Học hành cần như thế
Sau khi đọc bài dưới đây (là “lá thư” của một sinh viên gửi cho cô giáo của mình), một bác lớn tuổi ghi mấy chữ gửi cho bạn bè như một nhận xét khái quát: “Một người trẻ tự trọng, cư xử rất đúng mực”.
Còn một nhà ngoại giao hay được anh em gọi đùa là “hòa thượng” do vị này từ khi nghỉ hưu đã rất chịu khó tìm đọc các sách giáo lý nhà Phật, từng sang đất Phật Nepal thụ giáo một khóa tu tại gia, thì tán thưởng lá thư vừa nêu, là “Thật hay! Giá mà có được bài giảng của cô giáo thì hay quá để đọc và học được nhiều điều bổ ích về tôn giáo. Thế kỷ 21 này được coi là "Thế kỷ của Tâm linh" mà.
Tuy nhiên qua câu chuyện mà các bạn vào đọc ở dưới đây tôi nghĩ nó còn một khía cạnh khác rất đáng lưu ý và nên khuyến khích mà nó ở ngay vấn đề đang được cả xã hội chúng ta quan tâm và bàn luận sôi nổi là vấn đề giáo dục.
Đó là người học sinh thì luôn cần sự “tôn sư trọng đạo”, nhưng nếu như có suy nghĩ riêng, có tích lũy kiến thức về một vấn đề nào đó tới mức tự tin rằng mình đúng..., thì vẫn nên tìm lựa lời lẽ, bằng những cách thích hợp để trao đi đổi lại, bàn bạc tranh luận với bạn bè, với ngay cả người dạy mình… về những gì mình tiếp thu qua quá tringf thụ giáo.
Một điều nữa là thầy cô giáo là người truyền thụ kiến thức nhưng cũng đừng bao giờ bằng lòng là mình luôn đúng, luôn có lý mà sẵn sàng cùng học sinh sinh viên trao đi đổi lại để vấn đề mình truyền giảng ngày càng hoàn thiện.
May mắn ở trường hợp lá thư này nêu lên thì cả phía người học và người thầy giảng đều có được tính cách đó, đều tuân theo những tiêu chí đó…nên rất đáng vui mừng. Mong điều này được phát huy rộng trong môi trường đại học của Việt Nam.
Dưới đây xin mời bà con cùng bạn bè trên blog vào đọc câu chuyện nói ở phần
trên.
Vệ Nhi
-----
Phản biện của sinh
viên với giảng viên xã hội chủ nghĩa diễn giảng về tôn giáo
Đây là bức thư phản
biện hay của sinh viên Paulus Thiện về Công Giáo với giảng viên...
Khi đứng lớp môn Phật
giáo và Văn hóa Việt Nam, PGS -TS Trịnh Thị Minh Đức đã nói một số điều liên
quan đến Công giáo. Sinh viên Nguyễn Văn Thiện tham dự giờ học đã viết
thư phản hồi gửi đến PGS-TS Trịnh Thị Minh Đức để trao đổi với bà về những điều
bà đã trình bày trên lớp liên quan đến Công giáo – Tôn giáo sinh viên này tin
theo.
Sinh viên Nguyễn Văn
Thiện trình bày khá sâu sắc ở mức độ là một sinh viên các vấn đề PGS -TS Trịnh
Thị Minh Đức đã nói. Giới thiệu đến các bạn, nhất là các bạn sinh viên
đang theo học tại các trường đại học về một phản ứng khôn ngoan, chừng mực của
một sinh viên Công giáo khi thấy giảng viên của mình trình bày không chính xác
về tôn giáo của mình.
Paulus Thiện Phản
Biện 6 Luận Điểm Của PGS-TS NGƯT Trịnh Thị Minh Đức Giảng Về Công Giáo.
Trích bức thư gửi tận tay cô giáo bộ môn trưa ngày 26-11-2015.
Hà Nội, ngày
25-11-2015
Cô giáo kính mến!
Em vô cùng biết ơn cô
đã dành rất nhiều tâm huyết trong thời gian vừa qua để trao truyền kiến thức
cho chúng em, tập thể lớp CH k21.
Cô chia sẻ sức khỏe
cô không được tốt, nhưng cô vẫn cố gắng lên lớp để giảng dạy, điều ấy khiến em
vô cùng cảm động. Chính vì vậy, em rất chăm chú nghe lời giảng của
cô. Những kiến thức cô dạy ở tầm cao, và em đồng ý với hầu hết những luận
điểm cô giảng.
Cô biết không!
Trong tập thể lớp có tới 72 bạn học viên, nhưng chỉ có em theo đạo Công
giáo. Bởi vậy, những vấn đề về Công giáo, ở lớp, không phải ai cũng hiểu,
nhất là những bạn chỉ mới nghe qua về Kinh Thánh hoặc chỉ đọc lướt qua một vài
lần.
Tuy nhiên, có 6 luận điểm này của cô, em không đồng ý. Và em viết thư này để trao đổi với cô.
1. Trong hầu hết các Thánh tử đạo Việt Nam, đa số là người nước ngoài, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
2. Tôn giáo được một bộ phận người tin theo, Hồi giáo có 902 triệu tín đồ.
3. Alexandre De Rhodes biến Công giáo trở thành Quốc giáo của Đế quốc La Mã.
4. Các giáo sĩ gắn với sự xâm lược của người Pháp.
5. Chúa Jesus còn thở khi được một ông nhà giàu tháo xác xuống từ cây Thánh giá.
6. Joseph và Maria yêu nhau, có bầu, xong gia đình hai bên không cho cưới.
Mặc dù là môn Phật giáo và VHVN, nhưng cô vẫn khá ưu ái giảng thêm về Công giáo. Điều ấy khiến em rất hạnh phúc. Tuy nhiên, cách nhìn của cô khiến em rất băn khoăn và quyết định viết một mạch lá thư này để tỏ bày những cảm nhận của mình. Bởi những gì cô giảng không chỉ dừng lại ở vấn đề kiến thức, mà còn vươn xa hơn, ảnh hưởng tới vấn đề nhận thức.
* Ở luận điểm 1, cô có nhắc lại lịch sử phong Thánh năm 1988 (do Đức Giáo hoàng Jeans Paulus chủ sự), và chính quyền Việt Nam phản ứng vô cùng gay gắt, em đồng ý với điều này. Tuy nhiên, các Thánh tử đạo Việt Nam đa số là người nước ngoài, em không đồng ý. Theo số liệu thống kê của hầu hết các nguồn, các Thánh tử đạo Việt Nam bao gồm:
- 11 vị gốc Tây Ban Nha (5 Linh mục, 6 Giám mục).
- 10 vị gốc Pháp (8 Linh mục, 2 Giám mục).
- 96 vị người Việt Nam (gồm 37 Linh mục, 59 Giáo dân).
Trong ấy, thời Trịnh Doanh (1740-1767): 2 vị, Trịnh Sâm (1767-1782) : 2 vị, Cảnh Thịnh (1782-1802): 2 vị, Minh Mạng (1820-1841): 58 vị, Thiệu Trị (1841-1847): 3 vị, Tự Đức (1847-1883): 50 vị.
Đây là khoảng thời gian một số vua- chúa phong kiến Việt Nam cai trị, họ đã giết khoảng 130.000- 300.000 người Công giáo.
Thưa cô, ấy là những
số liệu đáng tin cậy, dù chỉ mang tính tương đối, nhưng được các học giả tham
khảo nhiều khi tìm hiểu về lịch sử bách hại trong lịch sử Giáo hội Công giáo
Việt Nam. Để được chấp nhận 1 hồ sơ phong Thánh, là một quá trình vô cùng
khắt khe, thậm chí lên tới hàng trăm năm.
* Ở luận điểm 2, tôn giáo được một bộ phận người tin theo, Hồi giáo có 902 triệu tín đồ. Em xin góp ý rằng, tôn giáo được phần rất lớn dân số thế giới tin theo. Nếu như dùng từ “một bộ phận”, e rằng chưa lột tả hết được tầm quan trọng của tôn giáo. Theo đó, những số liệu thống kê gần đây, có khoảng 87% dân số thế giới theo một tôn giáo nào đó. 87% là phần lớn, chứ không dùng “một bộ phận” được, nếu dùng từ này, nên sửa là “một bộ phận lớn”. Số liệu gần đây có thể chứng minh điều này (Kito giáo: khoảng 2,1-2,2 tỷ tín đồ trong ấy Công giáo là chiếm phần cao nhất; Hồi giáo: khoảng 1,5-1,6 tỷ tín đồ; Ấn Độ giáo: Khoảng 900 triệu- 1 tỷ tín đồ; Phật Giáo: khoảng 365 triệu tín đồ chính thức). Và còn các tín đồ rải khắp các tôn giáo nhỏ hơn khác. Số người không theo tôn giáo nào chiếm khoảng 13% dân số thế giới. Các thống kê này chỉ mang tính tham khảo, vì dân số thế giới luôn luôn biến động. Nhưng điều chắc chắn, những người theo các tôn giáo chiếm tỷ lệ cao hơn số người vô thần rất nhiều. Em không nói điều này là tốt hay xấu. Vì số liệu cô cung cấp là đúng, nhưng là đúng ở thời điểm các đây hàng thập kỷ trong các giáo trình cũ. Ở thời điểm tháng 11- 2015 này, số tín đồ tính chung trong các tôn giáo đã tăng lên nhiều.
* Ở luận điểm thứ 3,
cô cho rằng Alexandre De Rhodes biến Công giáo thành Quốc giáo của Đế quốc La
Mã. Luận điểm này em mong rằng cô đã nhớ nhầm vì tuổi cô đã cao, gần 70
tuổi. Nhưng em không mong cô lại giảng điều này cho bất cứ lớp Đại học
hay lớp Sau Đại học nào nữa. Vì đây là thông tin không chuẩn xác.
Alexandre De Rhoses
là một Tu sĩ Dòng Tên, một Dòng tu nổi tiếng của Giáo hội Công giáo. Ngài
có công rất lớn trong hệ thống chữ Quốc ngữ Việt Nam. Bởi vậy, Đế quốc La
Mã khi xưa là một thời đại khác chứ không cùng thời với Tu sĩ này.
Người đã công bố hợp
pháp cho Kito giáo là vua Constantinus 1 (ông theo đạo năm 312) theo chiếu chỉ
Milano. Năm 380 thời vua Theodosius 1, Kito giáo được công nhận là Quốc
giáo với chiếu chỉ Thessalonica.
Còn nếu như cô biết
một Alexandre De Rhoses nào đã biến Quốc giáo cho La Mã là Kito giáo, xin cô
hãy gửi tài liệu ấy cho em. Như em đã viết, em mong rằng cô đã nhớ
nhầm. Những điều này, thực sự em không thể không viết ra.
* Luận điểm thứ 4, cô có nhắc lại chuyện các giáo sĩ có gắn với chuyện người Pháp xâm lược Việt Nam. Luận điểm này cô chỉ nhắc qua, chứ không bình luận gì thêm.
Thưa cô, Công giáo
được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, trong khi người Pháp xâm lược nước ta
vào thế kỷ XIX. Tại sao chúng ta nói các giáo sĩ kéo Pháp vào xâm
lược? (Lẽ nào khi xưa 1 phần Phật giáo được tỏa ra từ Trung Quốc xuống
Việt Nam, khi Trung Quốc đánh Việt Nam, chúng ta cũng cho rằng tu sĩ Phật Giáo
kéo Trung Quốc đánh chúng ta?- Bổ sung).
Có rất nhiều lý do
để 1 nước xâm lược 1 nước. Nhưng lý do trên luôn được dạy như 1 trong ít
lý do hàng đầu. Trong khi em thì cho rằng, chính sự bách hại, giết hàng
trăm ngàn người Công giáo là cái cớ để người Pháp xâm lược là lý do không
nhỏ. Tất nhiên em phản đối tất cả sự đô hộ của nước Pháp. Nước ta
giờ đi theo con đường Chủ nghĩa Xã hội. Chắc chắn cô đã thấy những gì đã
xảy ra ở đất nước Triều Tiên, Trung Quốc, hay chính nước mình.
* 2 luận điểm cuối cùng, là những gì em rất xót xa về những gì cô đã giảng về Kinh Thánh. Những gì em nghe được và ghi âm (chứ không dừng lại ghi chép) lại được là những vết thương lòng không nhỏ.
Không có chi tiết
nào, dù là nhỏ nhất trong toàn bộ cuốn Kinh Thánh, chính xác là Kinh Thánh Tân
Ước, nói rằng Chúa Jesus còn thở (tức là chưa chết), khi được người giàu tháo
xác Chúa từ trên cây Thánh giá xuống. Jesus, Ngài đã chết một cách ô nhục
trên cánh Thánh giá (Thập giá) sau khi bị đánh đập, bị cười nhạo, bị sỉ nhục,
bị đâm vào cạnh sườn bởi những người Do Thái hồi đó. Nếu cô tìm được một
chi tiết nào nói Chúa còn thở, sau khi được tháo xác ra từ cây Thập giá, cô hãy
chỉ cho em. Nếu không có, cô hãy đính chính lại trước cả lớp.
Bằng tất cả lòng
nhiệt huyết với mấy chục năm trên giảng đường Đại học của cô, ấy là điều em vô
cùng kính trọng cô. Tuy nhiên, những luận điểm mà em cho là chưa đúng, em
cũng xin được góp ý với cô như vậy.
Trong tinh thần cầu
thị và tôn trọng lẫn nhau, với mong ước bé nhỏ là cùng góp phần cho nền giáo
dục nước nhà được tốt hơn, em mong ước nhận được hồi âm từ cô.
Kính chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục cống hiến tốt hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.
Học trò của cô.
P/S:
Điều hay ở người giảng viên là sau khi nhận được lá thư này, đã công khai nội dung bức thư trước lớp để các sinh viên khác cùng tranh luận.
Trò dám phản biện đã đáng phục, mà người thầy dám công khai ý kiến phản biện của trò (dù có thể qua đó sinh viên sẽ thấy có một số vấn đề trước đó cô giảng không chính xác) thì còn đáng phục hơn rất nhiều về cái tâm và đạo đức nghề nghiệp.
Điều hay ở người giảng viên là sau khi nhận được lá thư này, đã công khai nội dung bức thư trước lớp để các sinh viên khác cùng tranh luận.
Trò dám phản biện đã đáng phục, mà người thầy dám công khai ý kiến phản biện của trò (dù có thể qua đó sinh viên sẽ thấy có một số vấn đề trước đó cô giảng không chính xác) thì còn đáng phục hơn rất nhiều về cái tâm và đạo đức nghề nghiệp.
Nguồn: facebook / MDD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét