Mùa hè này mình nghỉ lại khá lâu trong Sài Gòn nên có điều
kiện tìm đọc sách báo và những tư liệu sưu tầm được về Sài Gòn-Gia Định.
Lại cũng có dịp kết hợp đi đây đó vùng Lục tỉnh quanh Sài Gòn-Tp Hồ Chí Minh. Và nhờ đó gặp được nhiều bạn bè cũ-mới, cùng nhau chuyện trò xung quanh đề tài Sài Gòn-Gia Định xưa mà anh em cho là thú vị, cần tìm hiểu. Hiểu để biết, hiểu lịch sử hình thành, con đường đi của môt thành phố lớn nhất đất nước cũng là để sống, sống có ý nghĩa hơn với Sài Gòn - Tp HCM ngày nay.
Lại cũng có dịp kết hợp đi đây đó vùng Lục tỉnh quanh Sài Gòn-Tp Hồ Chí Minh. Và nhờ đó gặp được nhiều bạn bè cũ-mới, cùng nhau chuyện trò xung quanh đề tài Sài Gòn-Gia Định xưa mà anh em cho là thú vị, cần tìm hiểu. Hiểu để biết, hiểu lịch sử hình thành, con đường đi của môt thành phố lớn nhất đất nước cũng là để sống, sống có ý nghĩa hơn với Sài Gòn - Tp HCM ngày nay.
Một dịp cũng may mắn và kéo dài như thế có gì đó hao hao giống với hoàn cảnh cách đây trên
30 năm. Hồi đó nhờ được cơ quan giao biên tập cho số Chuyên đề của tạp chí bằng
tiếng Pháp và Anh tên là “Nghiên cứu Việt Nam” (Études Vietnamiennes/Vietnamese
Studies) về Hà Nội truyền thống mà mình “cắp sách vở” học được rất nhiều kiến
thức Thăng Long-Đông Đô rồi sau này là Hà Nội cuối TK19.
Phải nói pho từ điển sống về “Hà Nội học” là từ các ông Vũ
Tuấn Sán, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê và những quan sát từ khía cạnh “văn hóa đối
ngoại”của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã truyền sang cho mình
khá nhiều kiến thức và hiểu biết cơ bản về kinh thành Thăng Long cổ xưa từ thời
Lý Trần thế kỷ 10-14 rồi các triều đại kế tiếp cho tới thời Hà Nội thế kỷ 19 và
đầu 20.
Nghĩ lại thật tiếc, vì hồi xưa thì mình chỉ giữ lại được mỗi
cuốn Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam số 48 là chấm hết. Trong số đó có vài bài mình
chấp bút và các bài khác là mình góp phần đặt bài và bỏ công biên tập cho văn
phong và cách diễn đạt thống nhất trong 1 số tạp chí, và mình làm Niên biểu
(Chronologie). Chỉ có thế thôi.
Vì vậy lần này đương nhiên là rút kinh nghiệm. Thôi thì biết
được gì mới, hoặc không mới thì là tư liệu có ý nghĩa mình nhờ phương tiện mạng
“tích hợp” lại ở Blog cá nhân, giữ được lâu dài…
Đó chính là lý do mình sẽ tìm hiểu, sưu tầm, đọc và biên tập
những bài viết và tư liệu quý xung quanh đề tài thú vị là Sài Gòn-Gia Định, một
Sài Gòn trẻ trung nhưng cũng có một phần khá xưa cần “bảo tồn” bẵng chữ nghĩa
và tư liệu tranh ảnh…
Xin giới thiệu bài viết đầu tiên của tác giả Chung Hai.
Vệ Nhi/Nguyễn Vĩnh
-----
Quy hoạch Sài Gòn - Gia Định xưa
Quy hoạch Sài Gòn - Gia Định xưa
Tác giả: Chung Hai
Nếu còn thành cũ, Gia Định không bị thất thủ ngày 17/2/1859.
“Tan
chợ vừa nghe tiếng súng Tây – Một bàn cờ thế phút sa tay” – nhà thơ
Nguyễn Đình Chiểu đã đau đớn thốt lên như vậy trong bài thơChạy giặc khi thành Gia Định thất thủ trước liên quân Pháp – Tây Ban Nha – Philippines ngày 17-2-1859.
Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công thành Gia Định ngày 17-2-1859 – Tranh vẽ của người Pháp về trận đánh này. Hình vẽ theo hướng tấn công cổng thành chính, mặt ngang thành hiện là đường Lê Duẩn – Ảnh tư liệu |
Nỗi đau đó có lẽ từ nỗi đau thất thủ nhanh chóng.
Trước đó, sau khi bị cầm chân ở Đà Nẵng, ngày 29-1-1859, viên tướng chỉ huy liên quân là Charles Rigault de Genouilly gửi thư về Bộ Hải quân Pháp ở Paris đề xuất đánh thành Gia Định với nhiều lý do: đánh Sài Gòn (từ Sài Gòn do tướng Genouilly viết trong thư) không phải hành quân bộ; Sài Gòn là vựa thóc nuôi Huế; thương gia Hong Kong thúc giục nhà cầm quyền Anh đánh Sài Gòn…
“Một bàn cờ thế phút sa tay”
Bốn ngày sau, ngày 2-2, 2/3 lực lượng liên quân và tàu chiến rời Đà Nẵng tiến về biển Vũng Tàu. Tám ngày sau, liên quân tấn công Vũng Tàu.
Ngày 11-2, 2.000 liên quân Pháp – Tây Ban Nha (trong đó có 450 quân Philippines) và 8 tàu chiến vất vả tiến vô sông Cần Giờ do hàng chục đồn trại của quân dân Việt trên sông Cần Giờ phản kháng dữ dội – dù mỗi đồn chỉ vài chục đến 100 quân. Cuộc tiến quân của liên quân đi chặng đường này mất gần 5 ngày.
Chiều tối 15-2, hai pháo đài cửa ngõ vô thành Gia Định là Vàm Cỏ và Cá Trê (hiện nay là hai bên khu vực hầm Thủ Thiêm – theo Địa chí văn hóa TP.HCMthì đồn Vàm Cỏ – tên chữ là ụ Hữu Bình nằm ở góc sông Sài Gòn – cầu Tân Thuận, nhưng theo bản đồ của Trần Văn Học vẽ năm 1815 thì có lẽ nằm ở hai bên hầm Thủ Thiêm) không chỉ đấu pháo dữ dội mà còn dự tính đánh hỏa công bằng thuyền gỗ chở thuốc súng và rơm (nhưng bị liên quân phát hiện đốt trước khi thuyền hỏa công đến gần tàu chiến Pháp) suốt đêm với liên quân cho đến tận trưa hôm sau, 16-2 sau mới thất thủ.
Bản đồ khu vực Sài Gòn- Gia Định – Chợ Lớn năm 1815 do Trần Văn Học vẽ. Hai đồn Vàm Cỏ (tên chữ là Hữu Bình) và Cá Trê (Tả Định – bên rạch Cá Trê ở Thủ Thiêm hiện nay, hiện cá nơi đây người dân câu được vẫn chủ yếu là cá trê. Nhiều cầu nơi đây vẫn đang mang tên Cá Trê 1, 2, 3, 4, Cá Trê Lớn, Cá Trê Nhỏ). Lưu ý hướng trên của hình vẽ là hướng tây bắc chứ không theo hướng bắc như bản đồ hiện nay – Ảnh tư liệu |
Chỉnh đốn lực lượng, rạng sáng 17-2, toàn bộ lực lượng liên quân dừng quân trên sông Sài Gòn, trực diện cổng thành Gia Định (hiện nay ở khu vực đường ngã tư Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng tấn công thành từ loạt pháo của các tàu chiến trên sông Sài Gòn, phía ngoài cảng Ba Son hiện nay, chỉ cách cổng chính hướng đông của thành khoảng 500m.
Khu vực cổng chính hướng đông nam thành Gia Định bị tấn công, hiện nay là ngã tư Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng – Ảnh: M.C. |
Con đường liên quân Pháp – Tây Ban Nha từ sông Sài Gòn tiến vô tấn công thành Gia Định, thời đầu thuộc Pháp mang tên Boulevard Citadel (đại lộ Thành), nay là đường Tôn Đức Thắng – Ảnh: M.C. |
Trong thành lúc ấy khoảng 2.000 quân (theo giáo sư Trần Văn Giàu thì chỉ 1.000 quân).
200 khẩu pháo trong thành đáp trả mãnh liệt, ít nhiều gây tổn thất cho lực lượng liên quân mà trong báo cáo sau đó của liên quân gửi về Pháp, được Địa chí văn hóa TP.HCM trích lại: “Người Việt Nam tự vệ mạnh mẽ, đường đạn của họ không phải là không chính xác, tàu La Dragonne bị trúng ba phát đạn, tàu Avalanche bị 7 phát…”.
Hướng tấn công của liên quân chủ yếu ở cổng thành chính nằm hướng đông nam (đường Lê Duẩn hiện nay).
Góc thành Gia Định phía đông với pháo đài, hiện nay là góc Lê Duẩn – Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) – Ảnh: M.C. |
Góc thành Gia Định hướng nam với pháo đài, hiện nay là góc Lê Duẩn – Mạc Đĩnh Chi (Q.1, TP.HCM) – Ảnh: M.C. |
Sau đó liên quân bắc thang leo vô thành khá dễ khi thành chỉ cao 4,7m.
Quân Việt trong thành lao vô giặc đánh cận chiến bằng tất cả gươm, súng mình có trong tay.
Cổng thành phía đông (ngã tư Lê Duẩn – Đinh Hoàng, Q.1, TP.HCM hiện nay) vỡ. Liên quân tràn vô, không chỉ xáp lá cà mà còn dùng súng bắn liên tục vô quân Việt vốn dùng súng hỏa mai, nạp đạn rất chậm…
… Đến trưa 17-2, thành Gia Định thất thủ.
Hộ đốc Vũ Duy Ninh (hiện một con đường ở Bình Thạnh, một con đường ở Đà Nẵng mang tên ông) bị trọng thương, lui quân về thôn Phước Lý (tổng Phước Lộc, huyện Tân Bình xưa) thì rút gươm tự sát. Bộ tướng của ông là án sát Lê Từ cũng tự vẫn.
Trước đó, khi biết quân Pháp – Tây Ban Nha tiến vô cửa Cần Giờ, tướng Vũ Duy Ninh (mới nhậm chức tổng đốc hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa hai ngày) đã “sức” (thông báo) cấp báo năm tỉnh Nam kỳ để có thể phối hợp.
Nhưng thành Gia Định thất thủ nhanh, khiến ngay quân thành Biên Hòa (thuộc quyền của tổng đốc Vũ Duy Ninh) cũng không kịp kéo về tiếp ứng.
Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long, Định Tường) Trương Văn Uyển ngay lập tức vừa gửi sớ về triều đình báo tin thất thủ Gia Định, vừa triệu tập các trấn thủ An Giang, Định Tường, Hà Tiên hợp sức lại, rồi trực tiếp kéo quân tới đồn Lão Sầm, gần chùa Mai Sơn (tức chùa Cây Mai, hiện ở quận 11).
Nhưng ngay sau khi chiếm thành Gia Định nhanh chóng, quân Pháp kịp tổ chức bao vây, tấn công khu vực này. Quân tổng đốc Long Tường phải lui về Vĩnh Long.
Nếu còn thành cũ, Gia Định có thất thủ nhanh chóng?
Nguyên nhân thành Gia Định thất thủ nhanh chóng đã được nhiều sử gia phân tích.
Theo sử gia Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược), “ở Gia Định bấy giờ tuy có nhiều binh khí nhưng quân lính không luyện tập, việc võ bị bỏ trễ nải, cho nên khi quân Pháp ở cửa Cần Giờ tiến lên, quan hộ đốc là Vũ Duy Ninh vội vàng tư đi các tỉnh lấy binh về cứu viện” nhưng không kịp.
Theo GS Trần Văn Giàu, “Lúc Pháp đến đánh, trong thành Gia Định chỉ có hơn 1.000 quân thủ thành, trong thành có đủ khí giới, lương thực cho 10.000 quân đóng giữ trong một năm. Điều đó chứng tỏ triều đình thờ ơ với sự phòng vệ, mặc dầu năm sáu tháng nay Pháp đánh Đà Nẵng, và từ hơn tuần nay đối phương vào Cần Giờ liên tiếp…” (tổng tập).
Cũng không thể bỏ qua yếu tố vũ khí hiện đại, chính xác hơn quân Việt của liên quân Pháp – Tây Ban Nha.
Khi Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt, gây “sự biến” chiếm thành năm 1833, triều đình nhà Nguyễn huy động hàng vạn quân đánh ròng rã hai năm mới hạ được thành (do đường đạn trong thành đi xéo nên quân nhà Nguyễn phải đào hào ngoằn ngoèo để tránh đạn (đằng xà) mới hạ được thành.Trước năm 1790, nhiều lần quân Tây Sơn vô tận Gia Định khiến Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) phải “tẩu quốc”. Nhưng sau khi thành Bát Quái xây xong, không rõ có kiêng dè ngôi thành này mà quân Tây Sơn không tấn công Gia Định thêm lần nào nữa.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn tiếc nuối cho rằng nếu còn thành cũ (tên là Phiên An – thường gọi là thành Quy) xây năm 1790 thì có lẽ trận chiến không dễ kết thúc nhanh như vậy.
Đó là ngôi thành được nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu khẳng định là kiên cố, lớn nhất của triều Nguyễn; xây năm 1790, khi Nguyễn Ánh chọn đất Sài Gòn làm kinh đô với tên Gia Định kinh.
Thành do hai sĩ quan công binh Pháp là Olivier de Puymanel và Le Brun thiết kế, đốc công 30.000 dân phu 4/6 tỉnh Nam kỳ lúc ấy là Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long xây dựng.
Thành theo kiến trúc Vauban hiện đại nhất của Pháp lúc ấy nhưng mang hình bát quái, theo phong cách Đông Á, Việt Nam; tường thành chính cao 4,8m bằng đá Biên Hòa, chịu đựng tốt với súng, đạn pháo hiện đại nhất thời đó.
Sau này tổng trấn Lê Văn Duyệt dùng đá ong xây cao thêm 1,5m nữa, tức khoảng 6,3m (thành Gia Định bị tấn công chỉ cao 4,7m), chân tường thành dày 36,5m, hào rộng 76m (52m), sâu 6,8m (3m)…
Thành Phiên An rất phức tạp với thành trong thành, hào trong hào để nếu đoạn thành nào thất thủ, quân thủ thành có thể lùi sang đoạn thành khác, lùi vô thành trong vẫn tiếp tục kháng cự bình thường với thành, hào mới kiên cố hơn (thành ngoài bằng đất, thành trong bằng đá).
Mỗi cạnh thành có 8 cửa, 8 pháo đài, súng hay pháo bắn xen kẽ qua lại rất lợi hại.
Thành bát quái xây năm 1790 (tên Phiên An – lấy một trong hai tên cửa chính hướng đông nam có lẽ trong bản đồ ghi nhầm là Phan Yên) do Trương Vĩnh Ký vẽ; chú thích, chú giải tên đường tiếng Việt của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu). Lưu ý hướng trên của hình vẽ là hướng tây bắc chứ không theo hướng bắc như bản đồ hiện nay. Hiện nay thành này nằm gọn trong bốn con đường: Nguyễn Đình Chiểu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Thánh Tôn – Đinh Tiên Hoàng – Ảnh tư liệu |
Năm 1835, sau khi dẹp loạn Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng hạ lệnh phá hủy toàn bộ thành Phiên An và năm sau, 1836, cho xây một thành khác nhỏ hơn phía đông bắc thành cũ, gọi là “thành Phụng”, tức thành Gia Định bị tấn công ngày 17-2-1859.
Thành Gia Định (thành Phụng) ở góc phải phía trên thành cũ và các con đường quanh thành hiện nay. Lưu ý hướng trên của hình vẽ là hướng tây bắc chứ không theo hướng bắc như bản đồ hiện nay – Ảnh tư liệu |
Theo Đại Nam nhất thống chí, thành Gia Định mới chu vi khoảng 1.960m (thành cũ 4.000m), diện tích so với thành cũ chỉ bằng 1/4, cũng được xây bằng đá ong Biên Hòa và theo mẫu kiến trúc Vauban nhưng nhỏ, dễ bị bắn phá hơn vì chỉ có 4 pháo đài.
Thành nhỏ, đơn giản nên chỉ cần 10.000 dân phu xây trong hai tháng đã xong.
Nhiều người cho rằng nếu còn thành Gia Định cũ, quân dân Gia Định có thể thủ thành thêm ít nhất vài ngày nữa. Và khi ấy, ít nhất hơn 5.000 quân năm tỉnh Nam kỳ còn lại kịp tiến lên tiếp viện với đầy đủ vũ khí và tinh thần chống xâm lược vốn có của dân tộc Việt…
II. Thành Gia Định bị san bằng, còn lại dấu tích gì giữa Sài Gòn?
Tất cả các sử liệu đều ghi: 8-3-1859, 19 ngày sau ngày thành Gia Định thất thủ, theo lệnh tướng De Genouilly, 32 ổ thuốc nổ đã phá tung nhiều đoạn tường thành Gia Định. Dinh thự kho tàng lẫn thóc lúa trong thành đều bị đốt phá.
Địa chí TP.HCM viết: “Kho thóc thành Gia Định cháy mãi hai năm mà khói còn nghi ngút”.
Từ ngày bi thương đó, thành Gia Định không còn gì?
Vẫn còn đến mấy chục năm sau
Tại sao quân Pháp phải phá thành? Rất đơn giản, dù chiếm được thành nhưng quân Pháp không thể ở yên trong ngôi thành nhỏ mà họ đánh chiếm nhanh chóng này khi liên tục bị những đội dân quân “ứng nghĩa” đe dọa đột kích bất kỳ lúc nào; cũng như hàng vạn quân nhà Nguyễn đang từ Huế vô, từ miền Tây lên tái chiếm thành.
Tuy nhiên, hàng chục năm sau đó, khu vực này vẫn là bãi chiến trường tan hoang và hình dáng ngôi thành Gia Định vẫn còn khá rõ các đoạn tường thành trong các bản đồ thành phố Sài Gòn của Pháp như bản đồ 1867, 1870.
Thậm chí trong bản đồ Sài Gòn – Chợ Lớn 1883, 24 năm sau ngày thành Gia Định thất thủ (1859), hình dáng ngôi thành ấy vẫn còn nguyên vẹn.
Nhưng đã lác đác có những chấm vuông đen (ký hiệu những tòa nhà lớn của bản đồ) xuất hiện trong thành.
Bản đồ Sài Gòn 1867 cho thấy thành Gia Định vẫn còn xuất hiện với đầy đủ đường nét chính tường thành cũng như hình dáng các pháo đài bốn góc thành (nhưng có lẽ các pháo đài này bị phá hủy phần tháp canh phía trên). Và không hề có một công trình nào được xây dựng ở đây – Ảnh tư liệu |
So sánh với hình dáng hình dáng thành Gia Định (góc phải ảnh phía trên) do Trần Văn Học vẽ năm 1815. Nguyễn Đình đầu chú giải – Ảnh tư liệu |
Bản đồ do người Pháp vẽ 1883, hình dáng thành Gia Định vẫn còn (màu hồng trong hình) – Ảnh tư liệu |
Những bản đồ sau nữa tuy hình dáng ngôi thành Gia Định vẫn còn nhưng khu vực này đã xuất hiện rõ hình ảnh một tòa thành khác của quân Pháp.
Những tòa nhà mới đã được xây dựng bên trong khuôn viên thành Gia Định, hình thành một ngôi thành khác (góc phải trên cao của hình vẽ) – Tranh vẽ 3D của của Đại úy hải quân Pháp Favre – Tranh tư liệu |
Đây là bức vẽ công phu của Đại úy hải quân Pháp Fauvre dựa trên bản đồ 2D trước đó nhưng ông đã mất rất nhiều thời gian đi khắp thành phố Sài Gòn lúc ấy, đến từng ngôi nhà, dinh thự để vẽ bức vẽ Sài Gòn 3D đầu tiên (và có lẽ duy nhất về Sài Gòn cho đến nay) rất chính xác, với mô tả các tòa nhà, dinh thự lớn của Sài Gòn lúc ấy.
Tất cả các tài liệu đều nói tranh này vẽ năm 1881. Tuy nhiên căn cứ vào hình vẽ, có lẽ tác giả đã vẽ sau năm 1895 vì trong hình vẽ, hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà (làm thêm năm 1895) đã có (liệu bức vẽ 1881 nhưng vẽ bổ sung sau không?).
Quan trọng hơn, ít nhất đến thời điểm đó, tường thành Gia Định vẫn hiện ra lồ lộ và bao phủ các ngôi nhà bên trong do Pháp mới xây dựng.
Thành Ông Dèm giờ vẫn còn đó giữa Sài Gòn
Thật ra, từ nền thành Gia Định xưa, năm 1870 bản thiết kế một ngôi thành mới của hai kiến trúc sư người Pháp là Varaigne và A. Dupommier đã được vẽ và thi công, 11 năm sau khi các khối kiến trúc lớn của thành Gia Định bị nổ tung.
Vật liệu xây thành lấy từ gạch, sắt của thành Gia Định vẫn còn ngổn ngang nơi đây
Bản vẽ này cho thấy thành mới chiếm diện tích chỉ bằng gần một nửa thành cũ, chu vi chỉ khoảng 1.400m; hiện nằm khớp trong bốn con đường: Lê Duẩn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tuy nhiên, hàng loạt các các cuộc tập kích của người dân Gia Định liên tục diễn ra, thậm chí sát vách thành Gia Định từ dân đất Hộ (Đa Kao) cách đó hơn cây số khiến việc xây thành mới kéo dài đến ba năm, năm 1873 mới xong; đặt tên Martin des Pallières là tên một tướng Pháp, Charles Gabriel Félicité Martin des Pallières (1823 – 1876).
Thành mới này gồm ba khối kiến trúc chính: hai khối nhà dài một trệt một lầu hai bên cổng và một khối nhà một trệt hai lầu xây cao hẳn trên nền đất (kiểu thành và mẫu nhà với hệ thống lam quả trám phía trước chống nóng này được một số kiến trúc Sài Gòn sau đó, như Bệnh viện Quân đội Pháp gần đó – nay là Bệnh viện Nhi đồng 2 – làm theo).
Tuy nhiên, phía ngoài tòa thành mới này vẫn còn hệ thống lũy đất quanh thành nên trong các bản đồ, hình vẽ trước 1900 hầu như đa số còn vẽ nguyên hình dáng thành Gia Định xưa (từ 1900, hệ thống lũy đất này mới bị san bằng nên các bản đồ sau đó không còn thấy hình dáng thành Gia Định xưa nữa.
Cổng thành Ông Dèm lúc mới xây dựng xong trên đường Lê Duẩn hiện nay. Trước cổng thành vẫn còn mênh mông cỏ (ảnh chụp từ góc ngã tư Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng hiện nay) – Ảnh tư liệu |
Hai tường thành Ông Dèm trên đường Lê Duẩn, hai bên đường Đinh Tiên Hoàng hiện nay – Ảnh: M.C |
Cổng thành Ông Dèm nhìn thẳng từ ngã tư Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng hiện nay. Từ cổng nhìn vô, chúng ta có thể thấy khu nhà lính Pháp phía sau – Ảnh tư liệu |
Hai tường thành Ông Dèm trên đường Lê Duẩn, hai bên đường Đinh Tiên Hoàng hiện nay – Ảnh: M.C |
Khu nhà lính Pháp ở ngay sau cổng. Khu nhà này nếu còn nằm gần và nằm gần ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai – Đinh Tiên Hoàng hiện nay, chưa sang khu vực sân Hoa Lư hiện nay – Ảnh tư liệu |
Thành Martin des Pallières là nơi đóng quân đầu tiên của Trung đoàn dã chiến Nam Kỳ (Régiment de marche de Cochinchine) thành lập năm 1869 trước đó.
Năm 1890, trước hàng loạt cuộc khởi nghĩa diễn ra khắp nơi của dân Việt, trung đoàn này phát triển thành ba trung đoàn số 8, 10 và 11.
Riêng Trung đoàn 11 (11ème régiment d’infanterie de marine – 11ème RIM) đóng ở thành Martin des Pallières.
Năm 1900, trung đoàn này đổi tên là Trung đoàn bộ binh thuộc địa 11 (11ème régiment d’infanterie coloniale – 11ème RIC). Người dân Sài Gòn lúc đó và đến 1955 vẫn gọi đó là Thành Ông Dèm (phiên âm từ chữ số 11 – onzième).
