Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Bàn thêm về việc học hay không học tiếng Hán ?

Bàn thêm về việc học hay không học tiếng Hán ?

Vài tuần trước chuyện học tiếng Hán, chữ Hán (Hán văn) rộ lên khá nóng và những ý kiến đóng góp theo chiều hướng có phần gay gắt vì có những yếu tố “ngoại” ngôn ngữ xen vào. 

Hôm nay đọc được bài dưới đây thấy tác giả có nhiều nhận định sâu sắc, xin phép đăng lên để bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo.

Vệ Nhi

-------

Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt

Tác giả Hà Sĩ Phu
 
Đang lúc cần chống âm mưu Hán hóa của giặc bành trướng Đại Hán mà nói chuyện dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông thì thật không phải lúc, vì tính “nhạy cảm” của thời sự. Tuy nhiên, xin hãy tạm chế ngự xúc cảm nhất thời (tuy rất đáng quý) để bàn một việc về lâu về dài, đáng lẽ phải đặt ra từ rất lâu rồi. 
 
Trong đề tài này hai phái tán thành và phản đối dường như đã bộc lộ khá đầy đủ những luận cứ chính của mình. 

Để góp thêm, mở đầu, tôi xin lấy vài ví dụ vui để thấy chữ Hán đã dính chặt vào dân tộc Việt Nam như thế nào, người mù chữ Nho tuyệt đối cũng đang dùng chữ Nho một cách tự nhiên, vô thức. Không phải là chuyện vay mượn vài chữ như vay mượn tiếng Anh, tiếng Pháp, mà người Việt dùng chữ Nho tự nhiên, tuôn chảy như viết, như nói tiếng mẹ đẻ của mình.

- Có thể đâu đó đã xuất hiện những tấm biển quảng cáo thế này:

Kinh doanh quần áo các loại - hoa quả thời vụ - tạp hóa tổng hợp”.

Phục vụ học sinh: sách giáo khoa, bút mực, dụng cụ thủ công, truyện cổ tích thế giới”.

Chẳng mấy ai bảo các tấm biển kia đã dùng chữ Hán. Nhưng xin thưa đó là ngôn ngữ Hán học hay Nho học trăm phần trăm, thuần Nho, không lẫn một chữ thuần Việt nào hết. Bạn có thể nghĩ “quần áo” hay “hoa quả” là tiếng thuần Việt chứ gì, không đâu, quần áo là hai chữ Nho 裙襖, đúng cả về phát âm và ngữ nghĩa. Quần là cái quần, áo là cái áo, cứ tra từ điển Hán Việt Đào Duy Anh thì biết. Hoa quả 花果 cũng vậy, vốn là chữ Nho. Cũng hai ký tự ấy nhưng người Tàu Bắc Kinh phát âm hơi khác, người Tàu Quảng Đông phát âm hơi khác mà thôi (nên mặc dù là tử ngữ nhưng bằng chữ Hán người Việt và người Tàu có thể bút đàm).

- Không phải chỉ những câu ngắn mà có thể cả một buổi thuyết trình một ông cán bộ Việt mù chữ Nho có thể dùng toàn ngôn ngữ Hán, vốn chỉ là “tử ngữ” (mà không lẫn một chữ thuần Việt nào mới khiếp!), chẳng hạn ông ấy nói thao thao bất tuyệt như sau:

Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, kính trọng nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm, phục tùng ý kiến đa số, bảo lưu ý kiến thiểu số, vận động các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công đoàn tích cực đấu tranh, bài trừ nạn tham ô, hối lộ, trấn áp quần chúng. Đề cao tinh thần học tập quần chúng, đề cao tình hữu ái giai cấp, tận dụng thời gian học tập tu dưỡng bản thân, khẩn trương phát hiện các thủ đoạn thù địch tinh vi, hành động xâm phạm lợi ích cộng đồng, giả danh đảng hoặc nhân danh đảng kỳ thực phá hoại uy tín đảng, cảnh giác âm mưu ly gián, tạo cơ hội chiếm đoạt tài sản, tham quyền cố vị, mưu lợi bất chính. Tiếp xúc nhân dân cần quần áo chỉnh tề, thái độ nghiêm túc, tế nhị, phương pháp cần minh bạch, linh hoạt, chuẩn bị công phu, kết quả tất nhiên mỹ mãn. Các cấp tỉnh, cấp thành phố chấp hành nghị quyết tương đối khả quan, tiến bộ, Trung ương tuyên dương. Duy các huyện các xã đa phần lạc hậu, tình hình thực hiện tùy tiện, vi phạm các nguyên tắc căn bản, kết quả tất nhiên thất bại, nhất định tạm thời bị Trung ương khiển trách”.

Có thể ghi lại toàn bộ đoạn diễn thuyết bằng chữ Nho, đọc lên nghe hệt như đọc bản quốc ngữ Latinh này, không sai một tiếng, nghĩa là nguyên văn chứ không phải bản dịch.

Chẳng hạn câu đầu tiên “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân… sẽ ghi ra giấy thành 同志幹部政治, 幹部軍隊,士官公安勤提高精神服務人民, 敬重人民…, đọc lên cũng y như đọc bản quốc ngữ vậy, bảo rằng thuyết trình viên đã nói tiếng Việt hay đọc “Hán văn” đều đúng.

- Trong những cuộc thảo luận của giới trí thức hiện nay, cả người thân Tàu hay ghét Tàu cũng có thể nói toàn chữ Hán:

Ví dụ ông Cộng sản thân Trung Quốc thì giữ lập trường “Độc quyền lãnh đạo, kiên trì định hướng Xã hội chủ nghĩa 權領導,堅持定向社會主義. Toàn chữ Nho!

Ông Dân chủ tiên tiến không biết mặt một chữ Nho nào cũng “Quyết tâm thực hiện Dân chủ đa nguyên Pháp trị决心實現民主多元法治. Cũng toàn chữ Nho!

Ông thứ ba quyết chống Hán học thì hô lớn “Kiên quyết phản đối chủ trương phổ cập Hán tự trong giáo dục phổ thông, Hán tự YẾU ĐIỂM phức tạp, khó học, sử dụng cầu kỳ, không thể là CỨU CÁNH giúp nhân dân chấn hưng văn hóa, chấn hưng dân tộc. Trong 46 chữ thì 38 chữ là chữ Nho (chỉ có 8 chữ tô đậm là chữ thuần Việt), nhưng vì ông này không học chữ Nho nên ở đây có hai từ Hán dùng bậy là YẾU ĐIỂM 要点và CỨU CÁNH 究竟, dùng sai hai từ này là điều đáng xấu hổ đối với không ít trí thức Việt Nam hiện nay.

Trong những ví dụ nói trên, người Việt chúng ta cứ mở miệng ra là nói rất nhiều chữ Nho, thậm chí nói toàn chữ Nho, nhưng thuần thục và tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, đến mức ta không nhận thấy. Ngay cà tên, họ, bút danh của một người chống Hán học thì cũng đều từ chữ Hán mà ra. Vậy ngôn ngữ Hán học đâu phải ngoại nhập, hoặc nếu ngoại nhập thì nhập ngay từ thuở hồng hoang, từ lúc bắt đầu biết mặc quần áo 裙襖, gọi cái này là “quần” cái kia là “áo”, biết thế nào là quả là hoa … thì yếu tố bên ngoài đã thành bên trong rồi. Nói khác đi, tiếng Việt được cấu thành bởi hai bộ phận: tiếng thuần Việt và tiếng Hán Việt. Bộ phận Hán Việt tuy có ưu thế diễn tả các khái niệm của ý thức, xã hội, khoa học, tư duy… và có văn tự (chữ viết) để ghi chép, nhưng không át được sức sống tuy còn thô sơ nhưng tự nhiên và mãnh liệt của bộ phận thuần Việt vốn phong phú về ngôn ngữ biểu cảm, về các mối quan hệ và sự cố kết gia đình - làng xóm, đặc biệt ở trúc câu (tính từ phải đi sau danh từ) và giàu các từ liên kết, từ chuyển tiếp trong câu. Hán ngữ tuy giàu danh từ nhưng được sử dụng, được đồng hóa nhuần nhuyễn trong một cú pháp thuần Việt.

Về mặt văn tự, chữ Nho không chỉ là ký tự mang giá trị ký hiệu mà còn mang trong nó cái hồn của nội dung khái niệm. Khi chữ Hán không đủ để ký hiệu những âm thuần Việt tổ tiên ta phải sinh ra chữ Nôm, là sáng kiến lắp ghép dựa trên các chữ Hán có sẵn để bổ sung.

Đến khi có ký tự Latinh để ghi chép thì sách vở tiếng Việt bước sang một thời kỳ phát triển thuận lợi. Với ký tự Latinh tiếng Việt nào cũng diễn tả được bằng ký hiệu, không cần dùng chữ Nôm nữa. Nhưng Latinh chỉ là ký hiệu đơn thuần, vô hồn. Phải là chữ Hán mới mang được cái hồn của chữ, tức cái khái niệm được hình tượng hóa, nhìn chữ đã toát lên nội dung chính của khái niệm, điều này GS Nguyễn Huệ Chi đã mô tả khá chi tiết. Vì thế, dù đã có chữ Quốc ngữ Latinh, người Việt vẫn cần có kiến thức tối thiểu về Quốc ngữ Hán tự, không phải để viết chữ Hán, không phải chỉ để đọc và hiểu một tư liệu cổ (việc này có thể ỷ lại vào các chuyên gia Hán Nôm), mà chủ yếu để hiểu và sử dụng tốt chính cái ngôn ngữ mà mình đang nói và đang viết hôm nay: tiếng Việt!
Hán văn là một trong hai nguồn gốc tạo ra tiếng Việt, nó không phải ngoại ngữ như Trung văn, Pháp văn, Anh văn, Nga văn… Hán văn không phải của Tàu mà vốn của Việt Nam hoặc đã Việt hóa thành của Việt Nam. Hiểu biết Hán văn không chỉ nhằm hiểu quá khứ mà chủ yếu phục vụ hiện tại.
Và điều này mới quan trọng: Hán văn không phải công cụ để nô lệ Tàu mà là công cụ chống Tàu xâm lược.

Tuy còn có những ý kiến khác nhau về xuất xứ của nền “Hán học” và từ đó có những cách gọi tên khác nhau, chữ Hán, chữ Nho, chữ Hán-Việt, chữ Việt cổ… nhưng dù thế nào thì loại chữ viết này cũng xuất hiện ở nước ta rất sớm, có thể từ thuở sơ khai, nên đã cùng dân tộc ta suy tư, biểu cảm, phát hiện, lưu trũ, chia vui sẻ buồn , cùng dân tộc Việt Nam trải qua mỗi bước thăng trầm, tạo ra một tầng lớp sĩ phu có học, và xây dựng nên con người Việt Nam, tạo dựng nhân cách…, trong đó tuy có ưu có khuyết nhưng góp phần quan trọng trong việc hình thành một Dân tộc Việt Nam, một Văn hóa Việt Nam. Qua Hán văn ảnh hưởng của Trung hoa tuy rất mạnh, nhưng những yếu tố Trung Hoa vào Việt Nam đều bị Việt Nam hóa để phục vụ cho cuộc sinh tồn của nòi giống Việt.

Sự gạn lọc của học giả Phan Châu Trinh đối với Nho học, bỏ thô lấy tinh, chọn lấy cái phù hợp và đồng hóa nó là một ví dụ điển hình. Tác giả Trần Gia Ninh có nhận xét đúng Người Việt dù không có văn tự riêng (hay có mà bị xóa sạch sau ngàn năm nô lệ) nhưng vẫn phát triển và bảo tồn được ngôn ngữ dân tộc, dù phải mượn Hán Ngữ để ghi chép, thì thật là một kỳ tích, chẳng kém gì người Do Thái vẫn giữ được tiếng Do Thái dù bị diệt chủng và xua đuổi hai ngàn năm.

Chữ Hán vào Việt Nam được dùng theo cú pháp Việt Nam, yếu tố coi rẻ nữ giới (nữ nhân nan hóa, thập nữ viết vô) hầu như không còn, yếu tố bạo lực, báo thù phải nhường chỗ cho nhân ái, bầu bí tương thân của dân tộc Việt. Suy luận rằng một nền văn hóa quân-sư-phụ đã cúi đầu trung với vua thì cũng cúi đầu trước giặc Hán ngoại xâm là một suy luận nhầm. Trung quân phải đi đôi với ái quốc và tư cách trượng phu “uy vũ bất năng khuất” nên chính Nho học đã tạo nên những nhân cách Giang Văn Minh, Mạc Đĩnh Chi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung…, những anh hùng chống Tàu xâm lược, trong khi những kẻ một chữ Nho bẻ đôi không biết thời nay có thể lại chui dưới háng Tàu!

Việt Nam với Trung Quốc có quan hệ đồng văn - đồng chủng, liên quan với nhau về nhiều mặt, điều ấy không cần tránh né, vì điều đó không phải là cớ khiến Việt Nam phải lệ thuộc Tàu. Nguồn gốc, tầm văn minh và tính độc lập của quốc gia là ba yếu tố hoàn toàn độc lập với nhau. Không phải loài người khởi xuất từ châu Phi thì châu Phi là gốc văn minh, và khi hình thành quốc gia thì các quốc gia lớn bé đều độc lập như nhau, không thể phân biệt “quốc gia mẹ” hay “quốc gia con” để đòi con phải về với mẹ!

Nước lớn hoặc giàu mạnh hơn thường dễ có ý đồ lấn át hoặc xâm lược nước nhỏ yếu hơn. Điều này rất cần cảnh giác và chống lại. Tuy vậy cần thấy mâu thuẫn giữa ý đồ chủ quan và hiệu quả khách quan, có thể hoàn toàn trái ngược.

Ví dụ: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam để khai thác lợi ích là ý đồ xấu, nhưng hiệu quả khách quan là nâng dần trình độ của Việt Nam, đến một lúc chế độ thuộc địa sẽ phải chấm dứt. Ngược lại, chủ nghĩa Mác muốn làm điều tốt nhưng ảo tưởng, phi khoa học và độc đoán nên gây hiệu quả xấu, nên chế độ cộng sản kết cục cũng phải chấm dứt. Chủ nghĩa Đại Hán có ý đồ xấu nhưng sẽ gây hiệu quả xấu hay tốt cho Việt Nam thì chưa biết được, còn phụ thuộc vào sức sống của dân tộc Việt Nam, có khi yếu tố xấu lại gây hiệu quả tốt, kích thích Việt Nam vững mạnh thêm lên. Cho nên không phải thấy họ có ý đồ xấu là ta phải sợ đến mức phát hoảng mà rũ bỏ bất cứ thứ gì liên quan đến Tàu, kể cả những thứ đã được Việt hóa và trở thành sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Kết luận:

- Với Việt Nam, Hán văn là một trong hai bộ phận cấu tạo nên tiếng Việt, nên dạy Hán văn cũng là dạy một phần của tiếng Việt chứ không phải dạy một ngoại ngữ như Trung văn, Anh văn, Pháp văn… Để có cốt cách Việt cần trau dồi Việt văn, Hán văn, đồng thời để hòa nhập tốt với thế giới thì cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp…

- Để có kiến thức Hán văn thì các loại từ điển là cần thiết, nhưng từ điển không thay được giáo dục để trang bị một cái nền căn bản cần thiết tối thiểu. Không thể đem tâm lý nhất thời học sinh thích hay không thích để xác quyết nhu cầu một môn học.

- Việc này đáng lẽ phải đặt ra từ lâu và phải chuẩn bị mọi mặt cần thiết rồi, nhất là chuẩn bị đội ngũ giáo viên Hán văn, và phải tiến hành từng bước, từ diện nhỏ rồi mở rộng dần ra thành phổ cập.

- Nhưng nay, trong tình huống quan hệ Việt Trung đang gặp thử thách sống còn thì đặt vấn đề chữ Hán lúc này là không đúng lúc, phải đối phó với sự lợi dụng và sự nghi ngờ, nếu tiến hành càng phải thận trọng, từng bước thăm dò và cảnh giác.

- Cùng một việc nhưng hiệu quả sẽ tốt hay xấu phụ thuộc vào con người: ai chủ trương, bộ máy nào thực hiện, thực hiện với động cơ gì? Văn hóa không thể tách rời chính trị, và đấy mới là ẩn số lớn nhất, quyết định việc dạy chữ Nho rộng rãi cho học sinh nên bắt đầu lúc nào và tổ chức thực hiện ra sao.

H.S.P. (10-9-2016)

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Nguồn gốc tên gọi các địa danh của Sài Gòn xưa

 Nguồn gốc tên gọi các địa danh của Sài Gòn xưa

Entry trước đã giới thiệu bài thứ nhất về Sài Gòn - Gia Định xưa.... --->>> Mời đọc:
http://vinhnv43.blogspot.com/2016/08/nhung-dang-hinh-cua-sai-gon-gia-inh-xua.html


Xin giới thiệu tiếp theo Bài thứ 2 về "Nguồn gốc tên gọi các địa danh SG-GĐ xưa": 
Đakao – tên gọi mà biết bao người Sài Gòn đã quen mặt, một cái tên gây ấn tượng mạnh mẽ khi vừa nghe thì giống tên Việt Nam nhưng khi viết thì lại mang đậm dáng dấp phương Tây. Lịch sử đằng sau cái tên “nửa người nửa ta” này có gì đặc biệt? Thời xưa, có giai đoạn hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được sáp nhập lại thành “Địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn” (Région de Saigon – Cholon) với tổ chức bên dưới là các hộ (quartier), tương đương cấp tổng ở các tỉnh. Người đứng đầu một hộ gọi là Hộ trưởng (Chef de quartier). Tên gốc của vùng đất Đakao ngày nay là Đất Hộ (đất của hộ hoặc đất do hộ quản lí). Trong sách báo và các văn bản thời trước, người Pháp đã phiên âm địa danh Đất Hộ thành Đakao. Trên thực tế, địa danh Đakao chỉ phổ biến rộng tại Sài Gòn từ thập niên 1950 – 1960 trở về sau.
Đakao – tên gọi mà biết bao người Sài Gòn đã quen mặt, một cái tên gây ấn tượng mạnh mẽ khi vừa nghe thì giống tên Việt Nam nhưng khi viết thì lại mang đậm dáng dấp phương Tây. Lịch sử đằng sau cái tên “nửa người nửa ta” này có gì đặc biệt?
Thời xưa, có giai đoạn hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được sáp nhập lại thành “Địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn” (Région de Saigon – Cholon) với tổ chức bên dưới là các hộ (quartier), tương đương cấp tổng ở các tỉnh. Người đứng đầu một hộ gọi là Hộ trưởng (Chef de quartier). Tên gốc của vùng đất Đakao ngày nay là Đất Hộ (đất của hộ hoặc đất do hộ quản lí). Trong sách báo và các văn bản thời trước, người Pháp đã phiên âm địa danh Đất Hộ thành Đakao. Trên thực tế, địa danh Đakao chỉ phổ biến rộng tại Sài Gòn từ thập niên 1950 – 1960 trở về sau.

Hồ Thị Hoa là vợ vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Bà sinh ra vua Thiệu Trị rồi qua đời sau đó 13 ngày.  Bà là người đức tốt nhưng yểu mệnh. Cha chồng là vua Gia Long rất thương mà ra lệnh kiêng kỵ chữ Hoa trong tên bà, trở thành câu một câu chuyện nổi tiếng, dẫn đến việc đổi tên hàng loạt của các địa danh trong nước, cho đến tận ngày nay.
Hồ Thị Hoa là vợ vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Bà sinh ra vua Thiệu Trị rồi qua đời sau đó 13 ngày.
Bà là người đức tốt nhưng yểu mệnh. Cha chồng là vua Gia Long rất thương mà ra lệnh kiêng kỵ chữ Hoa trong tên bà, trở thành câu một câu chuyện nổi tiếng, dẫn đến việc đổi tên hàng loạt của các địa danh trong nước, cho đến tận ngày nay.

Đây là nút giao thông quan trọng thuộc phường 4 (quận Tân Bình), điểm giao của 4 đường lớn gồm Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Lý Thường Kiệt và Hoàng Văn Thụ.  Về tên gọi, theo Lê Minh Quốc trong sách "Người Quảng Nam", Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê "cóc" sinh thứ Bảy, tên Hiền. Người này cũng cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan - phu nhân vua Bảo Đại.  Khoảng năm 1940 người Sài Gòn gọi "ngã tư ông Bảy Hiền" dần dần từ "ông" mất chỉ còn "ngã tư Bảy Hiền". Sau này, nguyên khu vực quanh ngã tư được gọi thành "Bảy Hiền".  Trước năm 1954, khu vực này vẫn còn là vùng ngoại ô của Sài Gòn, bao gồm một đồn điền cao su và những cánh đồng lúa chạy theo con đường lên miệt Tây Ninh. Một vài gia đình sinh sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa.   Vùng Bảy Hiền nổi tiếng với làng dệt do những cư dân Quảng Nam vào đây lập nghiệp (sau năm 1954). Trên đường Nguyễn Bá Tòng, thuộc phường 12 có một ngôi chợ chuyên bán các món ăn của xứ Quảng - chợ Bà Hoa.
Đây là nút giao thông quan trọng thuộc phường 4 (quận Tân Bình), điểm giao của 4 đường lớn gồm Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Lý Thường Kiệt và Hoàng Văn Thụ.
Về tên gọi, theo Lê Minh Quốc trong sách “Người Quảng Nam”, Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê “cóc” sinh thứ Bảy, tên Hiền. Người này cũng cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan – phu nhân vua Bảo Đại.
Khoảng năm 1940 người Sài Gòn gọi “ngã tư ông Bảy Hiền” dần dần từ “ông” mất chỉ còn “ngã tư Bảy Hiền”. Sau này, nguyên khu vực quanh ngã tư được gọi thành “Bảy Hiền”.
Trước năm 1954, khu vực này vẫn còn là vùng ngoại ô của Sài Gòn, bao gồm một đồn điền cao su và những cánh đồng lúa chạy theo con đường lên miệt Tây Ninh. Một vài gia đình sinh sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa.
Vùng Bảy Hiền nổi tiếng với làng dệt do những cư dân Quảng Nam vào đây lập nghiệp (sau năm 1954). Trên đường Nguyễn Bá Tòng, thuộc phường 12 có một ngôi chợ chuyên bán các món ăn của xứ Quảng – chợ Bà Hoa.

Tên Bến Nghé, ban đầu là tên của một bến nước, sau chỉ một con sông, cuối cùng dùng chỉ một địa phương (vùng trung tâm TP.HCM hiện nay).  Theo phó bảng Nguyễn Văn Siêu trong cuốn “Phương Đình dư địa chí” (1900) thì tương truyền, sông này nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau kêu gầm như tiếng trâu rống, cho nên gọi tên như thế (nghé tức trâu con). Sách “Đại Nam nhất thống chí”, phần tỉnh Gia Định, cũng chép tương tự. Còn theo học giả Trương Vĩnh Ký, Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer – Kompong có nghĩa là bến, Kon Krabei có nghĩa là con trâu. Nhà địa danh học Lê Trung Hoa cũng đồng ý rằng: Bến Nghé là cái bến mà “người ta thường cho trâu, bò ra tắm” vì có nhiều địa danh cấu tạo bằng “bến + tên thú” như: rạch Bến Nghé (Nhà Bè), rạch Bến Tượng (Sông Bé).
Tên Bến Nghé, ban đầu là tên của một bến nước, sau chỉ một con sông, cuối cùng dùng chỉ một địa phương (vùng trung tâm TP.HCM hiện nay).
Theo phó bảng Nguyễn Văn Siêu trong cuốn “Phương Đình dư địa chí” (1900) thì tương truyền, sông này nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau kêu gầm như tiếng trâu rống, cho nên gọi tên như thế (nghé tức trâu con). Sách “Đại Nam nhất thống chí”, phần tỉnh Gia Định, cũng chép tương tự.
Còn theo học giả Trương Vĩnh Ký, Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer – Kompong có nghĩa là bến, Kon Krabei có nghĩa là con trâu. Nhà địa danh học Lê Trung Hoa cũng đồng ý rằng: Bến Nghé là cái bến mà “người ta thường cho trâu, bò ra tắm” vì có nhiều địa danh cấu tạo bằng “bến + tên thú” như: rạch Bến Nghé (Nhà Bè), rạch Bến Tượng (Sông Bé).

Là nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đông của TP HCM, Hàng Xanh là địa danh rất quen thuộc với người Sài Gòn. Vùng Hàng Xanh, bao gồm một phần địa bàn các phường 24, 25 (quận Bình Thạnh), còn có chợ Hàng Xanh, ngã tư Hàng Xanh.  Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả Nguyễn Thanh Lợi (trong quyển Sài Gòn - Đất và Người) qua nhiều tài liệu cũ, địa danh này viết đúng phải là Hàng Sanh. Theo sách Đại Nam quốc âm tự vị của nhà ngôn ngữ học Huỳnh Tịnh Của, Sanh "là thứ cây lớn, nhánh có tua, về loại cây da, mà lá nhỏ". Ngày trước, dọc theo hai bên đường nay là Bạch Đằng có 2 hàng cây sanh, dân thường gọi là Hàng Sanh. Nên có thể kết luận, Hàng Xanh do đọc chệch từ Hàng Sanh mà ra.
Là nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đông của TP HCM, Hàng Xanh là địa danh rất quen thuộc với người Sài Gòn. Vùng Hàng Xanh, bao gồm một phần địa bàn các phường 24, 25 (quận Bình Thạnh), còn có chợ Hàng Xanh, ngã tư Hàng Xanh.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả Nguyễn Thanh Lợi (trong quyển Sài Gòn – Đất và Người) qua nhiều tài liệu cũ, địa danh này viết đúng phải là Hàng Sanh. Theo sách Đại Nam quốc âm tự vị của nhà ngôn ngữ học Huỳnh Tịnh Của, Sanh “là thứ cây lớn, nhánh có tua, về loại cây da, mà lá nhỏ”. Ngày trước, dọc theo hai bên đường nay là Bạch Đằng có 2 hàng cây sanh, dân thường gọi là Hàng Sanh. Nên có thể kết luận, Hàng Xanh do đọc chệch từ Hàng Sanh mà ra.

Nút giao thông lớn thuộc phường 3 (quận Gò Vấp) nay có tên gọi khác là Ngã Sáu Gò Vấp. Đây là điểm giao nhau của đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Nghi, Trần Thị Nghĩ. Thời Pháp thuộc, giao lộ này được gọi là Ngã năm Hàng Điệp vì dọc theo năm tuyến đường chéo nhau bấy giờ có trồng những cây điệp lớn. Sau 1954, chính quyền cũ cho xây trường huấn luyện quân khuyển tại đây. Từ đó, người Sài Gòn đặt cho giao lộ này cái tên gần gũi: Ngã năm Chuồng Chó.  Năm 1966, trường này được nâng cấp thành Trung tâm huấn luyện và bổ sung Quân khuyển với quy mô mở rộng, kỹ thuật huấn luyện cũng được cập nhật từ Mỹ. Các chú chó nghiệp vụ này được luyện đánh hơi để kiêm thêm công việc tuần tiễu. Có thời, tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á đều sử dụng quân khuyển do nơi này huấn luyện.
Nút giao thông lớn thuộc phường 3 (quận Gò Vấp) nay có tên gọi khác là Ngã Sáu Gò Vấp. Đây là điểm giao nhau của đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Nghi, Trần Thị Nghĩ.
Thời Pháp thuộc, giao lộ này được gọi là Ngã năm Hàng Điệp vì dọc theo năm tuyến đường chéo nhau bấy giờ có trồng những cây điệp lớn. Sau 1954, chính quyền cũ cho xây trường huấn luyện quân khuyển tại đây. Từ đó, người Sài Gòn đặt cho giao lộ này cái tên gần gũi: Ngã năm Chuồng Chó.
Năm 1966, trường này được nâng cấp thành Trung tâm huấn luyện và bổ sung Quân khuyển với quy mô mở rộng, kỹ thuật huấn luyện cũng được cập nhật từ Mỹ. Các chú chó nghiệp vụ này được luyện đánh hơi để kiêm thêm công việc tuần tiễu. Có thời, tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á đều sử dụng quân khuyển do nơi này huấn luyện.

Đa số tên gọi cho các con đường, cây cầu, phường, chợ… ở Sài Gòn đều lấy tên những người có công với đất nước, thành phố hoặc đơn giản là chỉ với người dân của khu vực đó. Có vẻ như Thủ Thiêm không phải là một cái tên được đặt theo công thức trên. Trước đây, “thủ” là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông. Vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay như Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An) hay Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa được cho là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.
Đa số tên gọi cho các con đường, cây cầu, phường, chợ… ở Sài Gòn đều lấy tên những người có công với đất nước, thành phố hoặc đơn giản là chỉ với người dân của khu vực đó. Có vẻ như Thủ Thiêm không phải là một cái tên được đặt theo công thức trên.
Trước đây, “thủ” là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông. Vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay như Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An) hay Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa được cho là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.

Xa lộ Đại Hàn là cách gọi dân gian cho đoạn quốc lộ 1A từ ngã ba Thủ Đức (ngã ba Trạm 2) đến ngã ba An Lạc, quận Bình Tân, đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, dài 43,1 km.  Xa lộ này được công binh quân đội Đại Hàn Dân Quốc xây dựng năm 1969 - 1970 sau sự kiện Tết Mậu Thân trong Chiến tranh Việt Nam với tư cách là đồng minh của Việt Nam Cộng Hoà nhằm làm đường vành đai bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất và Sài Gòn và ngăn cách giữa Sài Gòn với quân cách mạng ở Củ Chi, Hóc Môn.
Xa lộ Đại Hàn là cách gọi dân gian cho đoạn quốc lộ 1A từ ngã ba Thủ Đức (ngã ba Trạm 2) đến ngã ba An Lạc, quận Bình Tân, đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, dài 43,1 km.
Xa lộ này được công binh quân đội Đại Hàn Dân Quốc xây dựng năm 1969 – 1970 sau sự kiện Tết Mậu Thân trong Chiến tranh Việt Nam với tư cách là đồng minh của Việt Nam Cộng Hoà nhằm làm đường vành đai bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất và Sài Gòn và ngăn cách giữa Sài Gòn với quân cách mạng ở Củ Chi, Hóc Môn.

Là tên gọi của quận vùng ven tại TP HCM. Theo các nhà nghiên cứu, đúng ra phải là Gò Vắp vì đây vốn là vùng đất cao có trồng nhiều cây vắp. Loại cây thân gỗ rất cứng thuộc họ măng cụt, hiện vẫn trồng nhiều nơi tại TP HCM như khuôn viên vườn Tao Đàn, khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương gần đó.
Là tên gọi của quận vùng ven tại TP HCM. Theo các nhà nghiên cứu, đúng ra phải là Gò Vắp vì đây vốn là vùng đất cao có trồng nhiều cây vắp. Loại cây thân gỗ rất cứng thuộc họ măng cụt, hiện vẫn trồng nhiều nơi tại TP HCM như khuôn viên vườn Tao Đàn, khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương gần đó.

Theo một số tài liệu thì địa danh “Hóc Môn” xuất hiện muộn nhất là từ đầu thể kỷ XIX. Đến năm 1915, Hóc Môn là một trong bốn trạm hành chính của tỉnh Gia Định. Năm 1917 có quyết định đổi là quận Hóc Môn. Từ năm 1976 gọi là huyện Hóc Môn. Ngày 6-1-1997, bảy xã của Hóc Môn được tách ra để thành lập quận 12.  “Có người giải thích: “hóc” là chỗ xa xôi, vắng vẻ; “môn” là cây môn nước. Như vậy, ban đầu Hóc Môn chỉ vùng đất xa xôi, vắng vẻ, nơi trồng nhiều cây môn nước, sau đó trở thành địa danh hành chính: huyện Hóc Môn... Cách giải thích khác: “Môn” đúng là cây môn nước, vì ở TP.HCM có nhiều địa danh mang yếu tố này: “rạch Môn” (Thủ Đức); cầu và rạch “Bàu Môn”, xóm “Bưng Môn” (Củ Chi)... Còn “hóc” đồng nghĩa với từ xép, có nghĩa là “dòng nước nhỏ”. Ở thị trấn Hóc Môn còn con rạch nhỏ mang tên “Hóc Môn”. Rất nhiều khả năng tên rạch Hóc Môn có trước tên vùng Hóc Môn vì tên sông, rạch là những địa danh rất cổ. Tóm lại, tên gọi “Hóc Môn” để chỉ vùng có con rạch nhỏ với nhiều cây môn” (Hỏi đáp về Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh, nhiều tác giả, Tập 1, NXB Trẻ, 2006, trang 66).
Theo một số tài liệu thì địa danh “Hóc Môn” xuất hiện muộn nhất là từ đầu thể kỷ XIX. Đến năm 1915, Hóc Môn là một trong bốn trạm hành chính của tỉnh Gia Định. Năm 1917 có quyết định đổi là quận Hóc Môn. Từ năm 1976 gọi là huyện Hóc Môn. Ngày 6-1-1997, bảy xã của Hóc Môn được tách ra để thành lập quận 12.
“Có người giải thích: “hóc” là chỗ xa xôi, vắng vẻ; “môn” là cây môn nước. Như vậy, ban đầu Hóc Môn chỉ vùng đất xa xôi, vắng vẻ, nơi trồng nhiều cây môn nước, sau đó trở thành địa danh hành chính: huyện Hóc Môn… Cách giải thích khác: “Môn” đúng là cây môn nước, vì ở TP.HCM có nhiều địa danh mang yếu tố này: “rạch Môn” (Thủ Đức); cầu và rạch “Bàu Môn”, xóm “Bưng Môn” (Củ Chi)… Còn “hóc” đồng nghĩa với từ xép, có nghĩa là “dòng nước nhỏ”. Ở thị trấn Hóc Môn còn con rạch nhỏ mang tên “Hóc Môn”. Rất nhiều khả năng tên rạch Hóc Môn có trước tên vùng Hóc Môn vì tên sông, rạch là những địa danh rất cổ. Tóm lại, tên gọi “Hóc Môn” để chỉ vùng có con rạch nhỏ với nhiều cây môn” (Hỏi đáp về Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh, nhiều tác giả, Tập 1, NXB Trẻ, 2006, trang 66).

Điểm qua tên của một số địa danh, kênh rạch, phường ở khu vực quận 1, người ta sẽ dễ dàng nghe đi nghe lại cái tên Thị Nghè, có khi xuất hiện dưới tên của một con rạch, cây cầu, lại có khi xuất hiện như một ngôi chợ, một nhà thờ.  Ngoài ra, phần địa giới gồm một phần các phường 17, 19, 21 thuộc quận Bình Thạnh cũng được gọi là Thị Nghè. Theo quyển “Gia Định thành thông chí”, mục “Trấn Phiên An”, Thị Nghè là tên dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh – con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân, và là vợ một viên thư kí. Bà Nguyễn Thị Khánh có chồng là thư kí mỗ, nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy là do bà đã có công cho khai hoang đất ở và bắc cầu để tiện việc đi lại cho dân chúng. Cảm phục bà, người ta quyết định gọi cây cầu là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè.  Cho đến ngày nay, cái tên Thị Nghè vẫn còn được giữ lại như một cách hậu thế ghi nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Khánh.
Điểm qua tên của một số địa danh, kênh rạch, phường ở khu vực quận 1, người ta sẽ dễ dàng nghe đi nghe lại cái tên Thị Nghè, có khi xuất hiện dưới tên của một con rạch, cây cầu, lại có khi xuất hiện như một ngôi chợ, một nhà thờ.
Ngoài ra, phần địa giới gồm một phần các phường 17, 19, 21 thuộc quận Bình Thạnh cũng được gọi là Thị Nghè.
Theo quyển “Gia Định thành thông chí”, mục “Trấn Phiên An”, Thị Nghè là tên dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh – con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân, và là vợ một viên thư kí. Bà Nguyễn Thị Khánh có chồng là thư kí mỗ, nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy là do bà đã có công cho khai hoang đất ở và bắc cầu để tiện việc đi lại cho dân chúng. Cảm phục bà, người ta quyết định gọi cây cầu là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè.
Cho đến ngày nay, cái tên Thị Nghè vẫn còn được giữ lại như một cách hậu thế ghi nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Khánh.

Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ đã góp phần thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5.  Cầu Chà Và có chiều rộng khoảng 30m, chiều dài 190m, có thêm 2 nhánh phụ lên xuống đại lộ Đông Tây, đảm bảo các phương tiện đi trên cầu không giao cắt nhau nhằm hạn chế tối đa kẹt xe. Thật ra, Chà Và là cách người Việt phát âm chữ Java – tên một hòn đảo ở Indonesia. Chà Và dùng để chỉ người đến từ đảo Java, về sau dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm như Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma Ní (Manila, Philippines). Thế mới rõ vì sao khu vực cầu Chà Và từng là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải lại được gọi thành Chà Và. Ngoài ra, ở đầu cầu Chà Và về phía quận 8 có rạp hát Phi Long nổi tiếng, thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng.
Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ đã góp phần thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5.
Cầu Chà Và có chiều rộng khoảng 30m, chiều dài 190m, có thêm 2 nhánh phụ lên xuống đại lộ Đông Tây, đảm bảo các phương tiện đi trên cầu không giao cắt nhau nhằm hạn chế tối đa kẹt xe.
Thật ra, Chà Và là cách người Việt phát âm chữ Java – tên một hòn đảo ở Indonesia. Chà Và dùng để chỉ người đến từ đảo Java, về sau dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm như Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma Ní (Manila, Philippines).
Thế mới rõ vì sao khu vực cầu Chà Và từng là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải lại được gọi thành Chà Và. Ngoài ra, ở đầu cầu Chà Và về phía quận 8 có rạp hát Phi Long nổi tiếng, thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng.

Tọa lạc tại số 1, đường Vũ Tùng thuộc phường 1, quận Bình Thạnh, Lăng Ông Bà Chiểu nằm tĩnh lặng và trầm mặc ngắm nhìn thành phố trẻ ngày một náo nhiệt, hiện đại hơn. Và nếu có ai đột ngột hỏi bạn rằng Lăng Ông Bà Chiểu thờ ai, vì sao lại có tên gọi như vậy, bạn có trả lời được không? Lăng Ông Bà Chiểu (gọi tắt là Lăng Ông, còn có tên gọi khác ít phổ biến hơn là Thượng Công Miếu) là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt. Chính vì tên gọi đặc biệt mà nhiều người thường hiểu lầm rằng lăng này được lập ra để thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu.  Thật ra, đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, cho nên thường gọi là Lăng Ông. Lăng lại nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu, và đó là nguồn gốc ra đời của cái tên Lăng Ông Bà Chiểu. 

Tọa lạc tại số 1, đường Vũ Tùng thuộc phường 1, quận Bình Thạnh, Lăng Ông Bà Chiểu nằm tĩnh lặng và trầm mặc ngắm nhìn thành phố trẻ ngày một náo nhiệt, hiện đại hơn.
Và nếu có ai đột ngột hỏi bạn rằng Lăng Ông Bà Chiểu thờ ai, vì sao lại có tên gọi như vậy, bạn có trả lời được không?
Lăng Ông Bà Chiểu (gọi tắt là Lăng Ông, còn có tên gọi khác ít phổ biến hơn là Thượng Công Miếu) là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt. Chính vì tên gọi đặc biệt mà nhiều người thường hiểu lầm rằng lăng này được lập ra để thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu.
Thật ra, đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, cho nên thường gọi là Lăng Ông. Lăng lại nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu, và đó là nguồn gốc ra đời của cái tên Lăng Ông Bà Chiểu.

Với tổng chiều dài 22km, vắt ngang giữa TP.HCM và trải dài trên địa bàn 8 quận huyện, kênh Tàu Hủ khiến không ít người thắc mắc về nguồn gốc cái tên “nghe thôi đã thèm” trong khi quanh khu vực này không hề có truyền thống làm tàu hủ? Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19), thì đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thành Tàu Hủ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhìn kinh nước đen và những “món phụ gia” trôi nổi trên ấy, rất hôi thối, mà người dân liên tưởng đến tương chao, tàu hủ cho có phần… thi vị, nên gọi như vậy.  Kênh Tàu Hủ chưa bao giờ mang vẻ đẹp thơ mộng làm say đắm người nhìn, nhưng nó vẫn nằm sâu trong tiềm thức của người Sài Gòn với hình ảnh thuyền lớn thuyến nhỏ buôn bán tấp nập và cả một giai đoạn lịch sử đặc biệt .
Với tổng chiều dài 22km, vắt ngang giữa TP.HCM và trải dài trên địa bàn 8 quận huyện, kênh Tàu Hủ khiến không ít người thắc mắc về nguồn gốc cái tên “nghe thôi đã thèm” trong khi quanh khu vực này không hề có truyền thống làm tàu hủ?
Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19), thì đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thành Tàu Hủ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhìn kinh nước đen và những “món phụ gia” trôi nổi trên ấy, rất hôi thối, mà người dân liên tưởng đến tương chao, tàu hủ cho có phần… thi vị, nên gọi như vậy.
Kênh Tàu Hủ chưa bao giờ mang vẻ đẹp thơ mộng làm say đắm người nhìn, nhưng nó vẫn nằm sâu trong tiềm thức của người Sài Gòn với hình ảnh thuyền lớn thuyến nhỏ buôn bán tấp nập và cả một giai đoạn lịch sử đặc biệt .

Sưu tầm trên mạng internet

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Vội, nhưng Vội cái gì nhỉ?


 Vội, nhưng Vội cái gì nhỉ?

Nhịp sống bây giờ nhanh và vội khiếp. 

Mình có ông bạn đồng môn thường viết trên fb rằng thời này là thời "a-còng lưng" (@ lưng). Còng lưng như là phải gánh, phải chịu cho được cái sự vội vàng, là ăn vội, đi vội, nghỉ vội, sống vội. Muốn nhàn tản, muốn chậm rãi một chút (là đã về hưu rồi mà) hình như điều ấy nó cũng khó, vì xã hội - và ngày cả những người thân trong gia đình - tất cả như vào hùa kéo chung ta theo nếp sống luôn vội vã mất rồi... Mệt, rất là mệt khi phải sống vào thời này, cả ở bên tây và cả ở bên ta cũng đã nhiễm. Thấy ao ước làm sao được sống chậm, sống chầm chậm lại.


Hôm nay trong hòm thư email nhận được bài viết này từ một người bạn bên nước ngoài gửi về, xin phép được post lên đây để mọi người cùng chia sẻ.


Vệ Nhi



 -----
Tản mạn về chữ  "Vội"



Không chỉ có người Pháp mà cả Âu Châu đều chê đời sống Mỹ vội vàng, tất bật.
Siêu thị ở Đức, chiều Thứ Sáu hai giờ đã đóng cửa nghỉ cuối tuần.
Mùa Hè, dân cư bỏ đi nghỉ để lại một Paris trống trơn.
Người Mỹ làm việc mỗi năm 1,789 giờ, trong khi ở Pháp, trung bình người ta chỉ làm việc 1,473 giờ. 40% người Mỹ không nghỉ hết số giờ nghỉ phép của họ. Trong một cuộc phỏng vấn của BBC với cư dân ở thủ đô Washington, DC, nhiều người cho biết suốt năm, họ không dùng đến một ngày nghỉ phép nào, nghĩa là đi làm đầu tắt, mặt tối suốt năm.
So với các quốc gia ở Âu Châu, Úc, Á Châu, thì Hoa Kỳ có nhịp sống hối hả nhất!

Khách du lịch đến Mỹ không khó để nhận ra điều ấy.

Người Việt đến định cư ở Mỹ cũng chạy theo đời sống Mỹ, nhiều khi còn vội vã hơn người bản xứ.
Chợ búa mở cửa đến 11 giờ đêm, quán ăn mở cửa đến sáng.

Ngày cuối tuần Mỹ Trắng đi nhà thờ, người Hispanic sửa xe hay đem con vào chơi công viên, còn Việt ta đi làm thêm giờ phụ trội.

Ngày đến Mỹ, vật tôi ghét nhất là cái đồng hồ báo thức, đó là kẻ thù của những giấc ngủ. Trên đường đến chỗ làm, buổi sáng ai cũng gấp gáp, vơ vội cái hộp đựng cơm và chạy ra xe.

Đi làm trễ vài lần là coi như mất việc! Cuộc đời là những cuộc chạy việt dã, như trên xa lộ, không thể lúc nào đó dừng lại, làm một cái “full stop,” là tai nạn xẩy ra lập tức.

Có người cạo râu, ăn sáng hay cả đánh răng trên xe.
Năm 1995, ở Virginia xẩy ra một tai nạn thảm khốc trên Freeway 95, một cô gái xinh đẹp đã kẻ mắt trong khi đang lái xe. Thời gian ăn cũng không có, lấy đâu thời gian làm đẹp. “Sáng nay vội, chồng thư chưa gửi kịp. Chiều nay về có kịp đón con không?”


Ở Mỹ, ai cũng mang đồng hồ, đi đâu cũng thấy cái đồng hồ.
Đồng hồ trên điện thoại cầm tay, trong xe, trong chợ, ở những bảng hiệu quảng cáo, trên nóc nhà thờ, để người ta chạy theo nó.
Chỉ duy nhất một nơi không có đồng hồ, là ở các sòng bài.
Ở đó không có đêm mà cũng chẳng có ngày, đi đánh bài thì cứ từ từ không có gì phải nôn nóng!

Ngay cái ăn, cũng phải nhanh, ăn đứng, ăn chạy, ăn trên xe, đó là cái hamburger, gói khoai chiên gọi là “fast food,” thêm ly nước có cái ống hút.


Không thể so với tô phở của người Việt Nam, nó chậm rãi, rềnh rang biết bao, nhanh là phỏng miệng!
Kéo ghế ngồi xuống, chờ tô phở đem ra, nào lau đũa, muỗng, vắt chanh, rắc tiêu, còn tương đỏ, tương đen, còn rau giá... Đứng dậy rồi, cũng chưa vội được, ngoái đầu lại, xem nhớ bỏ lại trên bàn đồng bạc lẻ không?

Mỗi ngày, con người bận theo thư tín, điện thoại, Internet, báo chí, truyền hình, những buổi hội họp bạn bè, thăm viếng, cưới hỏi, tang lễ... không còn cả thời gian dành cho con cái hay cả với vợ chồng.

Một ngày đi du lịch cũng là một ngày chạy. Khách sạn báo thức qua điện thoại, ăn sáng thật nhanh còn ra xe, trở về xe không kịp thì bị bỏ lại.
Chỗ này 30 phút, chỗ kia một giờ. Mấy ai được đi du lịch một cách nhàn tản, nằm vài giờ trên võng dưới bóng dừa, nghe sóng biển reo, hay lang thang trong một làng quê, nghe được tiếng con gà gáy trưa?

Tuổi già rồi, trong thói quen và tình nghĩa Việt Nam, ông còn phải đưa đón cháu, lại chạy theo cái kim đồng hồ. Đón đi, chậm thì cháu vào học trễ. Đón về, chậm thì cháu bơ vơ trước cổng trường. Bà thì bận rộn theo chuyện bếp núc, thương con cháu thì cái ăn, cái mang về.

Nhiều bà cụ, đến tuổi cần nghỉ ngơi, còn tham hái mớ chanh, nhặt mấy trái ổi, cắt luống rau sau vườn, ra ngồi ngoài hè phố từ sáng đến tối sẫm, nhặt thêm ít đồng bạc.
Hỏi cụ, lý do còn đi cúng chùa hay dành dụm tiền vé về Việt Nam. Thành ra chẳng có lúc thảnh thơi, lúc nào cũng vội vã lo toan.

Từ nhiều năm nay, chính phủ Canada quyết định chọn một ngày vào mùa Hè, thường là ngày cuối tuần, như là “Một ngày không vội vã” (No Hurry Day).
Việt Nam có nhiều tiếng để gọi như là: “Một ngày không hấp tấp, không hối hả, không vội vã, không khẩn trương.” Lẽ cố nhiên đây không phải là quy định bắt buộc, mà chỉ là gợi ý cho một ngày thanh thản.

Đó là một ngày sống với thái độ: “Chậm lại, bình tâm lại, đừng lo lắng, đừng vội vàng, hãy tin vào quy luật của tự nhiên!”

Thử tưởng tượng ra một ngày nào đó, buổi sáng không có tiếng đồng hồ báo thức, không hẹn hò với ai, không hứa với ai đó làm việc gì, có thể nằm nướng trên giường, “có việc thì lo phay pháy, không việc thì ngáy pho pho!” Một ngày không mở Internet, không “chat,” không Facebook, không đọc báo, không có tiếng điện thoại reo...

Có lúc nào bạn buông ra được nửa bước cái điện thoại cầm tay, hay mắt rời cái màn ảnh truyền hình trong một ngày chưa!

Cuộc đời chúng ta, mỗi năm có được bao nhiêu ngày hạnh phúc như vậy!



Chúng ta cùng xem bài thơ  "VỘI" :

Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp, vội chia xa.
Vội ăn, vội nói rồi vội thở
Vội hưởng thụ mau để vội già.


Vội sinh, vội tử, vội một đời
Vội cười, vội khóc, vội buông lơi.
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
Vội vã tìm nhau, vội rã rời...


Vội bao nhiêu kiếp, rồi vẫn vội
Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.
Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở
Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.

Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.
'' Đáy nước tìm trăng'' mà vẫn lội
Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà...

Vội quên, vội nhớ, vội đi, về
Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!
Có ai nẻo Giác bàn chân vội ?
'' Hỏa trạch '' bước ra, dứt não nề...

Dù đang thanh thản hay phải vội vã, cũng xin chúc ACE luôn an bình hạnh phúc.trong cuộc sống.



  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...