Trong lịch sử bang giao Việt Nam - Trung Quốc, sử sách ghi nhiều câu chuyện đối đáp hết sức hiên ngang và thông thái của các sứ thần nước Nam mình trước bọn vua quan phong kiến Trung Quốc thường ngông nghênh và ngạo mạn.
Dưới đây là vài mẩu chuyện trong số đó.
Vệ Nhi
* Post bài lên có nhiều Quý Bạn hỏi, sao dùng từ KIÊU DŨNG (đối đáp), xin tưa đó là nghĩa Kiêu hãnh, và cùng với lòng Kiêu hãnh là (có) Dũng khí trong giao tiếp, đối đáp với quan quyền, thủ lãnh nước lớn phương Bắc...
-----
Ôn cũ
biết mới
Việt Nam: Tài
ngoại giao qua sử cổ
Dân tộc Việt Nam
không những chỉ có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm rất oanh liệt mà
còn có truyền thống đấu tranh ngoại giao dũng cảm, tài tình, sáng tạo để giữ
gìn chủ quyền lãnh thổ, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
Dưới đây là một vài mẩu chuyện sự
thật trong lịch sử chứng minh.
1) Ngoài trời còn có trời
(thiên ngoại hữu thiên)
Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn)
"Thiên ngoại hữu thiên” (ngoài trời này có bầu trời khác)
nguyên là một tư tưởng của Lão Tử trong Đạo Đức kinh. Câu nói này thể
hiện vũ trụ quan của Lão Tử, một vũ trụ quan cách chúng ta trên 2.500 năm,
khi mà những tiến bộ khoa học chưa ra đời và Lão Tử, như những nhà hiền triết
phương Đông khác, đã cố gắng cắt nghĩa vũ trụ thông qua những nhận thức thuần
nghiêm.
Khi phát biểu "thiên ngoại hữu
thiên", Lão Tử cho rằng ngoài thế giới hiện thực mà chúng ta đang sống
còn có một (hoặc nhiều) thế giới khác mà ông chưa biết đến. Nói cách khác, vũ
trụ bao la còn chưa đựng nhiều cuộc sống khác mà loài người đang cố gắng khám
phá, tìm hiểu, cắt nghĩa…
Song câu nói trên của Lão Tử được vận dụng vào
trong một bài thơ rất có ý nghĩa trong cuộc bang giao Việt - Trung từ đời nhà
Tiền Lê với nhà Tống cách đây ngót 11 thế kỷ.
Năm 981 Lê Đại Hành (tên tục Lê Hoàn) đánh
bại quân Tống xâm lược, giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, Quân Biện, Phụng Huân
khiến nhà Tống phải kinh hoàng, khiếp sợ và Đại Việt giữ được chủ quyền, cõi
bờ yên tĩnh.
Pháp Thuận (Đỗ Thuận) --->>> tranh vẽ cổ
Năm 987 nhà Tống sai Lý Nhược Chuyết cầm đầu
phái bộ sang phong cho Lê Đại Hành làm Tiết Độ sứ và đòi trả hai tên tướng
Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân. Vua Tống biết Lê Đại Hành không những giỏi
về dùng binh mà con có tài giao tiếp. Để tránh thất thố trong cư xử, trong
phái bộ triều Tống có Lý Giác là một nhà thông thái nổi tiếng giữ vai
trò sứ giả chịu trách nhiệm giao tiếp với Lê Đại Hành.
Được
tin phái bộ triều Tống phái sang Đại Việt, vua Lê Đại Hành tham khảo ý
kiến đại sư Khuông Việt là vị thiền sư rất thông thái đã từng phục vụ
đắc lực cho Đinh Tiên Hoàng và sau này vẫn được Lê Đại Hành
trọng dụng. Khuông Việt giới thiệu Pháp Thuận (Đỗ Thuận), một nhà sư nổi
tiếng hay chữ cải trang làm người lái đò trên chiếc thuyền đón rước Lý Giác.
Lý Giác
vốn có tài ngâm vịnh thi ca. Đang xuôi sông đứng ngắm cảnh trên khoang
thuyền, Lý Giác bắt gặp một đôi ngỗng trời đang bơi lội trên sông, Lý Giác
hắng giọng ngâm bài thơ Đường nổi tiếng của Lạc Tân Vương:
“Nga!Nga! Lưỡng nga nga
Ngưỡng diện
hướng thiên nha”…
Nghĩa: “Ngỗng!Ngỗng! Ngỗng một đôi
Ngẩng
mặt ngóng chân trời”…
Ngâm
hai câu, Lý Giác tạm dừng ngắm đôi ngỗng. Bỗng Lý sứ giả nghe tiếng người lái
đò ngâm tiếp:
“Bạch mao phô lục thủy
Hồng
trạo bãi thanh ba”…
Nghĩa:”Nước biếc phô lông trắng
Chèo hồng sóng xanh bơi”…
Lý Giác
giật mình kinh sợ, không ngờ một người lái đò nước Nam cũng thông thạo văn
thơ đến thế.
Bài thơ “Vịnh Ngỗng" của Lạc Tân Vương,
nguyên tác 4 câu:
“ Nga! Nga! Nga!
Khúc hạng hướng thiên ca
Bạch mao phù thủy lục
Hồng chưởng bãi thanh ba”.
Nghĩa: “Ngỗng ! Ngỗng ! Ngỗng !
Cong cổ ngóng trời kêu
Lông trắng nổi trên mặt nước
Bàn chân hồng khua sóng xanh”.
Bởi trước mắt Lý Giác chỉ có hai con ngỗng, và hai con ngỗng ấy
ngóng trông về phía chân trời xa chứ không ngẩng lên trời kêu, ông thêm và
chữa mấy chữ để hợp cảnh hợp tình, là chuyện thường thấy ở người xưa yêu
thích thơ văn của nhà thơ nổi danh như Lạc Tân Vương. Ông chưa biết nên sửa
tiếp như thế nào. Đỗ Thuận - vai người lái đò, đã đỡ lời ông, thay bằng mấy
chữ rất tài tình.
Bài thơ “Vịnh Ngỗng” Lạc Tân Vương làm năm mới 10
tuổi, thực ra chưa phải đã thật toàn bích. Đỗ Thuận thay chữ “phù” là
nổi bằng chữ “phô” là khoe, thay chữ “hồng chưởng” là bàn
chân hồng bằng chữ “hồng trạo” là mái chèo hồng làm cho câu
thơ trở nên tuyệt cú ! Ở đây không hề có chuyện Lý Giác và Đỗ Thuận “đạo” thơ
Lạc Tân Vương, mà chỉ là câu chuyện vui về thơ, vì bài “Vịnh Ngỗng” của
Lạc Tân Vương đã quá nổi tiếng, không mấy ai không biết! Lý Giác dù sau đó
biết Đỗ Thuận chỉ đóng vai ông lái đò, vẫn rất khâm phục nhà sư. Lý Giác về
đến Sứ quán, gửi cho Đỗ Thuận một bài thơ:
Hạnh ngộ minh thì tán thịnh du,
Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu.
Đông đô lưỡng biệt tâm vưu luyến
Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu.
Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch
Xa tri thanh chướng phiếm trường lưu
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu
Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu.
Dịch
thơ:”May gặp thời bình được giúp mưu
Một lần hai lượt sứ Giao Châu
Đông đô mấy độ còn lưu luyến
Nam Việt nghìn trùng vẫn ước cầu
Ngựa vượt khói mây xuyên đá chởm
Xe qua rừng biếc vượt dòng sâu
Ngoài trời lại có trời soi nữa
Sóng lặng khe đầm, bóng nguyệt thâu.”
(Bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư)
Đỗ
Thuận đem bài thơ của Lý Giác dâng lên vua Lê Đại Hành.Vua cho gọi Đại sư
Khuông Việt xem. Sư Khuông Việt nói: “Thơ này có ý tôn trọng bệ hạ không
khác gì vua Tống”. Vua khen ý thơ, đặc biệt câu: “Thiên ngoại hữu
thiên ưng viễn chiếu” nghĩa là: “Ngoài trời lại có trời nên soi sáng
xa..” truyền lệnh ban tặng cho Lý Giác bổng lộc rất hậu. Khi Lý Giác từ biệt
ra về, vua sai Khuông Việt làm bài hát để tiễn chân. Lý Giác lậy tạ trở về
Trung Quốc.
Chỉ với
hai câu thơ đã gây ấn tượng mạnh đối với một nhà thơ có tầm nhìn đáng
nể khá hiếm hoi trong cương vị của một viên sứ Tàu.
2)
Thiên cổ anh hùng sứ giả
Ngô
Quyền dìm chết quân xâm lược nhà Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 “một
vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy
giờ mà thôi đâu”(Lời bàn của Ngô Thì Sĩ).
Cái cột
đồng Mã Viện dựng lên từ những năm 40 (đầu CN) với lời hăm dọa “đồng trụ
chiết Giao Chỉ diệt” (trụ đồng ngã, đất Giao Chỉ diệt vong) vẫn là tâm địa
nham hiểm của bá quyền phương Bắc xuyên suốt lịch sử.
Đến thế
kỷ thứ XVII mà Sùng Trinh, vua nhà Minh, vẫn còn lấy biểu tượng ác hiểm đó để
ra câu đối cho sứ thần Đại Việt với ý định làm nhục nước Đại Việt ta. Nhưng
Sùng Trinh đã chuốc lấy sự bẽ bàng trước vế đối cực kỳ thông minh,đầy khí
phách hào hùng của sứ thần Việt là Giang Văn Minh.
Giang
Văn Minh sinh
năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh
Sơn Tây (tên trước năm 1945), nay đổi là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Giang
Văn Minh học
giỏi, đỗ đạt cao làm quan Triều Hậu Lê nổi tiếng thanh liêm, cương trực và
ứng đối giỏi. Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Thám hoa (do không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, nên Giang Văn
Minh tuy chỉ là Thám hoa, vẫn là người đỗ cao nhất trong cả khoa
thi khoa Mậu Thìn, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông).
Ngày 30
tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637) ông được vua Lê cử dẫn đầu đoàn sứ bộ
sang cầu phong và tuế cống nhà Minh.
Năm1938
ông đến kinh đô nhà Minh, được mời vào ở Sứ quán nhưng chờ đã lâu mà vẫn
không được vua nhà Minh lúc đó là Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng
Trinh) cho tiếp kiến.
Một
hôm, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền cho mời ông vào triều kiến
và hỏi nguyên do. Với tác phong chững chạc, Giang Văn Minh trả lời:
-
Hôm nay
là giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ.
Thật là bất hiếu với tổ tiên.
Vua
Minh vặn:
-
Không
ai giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
Giang
Văn Minh hỏi vặn lại:
-
Vậy,
tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước
tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
Ý ông
muốn nhắc lại chuyện quân Minh sang xâm lược nước ta bị nghĩa quân Lam Sơn
chém cụt đầu.
Biết
trúng mưu Giang Văn Minh, vua Minh đành nói:
-
Từ nay
trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
Tiếp
theo để vừa gỡ gạc thể diện,vừa ngạo mạn có ý coi thường Giang Văn Minh
và muốn hạ nhục đoàn sứ thần nước Nam, Sùng Trinh ra câu đối:
"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục!" (Cột đồng đến nay rêu vẫn còn xanh)
Sứ thần
nước Nam, Giang Văn Minh bình tĩnh đối lại:
" Đằng giang tự cổ huyết do hồng!" (Sông Bạch Đằng từ
xưa máu vẫn nhuộm đỏ)
Vế đối
này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm
lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.
Câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách hạ lệnh trám nhựa đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”.Tuy tức giận hạ sát sứ thần Giang Văn Minh nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
Giang Văn Minh được
chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm.Trên
cánh đồng này có một quán nhỏ (hiện có dạng ngôi nhà) là nơi linh cữu ông đã
được quàn và gọi là “quán quàn”. Hiện nay, nhà thờ ông ở Mông Phụ, Đường Lâm,
Sơn Tây đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia..
.
Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên Giang Văn Minh, nối với phố Giảng Võ và phố Kim Mã, quận Ba Đình.
Dịp
truy điệu Giang Văn Minh,có người tặng câu đối:
“Thục bất hữu sinh, sinh như công dã, kỳ sinh như vinh.
Thục bất hữu tử, tử như công giả, kỳ tử do sinh”.
Tức
là: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống
Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”.
Lê
Ngân (sưu tầm và giới thiệu)
Hà Nội,
Xuân Bính Thân - 2016
(Bài đã đăng
trên Tạp chí Cây Thuốc Quý số Mừng Xuân Bính Thân (tháng 01.2016)
------------
|
|||||
BÀI ĐỌC THÊM: |
CHUYỆN MỘT TRƯỞNG ĐOÀN NGOẠI GIAO VN BỊ GIẾT TẠI TRUNG QUỐC
Ảnh: Đền thờ Giang Văn Minh | (Ảnh: internet) |
Ngày xưa, việc chọn Trưởng đoàn ngoại giao (Chánh sứ) là
rất quan trọng, nhất là đi sứ Trung Quốc. Những người được chọn làm
Chánh sứ thường là những nhà khoa bảng giỏi văn chương chữ nghĩa và có
khí tiết. Tại các cuộc tiếp sứ, các vua Tàu thường ra những vế đối hiểm
hóc, và đặt ra các cuộc xướng họa thơ phú với nhiều hàm ý.
Đường Lâm cổ ấp quê tôi là quê hương của Thám hoa Giang Văn
Minh người đã từng được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Ông bị vua
quan nhà Minh giết tại Yên Kinh (TQ) bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Khi đưa thi hài về đến quê nhà, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng [rể Đường Lâm] bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1], ban tặng câu“Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
Dưới đây là chép từ Từ điển Wikipedia:
Giang Văn Minh (chữ Hán: 江文明, 1573 – 1638), tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.
Cuộc đời và sự nghiệp
Ông sinh năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây trước năm 1945), (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây , Hà Nội. Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông. Khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất trong cả khoa thi. Sau khi đỗ đạt, ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung (1630)[3], Thái bộc tự khanh (1631).
Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637),
ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng
với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê
dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh. Sau khi chết, ông được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công. Giai thoại Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc) với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638.
Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.
Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:
- “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”” Nghĩa là: Cột đồng đến nay rêu đã xanh
Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng,
sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: “Đồng trụ chiết,
Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ – tức Đại Việt – bị diệt
vong).
Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:
- “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”
Nghĩa là:
- Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ
Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sôngBạch Đằng.
Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt
hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ
các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên
triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào
miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”.
Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng
Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân
và đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông, và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại
Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, [thực ra là Gò Đõng – NXD] thôn Mông Phụ, xã
Đường Lâm.
Trên cánh đồng này có một quán (hiện có dạng ngôi nhà) nhỏ là nơi linh
cữu ông đã được quàn và gọi là quán Giang. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng
Mông Phụ đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa .
Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên Giang Văn Minh, nối với phố Giảng Võ và phố Kim Mã, quận Ba Đình.
Tác phẩm
- Hoa Nghiêm tự bi: trên tấm bia của chùa Hoa Nghiêm ở thôn Vô Song, xã Đông Hà, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có ghi người soạn văn bia năm Dương Hòa thứ 2 (1636) là Phúc Lộc hầu Giang Văn Minh, đỗ thám hoa khoa Mậu Thìn (1628), chức Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thái bộc tự khanh.[9]
Đánh giá
Ông là người trí dũng song toàn.[10]
Thi sĩ Hoài Yên có thơ rằng:Giang Văn Minh
Một sớm về thăm Mông Phụ ấp,
Suốt đời nhớ mãi Thám hoa môn.
Ngoại giao, lo tính tìm mưu chước,
Đối đáp, không làm thẹn núi sông.
“Đồng trụ chí kim đài dĩ lục,
Đằng giang tự cổ huyết do hồng”.
Quên thân, quyết báo đền ơn nước,
Khí tiết xin phơi một tấm lòng.
(Chân dung. Thơ Hoài Yên. Nxb. Hà Nội, 2008. tr21).
Mộ Thám hoa Giang Văn Minh. Bốn chữ Hán: THIÊN CỔ ANH HÙNG. Ảnh: Đỗ Ngọc Sơn |
Quán Giang. Nơi quàn thi hài của Giang Văn Minh khi đưa từ Trung Quốc về. Ảnh: Đ.N. |