Bao nhiêu thăng trầm lịch sử tiếp tục diễn ra ở thành Gia Định xưa
Thật trớ trêu khi khu thành người Pháp chiếm được của người Việt 1859, 86 năm sau lại thành nơi quân Nhật giam giữ lính Pháp, người Pháp ở Sài Gòn sau cuộc đảo chính 9-3-1945.
(Xin nói thêm, Trung đoàn bộ binh thuộc địa 11 là đơn vị chủ lực của quân đội Pháp ở Nam Kỳ, đã từng được đặt tên cho một con đường khu trung tâm Sài Gòn thời thuộc Pháp – nay là đường Trần Phú. Đây cũng là lực lượng được quân Anh vô Sài Gòn giải giới quân Nhật đã thả, trang bị vũ khí để cùng quân Anh nổ súng chiếm lại Sài Gòn trong ngày Nam bộ kháng chiến 23-9-1945).
Năm 1954, quân đội Pháp rút, bàn giao thành Ông Dèm cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Ngay sau đó vài tháng, đây lại là khu vực giao tranh giữa quân đội Sài Gòn lực lượng Bình Xuyên chống chính phủ khi quân Bình Xuyên nổ súng tấn công thành.
1955, khi nắm quyền Tổng thống VNCH, Ngô Đình Diệm đổi tên thành Ông Dèm ra thành Cộng Hòa và trở thành nơi đóng quân của Tiểu đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống, rồi nhanh chóng nâng lên thành Liên đoàn, Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống với trang bị vũ khí, khí tài (pháo, xe tăng, xe thiết giáp, súng phòng không) cực mạnh, tương đương một sư đoàn.
Chính lực lượng này ngày 11-11-1960 đã kháng cự quyết liệt quân đảo chính, bảo vệ được Phủ Tổng thống dù trước đó, quân đảo chính đã chiếm Bưu điện SG, Bộ Tổng tham mưu, Căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt, Tổng nha Cảnh sát và Nha Cảnh sát đô thành, Bộ Tư lệnh Thủ đô…
Trong cuộc đảo chính ngày 1-11-1963, dù Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi, chỉ huy trưởng Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống Phủ bị bắt nhưng quân đảo chính dù tấn công dữ dội vẫn không chiếm được thành. Mãi rạng sáng ngày 2-11-1963, lực lượng này mới buông súng theo lệnh tổng thống Ngô Đình Diệm khi ông bị bắt.
Thành Cộng Hòa trong tay lực lượng đảo chính sau trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963 – Ảnh tư liệu |
Tòa nhà hai bên thành Cộng Hòa đầy vết đạn bắn trong cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 – Ảnh tư liệu |
Đây là thời điểm quyết định số phận thành Ông Dèm – thành Cộng Hòa.
Sau đảo chính, Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng thống bị quân đảo chính giải thể.
Một tháng rưỡi sau, 14-12-1963, Hội đồng Quân nhân Cách mạng (VNCH) giao khu thành Cộng Hòa cho Bộ Quốc gia Giáo dục VNCH để lập khu Đại học với ĐH Văn khoa, ĐH Nông lâm súc, ĐH Dược.
Tòa nhà lính ở phía sau bị phá, thành Cộng Hòa bị cắt làm hai, thông đường Đinh Tiên Hoàng với đường Cường Để (nay là Tôn Đức Thắng).
Năm 1966, khu vực nhà ăn cuối thành Cộng Hòa trở thành Đài truyền hình VNCH kênh 9 và Đài truyền hình ARFVN kênh 11 (nay là khu vực Đài truyền hình TP.HCM).
Và thành Ông Dèm – thành Cộng Hòa xưa nay còn lại hai tòa nhà hai bên đường Đinh Tiên Hoàng (Q.1, TP.HCM), ngay trên trục đường trung tâm TP.HCM Lê Duẩn. Đến nay đã 143 năm (1873-2016).
Đô thị Sài Gòn (khu trung tâm TP.HCM hiện nay) không phải do người Pháp, mà là một người Sài Gòn đã thiết kế, từ những trục lộ trong và ngoài thành Phiên An và thành Gia Định xưa, trước khi Pháp chiếm Nam Kỳ mấy chục năm.
III . Một người Sài Gòn đã thiết kế Sài Gòn từ thành Gia Định
Trần Văn Học là một võ tướng có công rất lớn với chúa Nguyễn Ánh từ khi bôn tẩu đến lúc lên ngôi Gia Long; từng đưa mẹ Nguyễn Ánh cùng gia quyến chạy sang Cao Miên khi Tây Sơn truy đuổi; đưa hoàng tử Cảnh đi cầu viện nước ngoài… nhưng cuộc sống lại khá bình lặng, đến mức cả sử sách, tư liệu lịch sử không rõ ông sinh ra và mất năm nào.
Chỉ chắc chắn một điều, Trần Văn Học là người huyện Bình Dương, Gia Định, cụ thể là dân khu vực ngã năm Bình Hòa (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) hiện nay và khi mất, chôn ở nơi đây.
Trong quá trình bôn tẩu, ông từng đến Xiêm (Thái Lan), Ấn Độ, Pháp, Bồ Đào Nha, Philippines, Malaysia… và là người Việt đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn – Gia Định xưa theo phương pháp phương Tây.
Là võ tướng nhưng ông không chỉ biết chữ Nho mà còn còn giỏi quốc ngữ và tiếng Latin nên luôn là trợ tá đắc lực của Nguyễn Phúc Ánh trong thông ngôn, dịch sách, nhất là các sách kỹ thuật phương Tây và kiêm cả việc chế tạo hỏa xa (một thứ chiến cụ), địa lôi và các loại binh khí.
Năm 1790, Nguyễn Phúc Ánh cho xây thành Gia Định (thành Bát Quái) từ thiết kế của hai sĩ quan công binh Pháp Olivier de Puymanel, Le Brunt và giao Trần Văn Học “phác họa đường sá và phân khu phố phường” đường trong thành năm 1790 (để dễ phân biệt, xin lấy tên thành Phiên An – thành Quy để phân biệt với thành Gia Định xây năm 1836 – thành Phụng).
Chúa Nguyễn Ánh còn giao ông chịu trách nhiệm quy hoạch phố thị nằm ngoài thành lũy.
Bản đồ Gia Định – Sài Gòn – Bến Nghé do Trần Văn Học vẽ 1815. Khu vực trong và ngoài thành Bát Quái (Phiên An – trung tâm tâm đô thị Sài Gòn) là những con đường ngang dọc vuông vức mà hiện chúng ta đang đi. Từ hai thành Phiên An, Gia Định, các trục lộ chính tỏa bốn hướng giờ vẫn còn: Hai Bà Trưng (giữa thành, qua Phú Nhuận, xuống Gò Vấp và quay lại thành), đường Nguyễn Trãi (đi Chợ Lớn), đường Nguyễn Thị Minh Khai (bên trái thành đi miền Tây, phải thành đi miền Đông, ra xa lộ Hà Nội, QL1), Cách Mạng Tháng 8 (đi Campuchia), Nguyễn Tất Thành (đi Q.7, Nhà Bè, Cần Giờ). |
Khi Pháp chiếm xong Gia Định, các trục đường do ông vẽ ngay lập tức trở thành trục lộ chính của đô thị Sài Gòn.
Tranh vẽ 3D của của đại úy hải quân Pháp Favre năm 1881 (có thể năm 1895 vì đã có tháp chuông Nhà thờ Đức Bà) cho thấy các các đường phố Sài Gòn hoàn toàn song song, vuông vức với quy hoạch đường phố trong và ngoài thành Gia Định trước khi Pháp vô. Thậm chí những con đường mới cũng mở theo quy cách khoảng cách giữa các con đường bằng nửa một cạnh thành (khoảng 200-250m) – Tranh tư liệu |
Chẳng hạn con đường từ giữa cổng thành Gia Định đi thẳng ra sông Sài Gòn đặt tên là đường Citadelle (đường Thành – nay là đường Tôn Đức Thắng).
Các con đường xung quanh thành cũng trở thành đường (xin ghi tên hiện nay để bạn đọc không rối) Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn.
Đại lộ Norodom (đường Lê Duẩn hiện nay) nhìn từ Dinh toàn quyền (khu vực hội trường Thống Nhất hiện nay) thời thuộc Pháp. Đây vốn là con đường chạy trước thành Gia Định trước khi bị Pháp chiếm 1859 – Ảnh tư liệu |
Đến nay đoạn đường chạy ngang cổng chính thành Gia Định là đường Lê Duẩn vẫn là một trong những con đường đẹp nhất Sài Gòn – Ảnh: M.C. |
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa hiện nay (đoạn chạy qua hội trường Thống Nhất, tức dinh Độc Lập trước 1975) vốn là một cạnh thành Phiên An 1790 – Ảnh: M.C. |
Hoặc đường Đồng Khởi (thời Pháp là đường Catinat) có từ trước khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn và nay vẫn là một trong những con đường “vàng” của TP.HCM, vốn là con đường chúa Nguyễn từ thành ra bờ sông Sài Gòn nghỉ mát và tắm (có tên xưa là Bến Ngự).
Khu trung tâm Sài Gòn, ít nhất 26 con đường của nhà thiết kế Trần Văn Học sau khi Pháp vô đã mang số thứ tự 1-26 (đến 1-2-1865, đề đốc De La Grandière đặt tên đường và đường số 16 tên Catinat).
Khu trung tâm Sài Gòn thời thuộc Pháp: đường chạy dọc bên trái ảnh là đường Hai Bà Trưng hiện nay; đường bên phải là đường Phạm Ngọc Thạch (dưới), Đồng Khởi (trên); đường ngang giữa ảnh là đường Lê Duẩn… đều nằm trong tổng thể ngang – đông nam, dọc – tây bắc của thành Gia Định. Nhà thờ Đức Bà nằm trong khuôn viên xưởng chế tạo (súng đạn – xưởng thợ) – Ảnh tư liệu |
Quy hoạch Sài Gòn từ thành Gia Định 1790 giờ vẫn đang xài
Các trục đường do ông thiết kế năm 1790 (vẽ năm 1815) hiện nay vẫn còn là những trục lộ chính của một TP.HCM hiện đại, hướng ra miền Trung, về miền Tây, đi Campuchia và xuống khu vực Nhà Bè, Cần Giờ.
Vị trí thành Phiên An (màu đỏ – thành Quy – Gia Định phế thành) và thành Gia Định (màu xanh – thành Phụng) trong đường phố khu trung tâm TP.HCM hiện nay – Đồ họa: T.Thiên |
Các trục đường, cạnh thành Phiên An (thành Quy) và thành Gia Định (thành Phụng) hoàn toàn khớp với các đường phố trung tâm TP.HCM trên bản đồ hiện nay (2016) – Đồ họa: T.Thiên |
Phố xá, khu nhà ở, khu buôn bán sắp đặt linh hoạt theo hệ thống sông nước vùng Sài Gòn xưa thể hiện rất rõ sự sáng tạo của một nhà quy hoạch tầm cỡ.
Và những hình dáng của Sài Gòn xưa ấy giờ vẫn đang là khung sườn chạy tốt của khu trung tâm TP.HCM hiện nay.
Đường Nguyễn Thị Minh Khai đi về hướng Chợ Lớn, miền Tây (phía trước), ngược lại về miền Đông (sau) vốn là trục lộ chính giữa thành Gia Định (thành Phụng) – Ảnh: M.C. |
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện vẫn là một trong những con đường đẹp nhất Sài Gòn, vốn là con đường chạy dọc cạnh thành Gia Định (thành Phụng) hướng đông bắc, hướng ra cổng sau thủy xưởng (đóng tàu) của nhà Nguyễn (nay là xưởng Ba Son – cuối đường trong hình) – Ảnh: M.C. |
1792, Trần Văn Học vẽ họa đồ thành Mỹ Tho và đường phố quanh thành. Không dừng lại ở đó, năm 1821, vua Minh Mạng sai ông vẽ bản đồ núi sông, đường sá các trấn của tỉnh Gia Định, đến Tây Ninh (tỉnh Gia Định thời Gia Long bao gồm cả tỉnh Bình Dương, Tây Ninh hiện nay), biên giới với Chân Lạp (Campuchia) với lời dụ kèm theo 100 quan tiền thưởng trước: “Ngươi không còn sống bao lâu, há chẳng nghĩ đến việc lưu danh hậu thế?”.
Nhưng chỉ ít lâu sau ông mất. Dự tính của vua Minh Mạng không thành.
Dịp 300 năm Sài Gòn – TP.HCM 1998, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TP.HCM tổ chức hội thảo “Vai trò khoa học và kỹ thuật của Trần Văn Học trong lịch sử 300 năm thành phố”.
“Ông được đánh giá là người rất có tài vẽ địa đồ, họa đồ kỹ thuật. Đem so sánh bản đồ Sài Gòn 1799 của Dayot với bản đồ Gia Định 1815 của Trần Văn Học thì về kỹ thuật đồ bản như trắc địa hay tỉ lệ, bản đồ của ông Học chính xác hơn nhiều…” (Địa chí Văn hóa TP.HCM)
Danh sách các di tích tại Cochinchin (Nam Kỳ) thời Pháp do Học viện Viễn Đông – Pháp (École Francaise d’ Extrême – Orient) được toàn quyền Đông Dương phê chuẩn ngày 19-5-1925, mộ Trần Văn Học ở xã Bình Hòa, tỉnh Gia Định xếp thứ 9.
Sự nhầm lẫn hơn nửa thế kỷ
Tuy nhiên, lúc ấy và cả ở miền Nam trước 1975 đều “đổi” ông từ họ Trần thành họ Nguyễn. Thậm chí trước 1975, đường Nơ Trang Long mang tên đường Nguyễn Văn Học, BV Nhân dân Gia Định mang tên BV Nguyễn Văn Học.
Theo tờ trình của ông H. Mauger, quản thủ Viện Bảo tàng Sài Gòn và kỷ yếu của Học viện Viễn Đông của Pháp, Vương Hồng Sển viết: “Trước kia Pháp gọi là “tombeu du Maréchal Nguyễn Văn Học”. Nay truy ra không có công thần nào triều Nguyễn có tên họ như vậy. Có chăng là ông Trần Văn Học, tác giả bức địa đồ tỉnh Gia Định họa năm 1815?” (Sài Gòn năm xưa).
Nhà nghiên cứu Nghiêm Thẩm giải thích “sở dĩ H. Mauger ghi Trần Văn Học họ Nguyễn, vì ông nghe những người ở xung quanh ngôi mộ cổ nói vậy. Nhưng tra kỹ trong Đại Nam chính biên liệt truyện, chỉ thấy có giám thành Trần Văn Học, và không thấy chép việc ông Học được phép vua cho mang họ Nguyễn (quốc tính) bao giờ”.
Nghiêm Thẩm nhận định: “Chắc vì ông Học không có con hay thân nhân và cũng vì các người ở gần khu mộ nhớ lộn họ của ông nên ông H. Mauger mới ghi sai. (Công trình sư Trần Văn Học – Tạp chí Văn hóa – SG, 1962).
Một người Sài Gòn khác cũng từng quy hoạch Sài Gòn trước Trần Văn HọcĐó là Nguyễn Cửu Đàm (?-1777), người Gia Định, một danh tướng – nhà doanh điền thời chúa Nguyễn; được lịch sử ghi nhận là nhà quy hoạch Sài Gòn đầu tiên khi khép kín thành phố bằng ba mặt sông rạch (rạch Thị Nghè – bắc, sông Sài Gòn – đông, rạch Bến Nghé – nam) và một mặt thành lũy (lũy Bán Bích – bắc), tạo thể thống nhất về địa lý – kinh tế – xã hội – quốc phòng.Theo Địa chí Văn hóa TP.HCM, “Sài Gòn đã là thành phố từ khi Nguyễn Cửu Đàm xây Lũy Bán Bích năm 1772″ vì khi ấy phố xá, thương cảng đã được bảo vệ bởi một vách thành dài 15 dặm”.Cũng năm 1772, kênh Ruột Ngựa do ông sai đào. Địa chí văn hóa TP.HCM dẫn Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức: “Nguyên xưa từ Rạch Cát ra phía Bắc đến Lò Gốm thì có một đường nước đọng móng trâu, ghe thuyền đi lại không được… Nguyễn Cửu Đàm có đào con kênh thẳng như ruột ngựa nên mới đặt tên ấy. Kênh này sau đó đã giúp cho thuyền bè qua lại giữa Sài Gòn với miền Tây thêm thuận lợi”.
IV.Bí ẩn ba con đường xéo giữa Sài Gòn vuông vức
Đó là ba con đường Trần Quang Khải (Q.1), Lý Chính Thắng, Kỳ Đồng (Q.3) với những hình ảnh lạ: chạy xéo, chạy liền nhau theo một hướng và dường như cao hơn khu vực xung quanh… Bí ẩn gì ở đây?
Vị trí lũy Bán Bích làm năm 1772 so với bản đồ hiện nay – theo bản đồ Trần Văn Học 1815, Gia Định thành thông chí 1820, bản đồ của nhà nghiên cứu Đại Thạch Lê Ước… Đồ họa: TRỊ THIÊN |
Vị trí lũy Bán Bích 1772 trên bản đồ Trần Văn Học 1815 (ghi là “cựu lũy”) cho thấy lũy từ cầu Cao Miên (cầu Bông hiện nay) men theo rạch Thị Nghè lên phía Bắc, cắt ngang đường thiên lý sang Cao Miên (nay là đường Cách Mạng Tháng 8) ở khu vực gần cầu Lão Huệ (nay là một con cầu trên kênh Nhiêu Lộc) đi thẳng, cắt qua đường Hồng Bàng (nối theo đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương hiện nay) và bao trọn khu vực quận 5 hiện nay; tạo thành một tường thành bao quanh Sài Gòn – Chợ Lớn xưa. |
… Đó là chỉ nói ba con đường thuộc khu vực trung tâm Sài Gòn xưa vì thật ra còn một loạt các tuyến đường cũng liền mạch ba đoạn đường chính này.
Tất cả đều không theo quy hoạch vuông vức của Sài Gòn xưa mà chạy theo quy hoạch của chính nó trong một kế hoạch phòng thủ lẫn quy hoạch Sài Gòn khá hoàn hảo cách đây 244 năm (1772-2016): lũy Bán Bích.
Sài Gòn – Chợ Lớn xưa trải qua và hình thành từ bao cơn binh lửa
318 năm trước, năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, đơn vị hành chính, chia tỉnh lỵ…; chính thức xác lập chủ quyền của người Việt trên vùng đất mới, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình (Quảng Bình mới), đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định).
Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ (tức xóm Thủy Trại, gần đường Tôn Đức Thắng hiện nay), Tân Khai (khu vực cầu Mống), Long Điền, xóm Than, Bàu Sen (Cây Mai), Lò Bún, Cây Củi, Rẫy Cải, Ụ Ghe… với khoảng hơn 10.000 dân và là thủ phủ của dinh Phiên Trấn.
Tuy nhiên, ngay tên gọi trấn cũng cho thấy đây vẫn còn là khu vực quân sự khi nơi đây liên tục có những cuộc chiến tranh giữa nhiều thế lực quân sự: chúa Nguyễn, Xiêm La (Thái Lan ngày nay), Chân Lạp (hay Cao Miên – Campuchia ngày nay), quân Tây Sơn lẫn quân của các cựu thần nhà Minh không chấp nhận nhà Thanh chạy sang tá túc.
Sài Gòn – Chợ Lớn xưa liên tục bị nhiều lực lượng quân sự Xiêm La, Cao Miên tấn công, quấy nhiễu từ hướng Tây.
Trịnh Hoài Đức (1765-1825) ghi nhận trong Gia Định thành thông chí (viết khoảng năm 1820-1822) về nền lũy Hoa Phong do Thống suất Chưởng cơ Nguyễn Lễ (Nguyễn Hữu Cảnh) sai đắp năm 1700 để chống Cao Miên vẫn còn. Nghĩa là lũy Hoa Phong này từng tồn tại đến ít nhất 120 năm.
Theo nhà văn Sơn Nam, người chỉ huy công trình là một thuộc tướng của Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tên Cầm nên còn gọi là lũy Lão Cầm. (Cũng theo ông, hiện lũy này thuộc khu vực đường Địa Đạo, Tân Phú, TP.HCM).
Ông cũng cho biết thêm: năm 1731, lũy Tây Hoa được đắp nối với lũy Lão Cầm do lúc ấy, một người Lào tên là Sa Tốt xách động một nhóm người Chân Lạp quấy nhiễu Bến Lức (Long An), 18 thôn Vườn Trầu (Hóc Môn).
Một người Gia Định dựng Lũy Bán Bích
Nguyễn Cửu Đàm quê Gia Định, là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (năm sinh chưa rõ, chết trận năm 1777) với hàm Hữu quân Phó tiết chế, tước Đàm Ưng hầu (ông vốn là anh trai bà Thị Nghè, người đã xây cây cầu nay vẫn mang tên bà, cầu Thị Nghè).
Năm 1767, Miến Điện (Myanmar hiện nay) tấn công Xiêm La, bắt vua Xiêm. Năm 1768, một người gốc Quảng Đông (Trung Quốc) tên Taksin (tức Trịnh Quốc Anh) khởi binh lên làm vua.
Nặc Tôn, vua Cao Miên cho rằng Taksin không thuộc người Xiêm nên không chịu cống nạp. Taksin kéo quân qua Cao Miên hạ bệ Nặc Tôn, thay bằng Nặc Nộn, chiếm đóng Nam Vang (Pnompenh hiện nay).
Cuối năm 1771, Taksin đem binh thuyền vây Hà Tiên để bắt con vua Xiêm La cũ là Chiêu Thúy. Đô đốc Mạc Thiên Tứ chạy về Cần Thơ…
Tháng 6-1772, chúa Nguyễn Phúc Thuần cử Thống suất Nguyễn Cửu Đàm đem quân tái chiếm Hà Tiên. Cả Taksin lẫn Nặc Nộn tháo chạy. Nguyễn Cửu Đàm phản công tới tận Nam Vang, đưa Nặc Tôn về làm vua lại, rồi rút quân về Gia Định.
Về lại Gia Định, phòng ngừa Xiêm quấy rối, cuối năm 1772, Thống suất Nguyễn Cửu Đàm cho đắp lũy Bán Bích dài khoảng 8 cây số rưỡi, từ cầu Cao Miên (cầu Bông hiện nay) men theo rạch Thị Nghè (nay gần như trùng khớp với 3 con đường xéo “bí ẩn” Trần Quang Khải – Lý Chính Thắng – Kỳ Đồng), lên phía Bắc (thuộc khu vực xung quanh đường Trần Văn Đang hiện nay) cắt ngang đường thiên lý sang Cao Miên (nay là đường Cách Mạng Tháng 8) đi thẳng và bao trọn khu vực quận 5 hiện nay; tạo thành một vòng cung bao quanh Sài Gòn – Chợ Lớn.
Đường Trần Quang Khải (Q.1, TP.HCM) dài 900m gần như nằm hoàn toàn trên đoạn đầu lũy Bán Bích xưa, vùng đất phên dậu đầu tiên bảo vệ và hình thành khu vực Sài Gòn xưa -Ảnh: M.C |
Với rạch Thị Nghè (hướng Bắc), sông Sài Gòn (Đông), rạch Bến Nghé (Nam) và lũy Bán Bích (Tây), cả vùng Sài Gòn (tên xưa là Bến Nghé – lúc ấy chỉ nằm ở khu vực quận 1 hiện nay, rộng khoảng 1km2) – Chợ Lớn (tên xưa là Sài Gòn – thuộc khu vực quận 5 hiện nay – cũng rộng chỉ khoảng 1km2) nằm trong một khu vực phòng thủ từ xa với có diện tích khoảng 25km2.
Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, với tuyến phòng thủ sông rạch tự nhiên cùng với lũy Bán Bích, “thành phố này không còn sợ gì bất trắc nữa. Trong thực tế, quân Xiêm đã xâm phạm bờ cõi phía Nam nhiều lần, song lần nào cũng bị quân Việt đánh tan trước khi tới cửa ngõ thành phố”.
(Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ này không cản nổi lực lượng Tây Sơn từ biển Cần Giờ tấn công vô nhiều lần suốt 12 năm, từ 1776-1788 để tận diệt dòng họ chúa Nguyễn. Có lần đã bắt sống được chúa Nguyễn Phúc Thuần lẫn chúa Nguyễn Phúc Dương (con Nguyễn Phúc Thuần).
Theo Trương Vĩnh Ký, cả hai cha con chúa Nguyễn này đều bị mang ra hành quyết ở ngôi “quốc tự” – chùa Kim Chương.
Chùa Kim Chương (Kim Chương Tự) ở làng Tân Triêm, thuộc Gia Định xưa (hiện thuộc khu vực từ đầu đường Nguyễn Trãi đổ ra Cầu Kho; theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường, ngôi cổ tự này ở khu vực chùa Lâm Tế, đầu đường Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM hiện nay).
Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ trước quân Pháp (1861), chùa Kim Chương được tháo dỡ mang về xã Mỹ Thiện, tỉnh Định Tường (nay thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang) dựng lại với tên khác, Hội Thọ tự.
Sài Gòn – Chợ Lớn bắt đầu hình thành đô thị
Quả thực như thế, sau khi lũy Bán Bích xây dựng xong, hầu như khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn hoàn toàn vững vàng trước các thế lực quân sự nước ngoài muốn tấn công từ phía Bắc và phía Tây thành phố.
18 năm sau, thế phòng thủ lại được củng cố thêm bằng thành Gia Định (thành Quy) được xây dựng năm 1790 với quy mô lớn hơn, vững chắc nhất trong toàn bộ hệ thống thành lũy thời nhà Nguyễn, thậm chí còn hơn kinh thành Huế sau này.
Không chỉ vậy, cuối năm 1772, thống suất Nguyễn Cửu Đàm cho đào kênh Ruột Ngựa (lớn như sông nên còn có tên gọi là Mã Trường giang) thẳng “như ruột ngựa” chạy từ cửa Rạch Cát cho đến Lò Gốm, tức thông từ Bến Nghé (Sài Gòn hiện nay) ra miền Tây để thuận tiện cho thuyền bè buôn bán, vận chuyển hàng hóa, gạo… xuống miền Tây.
… Thế là từ đó, hàng loạt những thôn xóm, khu dân cư trong tuyến phòng thủ này được hình thành và phát triển mạnh, sầm uất mà bài “Cổ Gia Định phong cảnh vịnh” đầu thế kỷ 18 đã mở đầu bằng những vần thơ ca ngợi: “Phủ Gia Định, phủ Gia Định, nhà đủ người no chốn chốn – Xứ Sài Gòn, xứ Sài Gòn, ở ăn vui thú nơi nơi…”.
V. Quy hoạch Sài Gòn 1772 vượt xa tầm nhìn người Pháp 1865
Pháp hạ thành Gia Định 1859. Hai năm sau, hạ Đại Đồn Chí Hòa ngày 24-2-1861. Khói lửa vừa tan, khu vực đô thị Sài Gòn của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm xác lập 1772 được người Pháp thừa nhận ngay.
Quy hoạch Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1772 từ vị trí lũy Bán Bích của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm tổ chức đắp năm 1772 so với bản đồ hiện nay – theo bản đồ Trần Văn Học 1815, Gia Định thành thông chí 1820, bản đồ của nhà nghiên cứu Đại Thạch Lê Ước… Đồ họa: TRỊ THIÊN |
Pháp hạ thành Gia Định 1859. Hai năm sau, hạ Đại Đồn Chí Hòa ngày 24-2-1861. Khói lửa vừa tan, khu vực đô thị Sài Gòn của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm xác lập 1772 được người Pháp thừa nhận ngay.
Quy hoạch Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1772 từ vị trí lũy Bán Bích của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm tổ chức đắp năm 1772 so với bản đồ hiện nay – theo bản đồ Trần Văn Học 1815, Gia Định thành thông chí 1820, bản đồ của nhà nghiên cứu Đại Thạch Lê Ước… Đồ họa: TRỊ THIÊN |
Cụ thể ngày 11-4-1861, Phó đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (ville de Saigon) gồm phía đông là sông Sài Gòn, phía bắc là rạch Thị Nghè, phía nam là rạch Bến Nghé, phía tây từ chùa Cây Mai đến đồn Kỳ Hòa, diện tích khoảng 25km2.
Đây là địa giới thuộc địa giới mà tướng Nguyễn Cửu Đàm đã xác lập 89 năm trước đó, năm 1772 (coi bản đồ phía trên).
Người Pháp cũng e sợ trước tầm quy hoạch vượt thời đại
Một năm sau, 30-4-1862, triển khai cụ thể nghị định này, Trung tá công binh Coffyn lập một dự án quy hoạch nổi tiếng: Dự án “Thành phố Sài Gòn 500.000 dân” (Saigon ville de 500.000 âmes), tức khoảng 20.000 dân/km2 (50m2/người, gồm cả đường sá, công viên…).
Quy hoạch này hoàn toàn dựa vô quy hoạch khu vực phòng thủ của tướng Nguyễn Cửu Đàm vạch ra trước đó 90 năm (1772 – 1862), khi số dân Sài Gòn 1772 chỉ khoảng 20-30.000 người.
Tuyến đường Trần Quang Khải – Lý Chính Thắng, phần đầu tiên của lũy Bán Bích đến 1975 vẫn là một trong những ranh giới giữa Sài Gòn và Gia Định – Ảnh: C. M.C |
Chính quyền Pháp ở Sài Gòn sau đó 3 năm đã… phát hoảng với quy mô Sài Gòn “quá lớn” như vậy. Họ phát hoảng là đúng vì lúc đó toàn bộ dân khu vực mà tướng Nguyễn Cửu Đàm đã quy hoạch lúc đó chỉ khoảng hơn 100.000 ngàn người.
Trung tá công binh Coffyn đã sai lầm quy hoạch “theo đuôi” quy hoạch của một người Sài Gòn – Gia Định, tướng Nguyễn Cửu Đàm?
Ba năm sau, người Pháp quy hoạch lại bằng một nghị định do quyền Thống đốc Nam Kỳ, Chuẩn đô đốc Pierre Rose ban hành ngày 3-10-1865.
Một trong những hình xưa nhất chụp khu vực quận 1 nhìn qua quận 4 hiện nay. Vị trí chụp có lẽ từ khu vực Tòa nhà M&C (Q.1) hiện nay. Lúc đó, Bến Nhà Rồng chưa xây dựng – Ảnh tư liệu |
Với nghị định này, thành phố Sài Gòn chỉ còn là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Con đường này đi Chợ Lớn, quẹo vô đường Nguyễn Thị Minh Khai, thẳng ra rạch Thị Nghè.
Bản đồ Sài Gòn 1896 cho thấy Sài Gòn lúc này rộng khoảng 7km2 với khuôn viên nằm gọn trong rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn và đường Cách Mạng Tháng 8 hiện nay (đường màu đỏ trong bản đồ, chạy dọc khu công viên nay là Công viên Tao Đàn) – Ảnh tư liệu |
Thành phố Sài Gòn lúc này rộng khoảng 3km2; gần một nửa quận 1 hiện nay (quận 1 hiện rộng 8km2) với 24 đường phố lớn nhỏ và các cơ quan công quyền.
Trên bản đồ TP.HCM hiện nay, Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1865 co nhỏ lại so với dự án “Thành phố Sài Gòn 500.000 dân” (hoàn toàn dựa vào Quy hoạch 1772 của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm – Đồ họa: TRỊ THIÊN |
Cách 5km là thành phố Chợ Lớn cũng thuộc địa giới 1772 với diện tích khoảng trên 3km2 với 31 đường phố lớn nhỏ (hiện là khu vực quận 5 – rộng 4km2).
Bản đồ thành phố Chợ Lớn 1874 – Ảnh tư liệu |
Với quy hoạch này, Sài Gòn và Chợ Lớn vốn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mọi mặt đã bị tách đôi.
Đường cái quan (Nguyễn Trãi hiện nay) năm 1900. Đây là con đường nối Sài Gòn – Chợ Lớn có trước khi Pháp chiếm thành Gia Định 1859 |
… Người Pháp dần dà công nhận quy hoạch của người Việt trước đó 200 năm
Với vị trí kinh tế thuận lợi, Sài Gòn phát triển mạnh hơn người Pháp nghĩ, như nó đã phát triển suốt hơn 300 năm, từ 1698 khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vô Nam, lập chính quyền, đơn vị hành chính, chia tỉnh lỵ…; chính thức xác lập chủ quyền người Việt trên vùng đất mới, trong đó có Sài Gòn – Gia Định.
Thế là 12 năm sau, ngày 8-1-1877, Tổng thống Pháp Mac Mahon ra “Sắc lệnh về tổ chức Thành phố Sài Gòn” (Dercet concernant l’organissation municipale de la Ville de Saigon), có hiệu lực từ 16-5-1877. Với sắc lệnh này, Sài Gòn rộng thêm về phía tây nam đến khu vực cầu Ông Lãnh, phía đông bắc đến đường Điện Biên Phủ, khu vực công viên Lê Văn Tám hiện nay.
Sài Gòn tiếp tục phát triển. Ngày 17-12-1894, một nghị định mới mở rộng địa giới thành phố Sài Gòn về phía Bắc đến khu vực Hòa Hưng hiện nay. Diện tích Sài Gòn rộng thêm 4km2, thuộc địa giới của quận 1 và quận 3 ngày nay.
Và đây là khu vực lũy Bán Bích của tướng Nguyễn Cửu Đàm xây dựng.
20 năm sau, năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra nghị định quy định thành phố Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định, thành phố Chợ Lớn nằm trong tỉnh Chợ Lớn.
Nghĩa là Sài Gòn và Chợ Lớn vẫn thuộc hai tỉnh, hai hệ thống hành chính, hai nền kinh tế chứ không nằm trong một tổng thể của Quy hoạch 1772 của người Việt.
Chỉ 11 năm sau, người Pháp biết mình sai lầm bởi khó mà tách rời Sài Gòn – Chợ Lớn trong thế bổ trợ cho nhau không chỉ an ninh, quốc phòng mà cả kinh tế. Năm 1910, Sài Gòn và Chợ Lớn được mở rộng thêm diện tích, sát nhập các xã thôn ở giữa thuộc 2 tỉnh Gia Định và Chợ Lớn, bắt đầu tiếp giáp nhau tại vị trí nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật.
Sài Gòn cũng được mở rộng về phía Nam, bao gồm cả địa bàn quận 4 và một phần quận 7 ngày nay.
Phần mở rộng này có vẻ nằm ngoài Quy hoạch 1772? Thật ra khu vực này nghiễm nhiên thuộc thế an ninh bảo vệ Sài Gòn khi ở đây có hai pháo đài Vàm Cỏ, Cá Trê bảo vệ cửa ngõ Sài Gòn trên sông Sài Gòn từ lậu mà khi Pháp tấn công thành Gia Định 1859 buộc phải hạ hai pháo đài này.
Và ngày 27-4-1931, tổng thể Sài Gòn – Chợ Lớn đã chính thức xác nhận Quy hoạch 1772 với một sắc lệnh của Tổng thống Pháp lúc đó với Khu Sài Gòn – Chợ Lớn (Région de Saigon – Cholon) do một Khu trưởng, do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.
Cuối năm 1941, các Tòa thị chính của hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn bị giải thể. Toàn khu Sài Gòn – Chợ Lớn gồm 5 quận. Ít lâu sau, Sài Gòn – Chợ Lớn lên 6 quận (1948), 7 quận (1952).
Sài Gòn – Chợ Lớn thành Sài Gòn
Đầu năm 1955, Thủ tướng VNCH Ngô Đình Diệm đổi tên khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Và khi trở thành Tổng thống VNCH, ngày 22-10-1956, ông Diệm ký sắc lệnh đổi “Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn” thành “Đô thành Sài Gòn” với 8 quận.
Trong một tầm nhìn lâu dài cho Thủ Thiêm (hiện là quận 2), tháng 12-1966, quận 1 thêm hai phường An Khánh và Thủ Thiêm từ xã An Khánh (quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định). Nhưng việc phụ thuộc này có lẽ ít tác dụng cho Thủ Thiêm trong phát triển nên chỉ một tháng sau, tháng 1-1967, hai phường mới của quận I lại tách, lập quận 9 với 2 phường.
Tháng 7-1969, Sài Gòn thêm quận 10, 11 từ việc tách một phần quận 3, 5 và 6. Và đây là những quận xung quanh Lũy Bán Bích xưa. Lúc này Sài Gòn có diện tích 67,53 km2 với số dân khoảng 2 triệu người.
Đến 1975, sau 203 năm, Quy hoạch 1772 của một người Gia Định – Sài Gòn, tướng Nguyễn Cửu Đàm vẫn giữ hầu như nguyên vẹn do tính hợp lý về nhiều mặt: kinh tế- an ninh – quốc phòng – giao thông từ tầm nhìn hơn 2 thế kỷ của nó. Những phần mở rộng chỉ là phình ra thêm từ quy hoạch này.
Bản đồ Sài Gòn trước tháng 4-1975 với quy hoạch phát triển “hình chùm nho” cơ bản vẫn dựa theo Quy hoạch 1772 của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm – Ảnh tư liệu |
VI. Quy hoạch 1772 phá khung, đẩy Sài Gòn phát triển dữ dội
Ít ai chú ý: cổng chính thành Gia Định không ở hướng nam mà hướng đông nam – vi phạm nghiêm trọng quy chuẩn một thành quách phương Đông xưa.
Điều thú vị là việc phá khung này khiến Sài Gòn phát triển mạnh mẽ…
“Từ tháng 6-1860, quan quân An Nam có ý cô lập người Pháp với thành phố Tàu (Chợ Lớn), nơi tồn trữ gạo mà người Pháp xuất đi từ cảng Sài Gòn (…) Chúng ta buộc phải giữ vững”…
Đó là ghi chép của Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu, sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của Đề đốc Leonard Charner khi nói về cục diện quân sự giữa quân Pháp và quân dân Việt trước trận đánh Đại đồn Chí Hòa 24-2-1861 (Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861 – Histoire de L’Expédition de Cochinchine en 1861 – Nxb Hachette, Pháp, 1864).
Đoạn ghi chép này cho thấy rõ ngay sau khi đánh chiếm Gia Định, người Pháp đã hiểu được mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ giữa Sài Gòn và Chợ Lớn cũng như hướng thông thương cốt tử giữa 2 thành phố với khu vực phía tây: thông ra cả vùng đồng bằng miền Tây trù phú mà người Pháp có thể thu lợi ngay: xuất khẩu gạo.
Người Pháp nghĩ ngay trước mắt như vậy, trong khi Sài Gòn không thể chỉ nhìn về một phía cho an ninh quốc phòng lẫn kinh tế. Nguyễn Cửu Đàm đã nắm rất chắc điều đó và quy hoạch này ít nhiều dẫn đến một quyết định chưa từng có của Nguyễn Ánh 18 năm sau.
Cổng chính thành Gia Định không nằm hướng nam mà hướng đông nam
Đó là điều bất ngờ bởi đây là vi phạm điều kiêng kỵ ở mức nghiêm trọng với một thành quách cấp trung ương khi Nguyễn Ánh xây thành Gia Định năm 1790 để lập kinh đô với tên gọi Gia Định Kinh.
Tám cổng thành Gia Định 1790 mang tên tám quẻ bát quái (còn có tên là thành Quy, thành Bát Quái): “Quy thành xây tám cửa: càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài” (Cổ Gia Định phong cảnh vịnh đầu thế kỷ 19).
Vị trí thành Phiên An (màu đỏ – thành Quy – Gia Định phế thành) và thành Gia Định (màu xanh – thành Phụng) trong đường phố khu trung tâm TP.HCM hiện nay, hoàn toàn nằm hướng đông nam – Đồ họa: T.Thiên |
Không thể nói Nguyễn Ánh và hệ thống quan lại thâm nho của mình đo hướng sai; cũng như không biết câu “chú” của mọi đấng quân vương thời xưa khi mở cổng thành: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (Kinh Dịch – bậc thánh nhân, đế vương ngoảnh mặt nhìn về hướng Nam để nghe, cai trị thiên hạ”).
(Sau này khi trở thành vua Gia Long, xây kinh thành Huế, Nguyễn Ánh vẫn tuân thủ nguyên tắc này khi cổng chính kinh thành Huế hướng nam).
Tại sao như vậy?
Nhiều năm gầy dựng sự nghiệp trên đất Gia Định, chắc chắn Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) hiểu tường tận vai trò, vị trí đất Nam kỳ trong sự phát triển của Sài Gòn.
Trong đó 2 hướng đông tây của Sài Gòn liên thông với hai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nông thổ sản, tiểu thủ công nghiệp không thể thiếu đồng thời là thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như nhân công chủ yếu cho Sài Gòn: miền Tây và miền Đông Nam bộ, dài hơn là ra khu vực miền Trung, miền Bắc.
Cạnh cổng chính thành Gia Định hướng đông nam song song với rạch Bến Nghé, cạnh cổng bên hướng đông bắc song song rạch Thị Nghè. Hầu hết đường phố Sài Gòn từ năm 1772, sau này là thành Gia định 1790 theo 2 hướng thông ra miền Tây và miền Đông này.
Cụ thể từ Sài Gòn đi Chợ Lớn, theo hướng đông nam có thể bằng đường bộ (đường Cái Quan – Nguyễn Trãi hiện nay) hoặc đường thủy: rạch Bến Nghé. Và từ Chợ Lớn, người ta dễ dàng xuống miền Tây cũng bằng hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt nơi đây.
Quy hoạch Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1772 từ vị trí lũy Bán Bích của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm tổ chức đắp năm 1772 so với bản đồ hiện nay (theo bản đồ Trần Văn Học 1815, Gia Định thành thông chí 1820, bản đồ của nhà nghiên cứu Đại Thạch Lê Ước…). Hàng loạt con đường chính của Sài Gòn đều song song với cổng thành Gia Định xưa, hướng đông nam, hướng về miền Tây và miền Đông – Đồ họa: TRỊ THIÊN |
Kênh Bến Nghé – Tàu Hũ hiện nay, từ 1772 đã được Quy hoạch là tuyến phòng thủ Sài Gòn đồng thời là tuyến đường thủy huyết mạch cùng hệ thống kho bãi liên tục từ Sài Gòn đi Chợ Lớn chạy theo hướng đông nam, song song với hướng cổng chính 2 thành Gia Định. Phía trên là sông Sài Gòn (hướng đông) – Ảnh: cắt từ flycam TTO |
Nông sản vật và nhân lực các vùng miền tràn về Sài Gòn ngay sau Quy hoạch 1772
Trước đó, độ tấp nập của ghe thuyền trên rạch Bến Nghé lúc ấy đã khiến hệ thống kênh rạch chằng chịt của Sài Gòn, Chợ Lớn có biểu hiện quá tải.
Sau khi đắp lũy Bán Bích giữa năm 1772, đến cuối năm, nhà quy hoạch Sài Gòn đầu tiên Nguyễn Cửu Đàm đã cho đào kênh Ruột Ngựa (ví con kênh thẳng như ruột ngựa – tên chữ là Mã Trường Giang nhằm đẩy nhanh số lượng cũng như thời gian ghe thuyền qua lại giữa Sài Gòn với miền Tây.
Với các tuyến đường thủy và đường cái quan (Nguyễn Trãi) phía tây cộng với tuyến đường bộ gần như duy nhất ra miền Đông, từ đó ra miền Trung, miền Bắc, từ cổng thành phía đông bắc thành Quy lẫn thành Phụng (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai), có thể nói hàng hóa cũng như nhân lực từ 2 phía đông tây Sài Gòn đổ về Sài Gòn hầu như suốt ngày đêm.
Chỉ 18 năm sau, năm 1790, Nguyễn Ánh dễ dàng có đủ nguồn lực kinh tế xây thành Gia Định đồ sộ và lớn hơn gấp rưỡi kinh thành Huế – xây sau đó hàng chục năm – khi Gia Long đã quản lý toàn bộ lãnh thổ cả nước 1802.
Ít nhất hơn một nửa số 30.000 nhân công xây thành là do khu vực miền tây, miền đông Nam bộ cung ứng vì dân số Sài Gòn khi ấy chỉ trên dưới 100 ngàn người.
Thật ra, sau Quy hoạch Sài Gòn 1772, suốt 12 năm từ 1776-1888, hầu như năm nào Sài Gòn – Chợ Lớn cũng bị quân Tây Sơn tấn công, tàn phá nặng nề cơ sở vật chất, đốt sạch các dãy kho hàng từ dọc khu Cầu Muối, Cầu Kho ở Sài Gòn dài ra tới hàng loạt hệ thống kho bãi khu Chợ Lớn hiện nay.
Tuy nhiên, với quy hoạch Sài Gòn 1772 từ tầm nhìn xa của nhà quy hoạch Nguyễn Cửu Đàm, Sài Gòn, Chợ Lớn nhanh chóng gượng dậy và phát triển mạnh mẽ; trở thành hậu phương cực lớn nếu không muốn nói là quyết định về kinh tế lẫn nhân sự, tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh tiến ra miền Trung lật đổ nhà Tây Sơn, lập vương triều Gia Long.
Khi chiến tranh chấm dứt 1802, ngay lập tức, cả một khu vực Sài Gòn nhanh chóng lấy lại vị thế tấp nập, hàng hóa dồi dào hiện rõ mồn một trong Cổ Gia định thành vịnh (làm đầu thế kỷ 19): “Đông đảo thay phường Mỹ Hội – Sum nghiêm bấy làng Tân Khai (phường Mỹ Hội và làng Tân Khai thuộc khu trung tâm hành chính Q.1 ra tới cầu Mống hiện nay) – Ngói liễn đuôi lân, phố thương khách nhà ngang nhà dọc – Hiên sè cánh én, nhà quan nhà dân hàng vắn hàng dài”.
Và khu vực Chợ Lớn cũng rộng “thinh thinh, góp nhóp bốn phương đủ hết loài rừng vật biển”.
Đường thủy thuận lợi, không chỉ hàng hóa miền Tây mà cả miền Đông Nam bộ, thậm chí miền Trung lẫn ngoài nước đã ngay lập tức tràn về Sài Gòn: “Thuyền An Nam lui tới, ghe đen mũi ghe vàng mũi vào ra coi lòa nước – Người phương Đông qua lại, tàu xanh mang, tàu đỏ mang hàng hóa chất ngất trời”.
Khu vực Cầu Ông Lãnh, ngã ba sông Sài Gòn – rạch Bến Nghé thời kỳ đầu thuộc Pháp tấp nập ghe thuyền các nơi buôn bán – Ảnh tư liệu |
Đất Sài Gòn yên ổn phát triển được vài chục năm. Đến1833 lại dậy cơn binh lửa trong cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (con nuôi Lê Văn Duyệt). Hàng vạn lính triều đình Huế phải mất hai năm mới hạ được thành Gia Định 1790 trong khi nơi đây chỉ có 2.000 lính thủ thủ thành, do lũy cao hào sâu, nguồn lực kinh tế dồi dào dẫn đến tiềm lực quân sự vững chãi.
Ngay sau khi hạ thành, theo chỉ đạo của vua Minh Mạng, “chém đầu toàn bộ người trong thành cũng như ngoài thành vài dặm, bất kể già trẻ trai gái” (theo Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim tổng cộng 1831 người).
Một năm sau Thành Gia Định mới được xây nhỏ chỉ bằng 1/4 thành cũ nhằm giảm mạnh vị trí chiến lược của đất Sài Gòn so với Huế.
Mất hàng ngàn người khi đất Sài Gòn chưa đông dân trong thời tạo dựng; cơ sở kinh tế bị tàn phá nặng nề nhưng với một quy hoạch hợp lý cùng với tinh thần mạnh mẽ của những người miền Trung đi mở cõi, Sài Gòn chỉ tạm ngưng trệ ít lâu rồi lại tiếp tục phát triển.
Hơn 20 năm sau, người Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Cơ sở vật chất của Sài Gòn lúc ấy dồi dào đến mức giữa cơn binh lửa tan nát một vùng kinh tế cung ứng của cải cho cả khu vực miền Trung lẫn kinh thành Huế, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã đau đớn thốt lên: “Bến Nghé (tên gọi Sài Gòn xưa) của tiền tan bọt nước – Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”…
VII. Người Pháp biến Sài Gòn thành “Hòn ngọc Viễn Đông” ra sao?
Người Pháp sau khi chiếm 6 tỉnh Nam kỳ 1862, đào ngay con kênh rất dài, rất rộng phía bắc Sài Gòn, suýt soát lũy Bán Bích 1772. Nhưng họ đã bỏ dở con kênh dài nhất nhưng cũng “bí ẩn” nhất Sài Gòn.
Một vài góc nhìn Sài Gòn thời thuộc Pháp (từ trái qua phải, trên xuống dưới): Phía sau Nhà hát lớn nhìn ra đường Nguyễn Huệ, Ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi, Nhà hát lớn nhìn từ đường Lê Lợi, rạch Thì Nghè khu vực Đa Kao – Ảnh tư liệu |
Đó là con kinh do người Pháp đào năm 1862 (có tư liệu cho là đào năm 1875) từ dự án “TP Sài Gòn 500 ngàn dân” 1861 của Trung tá công binh Coffyn.
Trên bản đồ hiện nay, con kinh này bắt đầu từ đường Trần Quang Khải (Q.1, TP.HCM) thẳng qua giữa rạch Thị Nghè, cắt ngang đầu rạch Thị Nghè, qua đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), vòng ra sau lưng sân Phú Thọ (Q.11), đâm xuống và nối với kênh Lò Gốm, chạy sát sau lưng đồn Cây Mai (góc Hồng Bàng – Nguyễn Thị Nhỏ hiện nay).
40.000 dân Sài Gòn và 5 tỉnh Nam kỳ còn lại được huy động đào kinh này, một số lượng người rất lớn so với dân số Nam kỳ lúc đó cho thấy người Pháp đã kỳ vọng ra sao với nó.
Mời bạn coi một trong những tấm bản đồ chính xác nhất về Sài Gòn người Pháp vẽ trong thế kỷ 19, đó là tấm bản đồ vẽ năm 1892, đúng 30 năm sau khi Pháp chiếm trọn Nam kỳ lục tỉnh:
Bản đồ Sài Gòn và vùng phụ cận 1892 cho thấy kênh Vòng Thành phía Bắc Sài gòn – Chợ Lớn hiện lên rất rõ, bao Sài Gòn – Chợ Lớn thành một cù lao giữa bốn bề sông nước. Và hệ thống một loạt đường sá từ Sài Gòn ra Chợ Lớn hầu như song song với hướng đông nam của cổng chính 2 thành Gia Định – Ảnh tư liệu – Đồ họa và chú thích đối chiếu với đường phố hiện nay: TRỊ THIÊN – M.C |
Con kênh này gần như nương theo lũy Bán Bích của Nguyễn Cửu Đàm cho Quy hoạch Sài gòn 1772.
Lũy Bán Bích trong Quy hoạch Sài Gòn 1772 trên bản đồ Trần Văn Học 1815 – Ảnh tư liệu – Đồ họa: TRỊ THIÊN |
Người Pháp gọi đó là kênh Ceinture (canal de Ceinture – kênh Thắt Lưng), dân Sài Gòn hồi thập niên 1960 vẫn gọi là kênh Vòng Thành hoặc kênh Bao Ngạn.
Con kênh này nối hai đầu rạch Bến Nghé với rạch Thị Nghè, tạo một đường nước bao hoàn toàn vùng Sài Gòn Chợ Lớn, thay lũy Bán Bích 1772. Và như vậy, với rạch Thị Nghè – sông Sài Gòn – rạch Bến Nghé – kênh Vòng Thành, Sài Gòn trở thành vùng cù lao.
Dự tính của người Pháp không dừng lại ở đó. Kèm theo con kênh, họ đã mở một loạt con đường rất lớn phía bắc kênh, nay là các con đường: Hoàng Văn Thụ, Lý Thường Kiệt, Lạc Long Quân, Lãnh Binh Thăng… Các con đường này đều thông về phía Chợ Lớn theo hướng bắc (các con đường của Quy hoạch 1772 thông theo hướng đông nam).
Những con đường nhằm nối khu vực phía bắc, tây Sài Gòn với Chợ Lớn và miền Tây chứ không chỉ khu vực trung tâm Sài Gòn.
Theo học giả Vương Hồng Sển, con kênh này theo kế hoạch “bề ngang 20 thước, bề sâu sáu thước (…). Nhưng công việc dở dang thất bại, và Đô Đốc Bonard đành bỏ nửa chừng công tác ấy”.
Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển không nói dở dang ra sao và lý do thất bại. Còn Chuyên khảo tỉnh Gia Định năm 1902 (Monographie de la Province de Gia – Định, 1902) thì kênh Vòng Thành đã được đào nhưng toàn kênh chưa được đem vào sử dụng vì bùn đất lên quá nhanh, ghe thuyền không đi được).
Việc bỏ dở này có lẽ do quy mô con kênh không còn theo ý định ban đầu rộng tới 20m mà nhỏ hơn nhiều. Cũng theo Chuyên khảo tỉnh Gia Định năm 1902, kinh dài 7km, rộng 10m, sâu 3m, nhưng đến năm 1902 , kinh chưa hề được sử dụng vì vùng Phú Thọ đáy sông bùn lên cao hơn mực thủy triều.
Dù vậy, các bản đồ của Pháp sau đó và bản đồ VNCH đến 1975, con kênh này đều rất rõ.
Bản đồ Sài Gòn đến 1975 vẫn còn ghi nhận kênh Vòng Thành rất rõ (màu xanh dương phía trên) – Ảnh tư liệu |
Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, từ đường Cách Mạng Tháng Tám vô, chúng tôi vẫn thấy nhiều đoạn kênh này dọc đường Bắc Hải (Q.10) vẫn còn bên dãy tường sát Công viên Lê Thị Riêng – Q.10, nhưng chỉ nhỏ như rãnh nước (hiện nay là những dãy nhà nhỏ và không sâu).
Và đây là ranh giới giữa đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định (hiện là ranh giới quận 10 – quận Tân Bình. Trước 1975, có tấm bảng lớn đặt nơi đây: “Đô thành Sài Gòn kính chào các bạn”).
Vấn đề là tại sao người Pháp giảm nhiệt huyết với con kênh hoành tráng thông thủy, thông vùng kinh tế cho cả khu vực phía bắc, phía tây Sài Gòn?
Cũng như vậy, về phía nam Sài Gòn, con đường Nguyễn Tất Thành chạy ra quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ hiện nay đến 1954 vẫn như một vùng hoang hóa, đầm lầy?
Qua thực tế, nhiều thế hệ kiến trúc sư, nhà quy hoạch người Pháp gửi nhận định, kết luận của mình cho nhà cầm quyền ở Nam kỳ cũng như chính quốc: Sài Gòn – Chợ Lớn phát triển mạnh theo hướng đông tây do gắn với nguồn nguyên vật liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ cũng như nguồn nhân công.
Theo đó, khu vực phía bắc và nam Sài Gòn không có những ưu điểm này cùng với nguồn nước ngọt thiếu thốn, thậm chí phía nam là vùng bị hoàn toàn bị xâm nhập mặn nặng nề.
Người Pháp tập trung phát triển Sài Gòn theo hướng đông tây
Những ngày đầu chiếm Sài Gòn, người Pháp thật ra không phải không có những sai lầm trong quy hoạch, thiết kế Sài Gòn.
Không chỉ kênh Vòng Thành, nhiều con kênh khác ngay trung tâm Sài Gòn cũng đã được đào và cũng nhanh chóng bị lấp: kênh Lớn (Grand canal – dân Việt gọi là kênh Chợ Vải vì bên dòng kênh là chợ Vải, mà nhiều người nhầm gọi đó là chợ Bến Thành cũ) đào năm 1867, lấp 1887 (thành đường Nguyễn Huệ hiện nay); kênh Coffyn (lấy tên Trung tá công binh Coffyn lập Quy hoạch “Sài Gòn 500 ngàn dân” 1862) lấp năm 1892 (thành đường Lê Lợi hiện nay)…
Nhưng quan trọng hơn, người Pháp đã nhanh chóng nhận ra một điều: không phải ngẫu nhiên mà trước đó, người Việt tập trung phát triển Sài Gòn theo hai hướng đông tây.
Thế là hàng loạt đường phố, kênh rạch, cầu… khu vực đông, tây Sài Gòn được xây dựng.
Dọc rạch Bến Nghé từ Sài Gòn ra Chợ Lớn, một con đường được xây dựng mà người Việt lúc đó gọi là đường Dưới (so với đường Trên – đường Nguyễn Trãi hiện nay).
Hai bên rạch Bến Nghé hình thành một loạt bến bãi chạy dài từ Sài Gòn ra Chợ Lớn, không chỉ là đường đi mà còn là đường vận chuyển hàng hóa Sài Gòn – Chợ Lớn – miền Tây: Bến Bạch Đằng, Hàm Tử, Chương Dương, Vân Đồn, Bình Đông… (hiện nay là đại lộ Võ Văn Kiệt bên phía Q.1, 5; Bến Bình Đông bên Q.8).
Tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương (và là tuyến đường sắt thứ hai do người Pháp xây dựng ở nước ngoài, sau tuyến đường sắt 13km ở Pondichéry, Ấn Độ, 1879) chạy từ ga Sài Gòn (lúc đó nằm ở Công viên 23-9 hiện nay) về miền Tây: Sài Gòn – Mỹ Tho, dài 70km hoạt động từ 1885.
(Hành khách và hàng hóa Sài Gòn – Mỹ Tho đi tuyến này nhiều đến mức sau 3 năm, Thống đốc Nam Kỳ quyết định lấy lại quyền khai thác tuyến đường này từ 1888, sau khi đền bù cho nhà thầu Joret xây dựng và khai thác tuyến đường 315.755 francs. Năm 1896, tổng lãi thu được từ tuyến đường sắt là 3,22 triệu francs, năm 1912 lãi 4 triệu francs).
Ở phía Tây, bên cạnh hai tuyến thủy bộ từ Sài Gòn đi Chợ Lớn, miền Tây của người Việt trước đó (đường Nguyễn Trãi, rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hũ…), đến bản đồ 1892, chúng ta đã thấy con đường từ giữa thành Gia Định ra (Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay) đã được nối dài sang giữa Chợ Lớn.
Bến Bạch Đằng đầu thế kỷ 20 – Ảnh tư liệu |
Một con đường khác, đường Điện Biên Phủ ngày nay chạy song song với Nguyễn Thị Minh Khai cũng tiến về Chợ Lớn.
Trên bản đồ 1892, đường 3-2 ngày nay đã vượt qua Cách Mạng Tháng Tám và rõ ràng vẫn đang tiến tiếp về phía Chợ Lớn, miền Tây.
Lượng hàng hóa và người qua lại giữa Sài Gòn và miền Tây vẫn phát triển mạnh. Khu vực đầm lầy giữa Sài Gòn – Chợ Lớn mà sau này trở thành đại lộ Trần Hưng Đạo cũng được san lấp ngay sau khi chợ Bến Thành khai thị 1914 nhằm tăng mạnh hàng hóa giữa Sài Gòn – Chợ Lớn – miền Tây, trực tiếp là cho nguồn hàng hòa thông thương giữa chợ Bến Thành và Chợ Lớn.
Về hướng đông, cầu Bình Lợi, cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn hướng ra miền đông cũng được đưa vào sử dụng năm 1902, rút ngắn tuyến đường đi Thủ Đức, Biên Hòa, các tỉnh miền Trung, miền Bắc, thông với đường thiên lý Bắc Nam của người Việt xưa.
Cầu Bình Lợi trên đường ra Thủ Đức, Biên Hòa đầu thế kỷ 20 – Ảnh tư liệu |
Quy hoạch “Sài Gòn 500 ngàn dân” của Trung tá công binh Coffyn – 1862
(Khi Pháp chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh).
– Thành Phố Sài Gòn nằm trong bốn đường nước (bản đồ 1892 phía trên).
– Quy hoạch phân lô các loại đất: Cụ thể hạng nhất (nhà buôn nhỏ trên bến cảng): 10x12m =120m2; hạng hai (nhà buôn lớn trên bến cảng): 20x20m = 400m2; hạng ba (nhà ở trong đô thị): 20x80m = 1600m2; hạng tư (nhà ở ngoại ô): 9x50m = 450m2.
.
|
– Đường Imperial (Hai Bà Trưng ngày nay) là trục đông-tây của Sài Gòn. Đông: khu hành chánh, từ Hai Bà Trưng cho tới rạch Thị Nghè, rộng khoảng 2km2. Tây: từ Hai Bà Trưng ra tới Chợ Lớn, tức phần Sài Gòn còn lại, rộng 23km2: khu thương mại, dịch vụ, công nghiệp..– Quy hoạch đường sá, bến cảng: chiều rộng của các đường phố chính 40m, vỉa hè hai bên rộng 4m có hai hàng cây mỗi bên; đường phụ 30 m, vỉa hè 2m, mỗi bên trồng một hàng cây. Các bến sông Sài Gòn cũng như rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè rộng 40m, vỉa hè 6m, trồng hai hàng cây ở hai bên.– Quy hoạch về hệ thống nước, cung cấp nước tiêu dùng, thoát nước: do địa hình Sài Gòn bằng phẳng, không cao hơn mặt nước, lại có triều cường nên không cho phép đặt những đường ống cống bình thường mà là những ống cống với cửa cống đóng mở tự động…–Quy hoạch về an ninh phòng thủ..
VIII. Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 như thế nào?
Thời “Đệ nhất cộng hòa” (1955-1963) Ngô Đình Diệm, Sài Gòn nằm trong công cuộc “tái thiết thủ đô” của VNCH. Nhưng từ giữa thập niên 1960, Sài Gòn đã không còn theo ý muốn của nhà quy hoạch.
Khu Thủ Thiêm được quy hoạch từ thời Ngô Đình Diệm (1955-1963) nhưng không thực hiện được – Ảnh tư liệu |
Nếu thời thuộc Pháp, Sài Gòn tập trung phát triển giao thông đường bộ, đường thủy về hướng Chợ Lớn, miền Tây thì chính quyền Sài Gòn tập trung về hướng đông.
Hai cú đấm mạnh về hướng đông
Bên cạnh việc tu bổ kênh rạch, đường sá phía tây khu Sài Gòn – Chợ Lớn, ngày 27-3-1957, Bộ Công chánh và giao thông VNCH khởi công xây dựng xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (dân gọi là xa lộ Biên Hòa, hiện là xa lộ Hà Nội) nhằm “Cải thiện một cách dứt khoát vấn đề bế tắc lối ra khỏi vùng Sài Gòn” (Tổng kết 5 năm 1954 – 1959 của Chánh phủ VNCH).
Toàn bộ chi phí do Mỹ viện trợ và nhà thầu Mỹ RMK-BRJ phụ trách việc xây dựng này (hiện vẫn còn ngã tư RMK).
Đến 28-4-1961 xa lộ Biên Hòa (dài 31km, rộng 14m – tải trọng xe 32 tấn) hoàn thành, tạo chuyển biến khá mạnh trong liên kết khu vực và kinh tế vùng.
Xây dựng và hoàn thành cùng lúc với xa lộ Biên Hòa là cầu Sài Gòn, đường Phan Thanh Giản rất rộng (nay là Điện Biên Phủ), cầu Đồng Nai. Trong đó, cầu Sài Gòn cũng do nhà thầu Mỹ RMK-BRJ thực hiện với công nghệ làm đường mới nhất của Mỹ và kinh phí từ viện trợ kinh tế của USOM.
Cầu Đồng Nai lúc đang xây dựng năm 1959 – Ảnh: George E Gray |
Đường Phan Thanh Giản – cầu Sài Gòn – xa lộ Biên Hòa – cầu Đồng Nai đẩy Sài Gòn về hướng đông để mở mang vùng công nghiệp dọc tuyến đường qua vùng Thủ Đức, Biên Hòa gọi là khu công nghiệp kỹ nghệ Biên Hòa với nhiều ngành nghề: hóa học, mỹ phẩm, cơ khí và luyện kim, vật liệu xây dựng (Nhà máy ximăng Hà Tiên ở Thủ Đức, Vikimco (kim khí), Vinaton (tôn) và hàng tiêu dùng (Nhà máy giấy Cogido-An Hảo, Nhà máy dệt Vinatexco, Vimytex, Công ty sữa Foremost, Nhà máy đường Biên Hòa…
Làng đại học Thủ Đức (hiện là ĐHQG TP.HCM) cũng được xây dựng ngay sau đó do KTS Ngô Viết Thụ (KTS thiết kế Dinh Độc Lập – hội trường Thống Nhất hiện nay) thiết kế và xây dựng đầu thập niên 1960.
Ngôi “làng” này không chỉ để giãn sinh viên ra ngoại thành mà theo dự tính của các nhà quy hoạch còn là nguồn cung ứng lao động có chất lượng cho các nhà máy phía đông Sài Gòn cũng như Khu công nghiệp Biên Hòa phục vụ cho sự phát triển của Sài Gòn.
Tương tự là một số khu dân cư dọc tuyến xa lộ Biên Hòa cũng được hình thành với nhiều ưu đãi (phân lô bán nền với giá gần như cho không) cung ứng nguồn lao động chất lượng trung bình cho các nhà máy nơi đây (như khu dân cư – trại chiếu Minh Đức chẳng hạn, sát Khu du lịch văn hóa Suối Tiên hiện nay).
Khu Thủ Thiêm (Q.2 hiện nay) cũng đã bắt đầu được lên quy hoạch với động tác hành chính cụ thể: tháng 12-1966 An Khánh và Thủ Thiêm (vốn thuộc xã An Khánh, Q. Thủ Đức, Gia Định) trở thành hai phường của quận 1, rồi chỉ một tháng sau tách thành một quận mới, quận 9.
Do chiến cuộc mở rộng, chính quyền Sài Gòn bỏ dở quy hoạch này…
Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 “phát triển theo hình chùm nho nằm hướng đông tây”, nở rộng một chút lên phía bắc (tới Công viên Lê Thị Riêng hiện nay), phía nam (Q.4) – Bản đồ tư liệu |
Quy hoạch, chỉnh trang nội ô, ngoại ô Sài Gòn
Nhà quản lý, quy hoạch đô thị Sài Gòn trước năm 1975 hầu như không đụng tới đường sá, kiến trúc người Pháp để lại chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố.
Đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) năm 1961 – Ảnh: LIFE |
Thay vào đó là xây dựng các khu nhà, cư xá, khu chung cư ở các quận trung tâm, ven đô còn quỹ đất lớn như Q.3, 10, 11, Tân Bình… như cư xá Đô Thành (Q.3), cư xá Tự Do, cư xá Sĩ Quan (Tân Bình), cư xá Bắc Hải, chung cư Minh Mạng (Q.10), chung cư Khánh Hội (Q.4)…
Nhiều ngàn căn nhà ở khu phụ cận Sài Gòn như Thị Nghè (Bình Thạnh), Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ, Q.3), Chánh Hưng (Q.8), Kiến Thiết (Q.3), Hòa Hưng (Q.10), Dân Sinh (Q.1), Phú Thọ (Q.11)… giá từ 15.000-350.000 đồng được xây dựng để “thỏa mãn nhu cầu của mọi tầng lớp dân chúng” (Tổng kết 5 năm 1954 – 1959 của Chánh phủ VNCH).
Giữa thập niên 1950, hối đoái 1 USD bằng 35 đồng VNCH. Đầu thập niên 1960, hối đoái chính thức 1 USD ăn 73,5 đồng VNCH (thị trường tự do khoảng 130-180 đồng VNCH); lương giáo viên lúc đó khoảng 3.000-4.000 đồng/tháng.
Ngã tư Lý Thường Kiệt- Tô Hiến Thành giữa những năm 1960 còn khá trống trải, tạo điều kiện xây dựng nhiều căn nhà xã hội – Ảnh tư liệu |
Việc xây dựng này khá mạnh, chẳng hạn từ 7-7-1958 đến 7-7-1959, gần 1.000 căn được xây dựng và bán; diện tích khoảng 4x20m (hiện còn khá nhiều trên đường Lê Văn Sỹ, Chánh Hưng, Cách Mạng Tháng Tám…).
Những căn nhà này bán rất rẻ, do một phần lấy từ viện trợ Mỹ nhằm “rút bớt dân số quá đông đúc tại kinh thành” (tức khu trung tâm thành phố – Tổng kết 5 năm 1954 – 1959 của Chánh phủ VNCH) ra vùng ven, qua các cây cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Lê Văn Sỹ, cầu Nguyễn Văn Trỗi (xin chỉ dùng tên hiện nay để bạn đọc không rối) lúc ấy còn khá hoang vắng…
Một thiết kế khu dân cư đầu thập niên 1960 ở Sài Gòn: các ngôi nhà nửa biệt thự, nửa nhà phố một trệt, một lầu nằm quanh một giếng trời của khu rộng khoảng 300-500m2. Ảnh chụp trên đường trên đường Phạm Văn Hai (Tân Bình, TP.HCM) hiện vẫn còn khá nguyên vẹn (riêng vạt cỏ của giếng trời đã bị lát ximăng). Toàn khu có đường thông ra ngoài ở ba phía (đường bên dưới ảnh thông ra một con hẻm 10m để ra đường Phạm Văn Hai, Lê Văn Sỹ – Ảnh: M.C. |
Hai trong số các khu dân cư trước 1975 trên bản đồ vệ tinh hiện nay – Ảnh: TRỊ THIÊN |
Riêng khu trung tâm thành phố, một số công trình lớn được xây dựng, tạo điểm nhấn khu vực cũng như dấu ấn một kiểu kiến trúc khác hoàn toàn với kiến trúc Pháp, phối hợp nhuần nhuyễn nét hiện đại với tính dân tộc; phù hợp với thời tiết nóng ẩm Sài Gòn: dinh Độc Lập, Thư viện Quốc Gia, chùa Vĩnh Nghiêm…
Từ giữa thập niên 1960, Sài Gòn đã không còn theo ý muốn của nhà quy hoạch
Hàng loạt cuộc đảo chính sau nền “Đệ nhất cộng hòa” (1955-1963), hơn 500.000 lính đồng minh tràn vô miền Nam năm 1965… với những hệ lụy của nó, có thể nói từ giữa thập niên 1960, những mục tiêu ban đầu của quy hoạch Sài Gòn đã không còn kiểm soát được.
Trong khi liên kết vùng về hướng đông (Sài Gòn – Biên Hòa) khá tốt thì việc liên kết nội – ngoại ô Sài Gòn thoạt đầu có một ít thành quả (phần trên) thì ít nhất từ thời “Đệ nhị cộng hòa” Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975), hầu như do người dân… tự quy hoạch.
Kết quả hàng vạn ngôi nhà xung quanh Sài Gòn, bên ngoài các cây cầu Thị Nghè (Bình Thạnh), Khánh Hội (Q.4), cầu chữ Y (Q.8)… xuất hiện tự phát với vô số hẻm hóc.
Thực trạng này khiến ý tưởng quy hoạch “Sài Gòn hình chùm nho, mỗi quận mới là một trái nho liên kết với chùm” bị phá sản hoàn toàn khi nhiều khu vực quận 4, 8, 10, 11… mới thành lập trở thành “khu cứ điểm” chặn đường ra vô khu nội ô, thậm chí có nơi đã thành “khu ổ chuột”.
Một khu vực “ranh đô thị Sài Gòn” (bảng trắng góc phải hình ghi rõ) khoảng cuối thập niên 1960 khá ngổn ngang – Ảnh tư liệu |
Rồi hàng vạn nhà lấn chiếm toàn bộ hai con rạch huyết mạch của Sài Gòn: Thị Nghè và Bến Nghé – Tàu Hủ, để lại một hậu quả lâu dài trong quy hoạch đô thị.
Hàng ngàn nhà lấn chiếm rạch Bến Nghé trước 1975 – Ảnh: LIFE |
Một khu nhà trên rạch Thị Nghè trước 1975 – Ảnh tư liệu |
Và phong trào “thương phế binh (VNCH) cắm dùi” các khu đất trống ở nhiều nơi, đặc biệt những công trình phục vụ chiến tranh xấu xí, ngổn ngang của quân đội đồng minh cũng như VNCH ngay trung tâm thành phố từ giữa thập niên 1960 đến 1975 đã khiến ai tới Sài Gòn không thể tin nó đã từng có “một thời hoa lệ”…
Một khu nhà dành cho binh lính đồng minh trên đường Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt) năm 1970 – Ảnh tư liệu |
Nguồn: Tạp chí điện tử Nghiên cứu LỊch sử* Công bố của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ quốc tế – IMF năm 2012: năm 1960, thu nhập bình quân đầu người (GDP đầu người) của Nam VN là 223 USD; xếp hàng thứ 4 khu vực Viễn Đông; dưới Singapore (395 USD), Malaysia (239 USD), Philippines (257 USD); trên Hàn Quốc (155 USD), Thái Lan (101 USD), Trung Quốc (92 USD), Ấn Độ (84 USD).Tuy nhiên, GDP đầu người của miền Nam sau đó rớt nặng nề, thậm chí năm 1974 sau khi Mỹ rút quân, cắt giảm viện trợ, GDP đầu người chỉ còn… 54 USD, thuộc nhóm quốc gia GDP đầu người thấp nhất Viễn Đông.* Trước đó, năm 1938 là năm thịnh vượng nhất của Nam Kỳ (Cochinchin – thuộc địa Pháp), GDP đầu người tính theo sức mua của Nam Kỳ gấp 69% năm 1960, năm thịnh vượng nhất của VNCH, thứ nhì châu Á (sau Nhật), đúng đầu Đông Nam Á (Viễn Đông).Maylaysia (bao gồm cả Singapore lúc đó chưa độc lập), Philippines… theo sát vị trí này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét