Nhiều người Việt Nam vẫn một lòng thông cảm, thậm chí là yêu mến ông Putin. Chẳng trách được những vị này vì họ được ăn học ở Nga (là chính thôi, chứ khi có công việc thì họ còn đi tới nơi này nơi khác trên thế giới rộng lớn này).
Nhưng đây tôi nói về sự tỉnh táo trước thời cuộc, sự nhạy bén về lợi ích đất nước, tự chúng ta cũng cần biến đổi, chuyển động cho kịp thời cuộc.
Vì ngay
như nước Nga có lúc thù hận thấu xương với Tàu, đến mức phải nện cho tay
bành trướng này "ngọn đà đao" khốc liệt năm 1969 ở biên giới Xô-Trung.
Rồi lại thân thiện, tiếp đó quay lại căng thẳng, ngoảnh mặt nhau cứ liên miên diễn ra (do lợi ích cả thôi).
Và bây giờ lại tâng bốc, chèo kéo nhau (từ vụ Nga chiếm Crưm, với cớ thu hồi). Tất cả là cả 2 ông lớn này có ý để kiềm chế bớt Mỹ & phương Tây. Chuyện thường tình, chúng ta không nên ý kiến ý cò gì. Đó là việc của họ với nhau và với thế giới, quyền của họ.
Vấn đề là với ông Nga này (không phải nhân dân Nga, dân tộc Nga nhá, vì nói thế là dễ bị chụp mũ). Ông ấy to lớn thế thì có lợi ích toàn cầu, nên mình phải tỉnh với chính quyền của nước này. Tôi cho là phải tỉnh đến mức cảnh giác nữa đối với con người đang nắm toàn bộ quyền lực nước này như ông Putin, chứ đừng có "rút hết ruột gan" trong những trao đổi quân sự, mua sắm vũ khí... Nói ít thế thôi là đủ hiểu rồi.
Với ông Putin, một chính khách mưu mẹo, lại chất đầy tham vọng như thế, thì sự thay đổi chính kiến của ông ta với TQ (là đối tượng đang xâm chiếm lãnh hải, biển đảo của ta) cũng là điều dễ hiểu.
Vậy ta chẳng nên ca tụng, thậm chí là "phục" ông Putin mà làm gì, tôi nghĩ vậy. Lúc này nên coi ông cũng như hoặc gần như các đối tác chính trị trên toàn cầu khác mà thôi...
Vệ Nhi
-------
Xem bài dưới đây (báo điện tử Nhà nước cấp phép đăng):
Rồi lại thân thiện, tiếp đó quay lại căng thẳng, ngoảnh mặt nhau cứ liên miên diễn ra (do lợi ích cả thôi).
Và bây giờ lại tâng bốc, chèo kéo nhau (từ vụ Nga chiếm Crưm, với cớ thu hồi). Tất cả là cả 2 ông lớn này có ý để kiềm chế bớt Mỹ & phương Tây. Chuyện thường tình, chúng ta không nên ý kiến ý cò gì. Đó là việc của họ với nhau và với thế giới, quyền của họ.
Vấn đề là với ông Nga này (không phải nhân dân Nga, dân tộc Nga nhá, vì nói thế là dễ bị chụp mũ). Ông ấy to lớn thế thì có lợi ích toàn cầu, nên mình phải tỉnh với chính quyền của nước này. Tôi cho là phải tỉnh đến mức cảnh giác nữa đối với con người đang nắm toàn bộ quyền lực nước này như ông Putin, chứ đừng có "rút hết ruột gan" trong những trao đổi quân sự, mua sắm vũ khí... Nói ít thế thôi là đủ hiểu rồi.
Với ông Putin, một chính khách mưu mẹo, lại chất đầy tham vọng như thế, thì sự thay đổi chính kiến của ông ta với TQ (là đối tượng đang xâm chiếm lãnh hải, biển đảo của ta) cũng là điều dễ hiểu.
Vậy ta chẳng nên ca tụng, thậm chí là "phục" ông Putin mà làm gì, tôi nghĩ vậy. Lúc này nên coi ông cũng như hoặc gần như các đối tác chính trị trên toàn cầu khác mà thôi...
Vệ Nhi
-------
Xem bài dưới đây (báo điện tử Nhà nước cấp phép đăng):
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc là "động lực tích cực cho mối quan hệ song phương" và "một người bạn rất tốt, một đối tác tin cậy".
Tờ Russia Beyond The Headlines đưa tin cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/6 sẽ thăm chính thức Trung Quốc hai ngày.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã trước thềm chuyến thăm, nhà lãnh đạo Nga đã bày tỏ lời cám ơn đối với đối tác Trung Quốc về sự sẵn sàng hợp tác thúc đẩy cấu trúc thương mại Nga-Trung "chặt chẽ hơn", mối quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc hơn.
Khi được hỏi về ấn tượng về Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Nga cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc là "động lực tích cực cho mối quan hệ song phương" và "một người bạn rất tốt, một đối tác tin cậy".
Mặc dù chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Nga-Trung chưa
được công bố, nhưng các chuyên gia tại Hội đồng Đối ngoại Quốc tế Nga,
dự kiến các nhà lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận về việc tăng cường hơn
nữa hợp tác song phương về thương mại, phát triển kinh tế, đầu tư,
nghiên cứu, công nghệ và văn hóa.
Ngoài ra, chương trình bao gồm các vấn đề về hợp tác và tương tác trong các tổ chức đa phương và khu vực, gồm Liên Hợp Quốc, BRICS và G20. Một chủ đề khác của các cuộc thảo luận có thể bao gồm thỏa thuận đạt được trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) về hợp tác thương mại trong máy móc và công nghệ cao.
Theo Sergey Lousianin, quyền giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Viện khoa học Nga, chuyến công du lần này cung cấp một cơ hội giúp hai nước vượt qua cấp độ thấp của hợp tác kinh tế song phương, tăng cường liên kết đầu tư giữa các khu vực của hai nước, thảo luận về hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống như năng lượng, công nghiệp, công nghệ cao, an ninh mạng, không gian, ngân hàng và cơ sở hạ tầng.
Đội ngũ tháp tùng Tổng thống Putin trong chuyến thăm Trung Quốc lần này khá lớn, gồm các Bộ trưởng, các Tổng giám đốc, thống đốc là bằng chứng cho thấy nó mang ý nghĩa chính trị cao hơn thông thường, ông Lousianin cho biết thêm.
Vladimir Petrovsky, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nga-Trung Quốc quan hệ nghiên cứu và dự báo tại Viện Viễn Đông nghiên cứu của Viện khoa học Nga, cho rằng hàng chục thỏa thuận sẽ được ký kết trong các lĩnh vực khác nhau, từ năng lượng hạt nhân việc tạo ra một khu vực thương mại tự do.
Hoàng Hải
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã trước thềm chuyến thăm, nhà lãnh đạo Nga đã bày tỏ lời cám ơn đối với đối tác Trung Quốc về sự sẵn sàng hợp tác thúc đẩy cấu trúc thương mại Nga-Trung "chặt chẽ hơn", mối quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc hơn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải).
|
Khi được hỏi về ấn tượng về Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Nga cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc là "động lực tích cực cho mối quan hệ song phương" và "một người bạn rất tốt, một đối tác tin cậy".
Ngoài ra, chương trình bao gồm các vấn đề về hợp tác và tương tác trong các tổ chức đa phương và khu vực, gồm Liên Hợp Quốc, BRICS và G20. Một chủ đề khác của các cuộc thảo luận có thể bao gồm thỏa thuận đạt được trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) về hợp tác thương mại trong máy móc và công nghệ cao.
Theo Sergey Lousianin, quyền giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Viện khoa học Nga, chuyến công du lần này cung cấp một cơ hội giúp hai nước vượt qua cấp độ thấp của hợp tác kinh tế song phương, tăng cường liên kết đầu tư giữa các khu vực của hai nước, thảo luận về hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống như năng lượng, công nghiệp, công nghệ cao, an ninh mạng, không gian, ngân hàng và cơ sở hạ tầng.
Đội ngũ tháp tùng Tổng thống Putin trong chuyến thăm Trung Quốc lần này khá lớn, gồm các Bộ trưởng, các Tổng giám đốc, thống đốc là bằng chứng cho thấy nó mang ý nghĩa chính trị cao hơn thông thường, ông Lousianin cho biết thêm.
Vladimir Petrovsky, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nga-Trung Quốc quan hệ nghiên cứu và dự báo tại Viện Viễn Đông nghiên cứu của Viện khoa học Nga, cho rằng hàng chục thỏa thuận sẽ được ký kết trong các lĩnh vực khác nhau, từ năng lượng hạt nhân việc tạo ra một khu vực thương mại tự do.
Hoàng Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét