô hình.
Chiếc bàn quay của chị Lan được đặt trong một căn phòng 20 m2. Chiếc bàn làm bằng gỗ, đặt trên một ổ trục quay được thiết kế khá công phu.
Chị bảo rằng, chiếc bàn đã rất lâu đời vì ông nội chị cũng không xác định được từ đời nào để lại. Chị Lan mang cho ông Khanh xem 10 cuốn sổ, mỗi cuốn dày cả trăm trang ghi cảm tưởng của khách thập phương nói về sự kỳ diệu của bàn quay.
Căn cứ vào các trang cảm tưởng thì thấy nhiều tầng lớp xã hội đã từng thí nghiệm tại đây: học sinh, sinh viên, kỹ sư, tiến sỹ, các cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, ở khắp các địa phương trên toàn quốc, thậm chí có cả người ngoại quốc.
Chiếc bàn tự quay? Ảnh Khắc Lịch |
Tất cả các ý kiến đều ca ngợi sự kỳ lạ của bàn quay, thậm chí còn thần thánh hóa về chiếc bàn quay, chẳng hạn như: “Thật tuyệt vời, chuyện khó tin mà là sự thật. Đề nghị các nhà khoa học hãy vào cuộc, không nên võ đoán, đừng vội phủ định nếu chưa tự mình làm thí nghiệm…”.
Có người còn viết: “Đây là sự thật 100%, đề nghị các cơ quan khoa học Nhà nước kiểm định và công nhận đây là di sản văn hóa quốc gia”.
Rồi thì: “Bàn quay được là do siêu năng lượng, cần nghiên cứu và khai thác dạng siêu nặng lượng này để phục vụ cho khoa học…”.
Có nhà nghiên cứu còn thốt lên thế này: “Đây là hiện tượng cộng hưởng của "thần giao cách cảm", dù bạn có phủ nhận thì nó vẫn hiện hữu. Thế giới này quả là kỳ diệu…! Nếu tìm được bản chất của hiện tượng quay này thì đó là phát minh thế kỷ!”.
Ông Khanh lật mặt bàn ra khỏi ổ trục quay, xem trong đó có cài các thiết bị có thể bị ảnh hưởng của sóng điện từ điều khiển từ xa hay không. Nhưng phương án này cũng nhanh chóng bị loại bỏ vì chẳng tìm được gì, hơn nữa, từ xa xưa chiếc mâm đã được biểu diễn như vậy, mà lúc đó cũng chưa thể có thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng điện từ như bây giờ.
Khi mọi người đặt tay lên bàn, đọc "thần chú" thì chiếc bàn tự
quay. Ảnh Vũ Thế Khanh |
Để tiến hành thí nghiệm, trước hết ông Khanh cũng làm theo đúng quy trình như các nhóm khác đã làm trước đây. Mọi người đứng xung quanh, đặt tay trực tiếp lên mặt bàn và đọc cho bàn "quay".
Lần đầu ra lệnh cho bàn quay theo chiều kim đồng hồ. Sau hơn 4 phút đọc "thần chú", bàn từ từ quay, càng lúc càng nhanh. Khoảng 10 phút sau, ông Khanh yêu cầu mọi người cùng đọc "hãy dừng lại". Sau hơn 2 phút, bàn đã dừng lại hẳn.
Lần hai, đoàn khảo nghiệm lại làm đúng như đợt đầu, nhưng "ra lệnh" cho bàn quay ngược chiều kim đồng hồ. Lần này, chỉ khoảng 3 phút bàn đã quay và khi muốn dừng lại thì cũng chỉ mất hơn một phút. Điều này hết sức kỳ lạ, bởi những người tham gia thí nghiệm đều là cán bộ của Liên hiệp UIA.
Cuộc thí nghiệm lần ba, ông Khanh đưa cho mỗi người tham gia thí nghiệm một quả cầu mà ông mang theo từ trước, cỡ xấp xỉ bằng quả bóng bàn. Lần thí nghiệm này mọi người không đặt tay trực tiếp lên mặt bàn mà đặt tay thông qua quả cầu trên mặt bàn.
Ngăn cách mặt bàn và bàn tay bằng quả cầu, thì mặt bàn không quay được nữa. Ảnh Vũ Thế Khanh |
Các quá trình đọc "thần chú" vẫn thực hiện như các thí nghiệm trước đây. Nhưng lạ thay, mọi người đọc đến 30 phút mà bàn vẫn không nhúc nhích.
Dù đổi "thần chú" đọc cho bàn quay ngược lại, nhưng bàn vẫn trơ trơ bất động. Người chủ nhà thốt lên: “Từ trước tới nay, chưa có vụ nào bàn không quay. Các bác là nhóm đầu tiên đọc "thần chú" mà bàn không chịu nghe lời".
Sau khi tổng kết, đánh giá các thí nghiệm, ông Khanh phát biểu trước đông đảo các nhà khoa học và những người dân kéo đến chứng kiến:
“Khi tay người chơi không tiếp xúc với mặt bàn, mà phải gián tiếp thông qua quả cầu, thì người chơi chỉ có thể tác dụng lực vuông góc với mặt bàn (mà phương này thì không gây ra mô-men quay cho bàn).
Quan sát kỹ các lần làm thí nghiệm, thấy rõ người chơi dù vô tình hay cố ý đẩy tay đi thì quả cầu lập tức lăn ngay, không truyền lực đẩy ngang xuống bàn được nữa. Phương pháp này đã triệt tiêu ma sát tạo mô-men quay và làm cho bàn hết "phép lạ".
Như vậy, có thể khẳng định không hề có tác động của lực từ trường, lực sinh học, điện từ trường hay lực lượng tâm linh siêu hình nào đó như mọi người vẫn từng nghĩ. Bàn chỉ quay khi có lực cơ học do tay người chơi đặt trực tiếp vào mặt bàn tạo mômen quay. Nếu lực này bị khử mất do quả cầu lăn thì bàn không thể quay được nữa”.
Ông Vũ Thế Khanh đã làm sáng tỏ sự thật về chiếc bàn quay |
Nhưng lực cơ học gây ra mô-men quay do đâu mà có? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học cũng như những người chứng kiến hoặc đã khảo nghiệm đều muốn có câu trả lời.
Ông Khanh nói rõ: “Khi người chơi đặt tay trực tiếp lên mặt bàn, liên tục đọc khẩu lệnh cho bàn quay, thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị, dần dần bị rơi vào ảo giác: hình như đang có lực vô hình nào đó làm cho bàn quay, và cảm thấy bàn "chuẩn bị quay", nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay quy ước trong đầu.
Khi nương theo, vô tình hay hữu ý đã gia tăng lực vào mặt bàn. Cứ như vậy bàn sẽ quay càng lúc càng nhanh hơn. Đấy là chưa kể đến trường hợp trong số đó có một người cố tình đẩy cho bàn quay. Quá trình dừng bàn lại cũng theo nguyên tắc ấy để phát sinh tâm lý tương ứng.
Như vậy, thực chất của hiện tượng "bàn quay" là do tay người chơi đã tác động lực cơ học vào mặt bàn tạo mô-men quay. Người chơi cũng vô tình không hề nghĩ rằng chính mình bị tự kỷ ám thị, đã tưởng tượng ra bàn đang quay (hoặc sắp quay), nên đã gia tăng lực vào khiến bàn quay nhanh hơn".
Theo ông Khanh, những người tập thiền, luyện yoga, hiểu biết về lĩnh vực thôi miên đều hiểu rất rõ hiện tượng tự kỷ ám thị.
Như vậy, câu hỏi tồn tại hàng thế kỷ nay về chiếc bàn quay đã được nhà khoa học Vũ Thế Khanh làm sáng tỏ bằng một thí nghiệm hết sức đơn giản.
Thông Tuệ
Nguồn: http://vn.news.yahoo.com/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%E1%BA%ADt-t%E1%BA%A9y-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt-nh%E1%BB%AFng-chi%E1%BA%BFc-b%C3%A0n-233217695.html
------
KHỒNG LẠT CÓ BÀN XOAY MÀ Ở QUẢNG NAM CŨNG CÓ 1 CHIẾC BÀN NHƯ VẬY:
Chiếc bàn cổ thần kỳ tự xoay 200 năm tuổi
(Theo VnExpress.net) - Đến đất Tam Thành (Phú Ninh, Quảng Nam) hỏi lão nghệ nhân có tay nghề tài hoa làm ra những chiếc bàn gỗ có "công năng" kỳ lạ, ai cũng biết là ông Đinh Thẩm (93 tuổi), nghệ nhân duy nhất của làng mộc Văn Hà chế tác được bàn xoay.
Trong ngôi nhà rường cổ, lão nghệ nhân tai đã nghễnh ngãng, song kể chuyện rất hóm hỉnh. Nghe hỏi về việc mới phục chế thành công chiếc bàn gỗ cổ tự xoay, ông Thẩm cười móm mém, rồi thủng thỉnh: "Mới chi mà mới? Tính ra cũng đã 2 năm có dư rồi. Hồi đó, mấy anh làm văn hóa tỉnh chở lên cho tui coi hai chiếc bàn gỗ mặt tròn đã bị hư, đường nét chạm khắc khá tinh xảo đúng là đồ mộc của người làng Văn Hà đóng xưa kia nên tui nhận lời. Sửa sao cho đặt tay lên mặt bàn thì mặt bàn tự xoay tròn. Sửa xong, dưới tỉnh cho ôtô lên chở đi triển lãm".
Theo ông Thẩm, ở làng Văn Hà từ xưa thợ mộc đã biết đóng bàn gỗ tự xoay. Nhưng theo thời gian, những chiếc bàn cũng dần dần biến mất, người làm được loại bàn này lần lượt theo nhau về với trời, đất. Giờ cả làng chỉ còn độc một cái bàn gỗ cổ, áng chừng đã hơn 200 năm để tại nhà ông Trần Ngọc Tuấn, "đệ tử ruột" của lão nghệ nhân Đinh Thẩm.
Ông Tuấn cho hay, chiếc bàn là bảo vật gia truyền từ đời các cụ Tổ của dòng tộc nên rất quý. Ông đặt chiếc bàn trên gác, ngay bên bàn thờ gia tiên và không bao giờ cho bất cứ người lạ nào đến xem bàn, chứ chưa nói đến chuyện sờ vào. May mà có "sư phụ" Đinh Thẩm nên ông Tuấn mới chịu phá lệ...
Ông Đinh Thẩm và khách cùng trải nghiệm với chiếc bàn cổ tự xoay tại nhà ông Tuấn. Ảnh: ANTG. |
Chiếc bàn cao chừng 80 cm, thân là trục gỗ tròn được tiện theo hình bình hoa, đáy bình gắn 3 chân lượn sóng tiếp đất; còn miệng bình là miếng gỗ vuông được gắn 12 trụ nhỏ tiện hình bình hoa. Và trên 12 trụ nhỏ này cũng là miếng gỗ hình vuông khớp nối khéo léo vào mặt bàn hình tròn, đường kính 70 cm, dày khoảng 2 cm...
Theo năm tháng, nước gỗ mặt bàn đã nhạt màu, Ông Tuấn cho hay, mặt bàn làm bằng gỗ mít vườn, song chân và thân bàn là gỗ chuồn. Nếu không có "công năng" đặc biệt, chiếc bàn này cũng giống mọi chiếc bàn khác, dù có được chạm trổ khéo léo và có tuổi hàng trăm năm...
Trước khi "thực nghiệm" làm cho chiếc bàn xoay, ông Tuấn yêu cầu mọi người tháo giày, bỏ dép ra rồi đứng sát vào bàn. Nếu úp bàn tay xuống mặt bàn, hướng tâm chú ý vào chiếc bàn thì nó sẽ tự quay theo chiều kim đồng hồ. Ngửa bàn tay, nó sẽ quay ngược lại.
Không khí trong nhà im phăng phắc, một phút... hai phút... ba phút trôi qua... dưới mặt bàn, chỗ khớp nhau giữa miếng gỗ hình vuông nằm trên 12 trụ tiện nhỏ dáng bình hoa, phát ra âm thanh rắc... rắc.... Và mặt bàn rùng rùng chuyển động tròn và tốc độ mỗi lúc tăng lên. Khi mọi người đã bỏ hẳn tay ra, theo quán tính, mặt bàn vẫn xoay một lúc rồi mới dừng hẳn.
Khi mọi người cùng đặt ngửa bàn tay xuống mặt bàn, chưa tới 3 phút, lại nghe tiếng rắc... rắc... dưới gầm bàn, rồi mặt bàn đột nhiên "trở mình" rùng rùng quay ngược chiều kim đồng hồ... Nhóm khách ngạc nhiên mò mẫm từng góc cạnh chiếc bàn, cố tìm bằng được "bí mật" ẩn giấu nào đó bên trong nhưng tuyệt nhiên không có gì đặc biệt cả. Chiếc bàn được làm hoàn toàn bằng gỗ, khớp nối cũng rất đơn giản, không có mảnh nhỏ kim loại nào...
Để thuyết phục hơn, ông Tuấn cho một người khách vào thực nghiệm. Với những động tác úp, ngửa bàn tay, mặt bàn vẫn quay ngược, quay xuôi nhưng tốc độ quay giảm đi... Theo lời chủ nhân chiếc bàn, ông là con trai trưởng nên mới được cất giữ vật gia bảo này và chỉ dùng vào dịp nhà có đám giỗ, đám chạp. Rất nhiều người hay tin, tới gặp ông để hỏi mua chiếc bàn với giá cao; trong đó một "đại gia" ở TP HCM ra ngã giá gần 200 triệu đồng nhưng ông Tuấn không bán...
Chiếc bàn nhìn rất đơn giản nhưng phải chế tác theo một kỹ thuật, bí quyết rất riêng của người thợ Văn Hà mới có "công năng" đặc biệt để tự xoay tới, xoay lui. Ảnh: ANTG. |
Theo lời lão nghệ nhân Đinh Thẩm, cùng với làng mộc Kim Bồng (Hội An), làng mộc Văn Hà là một trong những làng nghề cổ xưa nhất ở Quảng Nam. Thuở nhỏ, ông từng nghe ông cố kể rằng, vị Tổ nghề mộc Văn Hà có gốc Thanh - Nghệ - Tĩnh di cư vào lập làng từ thời Vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV).
Uống cạn bát nước chè xanh, lão nghệ nhân Đinh Thẩm trầm ngâm rằng, chưa tròn 17 tuổi ông đã nối nghiệp cha theo học nghề mộc từ những người thợ giỏi của Văn Hà. Nói về chiếc bàn gỗ tự xoay, ông Thẩm khẳng định, chỉ có thợ làng Văn Hà ngày xưa mới làm được. Bản thân ông cũng đã làm 4 - 5 chiếc bàn như thế.
"Ngày xưa chỉ có nhà giàu mới mua nổi chiếc bàn xoay của thợ mộc Văn Hà vì giá mỗi chiếc bàn cao lắm. Có những chiếc bàn giá tính bằng cả con trâu, hoặc mấy trăm ang lúa...", ông lão nheo mắt nhìn ra vườn cây xanh mát như hồi tưởng lại thời "hoàng kim" của người thợ mộc Văn Hà. Ông giải thích, lúc đầu thợ mộc Văn Hà chỉ nghĩ ra việc chế tác chiếc bàn tròn để dùng trong thờ cúng, về kỹ thuật, kích thước hầu như đều như nhau. Bàn được làm bằng gỗ mít, loại mít vườn lâu năm.
Bản thân lão nghệ nhân Đinh Thẩm cũng không biết rõ, ai là người đầu tiên chế tác được chiếc bàn xoay. Tuy nhiên, đã nhiều đời nay, khi muốn làm bàn xoay người thợ buộc phải chọn gỗ mít hàng trăm năm tuổi, có ròng (lõi) vàng rực, đem xẻ ra phơi phóng cho thật kỹ, thật khô mới đưa vào chế tác. Đặc biệt, phải chọn những tấm gỗ không bị sâu, không bị mắt, không nứt, không vặn thớ...
Đầu tiên, người thợ làm bộ chân bàn, có 3 chân lượn sóng đặt gắn với trụ chính đỡ mặt bàn theo thế chân kiềng. Quan trọng nhất vẫn là bộ trục có 12 trụ tiện hình bình hoa nhỏ gắn khớp với mặt bàn, buộc người thợ phải chế tác theo một kỹ thuật nhất định. Đây cũng là bí quyết rất riêng chỉ có người thợ Văn Hà mới biết và làm thành thạo. Còn mặt bàn hình tròn, gỗ có thể liền tấm, hoặc có thể ghép hai miếng với nhau, song tuyệt đối không được cong vênh.
Ông Thẩm kể rằng, năm 2010, khi Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam nhờ ông sửa chữa, phục chế lại hai chiếc bàn tròn tự xoay để mang đi hội chợ triển lãm sản phẩm độc đáo làng nghề truyền thống Quảng Nam, nhiều người đến với ý định đặt ông làm cho một chiếc bàn mới. Nhưng, bây giờ gỗ mít loại lớn rất hiếm, hơn nữa sức khỏe ông đã yếu, không thể một mình cưa xẻ, chạm khắc.
Rồi ông lão thở dài: "Làng mộc Văn Hà ngày nay đã mai một dần. Số người nắm được kỹ thuật, bí quyết nghề mộc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Làng cũng có chục hộ làm nghề mộc, nhưng bây giờ người ta phụ thuộc vào máy móc, hơn nữa chỉ làm những sản phẩm không cần tay nghề cao, không cần cầu kỳ, tinh xảo...".
Đầu năm 2012, ông được chính quyền huyện Phú Ninh mời truyền dạy nghề mộc truyền thống cho thanh thiếu niên. Lớp học của dự án có 10 người, song chỉ còn 4 người chịu khó học, nắm bắt được những kiến thức sơ đẳng... Điều này khiến lão nghệ nhân Đinh Thẩm khi nhắc tới nghề mộc làng Văn Hà là đôi mắt lại rưng rưng bởi có thể mai này những "bí quyết" chế tác độc đáo của tiền nhân làng nghề truyền thống này cũng sẽ không còn.
(An ninh Thế giới)
Nguồn: http://www.vienthammy.org/products/Chi%E1%BA%BFc-b%C3%A0n-c%E1%BB%95-th%E1%BA%A7n-k%E1%BB%B3-t%E1%BB%B1-xoay-200-n%C4%83m-tu%E1%BB%95i.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét