Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

OMG - Báo động đỏ !


OGM - Báo động đỏ !

 
OGM - Thực phẩm biến đổi gène đang gây chuyện động trời tại châu Âu. Các tác hại của nó đã được giới khoa học chứng minh bằng nghiên cứu và thực nghiệm. Tuy nhiên những vấn đề quanh nó còn phải "để ý" đến chuyện gì nữa ? Xin mời xem lá thư có nhiều thông tin rất đáng phải nghĩ ngợi của Tiến sĩ Tô Văn Trường gửi bạn bè của ông khi đề cập đến vấn đề trên - là câu chuyện xung quanh OGM -, nó không chừng gây cho Việt Nam mình khối điều hại khác nữa ngoài cái hại - tất nhiên rồi - của thực phẩm biến đổi gène...?! Việt Nam mình nó thế mà!

Vệ Nhi
 
 
-----


Ngày 19/09/2012, theo AFP, một kết quả nghiên cứu về tác hại của thực phẩm biến đổi gen (OGM) đối với chuột thực nghiệm, vừa được công bố, gây chấn động công luận. Pháp và Châu Âu tuyên bố sẽ thẩm định kết quả này và, nếu tác hại là thực, sẽ nhanh chóng có biện pháp thích đáng. Cho đến nay, đây là nghiên cứu khoa học đầu tiên cho thấy tính độc hại của thực phẩm OGM. (Mời xem toàn bộ thông tin ở phần kèm theo dưới đây).  
 
 
                               Trên một cánh đồng ngô biến đổi gene ở Việt Nam

 
Tôi tham vấn chuyên gia am hiểu vấn đề biến đổi gene cho rằng đây là kết quả nghiên cứu của đại học Caen, phải có kết quả chắc chắn thì các nhà khoa học này mới dám công bố. Tuy nhiên, phe đối lập sẽ lại ra sức phản bác vì họ có tiền và có thế lực. Giống như giáo sư Puztai, mấy ông này sẽ bị đánh cho te tua mất thôi. Mặc dù ở VN còn nhiều ý kiến khác nhau về GMC, nhà khoa học (GS Long) tuy không phản đối GMC nhưng ông nhấn mạnh cần có cách tiếp cận phù hợp trong đó chia ra 3 mảng khác biệt để có cách ứng xử phù hợp, đó là:

1) Mảng nghiên cứu KH thì phải đầu tư tới nơi, tới chốn để nghiên cứu cho được các giống GMC phù hợp và chủ động về giống;

2) Mảng sản xuất thì trước mắt chưa nên cho sản xuất đại trà vì VN cũng đang có nhiều giống có tiềm năng về năng suất cũng như các đặc điểm sinh học rất tốt, lại phù hợp với điều kiện của VN . Vậy thì trước mắt hãy cứ khai thác cho hết điểm tốt của các giống này đi đã;

3) Mảng thứ ba là tiêu dùng GMC: cần phải dán nhãn để mọi người có quyền lựa chọn, tuy nhiên nhiều người vẫn cố tình không hiểu.

Theo tôi biết hồi tháng 8 có 3 cuộc hội thảo về GMC trong đó 2 cuộc do Mỹ tài trợ, 1 cuộc do NGO tổ chức. 2 cuộc do Mỹ tài trợ khi các NGO đăng ký tham gia, người của sứ quán Mỹ bảo "chỉ được dự, không được phát biểu quá đáng". Cuộc hội thảo do NGO tổ chức có mấy người từ Mỹ và Ấn Độ sang thì Bộ Nông nghiệp cũng hạn chế người tham dự. Đã thế, nhưng người ta cứ rao giảng luôn miệng nói hãy cứ để nông dân quyết định và hãy là người tiêu dùng thông thái. Làm sao nông dân quyết định và làm sao người tiêu dùng thông thái được khi vây quanh họ là những thông tin bị bóp méo hoặc bị bưng bít thông tin?

Người ta còn đang bày ra đề án PPP nữa, thật lớn để tiêu tiền, liệu có lại rước mấy anh FDI vào để rồi lại cướp hết công sức của nông dân?

Mong các chuyên gia nông nghiệp chuyên sâu về biến đổi gene nghiên cứu và có tiếng nói độc lập theo góc nhìn của mình để rộng đường công luận.
 

Tô Văn Trường
 

-----  

 

Mời đọc bài viết:


Nghiên cứu chấn động : OGM gây u bướu và giảm thọ


 

 

Hôm qua, 19/09/2012, theo AFP, một kết quả nghiên cứu về tác hại của thực phẩm biến đổi gen (OGM) đối với chuột thực nghiệm, vừa được công bố, gây chấn động công luận. Pháp và Châu Âu tuyên bố sẽ thẩm định kết quả này và, nếu tác hại là thực, sẽ nhanh chóng có biện pháp thích đáng. Cho đến nay, đây là nghiên cứu khoa học đầu tiên cho thấy tính độc hại của thực phẩm OGM.
 
 
 
Dòng chữ: Ai biết được thực sự tác hại (nguyên văn: "hậu quả") của OGM là thế nào?


Một nhóm chuyên gia, do giáo sư Gilles-Eric Séralini (Đai học Caen) lãnh đạo, đã tiến hành trong vòng 2 năm liền một cách bí mật, một nghiên cứu về tác động của ngô OGM NK 603 (là sản phẩm của hãng Monsanto được nhập vào Châu Âu) và thuốc diệt cỏ Roundup lên chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy : Nhóm chuột ăn ngô biến đổi gen có tỷ lệ bị u, bướu cao gấp khoảng 2,5 lần và tỷ lệ tử vong cũng cao gấp khoảng 2,5 lần so với nhóm đối chứng ăn ngô thường.

Chi phí cho nghiên cứu kể trên của Đại học Caen là hơn 3 triệu euro. Khoản tiền này do hai quỹCeresFondation Charles Leopold Meyer vì tiến bộ của con người đài thọ và do Hội đồng Nghiên cứu và thông tin độc lập về công nghệ di truyền(CRIIGEN) quản lý. Ngày 26/09 tới, một bộ phim về nghiên cứu đặc biệt này, mang tên «Tous cobayes », sẽ ra mắt công chúng, cùng với một cuốn sách do NXB Flammarion phát hành.
 

Châu Âu yêu cầu cơ quan hữu trách khẩn trương thẩm định
 

Ngay sau khi kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học « Food and Chemical Toxicology» hôm qua, Bruxelles đã lập tức yêu cầu EFSA (Cơ quan Châu Âu về an toàn thực phẩm) xem xét hồ sơ này và hứa hẹn sẽ sớm có các biện pháp. Ngay hôm qua, Ủy ban Châu Âu đã tuyên bố ngưng xem xét yêu cầu gia hạn nhập khẩu hạt giống ngô OGM MON 810, trong khi chờ đợi ý kiến của EFSA về vấn đề này. MON 810 là một trong hai giống OGM duy nhất mà Châu Âu cho phép cho đến nay.
 

Nghiên cứu của đại học Caen, nếu được EFSA công nhận, sẽ lật ngược lại quan niệm cho rằng ngô OGM là vô hại. Đây là luận điểm mà cơ quan này và Ủy ban Châu Âu vẫn dùng để biện bạch cho việc cấp phép cho việc trồng một số cây biến đổi và nhập khẩu các thực phẩm có chứa OGM.
 

Nghiên cứu kéo dài hai năm kể trên là một trường hợp hy hữu, vì cho đến nay, theo quy định của Châu Âu, các nghiên cứu chứng minh tính vô hại của OGM đối với sức khỏe, chỉ được tiến hành trong thời gian tối đa là 90 ngày.
 

Tập đoàn Monsanto cho rằng, còn quá sớm để nói về nghiên cứu của Pháp vừa công bố. Bên cạnh đó, một hiệp hội chuyên gia ủng hộ OGM thì khẳng định, cho đến nay, rất nhiều nghiên cứu đều cho thấy thực phẩm OGM vô hại.
 
 
 

Ủy ban Công nghệ Sinh học Pháp (HCB), được chính phủ Pháp yêu cầu, cam kết sẽ cung cấp một "phân tích sâu" về vấn đề này, đồng thời kêu gọi thận trọng trước việc tuyên truyền thái quá. Giáo sư Jean-Christophe Pagès, chủ tịch Hội đồng khoa học của HCB phẫn nộ lên án việc sử dụng các bức ảnh chuột bị u bướu vì mục đích tuyên truyền. +Trả lời họp báo tại Quốc hội Châu Âu ở Bruxelles, giáo sư Séralini tuyên bố, không chấp nhận thẩm quyền của EFSA -Cơ quan Châu Âu về an toàn thực phẩm. Ông khẳng định : Một cơ quan đã từng cho phép nhập giống ngô OGM NK 603, thì không thể nào đóng vai trò thẩm định nghiên cứu về chính giống ngô này, vì ở đây có «một xung đột lợi ích ». Sự mập mờ trong quan hệ giữa nhiều thành viên củaCơ quan Châu Âu về an toàn thực phẩm và các nhà khoa học với các tập đoàn công nghiệp thực phẩm là điều đã từng bị công luận chỉ trích.
 

Pháp yêu cầu Châu Âu làm sáng tỏ thủ tục pháp lý đối với OGM
 

Về phần mình, chính phủ Pháp tuyên bố sẵn sàng yêu cầu Châu Âu ngưng khẩn cấp việc nhập thực phẩm có chứa ngô NK 603, nếu nhưCơ quan An toàn Thực phẩm của Pháp – ANSES – khẳng định nghiên cứu của giáo sư Séralini.
 

Trả lời AFP hôm qua, bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Stéphane Le Foll yêu cầu Châu Âu phải làm sáng tỏ các thủ tục pháp lý đối với các cây trồng biến đổi gen, dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học. Theo nghị sĩ Pháp Philippe Martin, lâu nay Châu Âu thường xuyên bác bỏ các đòi hỏi của Pháp về OGM với luận điểm « không có bằng chứng khoa học về tính chất nguy hiểm của OGM ». Vào năm 2008, chính phủ Pháp đã từng kiến nghị Châu Âu không cho phép trồng trên diện rộng giống ngô MON 810. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị Tòa án Châu Âu bác bỏ. Cho đến nay, Cơ quan Châu Âu về an toàn thực phẩm (cơ quan phụ trách việc cấp giấy phép) – vẫn dựa trên một số kết quả nghiên cứu chứng minh tính vô hại của ngô OGM, trong đó có các nghiên cứu do chính hãng Monsanto đề nghị.

 
Hiện tại, Châu Âu dù có rất ít cây trồng OGM, nhưng đậu tương Hoa Kỳ, mà phần lớn là đậu tương OGM chiếm từ 25-30% trong thức ăn cho chăn nuôi của Châu Âu.

Nhân dịp nghiên cứu về OGM gây sốc vừa được công bố, một số nhà chính trị đặt lại nghi vấn về những cản trở ghê gớm đối với các nghiên cứu khoa học độc lập về tác động của OGM từ lâu nay. Các nhà chính trị Pháp thuộc đảng Xanh (EELV) thì yêu cầu đình chỉ việc nhập khẩu tất cả mặt hàng có chứa thực phẩm biến đổi gen.

 

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...