Quy tắc ứng xử đúng, đẹp
Bạn bè gừi thư cho những dòng dưới đây tạm gọi là "Quy tắc đối nhân xử thế trong cuộc sống". Thấy nó có ích cho mọi người, đưa lên đây để đọc tham khảo.
Vệ Nhi
-----
4 tận và 4 không tận
(Quy tắc đối nhân xử thế trong cuộc
sống)
I. Cả đời cần ghi nhớ “4 tận”
1. Tận tận
hiếu: Hết lòng hiếu thảo
Đối với cha mẹ phải
tận hiếu; Con người dù sang hay hèn, giàu hay nghèo đều do cha mẹ sinh ra, cha
mẹ khổ cực cay đắng nhọc nhằn vỗ về nuôi dưỡng thành trưởng.
Người xưa nói “Bách
thiện hiếu vi tiên” là có ý nói rằng trong trăm cái thiện thì chữ hiếu là
đứng đầu. Hiếu là gốc của mọi đức tính, những lý do khác đều nằm ở trong ấy,
hiếu là cái nôi làm người.
2. Tận tận
trung: Hết lòng trung hiếu,
trung thành
Đối với quốc gia, đối
với nhân dân phải tận trung; Con người sống trên nhân thế không thể sống
không nhà không cửa không quốc gia, càng không thể sinh trưởng lớn lên lơ lửng
như trong chân không, những sự trưởng thành khác như tinh thần, vật chất, dinh
dưỡng đều nhận đến từ trong thiên hạ, quốc gia, vì thế hãy tận tận chúng sinh,
hết lòng vì mọi người, vì chúng sinh.
3 . Tận tận
thành: Hết lòng chân thành,
thành tâm, thành tín
Đối với bạn bè phải
tận thành: Đời người trên thế gian, ngoài tinh lực, năng lực, tài lực, vật lực,
học thức, v.v… đều có tính cực hạn rất lớn. Cho dù là ai đi nữa, dù là thiên
tài quý tộc hay cao nhân thế ngoại đi chăng nữa đều cũng không thể cô lập một
mình với bạn bè, tha nhân và chúng sinh. Mà càng còn cần phải hết lòng thành
tâm thành tín trong giao lưu, giao tế với bạn bè, lấy thành tâm thành tín làm
gốc rễ căn bản để đối đãi giao lưu với người.
4. Tận tận tâm: Đối với sự nghiệp cần tận tâm
Con người trong cuộc
sống, năng lực và địa vị, giàu nghèo và sang hèn mọi thứ là khác nhau,
nhưng ai cũng đều cần dựa vào công việc để mưu sinh và phát triển.
Công việc và sự
nghiệp, cho dù rất nhiều lúc hết lòng quan tâm nhưng thành hay bại, được hay
mất đều không thể dựa vào ý nguyện của con người mà thay đổi chuyển dời được.
Nhưng chỉ cần chúng ta tận tâm tận lực mà làm những gì nên cần làm thì cho dù
có thất bại hay gặp khó khăn cản trở, ở đó vẫn mãi luôn có hy vọng của người
thành công.
II. “4 Điều không thể tận”, cả đời cần chú ý không nên tận
lực dùng hết
Không thể tận phúc
Phúc không thể tận
hưởng hết; Người xưa nói: “Phúc hề họa sở ỷ, họa hề phúc sở trí”-
hàm nghĩa chính là có ý nói rằng: Phúc nếu như thụ hưởng hết thì tất sẽ chiêu
mời họa. Thử xem sự tham lam không biết đủ của một số quan tham đương
thời, có mấy ai vừa có thể thực hiện được thân tại trong phúc mà biết mình đang
phúc. Bậc hiền quan quý nhân đức độ đang hưởng phúc đức mà trân trọng và quý
tiếc phước đức ở đời được mấy người?!
2. Không thể tận thế
Quyền thế không thể
mang ra sử dụng hết; Một người có thế lực cũng không phải là người có quyền
muốn làm gì thì làm. Người có chức vị cao cũng không thể có mãi cả một đời
người. Thường người có tài cao, tài lớn thì khí chất thô cộc.
Đối với những người
luôn tự cao tự đại, vênh mặt sai khiến người khác cần hiểu rằng: nước có thể
chở thuyền lại cũng có thể lật thuyền.
Một người có tài lớn
mà khí chất thô cộc, thì tuyệt không được vì giàu mà bất nhân, hoành
hành bá đạo, làm những việc trái với lương tâm, cần hiểu rằng :
“Nhân vô thiên tải
hảo, hoa vô bách nhật hồng.
“Thiên hữu bất
trắc phong vân, nhân hữu đán tịch họa phúc.”
Nghĩa là:
“Người không mãi
ngàn năm sung túc, hoa không nở hồng cả trăm ngày.
Trời có lúc gió
mây bất trắc, người có lúc họa phúc sớm chiều.”
3. Không thể tận
nói. Tận nói: nói hết nhẽ,
nói đến cùng cực
Lời nói không thể nói
tận! Nói nhiều tất sẽ có sai sót cùng mất mát. Tận nói, khi nói chuyện cho dù
khen hay chê, nói xấu hay nói tốt thì đều không thể tận nói, không thể nói đến
cùng cực cho hết lẽ.
Lời tốt đã tận nói
rồi, không những bất lợi cho người mà còn tổn hại cho chính mình. Điều tốt mà
người lại nói tận sẽ thành nói quá, người mà nói lời tốt quá người nghe dễ
[khinh] thường cho thành hiển thị sự thổi phồng khoác lác, cổ xúy, tâng bốc,
tôn sùng, vâng lệnh, ăn bổng lộc, nịnh bợ, a dua, có khi còn thể hiện ra sự
khúm núm của nịnh nọt cầu cạnh hay là bề tôi tớ, mà sẽ làm mất mát, tổn thất
đến cốt khí và khí chất của bản thân. Còn những người thích nghe những lời nói
quá hay, nói quá tốt, nói tận này cũng thường bị người ta cho rằng tai không
thông, mắt không sáng. Vì thế việc tốt, điều tốt không thể nói quá, không
thể quá khen và không thể tận nói.
Lời xấu đã tận nói
rồi, đã nói tới cùng cực rồi thì không cần phân tích hay dẫn chứng chỉ rõ cũng
biết tác hại của nó, người mà thích nghe người nói tận này đi nói xấu này kia
thì càng không có mấy người. Vì thế nói lời không thể tận nói. Cho dù là việc
tốt việc xấu, lời hay lời dở càng không thể tận nói.
4. Không thể tận
hành. Tận hành: thi hành
đến cùng, hành động tận cùng, hành xử một việc làm cụ thể gì đó đến cùng
Khuôn phép, hành xử,
đối nhân xử thế, và quy tắc, lễ cử cùng phép tắc là không thể tận hành. Nói ở
đời “Hành quy đạo củ cố nhiên thi vi nhân chi căn bổn” – có nghĩa
lý nói rằng: hành vi, hành xử, khuôn phép, lễ nghĩa đối nhân xử thế và quy tắc,
quy củ, phép tắc, v.v… ở đời đương nhiên phải hành xử theo phép lấy người làm
chủ, đặt người làm trọng yếu, và bởi người làm căn bản gốc gác đầu tiên trong
đối nhân xử thế.
Nhưng chỉ nói phép
tắc và quy củ cứng nhắc, hành xử chém phạt mà thiếu đi tính linh hoạt của mềm
dẻo, bao dung lượng thứ cùng độ nhân thì “tắc hựu bất thất vi tử ban ngạnh
sáo đích giáo điều chủ nghĩa” có nghĩa nói rằng: cứng nhắc quá thì không
những gạt phăng hết cũng chết mất hết phép tắc, phép đã không đạt được mà còn
chủ nghĩa giáo điều sáo rỗng, vậy xã hội và sự nghiệp làm sao có thể mong được
phát triển đây?
Chỉ có nguyên tắc “Hành
quy đạo củ” (hành xử bám theo đạo mà hành) không quên đi tính
linh hoạt uyển chuyển hanh thông, mới là hành xử vì người của quan điểm và luận
điểm khoa học
Văn học gia Phùng
Mộng Long thời nhà Minh đã viết trong “Cảnh thế thông ngôn” (ngôn từ thông dụng
cảnh tỉnh thế gian) rằng: Thế bất khả sử tận, phúc bất khả hưởng tận, tiện
nghi bất khả chiếm tận, thông minh bất khả dụng tận.” (Tạm dịch: Thế không
thể đem hết ra dùng, phúc không thể tận hưởng hết, tiện nghi không thể chiếm
hết, thông minh không thể thể hiện hết, không thể dùng hết). Những câu đạo này
đã trở thành câu tục ngữ được lưu truyền đến tận ngày nay để khuyên bảo mọi
người trong việc giao tế, đối nhân xử thế của cuộc sống .
St
trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét