Câu chuyện về dân trí
Cây bút Nguyễn Quang Dy mới gửi cho mình một bài viết khá độc
đáo. Anh đặt vấn đề Dân trí theo cái nghĩa cũng là thông thường thôi, phải “nâng
cao dân trí”.
Thế như dân nói lâu nay, vậy còn có phải nâng cao Quan trí
hay không? Chứ cứ thấy xã hội “xuống cấp” liên tục, là ta đổ lỗi hết mọi điều cho
dân trí thấp thì liệu như vậy có đúng và công bình không?
Mình chia sẻ với nhận xét đó của anh, và xin post toàn văn bài viết lên đây để mọi người cùng chia sẻ. Ngoài bản tiếng Việt, tự anh viết lại thành Anh ngữ mình cũng post dưới đây để bạn bè cùng tham khảo.
Vệ Nhi
-----
Lại bàn về dân trí
Nguyễn Quang Dy *
Người ta nói dân trí là yếu tố sống còn đối với vận mệnh của một quốc gia. Nhưng hiểu về dân
trí như thế nào thì chắc vẫn còn tranh cãi. Có người cho rằng dân trí ở Viêt Nam cao, trong khi
“quan trí” lại thấp, cần phải nâng cao. Nhưng từ xưa đến nay (từ thời cụ Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh), người ta thường kêu gọi “nâng cao dân trí”. Có lẽ người ta muốn đề cập đến cùng
một vấn đề. Nói cách khác, “dân nào thì quan nấy”.
Hãy điểm qua 10 hình ảnh hài hước và độc đáo “chỉ có tại Việt Nam” để xem dân trí đang ở đâu,
và vì sao có thể (hay không thể) thay đổi được. (Tất nhiên các bạn có thể bổ xung thêm). Tuy
hình ảnh chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, nhưng nó là một tiêu chí quan trọng. Những người
cầm quyền hay nói “lấy dân làm gốc”, vậy làm thế nào thay đổi được cái ngọn bị sâu bệnh, nếu
cái gốc cũng yếu kém và khó thay đổi?
1. Cái cột điện
Bill Gates hay khách quốc tế nào đến Việt Nan đều ấn tượng bởi “cái cột điện” như một hình ảnh
độc đáo khó quên. Đó là một đống dây điện lằng nhằng cuộn vào nhau như cái mạng nhện khổng
lồ, tạo thành một tác phẩm nghệ thuật đường phố mà không một nghệ sĩ sắp đặt nào có thể làm
nổi. Tác phẩm này có mặt khắp nơi, từ các đường phố lớn sang trọng đến các ngõ hẻm tồi tàn.
Không biết nó xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã tồn tại qua thời gian như một phần của nền văn
minh đô thị (theo “định hướng XHCN”). Có người nói đó là hình ảnh của Hà Nội, những người
khác thì cho rằng đó là hình ảnh của EVN (tập đoàn điện lực VN). EVN vừa được hưởng ngân
sách, vừa độc quyền tăng giá điện tùy ý (như một nhóm lợi ích) mà chẳng cần đầu tư vào hạ
tầng. Vậy tiền chạy đi đâu? Dù sao, cái tác phẩm nghệ thuật này (biểu tượng cho dân trí) đáng
được đưa vào “Guinness Book” về những kỷ lục tồi tệ nhất.
2. Cái loa phường
Có lẽ Bill Gates chưa có dịp thưởng thức cái loa phường để đánh giá. Nó dễ dàng đánh bại cái
cột điện để chiếm vị trí số một nếu xếp hạng. Nó cũng hiện diện khắp nơi, nhưng không câm
lặng như cái cột điện. Từ sáng sớm đến tối, nó oang oang lặp đi lặp lại mấy nội dung nhàm chán.
Ngay cả khi ta ngủ, hay sang tận Paris hoặc London, trong tai vẫn văng vẳng tiếng loa phường.
Thật khó lòng thoát khỏi nó, ngay cả trong tâm thức. Tại sao người ta bỏ được sổ gạo và tem
phiếu, mà lại không bỏ được cái loa phường điên rồ này? Có lẽ vì nó là công cụ kiểm soát văn
hóa tư tưởng, nên tồn tại cùng với chế độ. Chúng ta lớn lên với nó, quen thuộc và chấp nhận nó,
nên nó đã đi vào tiềm thức và dân trí, ngay cả khi ta sống cũng như chết. Có lẽ nhạc sỹ Văn Cao,
dù đã ở thế giới bên kia, cũng không thể quên được cái thứ “khủng bố mềm” bằng âm thanh này
(như có người đặt tên). Tác giả của bài Quốc Ca đã phải chịu đựng cái loa phường chõ vào căn
phòng mình như để tra tấn trong suốt cuộc đời còn lại, cho đến khi nhắm mắt.
3. Giao thông nguy hiểm
Đối với những người nước ngoài nào mới đến Việt Nam lần đầu thì có lẽ điều đáng sợ nhất trong
đời là phải vượt qua đường phố, nơi xe cộ đi lại hỗn loạn, không ai tránh ai. Nó giống như cảnh
bạo lực chỉ thấy trong phim hành động. Nó còn nguy hiểm hơn cả cái cột điện và cái loa phường.
Huffington Post coi giao thông ở Việt Nam là “nơi nguy hiểm nhất”, còn CBS News thì ví giao
thông ở đây như “địa ngục”, và BBC cho rằng nó còn nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS. Bộ Y tế
VN thông báo trong 7 ngày nghỉ Tết năm 2015 có 246 người chết do tai nạn giao thông. Còn bộ
trưởng Giao thông VN gọi đó là “quốc nạn” vì mỗi năm có gần 12.000 người chết và 9.300
người bị thương, có thể so sánh với con số thương vong do thảm họa sóng thần ở Nhật Bản.
Nhưng đối với những người Việt đã quen với chiến tranh và bạo lực thì giao thông hỗn loạn và
tắc đường là một phần của đời thường và dân trí. Người ta còn đùa “Hà Nội không vội được
đâu!” Hình như người Việt có khiếu hài hước đặc biệt, thích đùa với cả tính mạng của mình. Có
người còn lập luận tại sao lại phải sợ chết khi hàng ngày ta vẫn “sống trong sợ hãi” như trong
phim “thập diện mai phục”.
4. Đường phố ngập lụt
Khi mùa mưa đến, những đường phố lớn ở Hà Nội có thể biến thành những dòng sông nhỏ. Bạn
không cần mất công đến tận Venice để thưởng ngoạn cảnh này. Chỉ cần sắm cho mình một cái
thuyền nhỏ, thay vì cái xe máy vô tích sự trong nước lụt. Năm này qua năm khác, người Hà Nội
nơm nớp vừa lo “mất nước” vừa lo “ngập lụt’, mà cả hai đều cùng một nguyên nhân. Nghe nói
đã có những khoản kinh phí lớn của các nhà tài trợ quốc tế và ngân sách quốc gia đầu tư để cải
tạo hệ thống cấp thoát nước Hà Nội. Nhưng các khoản tiền này đã trôi theo dòng nước cống ra
sông ra biển (hoặc chui vào túi ai đó). Ách tắc không phải chỉ có giao thông, cấp thoát nước, hay
hệ thống hành hành chính công, mà trên hết là ý thức hệ và dân trí. Vì vậy, muốn tháo gỡ ách tắc
ngoài đường, phải tháo gỡ ách tắc trong đầu con người trước.
5. Đái đường & vứt rác
Tuy nhiên, chúng ta có một thói quen rất thông thoáng, đó là đái đường và vứt rác. Bạn có thể
thấy cái biển “cấm đái bậy” khắp mọi nơi, nhưng nó không ngăn được người dân đái bậy. Người
ta đái bậy và vứt rác khắp nơi, từ những góc phố cổ quanh Hồ Hoàn Kiếm, đến con đường đê
dọc sông Hồng nơi có những bức tranh gốm hiện đại. Phải chăng dân ta uống nhiều bia hơi, nên
đái nhiều hơn người khác? Phải chăng họ lâu nay phải “sống trong sợ hãi” nên hay vãi đái? Phải
chăng đái bậy đã trở thành một phong cách sống? Hay chỉ vì họ không có đủ toilet? Dù đây có
phải là một vấn đề quan trọng cần “tái cấu trúc” hay không, dù các “sở ban ngành” (như giao
thông công chính hay văn hóa tư tưởng) đã làm được những gì, thì đái bậy và vứt rác vẫn đang
hiện hữu như một hình ảnh “đặc thù” của văn hóa và dân trí VN.
6. Ném đá & chửi đổng
Không phải chỉ có đái bậy, mà hình như người Việt còn thích văn hóa ném đá và chửi đổng, đặc
biệt là gần đây trên internet và thế giới mạng. Nhiều người cũng rất mê internet và truyền thông
kỹ thuật số nhưng rất ngại tham gia thế giới mạng, chỉ vì vấn đề này. Trên đó hoàn toàn tự do, kể
cả ném đá. Không có luật lệ nào cả. Đó là bản chất của thế giới mạng. Có lẽ vì vậy mà tốc độ
phát triển internet và Facebook ở Viet Nam vào loại nhanh nhất thế giới, thậm chí có hại cho dân
trí. Có mấy nguyên nhân chính. Người Việt vốn có truyền thống hay chửi nhau và cãi nhau
(không ai chịu ai). Do bị kiểm duyệt quá nhiều và quá lâu nên họ không có thói quen tự do ngôn
luận (một cách có văn hóa). Nay internet và truyền thông kỹ thuật số đã mở ra một xa lộ thông
tin mới cho tự do ngôn luận (mà không bị kiểm duyệt). Vì vậy, nó giống như “tháo cống” cho
mọi thứ, kể cả gia bảo và rác rưởi, đều bị phơi bày.
7. Học vẹt
Không có vấn đề nào bị công chúng phê phán nhiều như giáo dục. Nhưng càng cải cách, chất
lượng giáo dục càng tụt hậu. Tại sao? Các chuyên gia nói là do học vẹt, làm triệt tiêu năng lực
sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh. Giáo dục tụt hậu như vậy làm sao dân trí cao được?
Human Development Indicators xếp Việt Nam đứng thứ 121/187, tức là dưới trung bình. Không
có một trường đại học nào của VN được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có
chất lượng. International Property Rights Index xếp Việt Nam đứng thứ 108/130, tính theo giá trị
trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ. Giáo dục bị tụt hậu thê thảm như vậy mà vẫn có nhân tài xuất hiện
(như Ngô Bảo Châu). Đất nước bị tàn phá kinh người như vậy, thế mà vẫn còn cảnh đẹp (như
hang Sơn Đòng). Nhưng Ngô Bảo Châu không phải là sản phẩm của giáo dục VN và Sơn Đòng
không phải là sản phẩm của du lịch VN. Nếu tiếp tục định hướng XHCN như cũ thì đa số nhân
tài chắc sẽ bỏ đất nước và đa số khách du lịch chắc sẽ không quay lại VN.
8. Lễ hội quá nhiều
Gần đây có quá nhiều lễ hội ở Việt Nam, cũng như những hình ảnh phản cảm thiếu văn hóa và
thậm chí đầy bạo lực trong các hoạt động này. Đây là hệ quả của căn bệnh “cờ đèn kèn trống”.
Nó phản ánh tâm thức bất an của những người hơi bị cuồng tín và quá khích, cố giành bằng được
một vài biểu tượng văn hóa nào đó, mà không biết đó là dân trí thấp. Điều này có thể bị những kẻ
bất lương và tham nhũng trong chính quyền lợi dụng để “đục nươc béo cò”. Có rất nhiều kinh
phí để chi cho những lễ hội tốn kém như vậy, và có nhiều đền chùa cổ kính vô giá đã bị phá bỏ
để biến thành những “công trình văn hóa” mới toanh chẳng có giá trị gì về lịch sử. Có thể gọi
đây là nạn tham nhũng về văn hóa.
9. Xây để phá
Gần đây, ai đi qua đường Bưởi ở Hà Nội đều nhìn thấy một quang cảnh như thời chiến tranh (sau
một trận ném bom), nhà cửa dọc phố bị phá hủy (để làm đường). Nó lặp lại hình ảnh nhiều năm
về trước khi nhà cửa dọc đường đê Yên Phụ (đông bắc Hà Nội) bị phá hủy (để bảo vệ đê), nghe
nói gây tổn thất trên 10 triệu USD, và làm cho cuộc sống nhiều gia đình điêu đứng. Trong thời
chiến thì những việc này có thể hiểu được, nhưng thật khó hiểu tại sao hòa bình đã 40 năm rồi
mà tư duy thời chiến vẫn không hề thay đổi. Quy hoạch đô thị kiểu gì mà cứ cho xây rồi lại phá?
Hàng năm, Hà Nội vẫn đào vỉa hè và đường lên để lát lại và sửa đường ống, chẳng ai phối hợp
với ai, vừa tốn kém vừa bất ổn cho giao thông và cuộc sống con người. Căn bệnh này đã lây lan
tới thành phố Hồ Chí Minh, với những “lô cốt” mọc lên trên đường phố. Hình như người Việt
thích xây để phá, chứ không phải để tồn tại. Kiểu dân trí lạ lùng này (theo “định hướng XHCN”)
có thể biến “nền văn minh Sông Hồng” thành “nền văn minh Sông Tô Lịch” (một con sông nhỏ
tại Hà Nội đã bị chết vì ô nhiễm nặng nề).
10. Đốn hạ cây xanh
Trong khi các vấn đề nan giải trên đây vẫn còn đó, thì gần đây Hà Nội đã có một quyết định “rất
táo bạo” là chặt bỏ 6700 cây xanh đã tồn tại hàng thế kỷ nay như “lá phổi” của thành phố và là
hình ảnh hấp dẫn của Hà Nội. Cái quyết định ngu xuẩn và quái gở này đã vấp phải một làn sóng
phản kháng của dư luận, buộc lãnh đạo thành phố phải nghĩ lại và nhân nhượng (sau khi vài trăm
cây xanh đã bị giết oan). Cực đoan và bạo lực không chỉ đe dọa con người, mà còn đe dọa thiên
nhiên và môi trường sống. Hình ảnh phản cảm về Hà Nội chặt hạ cây xanh vô tội đã lan truyền
khắp thế giới qua internet, trong khi bảo vệ môi trường để đối phó với thay đổi khí hậu đang trở
thành vấn đề sống còn của loài người. Chẳng lẽ Hà Nội muốn quay về thời kỳ đồ đá, bằng cách
phá hủy nốt những gì chiến tranh chưa kịp phá hủy?
Thay cho lời kết
Không biết sau khi Hà Nội quyết định chặt 6700 cây xanh sẽ là sự kiện gì khác tiếp theo, nhưng
vụ bê bối này đã đem lại một số bài học hữu ích. Một là, khi nào báo chí mạng “lề trái” và báo
chí “lề phải” cùng vào cuộc, phản ánh đồng thuận xã hội cao hơn, thì tiếng nói sẽ mạnh hơn. Hai
là, khi nào dư luận trong nước và quốc tế cùng lên tiếng, thì sức ép sẽ hiệu quả hơn. Ba là, khi
nào chính quyền bị động, lúng túng đối phó với dân trí cao hơn, thì họ buộc phải lắng nghe và
nhân nhượng, dù chỉ để gỡ thể diện. Tuy nhiên, chừng nào não trạng cực đoan và bạo lực còn
ngự trị xã hội, thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Nếu người dân không thoát khỏi nỗi sợ hãi, không
nâng cao dân trí và năng lực, buộc chính quyền phải lắng nghe, thì sẽ không có gì thay đổi. Xét
cho cùng, dân trí là nền tảng của xã hội công dân và sự chấn hưng của một quốc gia.
N.Q.D.
Ngày cuối tháng 5/ 2015
* Nguyen Quang Dy is a Harvard Nieman fellow, 1993.
------------
Public wisdom revisited
People say public wisdom is a critical factor for the rise and fall of a nation. But how to
understand public wisdom is still debatable. Some say public wisdom in Vietnam is high while
“official wisdom” is low and should be raised. But so far (since the time of Mr Phan Bội Châu
and Phan Châu Trinh) people only talked about “raising public wisdom”. Perhaps, they referred
to the same issue. In other words, “like people, like government”.
Let’s review 10 funny and typical images “only found in Vietnam” to see where our public
wisdom is, and how it can (or cannot) be changed. (Of course, you can add more to this). While
the images are only the tip of the iceberg, it is an important indicator. Since government officials
often say “people are the foundation”, how can you change the rotten top if the foundation is also
weak and difficult to change?
1. The power poles
Bill Gates or any international visitor to Vietnam would be impressed by the “power pole” as a
typical and unforgettable image. It is a mess of entangled cables like a huge spider-web, making
a perfect street artwork that no installation artist could make. This artwork appears everywhere in
town, from large elegant avenues to small rundown alleys. We got no idea when it started, but it
has survived over time as part of our urban civilization (with “socialist orientation”). Some
people say it is the image of Hanoi, while others argue it is the image of EVN (Vietnam power
group). While getting the state budget cuts, EVN enjoys the monopoly to raise power prices at
will (as an interest group) yet investing very little in infrastructure. Where has the money gone
then? Anyway, this artwork (as a symbol of our public wisdom) should be included in the
“Guinness Book” of worst records.
2. Public loud speakers
Perhaps, Bill Gates got no chance to enjoy the public loud speaker to appreciate it. It would
easily beat the power pole for the top ranking. It also appears everywhere, yet does not shut up
like the power pole. It would loudly repeat some boring stuff from early morning till night. Even
when you go to bed, or you go to Paris or London, it still echoes in your ears. There is no way to
escape it, even in our mind. Why could they abolish the rationing book and food stamps, but not
this crazy loud speaker? Perhaps, this is an instrument of ideological control which would
survive with the regime. We have grown up with it, got used to it and accepted it, as it has
entered our subconscious mind and public wisdom, whether we are alive or dead. Perhaps,
composer Van Cao, now in the other world, could not forget this “soft terror” by sound (as
someone puts it). The author of the National Anthem had to put up with the public loud speaker
directed at his apartment as if to torture him for the rest of his life, until he died.
3. Dangerous traffic
Foreigners who visit Vietnam for the first time would perhaps find crossing the streets as the
most dangerous game in life, where no drivers would give way in chaotic traffic. It looks like a
violent traffic scene you only see in an action film. It is even more dangerous than the power
pole and the public loud speaker. Huffington Post considers traffic in Vietnam as the “most
dangerous zone” while CBS News compares it with “hell”, and BBC says it is even more
dangerous than AIDS. The Ministry of Health reported during 7 days of 2015 Tet, 246 people
got killed by traffic accidents. The Minister of Transportation called this a national disaster
because every year, nearly 12.000 people were killed and 9.300 injured by traffic accidents,
comparable to the casualties of the tsunami in Japan. But, for those Vietnamese who got used to
war and violence, chaotic traffic jam is part of their normal life and wisdom. People like to joke
“you cannot hurry up in Hanoi”. The Vietnamese seem to have a special sense of humor and
enjoy playing with their own life. Some people even argue why we are scared of death when we
“live in fear” everyday as in the film “Flying Daggers”.
4. Flooded streets
When the rainy season arrives, large streets in Hanoi can become small rivers. You don’t have to
go all the way to Venice to enjoy this scene. All you have to do is buy a small sampan instead of
a motorbike being useless in flood water. Years after years, people in Hanoi live in fear of “no
water supply” and “flooding” both of which come from the same problem. It is reported that big
funding from international donors and state budget has been allocated to improve Hanoi’s water
supply and draining systems. But the funding has flown down the drain to the rivers and the sea
(or to someone’s pockets). Getting stuck is not only road traffic, water supply & draining system,
or public administration, but above all in our ideology and wisdom. Therefore, if you want to fix
the traffic jam, first you have to fix the logjam in human minds.
5. Street pissing & littering
However, there is something we are not getting stuck, that’s street pissing and littering. You can
see the popular sign “no pissing” everywhere, but this fails to stop people from street pissing.
They would piss and litter everywhere, from the old street corners around Hoan Kiem Lake to
the road along the Red river dyke with modern ceramic paintings. Is it because our people drink
too much tap beer and piss more than others? Is it because they have “lived in fear” for so long
and thus piss more often? Has street pissing become a lifestyle? Or is it simply because there are
not enough toilets? Whether this is something important to be “restructured”, or what the city
offices (of public works or ideology) have done, street pissing and littering still remain an
“exceptional” image of our public culture and wisdom.
6. Verbal attacking & cursing
Apart from street pissing, Vietnamese seem to enjoy the culture of verbal attacking and cursing,
especially on the internet and cyber world recently. Many people who love the internet and
digital media say they are reluctant to join the cyber world just because of this problem. It’s
totally free there, including verbal attacking. There is no code of conduct. That is the nature of
the cyber world. Perhaps, that is why Vietnam enjoys one of the fastest growth rates in the world
for internet and Facebook, even at the expense of public wisdom. There are a few key reasons.
Vietnamese used to enjoy a long tradition of cursing and quarrelling (without any compromise).
They have been censored so much for so long that they’ve got no habit for freedom of expression
(with civility). Now the internet and digital media have opened up a whole new information
superhighway for freedom of expression (without censorship). Therefore, it’s like opening a
flood gate for everything, including family treasure and garbage, to be displayed.
7. Rote learning
No issue has been publicly criticized as much as education. Yet, the more reforms the further
education quality falls behind. Why? Education experts blame it on rote learning which would
compromise the creativity and and independent thinking of students. How can public wisdom be
high if education falls behind? Human Development Indicators xếp ranked Việt Nam at 121/187,
meaning well below the average. No Vietnamese University is in the list of famous and quality
universities. Theo International Property Rights Index ranked Việt Nam at 108/130 in terms of
intellectual values, which means near at the bottom. While education has been falling behind so
badly, some talents still emerge (like Ngô Bảo Châu). While the country has been destroyed so
badly by both our enemy and ourselves) some beauty scenes still remain (like Sơn Đòng cave).
But, Ngô Bảo Châu is not the product of VN education and Sơn Đòng cave is not the product of
VN tourism. If the “Socialist orientation” continued unabaited, most of our talents would leave
the country and most of international tourists would not return to Vietnam.
8. Too many festivals
There are too many festivals in Vietnam recently, and repugnant images of uncivilized and even
violent expression during these activities. This is a result the “festive hoopla rituals” problem.
This reflects an insecure mindset of those who might be a bit fanatic and extreme in trying to
attain some cultural symbol status, without being aware it is poor public wisdom. It could be
taken advantage by indecent and corrupt people in government to “fish in troubled waters”. Lots
of budgets have been spent on costly festivals, and many century-old priceless temples and
pagodas have been destroyed and turned into brand-new “cultural buildings” having no historical
values. This might be called cultural corruption.
9. Build to destroy
Recently, anyone passing by Bưởi road in Hanoi would see a scene looking like war time
destruction (after a bombing raid), with homes along the street being destroyed (for a new road
project). It repeats what had happened to homes along Yên Phụ road (North-east Hanoi) many
years ago when they were destroyed (for dyke protection), reportedly costing over US$10
millions, and causing many families to suffer. While this was understandable during the war, it is
hard to understand why 40 years after, the war time mindset has not been changed. What kind of
urban planning when they build to destroy? Every year, Hanoi would dig up the sidewalks and
roads for re-pavement and fixing piping systems, without coordination, causing undue expenses
and insecurity for traffic and human life. This has spread to HCM City where “bunkers” have
sprung up along the streets. It seems Vietnamese enjoy building to destroy, not to last. This
unusual public wisdom (with “socialist orientation”) might turn “Red river civilization” into “To
Lich river civilization” (a small river in Hanoi now dead by heavy pollution).
10. Fell down the trees
While these insolvable problems remain unsolved, Hanoi recently made a “very bold” decision
to fell down 6700 trees which have survived a century or so as “the lungs” of this city and a
lovely image of Hanoi. This stupid and absurd decision has provoked a strong public reaction,
causing the government to think twice and back down (only after a few hundred trees have been
slaughtered). Extremism and violence as public threats have been directed not only at people but
also at nature and living environment. The repugnant images of Hanoi felling down innocent
trees have gone viral all over the world by the internet, while environmental protection to deal
with climate change is becoming a life and death issue of mankind. Is Hanoi trying to go back to
the Stone Age by destroying whatever the war had failed to destroy?
Instead of a conclusion
While we have no idea what is going to happen next following Hanoi’s decision to fell 6700
trees, this new scandal offers some useful lessons. First, when both the “fringe” online media and
the “mainstream” state media join the fight, reflecting a higher public consensus, the voice would
be stronger. Second, when both domestic and international public opinions join the fight, the
pressure would be more effective. Third, when the authorities are confused and passive in
dealing with higher pubic wisdom, they would be forced to listen and back down, even to save
face. However, as long as the extreme and violent state of mind still rules the day in society,
anything can happen. If people fail to free themselves from fear, to empower public wisdom and
capacity to make their voice heard by the authorities, there will be no change. After all, public
wisdom is the foundation of civil society and the restoration of a nation.
NQD. Last May Day, 2015.
(Nguyen Quang Dy is a Harvard Nieman fellow, 1993)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét