Ông Trần Quang Cơ suy tư biến cố cuộc đời và vận nước
Như Entry trước đã giới thiệu về "bài viết cuối cùng" của Thứ trưởng thứ nhất BNG Trần Quang Cơ. Trong nguyên bản có tên "Suy tư".
Dưới đây xin giới thiệu bài viết đó đăng ngày 2/7 trên Báo điện tử VietnamNet.
Vệ Nhi
-----
Ông Trần Quang Cơ suy tư biến cố cuộc đời và vận nước
Nhờ triển khai mạnh chính sách ngoại giao đa phương hóa - đa dạng hóa việc
kết bạn bè nên vị thế nước ta ở châu Á và cả trên thế giới lúc này đã tăng lên
rõ rệt, bạn bè quốc tế của ta đông hơn lúc nào hết. Đó là điểm sáng trong lúc
này.
LTS: Trong
bài viết trước, ông Nguyễn Vĩnh, Nguyên Vụ trưởng, Tổng biên tập báo Quốc
Tế, Bộ Ngoại giao kể lại khi còn sống, thứ trưởng Trần Quang Cơ đã viết ra những
điều “đã ngẫm nghĩ kỹ, đã cân nhắc suy tư của bản thân mình” và chuyển cho ông,
“coi như một điều tâm sự”. Dưới đây là nội dung trích lược của bài viết, với
thời gian được đề là “Tháng Chạp năm Canh Dần 2010”.
Những đêm ít ngủ, nằm nghĩ ngợi miên man, hết chuyện gần đến chuyện xa, từ vấn đề hẹp đến vấn đề rộng. Nghĩ về bản thân, về gia đình, rồi nghĩ về xã hội, đến hiện tình đối ngoại của nước mình. Tâm tư suy nghĩ đó là những suy tư cuối năm, và có lẽ cũng là những suy tư cuối đời của tôi…
Nghĩ về bản thân
Sang tháng sau, tôi đã bước vào tuổi 83 (tuổi ta gọi là 84). 83 năm thật là dài mà cũng thật là ngắn. Biết bao kỷ niệm tích tụ lại trong “83 x 365” ngày đó. Nhớ nhớ quên quên. Vui buồn lẫn lộn. Biết bao biến cố đã xảy ra trên thế giới, trong xã hội, trong gia đình cũng như với bản thân mình trong thời gian hơn tám thập kỷ đó…
Như có sự trùng hợp, vào những năm đầu đời và những năm cuối đời của tôi đều đã có những biến cố đau buồn xảy ra làm biến đổi cuộc đời tôi.
Hồi tôi mới 4, 5 tuổi, mẹ tôi rồi bố tôi kế tiếp nhau qua đời. Phút chốc tôi đã trở thành đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cuộc đời tôi tưởng như vô vọng, vì bố mẹ tôi khá đông con, 9 người cả trai lẫn gái, tôi lại là con út, mà gia đình tôi của ăn thì có, của để thì không. Nay bố mẹ chết đi, lấy gì để nuôi nhau. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, ba người anh lớn của tôi đã đứng ra gánh vác trọng trách đó. Anh cả tôi lúc đó mới 22 tuổi, anh thứ hai 18 tuổi, anh thứ ba 16 tuổi. Cứ như thế, tôi đã được các anh thay cha mẹ nuôi cho ăn học, khôn lớn lên thành người. Và Cách mạng tháng 8.1945 đã “đổi đời” cho tôi.
Còn biến cố cuối đời của tôi là vào giữa năm 1998, sau khi tôi vừa nghỉ hưu, một cơn đột quỵ do tai biến mạch máu não đã khiến tôi trở thành một kẻ tàn phế! Di chứng của tai biến mạch máu não 3, 4 năm gần đây càng phát triển theo hướng xấu đi nhanh chóng: từ chỗ tập tễnh đi lại bằng ba-toong, nay chân tay bên phải gần như bại liệt, rất khó cử động. Nhất là chân, từ đầu gối trở xuống, khiến cho việc đi lại, tự di chuyển khá vất vả.
Buồn nhất là tay phải không cầm nổi cây bút để viết. Khi ăn phải dùng thìa vì không cầm được đũa. Mắt mờ đi nhiều, thị lực chỉ còn 1/10, xem báo phải dùng kính “lúp”. Cố đọc một bài báo hay bằng kính lúp xong là mệt. Tóm lại, những việc rất đơn giản đối với một người già có sức khỏe bình thường thì với tôi lúc này lại rất khó khăn vất vả.
Tuy nhiên tôi cũng tự an ủi mình, dù sao bệnh này cũng chưa ảnh hưởng tới bộ phận não chỉ huy trí nhớ và tư duy vẫn còn hoạt động bình thường, tuy có bị ảnh hưởng đôi chút như nói năng, diễn đạt ý nghĩ của mình ra lời nói không còn mạch lạc, nhạy bén như trước nữa.
Điều quan trọng nhất là cuối cùng tôi vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan. Nói đúng ra là biết an phận, biết chấp nhận tình trạng tàn phế của bản thân lúc này một cách “biết điều”. Có những lúc trượt chân suýt ngã hay quên lãng một cái gì, phải lê chân đi lại vất vả, cũng chỉ bật cười một mình hay lẩm bẩm tự mắng mình. Ưa nghe nhạc nhẹ, êm êm trước khi ngủ. Tất nhiên vẫn không sao tránh khỏi có những phút nghĩ ngợi buồn phiền. Nhưng với tình trạng sức khỏe như hiện nay mà không bi quan ủ rũ thì cũng là tốt rồi.
Suy tư về xã hội
Quả thực tôi đang suy nghĩ nhiều về vấn đề công bằng xã hội, điều mà từ khi biết nghĩ tôi luôn cho là nhất thiết phải có trong một xã hội tốt đẹp. Tôi không hề nghĩ đến chuyện “cào bằng” tất cả, mà chỉ nghĩ rằng cái tốt phải thắng cái xấu, người giỏi phải giữ vị trí quan trọng hơn người dốt, người trung thực phải thắng kẻ cơ hội lừa lọc.
Tôi cũng không quá bận tâm đến những chuyện như “lâm tặc”, “cát tặc”, “đinh tặc”... Tôi cho rằng nhức nhối nhất trong xã hội ta hiện nay là “tặc” tham ô.
Trước đây, nước ta tuy có khó khăn nhiều bề, nhưng trong sạch. Ngày nay, tham nhũng đẻ ra tham nhũng. Tham nhũng bây giờ được xem như một cách “đầu tư” rất thịnh hành, vì thu lợi nhuận cao và nhanh nhất.
Do đó, khoảng cách giữa giàu - nghèo, giữa thành thị và nông thôn càng ngày càng lớn, xã hội càng bị phân hóa một cách nguy hiểm, những tệ nạn xã hội lan tràn hơn lúc nào hết.
Suy tư về tình hình đối ngoại của nước ta
Trước hết cần suy nghĩ xem nước ta hiện đang ở trong bối cảnh quốc tế ra sao, có những thuận lợi và khó khăn gì phải xử lý. Vấn đế này có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến Việt Nam, đến vận mệnh của đất nước, đến lợi ích chính đáng của dân tộc ta.
Tình hình thế giới lúc này đã chuyển biên khác thời kỳ mà tôi viết “Hồi ức và Suy nghĩ” vào cuối thế kỷ thứ 20. Sau khi Liên Xô tan vỡ, “trật tự thế giới 2 cực” không còn, Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất. Có một thời gian cục diện thế giới có hình thái “một siêu đa cường”. Do chính sách đối ngoại sai lầm của chính quyền Bush cha và Bush con, của Đảng Cộng hòa, rồi đến cuộc suy thoái toàn cầu khiến cho vị thế của Mỹ bị sa sút trông thấy. Về quân sự thì sa lầy ở Iraq, rồi Afghanistan, về kinh tế thì cuộc suy thoái toàn cầu làm cho chính quyền đảng Dân chủ mới lên của Barak Obama lao đao. Hơn thế nữa, Mỹ còn là đối tượng chính của các tổ chức Hồi giáo cực đoan.
Trong khi đó Trung Quốc nổi hẳn lên về kinh tế, đứng hàng thứ 2 thế giới, vượt Nhật và chỉ sau Mỹ. Nhờ đó, Trung Quốc đã tranh thủ tăng cường nhanh chóng về mặt quân sự, nhất là về hải quân. Tất nhiên tham vọng bành trướng Đại Hán cũng từ đó mà phát triển mạnh. Hiện nay Trung Quốc đã gần như ngang hàng với Mỹ trong vai trò quyết định nhiều vấn đề quan trọng của thế giới. Tôi cho rằng ý đồ của nhóm lãnh đạo ở Trung Nam Hải là muốn nhân cơ hội này, thừa thắng từng bước vươn lên thành siêu cường số 1 thế giới, vượt lên trên cả Mỹ, với ý đồ tạo lập ra một “trật tự thế giới mang màu sắc Trung Quốc”. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Trung Quốc chỉ có thể gây khó khăn cho Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, chứ trên các lĩnh vực khác khó có thể vượt Mỹ, nhất là về khoa học kỹ thuật.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc hết sức lắt léo. Đối với các cường quốc như Mỹ, Nhật, Liên minh Châu Âu, Nga, Ấn Độ, họ vừa hợp tác vừa kiềm chế. Như trong các vấn đề Triều Tiên, Iran, Iraq, Afghanistan, họ luôn có thái độ lững lờ nước đôi.
Với Nga cũng vậy, Trung Quốc và Nga hiện nay có vẻ ăn ý với nhau về việc ngăn Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt Iran về việc Iran tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng thực ra 2 nước này vẫn dè chừng nhau. Trong thế kỷ trước, cuộc tranh giành quyết liệt giữa Liên Xô và Trung Quốc về vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới, rồi đến các vụ xung đột biên giới Trung - Xô những năm 1960, cả hai đều không dễ quên đâu.
Tham vọng của Trung Quốc là làm chủ cả Biển Đông. Từ ngoài xa, họ xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ta. Đến gần, trong vịnh Bắc Bộ, họ ngang nhiên vạch ra vùng “lưỡi bò”, nói đó là thuộc lãnh hải Trung Quốc, nhất là từ phía Đông. Biển Đông là miếng mồi ngon mà trước mắt Trung Quốc đang muốn “ăn sống nuốt tươi” vì nhược điểm lớn của họ là rất thiếu nguồn nhiên liệu để phát triển. Mà thềm lục địa của Việt Nam trông ra Biển Đông lại rất dài và rất nhiều nguồn dầu khí chưa được khai thác.
Phía Nam, Trung Quốc đang đe dọa nguồn sống của dân ta ở toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng cách xây đập làm nhà máy thủy điện lớn, ngăn nguồn nước ngọt ngay từ thượng lưu sông này.
Còn ở Biển Đông, Trung Quốc hết sức chống việc quốc tế hóa vấn đề để ngăn không cho Mỹ vào. Họ cũng không muốn phải đối phó với 10 nước ASEAN. Trung Quốc khăng khăng phải đàm phán giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng đàm phán song phương vì tách từng từng chiếc đũa một thì dễ bẻ gẫy hơn. Vì vậy việc ta hợp tác với các nước và gắn bó chặt chẽ với các nước thành viên khác trong ASEAN là một bước đi cần thiết, đúng hướng.
Tuy nhiên tôi cho rằng rút cục chỉ có chính nhân dân ta mới thực sự giữ được nước ta thôi. Nhưng trên dưới phải một lòng, như thời Hội nghị Diên Hồng ngày xưa. Đảng phải dựa vào Dân, Dân vững lòng tin cậy vào Đảng thì dân tộc ta mới thực sự có sức mạnh để bảo vệ đất nước.
Trong thời chiến, quân sự là mặt trận chính để bảo vệ Tổ quốc. Còn trong thời bình như hiện nay thì thực sự ngoại giao phải là mặt trận hàng đầu có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân tộc. Vì chỉ trong bối cảnh hòa bình, ngoại giao mới sẵn đất dụng võ. Mục tiêu chính của ta thời gian này là Hòa bình để Phát triển. Nhờ triển khai mạnh chính sách ngoại giao đa phương hóa - đa dạng hóa việc kết bạn bè nên vị thế nước ta ở châu Á và cả trên thế giới lúc này đã tăng lên rõ rệt, bạn bè quốc tế của ta đông hơn lúc nào hết. Đó là điểm sáng trong lúc này.
Tháng Chạp năm Canh Dần 2010
Trần Quang Cơ
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/248072/ong-tran-quang-co-suy-tu-bien-co-cuoc-doi-va-van-nuoc.html
-----
ĐỌC THAM KHẢO
Nguyên văn bài viết có tên "Suy tư":
Những đêm ít ngủ, nằm nghĩ ngợi miên man, hết chuyện gần đến chuyện xa, từ vấn đề hẹp đến vấn đề rộng. Nghĩ về bản thân, về gia đình, rồi nghĩ về xã hội, đến hiện tình đối ngoại của nước mình. Tâm tư suy nghĩ đó là những suy tư cuối năm, và có lẽ cũng là những suy tư cuối đời của tôi…
Nghĩ về bản thân
Sang tháng sau, tôi đã bước vào tuổi 83 (tuổi ta gọi là 84). 83 năm thật là dài mà cũng thật là ngắn. Biết bao kỷ niệm tích tụ lại trong “83 x 365” ngày đó. Nhớ nhớ quên quên. Vui buồn lẫn lộn. Biết bao biến cố đã xảy ra trên thế giới, trong xã hội, trong gia đình cũng như với bản thân mình trong thời gian hơn tám thập kỷ đó…
Như có sự trùng hợp, vào những năm đầu đời và những năm cuối đời của tôi đều đã có những biến cố đau buồn xảy ra làm biến đổi cuộc đời tôi.
Hồi tôi mới 4, 5 tuổi, mẹ tôi rồi bố tôi kế tiếp nhau qua đời. Phút chốc tôi đã trở thành đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cuộc đời tôi tưởng như vô vọng, vì bố mẹ tôi khá đông con, 9 người cả trai lẫn gái, tôi lại là con út, mà gia đình tôi của ăn thì có, của để thì không. Nay bố mẹ chết đi, lấy gì để nuôi nhau. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, ba người anh lớn của tôi đã đứng ra gánh vác trọng trách đó. Anh cả tôi lúc đó mới 22 tuổi, anh thứ hai 18 tuổi, anh thứ ba 16 tuổi. Cứ như thế, tôi đã được các anh thay cha mẹ nuôi cho ăn học, khôn lớn lên thành người. Và Cách mạng tháng 8.1945 đã “đổi đời” cho tôi.
Còn biến cố cuối đời của tôi là vào giữa năm 1998, sau khi tôi vừa nghỉ hưu, một cơn đột quỵ do tai biến mạch máu não đã khiến tôi trở thành một kẻ tàn phế! Di chứng của tai biến mạch máu não 3, 4 năm gần đây càng phát triển theo hướng xấu đi nhanh chóng: từ chỗ tập tễnh đi lại bằng ba-toong, nay chân tay bên phải gần như bại liệt, rất khó cử động. Nhất là chân, từ đầu gối trở xuống, khiến cho việc đi lại, tự di chuyển khá vất vả.
Buồn nhất là tay phải không cầm nổi cây bút để viết. Khi ăn phải dùng thìa vì không cầm được đũa. Mắt mờ đi nhiều, thị lực chỉ còn 1/10, xem báo phải dùng kính “lúp”. Cố đọc một bài báo hay bằng kính lúp xong là mệt. Tóm lại, những việc rất đơn giản đối với một người già có sức khỏe bình thường thì với tôi lúc này lại rất khó khăn vất vả.
Tuy nhiên tôi cũng tự an ủi mình, dù sao bệnh này cũng chưa ảnh hưởng tới bộ phận não chỉ huy trí nhớ và tư duy vẫn còn hoạt động bình thường, tuy có bị ảnh hưởng đôi chút như nói năng, diễn đạt ý nghĩ của mình ra lời nói không còn mạch lạc, nhạy bén như trước nữa.
Điều quan trọng nhất là cuối cùng tôi vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan. Nói đúng ra là biết an phận, biết chấp nhận tình trạng tàn phế của bản thân lúc này một cách “biết điều”. Có những lúc trượt chân suýt ngã hay quên lãng một cái gì, phải lê chân đi lại vất vả, cũng chỉ bật cười một mình hay lẩm bẩm tự mắng mình. Ưa nghe nhạc nhẹ, êm êm trước khi ngủ. Tất nhiên vẫn không sao tránh khỏi có những phút nghĩ ngợi buồn phiền. Nhưng với tình trạng sức khỏe như hiện nay mà không bi quan ủ rũ thì cũng là tốt rồi.
Thứ trưởng Trần Quang Cơ đón chuyên gia Liên Xô tới thăm, làm việc tại Cục Tuyên truyền đặc biệt (tháng 3-1987). Ảnh tư liệu: QĐND/ VOV
|
Suy tư về xã hội
Quả thực tôi đang suy nghĩ nhiều về vấn đề công bằng xã hội, điều mà từ khi biết nghĩ tôi luôn cho là nhất thiết phải có trong một xã hội tốt đẹp. Tôi không hề nghĩ đến chuyện “cào bằng” tất cả, mà chỉ nghĩ rằng cái tốt phải thắng cái xấu, người giỏi phải giữ vị trí quan trọng hơn người dốt, người trung thực phải thắng kẻ cơ hội lừa lọc.
Tôi cũng không quá bận tâm đến những chuyện như “lâm tặc”, “cát tặc”, “đinh tặc”... Tôi cho rằng nhức nhối nhất trong xã hội ta hiện nay là “tặc” tham ô.
Trước đây, nước ta tuy có khó khăn nhiều bề, nhưng trong sạch. Ngày nay, tham nhũng đẻ ra tham nhũng. Tham nhũng bây giờ được xem như một cách “đầu tư” rất thịnh hành, vì thu lợi nhuận cao và nhanh nhất.
Do đó, khoảng cách giữa giàu - nghèo, giữa thành thị và nông thôn càng ngày càng lớn, xã hội càng bị phân hóa một cách nguy hiểm, những tệ nạn xã hội lan tràn hơn lúc nào hết.
Suy tư về tình hình đối ngoại của nước ta
Trước hết cần suy nghĩ xem nước ta hiện đang ở trong bối cảnh quốc tế ra sao, có những thuận lợi và khó khăn gì phải xử lý. Vấn đế này có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến Việt Nam, đến vận mệnh của đất nước, đến lợi ích chính đáng của dân tộc ta.
Tình hình thế giới lúc này đã chuyển biên khác thời kỳ mà tôi viết “Hồi ức và Suy nghĩ” vào cuối thế kỷ thứ 20. Sau khi Liên Xô tan vỡ, “trật tự thế giới 2 cực” không còn, Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất. Có một thời gian cục diện thế giới có hình thái “một siêu đa cường”. Do chính sách đối ngoại sai lầm của chính quyền Bush cha và Bush con, của Đảng Cộng hòa, rồi đến cuộc suy thoái toàn cầu khiến cho vị thế của Mỹ bị sa sút trông thấy. Về quân sự thì sa lầy ở Iraq, rồi Afghanistan, về kinh tế thì cuộc suy thoái toàn cầu làm cho chính quyền đảng Dân chủ mới lên của Barak Obama lao đao. Hơn thế nữa, Mỹ còn là đối tượng chính của các tổ chức Hồi giáo cực đoan.
Trong khi đó Trung Quốc nổi hẳn lên về kinh tế, đứng hàng thứ 2 thế giới, vượt Nhật và chỉ sau Mỹ. Nhờ đó, Trung Quốc đã tranh thủ tăng cường nhanh chóng về mặt quân sự, nhất là về hải quân. Tất nhiên tham vọng bành trướng Đại Hán cũng từ đó mà phát triển mạnh. Hiện nay Trung Quốc đã gần như ngang hàng với Mỹ trong vai trò quyết định nhiều vấn đề quan trọng của thế giới. Tôi cho rằng ý đồ của nhóm lãnh đạo ở Trung Nam Hải là muốn nhân cơ hội này, thừa thắng từng bước vươn lên thành siêu cường số 1 thế giới, vượt lên trên cả Mỹ, với ý đồ tạo lập ra một “trật tự thế giới mang màu sắc Trung Quốc”. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Trung Quốc chỉ có thể gây khó khăn cho Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, chứ trên các lĩnh vực khác khó có thể vượt Mỹ, nhất là về khoa học kỹ thuật.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc hết sức lắt léo. Đối với các cường quốc như Mỹ, Nhật, Liên minh Châu Âu, Nga, Ấn Độ, họ vừa hợp tác vừa kiềm chế. Như trong các vấn đề Triều Tiên, Iran, Iraq, Afghanistan, họ luôn có thái độ lững lờ nước đôi.
Với Nga cũng vậy, Trung Quốc và Nga hiện nay có vẻ ăn ý với nhau về việc ngăn Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt Iran về việc Iran tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng thực ra 2 nước này vẫn dè chừng nhau. Trong thế kỷ trước, cuộc tranh giành quyết liệt giữa Liên Xô và Trung Quốc về vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới, rồi đến các vụ xung đột biên giới Trung - Xô những năm 1960, cả hai đều không dễ quên đâu.
Tham vọng của Trung Quốc là làm chủ cả Biển Đông. Từ ngoài xa, họ xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ta. Đến gần, trong vịnh Bắc Bộ, họ ngang nhiên vạch ra vùng “lưỡi bò”, nói đó là thuộc lãnh hải Trung Quốc, nhất là từ phía Đông. Biển Đông là miếng mồi ngon mà trước mắt Trung Quốc đang muốn “ăn sống nuốt tươi” vì nhược điểm lớn của họ là rất thiếu nguồn nhiên liệu để phát triển. Mà thềm lục địa của Việt Nam trông ra Biển Đông lại rất dài và rất nhiều nguồn dầu khí chưa được khai thác.
Phía Nam, Trung Quốc đang đe dọa nguồn sống của dân ta ở toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng cách xây đập làm nhà máy thủy điện lớn, ngăn nguồn nước ngọt ngay từ thượng lưu sông này.
Còn ở Biển Đông, Trung Quốc hết sức chống việc quốc tế hóa vấn đề để ngăn không cho Mỹ vào. Họ cũng không muốn phải đối phó với 10 nước ASEAN. Trung Quốc khăng khăng phải đàm phán giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng đàm phán song phương vì tách từng từng chiếc đũa một thì dễ bẻ gẫy hơn. Vì vậy việc ta hợp tác với các nước và gắn bó chặt chẽ với các nước thành viên khác trong ASEAN là một bước đi cần thiết, đúng hướng.
Tuy nhiên tôi cho rằng rút cục chỉ có chính nhân dân ta mới thực sự giữ được nước ta thôi. Nhưng trên dưới phải một lòng, như thời Hội nghị Diên Hồng ngày xưa. Đảng phải dựa vào Dân, Dân vững lòng tin cậy vào Đảng thì dân tộc ta mới thực sự có sức mạnh để bảo vệ đất nước.
Trong thời chiến, quân sự là mặt trận chính để bảo vệ Tổ quốc. Còn trong thời bình như hiện nay thì thực sự ngoại giao phải là mặt trận hàng đầu có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân tộc. Vì chỉ trong bối cảnh hòa bình, ngoại giao mới sẵn đất dụng võ. Mục tiêu chính của ta thời gian này là Hòa bình để Phát triển. Nhờ triển khai mạnh chính sách ngoại giao đa phương hóa - đa dạng hóa việc kết bạn bè nên vị thế nước ta ở châu Á và cả trên thế giới lúc này đã tăng lên rõ rệt, bạn bè quốc tế của ta đông hơn lúc nào hết. Đó là điểm sáng trong lúc này.
Tháng Chạp năm Canh Dần 2010
Trần Quang Cơ
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/248072/ong-tran-quang-co-suy-tu-bien-co-cuoc-doi-va-van-nuoc.html
-----
ĐỌC THAM KHẢO
Nguyên văn bài viết có tên "Suy tư":
Suy tư
Trần Quang Cơ
Những đêm ít ngủ, nằm nghĩ ngợi miên
man, hết chuyện gần đến chuyện xa, từ vấn đề hẹp đến vấn đề rộng. Nghĩ về bản
thân, về gia đình, rồi nghĩ về xã hội, đến hiện tình đối ngoại của nước mình.
Tâm tư suy nghĩ đó là những suy tư cuối năm, và có lẽ cũng là những suy tư cuối
đời của tôi. Viết cô đọng lại trong ít dòng dưới đây.
1.
Nghĩ về bản thân:
Sang tháng sau,
tôi đã bước vào tuổi 83 (tuổi ta gọi là 84). 83 năm thật là dài mà cũng thật là
ngắn. Biết bao kỷ niệm tích tụ lại trong “83 x 365” ngày đó. Nhớ nhớ quên quên.
Vui buồn lẫn lộn. Biết bao biến cố đã xảy ra trên thế giới, trong xã hội, trong
gia đình cũng như với bản thân mình trong thời gian hơn tám thập kỷ đó…
Như có sự trùng
hợp, vào những năm đầu đời và những năm cuối đời của tôi đều đã có những biến
cố đau buồn xảy ra làm biến đổi cuộc đời tôi.
Hồi tôi mới 4,
5 tuổi, mẹ tôi rồi bố tôi kế tiếp nhau qua đời. Phút chốc tôi đã trở thành đứa
trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cuộc đời tôi tưởng như vô vọng, vì bố mẹ tôi khá đông
con, 9 người cả trai lẫn gái, tôi lại là con út, mà gia đình tôi của ăn thì có,
của để thì không. Nay bố mẹ chết đi, lấy gì để nuôi nhau. Trong hòan cảnh khó
khăn đó, ba người anh lớn của tôi đã đứng ra gánh vác trọng trách đó. Anh cả
tôi lúc đó mới 22 tuổi, anh thứ hai 18 tuổi, anh thứ ba 16 tuổi. Cứ như thế,
tôi đã được các anh thay cha mẹ nuôi cho ăn học, khôn lớn lên thành người. Và
Cách mạng tháng 8.1945 đã “đổi đời” cho tôi.
Còn biến cố
cuối đời của tôi là vào giữa năm 1998, sau khi tôi vừa nghỉ hưu, một cơn đột
quỵ do tai biến mạch máu não đã khiến tôi trở thành một kẻ tàn phế! Di chứng
của tai biến mạch máu não 3, 4 năm gần đây càng phát triển theo hướng xấu đi
nhanh chóng: từ chỗ tập tễnh đi lại bằng ba-toong, nay chân tay bên phải gần
như bại liệt, rất khó cử động. Nhất là chân, từ đầu gối trở xuống, khiến cho
việc đi lại, tự di chuyển khá vất vả. Đứng không vững, di chuyển vài bước là
phải nhờ đến cái “gậy càng cua” làm bằng nhôm, hình vành móng ngựa có 4 chân
của con mua cho. Bởi vì tôi tự đi không nổi, dễ bị ngã, mà ngã thì không tự
mình đứng dậy ngay được.
Buồn nhất là
tay phải không cầm nổi cây bút để viết. Khi ăn phải dùng thìa vì không cầm được
đũa . Mắt mờ đi nhiều, thị lực chỉ còn 1/10, xem báo phải dùng kính “lúp”. Cố
đọc một bài báo hay bằng kính lúp xong là mệt. Tóm lại, những việc rất đơn giản
đối với một người già có sức khỏe bình thường thì với tôi lúc này lại rất khó
khăn vất vả.
Tuy nhiên tôi
cũng tự an ủi mình, dù sao bệnh này cũng chưa ảnh hưởng tới bộ phận não chỉ huy
trí nhớ và tư duy vẫn còn hoạt động bình thường, tuy có bị ảnh hưởng đôi chút
như nói năng, diễn đạt ý nghĩ của mình ra lời nói không còn mạch lạc, nhạy
bén như trước nữa.
Điều quan trọng
nhất là cuối cùng tôi vẫn luốn giữ được tinh thần lạc quan. Nói đúng ra là biết
an phận, biết chấp nhận tình trạng tàn phế của bản thân lúc này một cách “biết
điều”. Có những lúc trượt chân suýt ngã hay quên lãng một cái gì, phải lê chân
đi lại vất vả, cũng chỉ bật cười một mình hay lẩm bẩm tự mắng mình. Ưa nghe
nhạc nhẹ, êm êm trước khi ngủ. Tất nhiên vẫn không sao tránh khỏi có những phút
nghĩ ngợi buồn phiền. Nhưng với tình trạng sức khỏe như hiện nay mà không bi
quan ủ rũ thì cũng là tốt rồi .
2. Nghĩ về gia
đình:
Nói chung là
ổn. Vì về mặt kinh tế và mặt tinh thần không có gì đáng than phiền.
May mắn nhất
cho tôi là có vợ làm chỗ dựa khá vững chắc, về cả tinh thần lẫn vật chất, lúc
này. Thật lòng mà nói, từ trước tới nay, mọi việc trong nhà, tôi gần như đều
phó thác cho vợ. Từ việc nuôi dậy con cái đến việc quán xuyến gia đình, đối xử
với họ hàng ngoại cũng như nội, đối với bà con hàng xóm láng giềng, nhất nhất
đều do vợ tôi lo liệu tất tần tật và làm thật chu đáo, đối xử với mọi người rất
có tình người.
Tôi có 3 con.
Một gái, hai trai. Cả 3 đứa con đều đã khôn lớn và thành đạt cả rồi, không có
khó khăn về kinh tế, sống lành mạnh cả. Tất cả những điều đó đều do công lao
của vợ tôi cả . Công bằng mà nói, ngày nay, thời “gạo châu củi quế” này, chỉ
trông vào đông lương hưu của cả 2 vợ chồng thì làm sao sống nổi. Vậy mà gia
đình tôi vẫn thuộc loại “phong lưu”. Ấy là nhờ vợ tôi đã biết tính trước lo sau
cho cả gia đình.
3. Suy tư về xã
hội:
Quả thực tôi
đang suy nghĩ nhiều về vấn đề công bằng xã hội, điều mà từ khi biết nghĩ tôi
luôn cho là nhất thiết phải có trong một xã hội tốt đẹp. Tôi không hề nghĩ đến
chuyện “cào bằng” tất cả, mà chỉ nghĩ rằng cái tốt phải thắng cái xấu, người
giỏi phải giữ vị trí quan trọng hơn người dốt, người trung thực phải thắng kẻ
cơ hội lừa lọc. Hiện tại những điều đó hình như đang diễn ra ngược lại trong xã
hội ta. Có phải suy nghĩ đó của tôi có quá lý tưởng hóa cuộc đời không?
Tôi cũng không
quá bận tâm đến những chuyện như “lâm tặc”, “cát tặc”, “đinh tặc”, ... Tôi cho
rằng thằng “tặc” ghê gớm nhất, cái ung nhọt lớn nhất và cũng là nhức nhối nhất
trong xã hội ta hiện nay là “tặc” tham ô, nhũng nhiễu dân thường đã lan tràn từ
trên xuống dưới khiến cho không thể có công bằng trong xã hội. Thật khác với
tình hình xã hội ta ngày trước. Trước đây, nước ta tuy có khó khăn nhiều bề,
nhưng trong sạch. Ngày nay, tham nhũng đẻ ra tham nhũng. Tham nhũng bây giờ
được xem như một cách “đầu tư” rất thịnh hành, vì thu lợi nhuận cao và nhanh
nhất. Những kẻ có quyền thế, hoặc là những tên cơ hội hay nhiều tiền của, chúng
thường là những kẻ “thiếu tài nhưng nhiều mánh khóe, nhiều tiền”. Chúng bỏ tiền
ra “mua quan”. Tiền bỏ ra càng nhiều tự khắc “mua” được chức vụ càng cao,
béo bở, rồi lập tức sử dụng cái quyền lực mới “mua” được ấy để thu lại số vốn
đã “đầu tư” và thu lãi ngay bằng cách “bán chức”. Cứ như thế tạo ra tầng tầng
lớp lớp “tham nhũng”. Lũ ròi bọ “tham nhũng” sinh đẻ ra nhanh như cỏ dại. Thử
hỏi: vì sao giá nhà, đất đang “nóng” mà hiện nay lại “đóng băng”? Đó là vì lúc
này là thời gian mà những ai có chức, có quyền đều phải tạm thời “im hơi, lặng
tiếng” cho đến khi các “ghế” quan chức từ phường xã, quận huyện, tỉnh thành cho
đến trung ương đã được chia chác xong thì tự khắc giá nhà đất sẽ lại “nóng” lên
ngay.
Người ta cứ nói
“chống tham nhũng”. Nhưng diệt sao được “tổ mối tham nhũng” khi những con “mối
chúa” còn bình an vô sự, ăn no béo mầm! Loại “tham nhũng chúa” có vỏ bọc dầy
lắm, có đủ dây rợ dọc ngang, khó gỡ cho ra đầu mối. Quá lắm thì chúng dùng đến
nước cờ “thí tốt”, đổ hết tội lên đầu bọn “tham nhũng tép riu”, còn chúng thì
vẫn thơm tho sạch sẽ!
Do đó, khoảng
cách giữa giàu - nghèo, giữa thành thị và nông thôn càng ngày càng lớn, xã hội
càng bị phân hóa một cách nguy hiểm, những tệ nạn xã hội lan tràn hơn lúc nào
hết.
Lòng tin của
người dân đang bị sói mòn đi, mà khi đã mất lòng tin của dân thì xã hội sẽ mất
ổn định.
4. Suy tư về
tình hình đối ngoại của nước ta:
Trước hết cần
suy nghĩ xem nước ta hiện đang ở trong bối cảnh quốc tế ra sao, có những thuận
lợi và khó khăn gì phải xử lý. Vấn đế này có liên quan, trực tiếp hay gián
tiếp, đến Việt Nam, đến vận mệnh của đất nước, đến lợi ích chính đáng của dân
tộc ta.
Tình hình thế
giới lúc này đã chuyển biên khác thời kỳ mà tôi viết “Hồi ức và Suy nghĩ” vào
cuối thế kỷ thứ 20. Sau khi Liên Xô tan vỡ, “trật tự thế giới 2 cực” không còn,
Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất. Có một thời gian cục diện thế giới có
hình thái “một siêu đa cường”. Do chính sách đối ngoại sai lầm của chính quyền
Bush cha và Bush con, của đảng Cộng hòa, rồi đến cuộc suy thoái tòan cầu khiến
cho vị thế của Mỹ bị sa sút trông thấy. Về quân sự thì sa lầy ở Iraq, rồi
Afghanistan, về kinh tế thì cuộc suy thoái toàn cầu làm cho chính quyền đảng
Dân chủ mới lên của Barak Obama lao đao. Hơn thế nữa, Mỹ còn là đối tượng chính
của các tổ chức Hồi giáo cực đoan.
Trong khi đó
Trung Quốc nổi hẳn lên về kinh tế, đứng hàng thứ 2 thế giới, vượt Nhật và chỉ
sau Mỹ. Nhờ đó, Trung Quốc đã tranh thủ tăng cường nhanh chóng về mặt quân sự,
nhất là về hải quân. Tất nhiên tham vọng bành trướng Đại Hán cũng từ đó mà phát
triển mạnh. Hiện nay Trung Quốc đã gần như ngang hàng với Mỹ trong vai trò
quyết định nhiều vấn đề quan trọng của thế giới. Tôi cho rằng ý đồ của nhóm
lãnh đạo ở Trung Nam Hải là muốn nhân cơ hội này, thừa thắng từng bước vươn lên
thành siêu cường số 1 thế giới, vượt lên trên cả Mỹ, với ý đồ tạo lập ra một
“trật tự thế giới mang màu sắc Trung Quốc”. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Trung Quốc
chỉ có thể gây khó khăn cho Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, chứ trên các lĩnh
vực khác khó có thể vượt Mỹ, nhất là về khoa nọc kỹ thuật.
Chính sách đối
ngoại của Trung Quốc hết sức lắt léo. Đối với các cường quốc như Mỹ, Nhật, Liên
minh Châu Âu, Nga, Ấn Độ, họ vừa hợp tác vừa kiềm chế bằng mọi thủ đoạn. Như
trong các vấn đề Triều Tiên, Iran, Iraq, Afghanistan, họ luôn có thái độ lững
lờ nước đôi. Bề ngoài thì ra vẻ hợp tác để cố gắng giải quyết các vấn đề này,
song bên trong lại gần như ngấm ngầm khuyến khích các đối tượng đó khiến cho
các đối thủ của mình, nhất là Mỹ, luôn phải lo đối phó với đủ loại thách thức,
không thể phát triển lên được. Như việc CHDCND Triều Tiên đang cố chế tạo ra vũ
khí hạt nhân, uy hiếp trực tiếp các đồng minh của Mỹ (Nhật Bản, Hàn Quốc). Tuy
Trung Quốc là thành viên của nhóm 6 nước lớn lo việc đàm phán với Triều Tiên để
thuyết phục nước này từ bỏ ý định trở thành một cường quốc hạt nhân. Song ai
cũng biết là Triều Tiên hiện chỉ còn một đồng minh gần gũi là Trung Quốc, và có
lẽ về mặt nào đó phụ thuộc vào Trung Quốc. Vậy liệu hiện tượng Triều Tiên vẫn
kiên trì lập trường của mình có phải có tác động của Trung Quốc hay không?
Với Nga cũng
vậy, Trung Quốc và Nga hiện nay có vẻ ăn ý với nhau về việc ngăn Hội đồng Bảo
an LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt Iran về việc Iran tiếp tục chế tạo vũ
khí hạt nhân, nhưng thực ra 2 nước này vẫn dè chừng nhau. Trong thế kỷ trước,
cuộc tranh giành quyết liệt giữa Liên Xô và Trung Quốc về vai trò lãnh đạo
phong trào cách mạng thế giới, rồi đến các vụ xung đột biên giới Trung - Xô
những năm 1960, cả hai đều không dễ quên đâu.
Trrước mắt
trọng điểm bành trướng của Trung Quốc là Việt Nam. Hướng bành trướng của Trung
Quốc là xuống phía Nam, mà Việt Nam lại là chướng ngại vật lớn cản trở tham
vọng bành trớng đó nên Trung Quốc đang có kế hoạch thôn tính Việt Nam bằng mọi
thủ đoạn. Họ tiến hành cái tôi tạm gọi là “thôn tính mềm”, không gây ầm ĩ như
cuọc chiến tranh chớp nhóang tháng 2/1979, mà dùng những thủ đọan hiểm độc hơn
nhiều: đó là vừa dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp trắng trợn, vừa dùng tiền tài
mua chuộc; vừa phá từ trong phá ra, vừa bao vây từ ngoài lấn vào. Bao vây tứ
phía. Trước hết là phía Đông.
Tham vọng của
Trung Quốc là làm chủ cả Biển Đông. Muốn thế trước hết phải uy hiếp và khống chế
Việt Nam là nước có bờ biển thông ra Biển Đông dài nhất. Từ ngòai xa, họ xâm
chiếm các quần đảo Hòang Sa, Trường Sa của ta. Đến gần, trong vịnh Bắc Bộ, họ
ngang nhiên vạch ra vùng “lưỡi bò”, nói đó là thuộc lãnh hải Trung Quốc, nhất
là từ phía Đông. Biển Đông là miếng mồi ngon mà trước mắt Trung Quốc đang muốn
“ăn sống nuốt tươi” vì nhược điểm lớn của họ là rất thiếu nguồn nhiên liệu để
phát triển. Mà thềm lục địa của Việt Nam trông ra Biển Đông lại rất dài và rất
nhiều nguồn dầu khí có trữ lượng rất lớn chưa được khai thác.
Còn trên bộ,
phía Tây nước ta đã bị người anh em “4 tốt” dễ dàng cắm chốt vào vùng Tây
Nguyên của ta bằng cách đầu tư và đưa người sang khai thác quặng bô-xít và chế
biến nhôm. Như thế, họ vừa chiếm lĩnh được một địa bàn chiến lược, từ đó khống
chế được cả 3 nước Đông Dương, vừa thực hiện chính sách thu gom tài nguyên
thiên nhiên trên thế giới, như họ đang làm ở châu Phi, để tích trữ, coi đó sẽ
là một thứ vũ khí lợi hại để uy hiếp về mặt kinh tế các đối thủ sau này. Nên
biết rằng Trung Quốc không thiếu những mỏ quặng bô-xít để chế ra nhôm, nhưng họ
để dự trữ và bảo vệ môi trường nước họ nên họ để dành chưa đụng đến.
Phía Nam, Trung
Quốc đang đe dọa nguồn sống của dân ta ở tòan bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long
bằng cách xây đập làm nhà máy thủy điện lớn, ngăn nguồn nước ngọt ngay từ
thượng lưu sông này.
Còn phía Bắc,
họ gặm đất đai nước ta từng mảng như Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, ... Thật sót
sa khi ta không còn có thể nói là “Đất nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan
đến mũi Cà Mâu” nữa, mà có lẽ phải nói là “từ các cột mốc phân biên giới Việt
Nam với Trung Quốc đến mũi Cà Mâu”! Đau hơn nữa, mới đây, ngày 17/2/2009, họ đã
trâng tráo tổ chức lễ kỷ niêm 30 năm của cuộc vũ trang xâm nhập vào vùng biên
giới nước ta hồi tháng 2 năm 1979 mà họ mệnh danh là “cuộc đánh trả tự vệ Việt
Nam”. Họ còn làm lễ tưởng niệm những tên giặc đă chết khi xâm lấn đất ta. Trong
khi đó hàng vạn liệt sĩ của ta hy sinh trong khi anh dũng chống quân xâm lược
“đại Hán thế kỷ 21” thì âm thầm nằm đó, không một cơ quan truyền thông nào của
ta nhắc tới, hoăc có nghĩ tới mà không dám nói ra, vì sợ “ảnh hưởng đến đại
cục” ?!?
Không chỉ dừng
lại ở đó, Trung Quốc còn đang dùng nhiều thủ đoạn để xâm nhập sâu vào Lào và
Campuchia, nhằm bao vây cô lập Việt Nam. Ngay đầu năm 2011, có tin Trung Quốc
vừa tung tiền ra để thuê của Lào một khu đất nông nghiệp trong 75 năm để xây
dựng ở đó một thành phố cho người Trung Quốc di cư sang sống dài hạn ở đó.
Còn ở
Campuchia, Trung Quốc bây giờ dùng bọn Sam Rainsy thay Khơ me đỏ để gây hận thù
giữa nhân dân Campuchia và Việt Nam. Bọn này phá cột mốc phân đường biên giới
VN-CPC và phá quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Đồng thời Trung Quốc cũng vẫn len
lỏi gây ảnh hưởng trong bộ máy chính quyền của Thủ tướng Hun Sen .
Còn bên trong
nước ta, họ dùng chiến thuật hiểm độc, chiến thuật “con mối”, cứ lặng lẽ mà đục
ruỗng nước ta bằng nhiều thủ đoạn, như mua chuộc và tha hóa cán bộ ta, ... rồi
cuối cùng thì nuốt chửng, mà ta lúc này (như trên đã nói) với tệ tham nhũng
hòanh hành khắp nơi – không loại trừ có bàn tay của Trung Quốc - đã như một
khúc gỗ mục. Êm ái như vậy nên dù gần đây ta đã đẩy mạnh chính sách đối ngoại
đa phương hóa, đa dạng hóa, ta không còn cô lập như trước, ta có nhiều bạn hơn.
Việc ta tăng cường lực lượng hải quân, không quân để lo bảo vệ vùng biển và hải
đảo của ta, cũng như tăng cường quan hệ với thế giới bên ngoài, nhất là với các
cường quốc như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản. Đó là những bước đi tuy hơi chậm nhưng
còn phù hợp với tình hình. Việc ta tăng cường sức mạnh quân sự, chủ yếu về hải
quân, không quân, tuy so với Trung Quốc chẳng bõ bèn gì, nhưng cũng biểu lộ
được quyết tâm chống trả của ta nếu đối phương gây hấn. Còn việc ta tăng cường
quan hệ ngoại giao với quốc tế làm cho thế giới quan tâm đến Việt Nam hơn, song
trong trường hợp mà kẻ thù nham hiểm chỉ dùng thủ đọan “xâm lược ngấm ngầm”,
không lộ rõ không biểu hiện là Việt Nam bị “ngọai xâm” thì các nước có cảm tình
với ta sẽ không có lý do gì để can thiệp cả.
Còn ở Biển
Đông, Trung Quốc hết sức chống việc quốc tế hóa vấn đề để ngăn không cho Mỹ
nhảy vào. Họ cũng không muốn phải đối phó với 10 nước Asean. Trung Quốc khăng
khăng phải đàm phán giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng đàm phán
song phương vì tách từng từng chiếc đũa một thì dễ bẻ gẫy hơn. Vì vậy ta thấy
rõ yêu cầu chiến lược của Mỹ ở Biển Đông và đáp ứng hợp tác với Mỹ về mặt quốc
phòng, cũng như gắn bó chặt chẽ với các nước thành viên khác trong Asean là một
bước đi cần thiết, đúng hướng.
Tuy nhiên tôi
cho rằng rút cục chỉ có chính nhân dân ta mới thực sự cứu được nước ta thôi.
Nhưng trên dưới phải một lòng, như thời Hội nghị Diên Hồng ngày xưa. Đảng phải
dựa vào Dân, Dân vững lòng tin cậy vào Đảng thì dân tộc ta mới thực sự có sức
mạnh để bảo vệ đất nước. Tiếc thay hiện nay điều đó còn là sự mong đợi của
chúng ta.
Trong thời chiến, quân sự là mặt
trận chính để bảo vệ Tổ quốc. Còn trong thời bình như hiện nay thì thực sự
ngoại giao phải là mặt trận hàng đầu có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền
lợi chính đáng của dân tộc. Vì chỉ trong bối cảnh hòa bình, ngoại giao mới sẵn
đất dụng võ. Mục tiêu chính của ta thời gian này là Hòa bình để Phát triển. Nhờ
triển khai mạnh chính sách ngoại giao đa phương hóa - đa dạng hóa việc kết bạn
bè nên vị thế nước ta ở châu Á và cả trên thế giớí lúc này đã tăng lên rõ rệt,
bạn bè quốc tế của ta đông hơn lúc nào hết. Đó là điểm sáng trong lúc này vì đó
chính là điều khiến cho kẻ thù phài kiêng nể, khi nghĩ tới chuyện tiếp tục “lấy
thịt đè người”, cậy mình là nước lớn uy hiếp ta. Ta sẵn sảng hợp tác hữu nghị
với các nước, song có hợp tác cũng phải có đấu tranh. Với Mỹ cũng vậy, ta mong
muốn tăng cường hợp tác về nhiều mặt nhưng vẫn cần đấu tranh về vấn đề nào trái
với lợi ích của ta, như vấn đề chất độc da cam. Với Trung Quốc cũng vậy,
ta không thể nên chỉ quá nặng về hợp tác và nhân nhượng để thiên hạ đánh
giá là ươn hèn, mà nhẹ mặt đấu tranh.
Tháng Chạp năm Canh Dần 2010
T.Q.C.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét