Nguồn gốc tên gọi các địa danh của Sài Gòn xưa
Entry trước đã giới thiệu bài thứ nhất về Sài Gòn - Gia Định xưa.... --->>> Mời đọc:
http://vinhnv43.blogspot.com/2016/08/nhung-dang-hinh-cua-sai-gon-gia-inh-xua.html
Xin giới thiệu tiếp theo Bài thứ 2 về "Nguồn gốc tên gọi các địa danh SG-GĐ xưa":
Đakao
– tên gọi mà biết bao người Sài Gòn đã quen mặt, một cái tên gây ấn
tượng mạnh mẽ khi vừa nghe thì giống tên Việt Nam nhưng khi viết thì lại
mang đậm dáng dấp phương Tây. Lịch sử đằng sau cái tên “nửa người nửa
ta” này có gì đặc biệt?
Thời xưa, có giai đoạn hai thành phố Sài Gòn
và Chợ Lớn được sáp nhập lại thành “Địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn”
(Région de Saigon – Cholon) với tổ chức bên dưới là các hộ (quartier),
tương đương cấp tổng ở các tỉnh. Người đứng đầu một hộ gọi là Hộ trưởng
(Chef de quartier). Tên gốc của vùng đất Đakao ngày nay là Đất Hộ (đất
của hộ hoặc đất do hộ quản lí). Trong sách báo và các văn bản thời
trước, người Pháp đã phiên âm địa danh Đất Hộ thành Đakao. Trên thực tế,
địa danh Đakao chỉ phổ biến rộng tại Sài Gòn từ thập niên 1950 – 1960
trở về sau.
Hồ Thị Hoa là vợ vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Bà sinh ra vua Thiệu Trị rồi qua đời sau đó 13 ngày.
Bà
là người đức tốt nhưng yểu mệnh. Cha chồng là vua Gia Long rất thương
mà ra lệnh kiêng kỵ chữ Hoa trong tên bà, trở thành câu một câu chuyện
nổi tiếng, dẫn đến việc đổi tên hàng loạt của các địa danh trong nước,
cho đến tận ngày nay.
Đây
là nút giao thông quan trọng thuộc phường 4 (quận Tân Bình), điểm giao
của 4 đường lớn gồm Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Lý Thường Kiệt và
Hoàng Văn Thụ.
Về tên gọi, theo Lê Minh Quốc trong sách “Người Quảng
Nam”, Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê “cóc” sinh thứ Bảy, tên
Hiền. Người này cũng cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng
hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan – phu nhân vua Bảo Đại.
Khoảng năm 1940
người Sài Gòn gọi “ngã tư ông Bảy Hiền” dần dần từ “ông” mất chỉ còn
“ngã tư Bảy Hiền”. Sau này, nguyên khu vực quanh ngã tư được gọi thành
“Bảy Hiền”.
Trước năm 1954, khu vực này vẫn còn là vùng ngoại ô của
Sài Gòn, bao gồm một đồn điền cao su và những cánh đồng lúa chạy theo
con đường lên miệt Tây Ninh. Một vài gia đình sinh sống bằng nghề làm
ruộng và chăn nuôi ngựa.
Vùng Bảy Hiền nổi tiếng với làng dệt do
những cư dân Quảng Nam vào đây lập nghiệp (sau năm 1954). Trên đường
Nguyễn Bá Tòng, thuộc phường 12 có một ngôi chợ chuyên bán các món ăn
của xứ Quảng – chợ Bà Hoa.
Tên
Bến Nghé, ban đầu là tên của một bến nước, sau chỉ một con sông, cuối
cùng dùng chỉ một địa phương (vùng trung tâm TP.HCM hiện nay).
Theo
phó bảng Nguyễn Văn Siêu trong cuốn “Phương Đình dư địa chí” (1900) thì
tương truyền, sông này nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau kêu gầm như
tiếng trâu rống, cho nên gọi tên như thế (nghé tức trâu con). Sách “Đại
Nam nhất thống chí”, phần tỉnh Gia Định, cũng chép tương tự.
Còn theo
học giả Trương Vĩnh Ký, Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer – Kompong
có nghĩa là bến, Kon Krabei có nghĩa là con trâu. Nhà địa danh học Lê
Trung Hoa cũng đồng ý rằng: Bến Nghé là cái bến mà “người ta thường cho
trâu, bò ra tắm” vì có nhiều địa danh cấu tạo bằng “bến + tên thú” như:
rạch Bến Nghé (Nhà Bè), rạch Bến Tượng (Sông Bé).
Là
nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đông của TP HCM, Hàng Xanh là địa
danh rất quen thuộc với người Sài Gòn. Vùng Hàng Xanh, bao gồm một phần
địa bàn các phường 24, 25 (quận Bình Thạnh), còn có chợ Hàng Xanh, ngã
tư Hàng Xanh.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả Nguyễn Thanh Lợi
(trong quyển Sài Gòn – Đất và Người) qua nhiều tài liệu cũ, địa danh này
viết đúng phải là Hàng Sanh. Theo sách Đại Nam quốc âm tự vị của nhà
ngôn ngữ học Huỳnh Tịnh Của, Sanh “là thứ cây lớn, nhánh có tua, về loại
cây da, mà lá nhỏ”. Ngày trước, dọc theo hai bên đường nay là Bạch Đằng
có 2 hàng cây sanh, dân thường gọi là Hàng Sanh. Nên có thể kết luận,
Hàng Xanh do đọc chệch từ Hàng Sanh mà ra.
Nút
giao thông lớn thuộc phường 3 (quận Gò Vấp) nay có tên gọi khác là Ngã
Sáu Gò Vấp. Đây là điểm giao nhau của đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh,
Quang Trung, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Nghi, Trần Thị Nghĩ.
Thời Pháp
thuộc, giao lộ này được gọi là Ngã năm Hàng Điệp vì dọc theo năm tuyến
đường chéo nhau bấy giờ có trồng những cây điệp lớn. Sau 1954, chính
quyền cũ cho xây trường huấn luyện quân khuyển tại đây. Từ đó, người Sài
Gòn đặt cho giao lộ này cái tên gần gũi: Ngã năm Chuồng Chó.
Năm
1966, trường này được nâng cấp thành Trung tâm huấn luyện và bổ sung
Quân khuyển với quy mô mở rộng, kỹ thuật huấn luyện cũng được cập nhật
từ Mỹ. Các chú chó nghiệp vụ này được luyện đánh hơi để kiêm thêm công
việc tuần tiễu. Có thời, tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á
đều sử dụng quân khuyển do nơi này huấn luyện.
Đa
số tên gọi cho các con đường, cây cầu, phường, chợ… ở Sài Gòn đều lấy
tên những người có công với đất nước, thành phố hoặc đơn giản là chỉ với
người dân của khu vực đó. Có vẻ như Thủ Thiêm không phải là một cái tên
được đặt theo công thức trên.
Trước đây, “thủ” là danh từ chỉ đồn
canh gác dọc theo các đường sông. Vì khá phổ biến thời trước nên “thủ”
đã đi vào một số địa danh hiện nay như Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài
Gòn), Thủ Thừa (Long An) hay Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ,
Thừa được cho là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và
đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với
nơi làm việc. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc
lẻ loi.
Xa
lộ Đại Hàn là cách gọi dân gian cho đoạn quốc lộ 1A từ ngã ba Thủ Đức
(ngã ba Trạm 2) đến ngã ba An Lạc, quận Bình Tân, đi qua địa phận Thành
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, dài 43,1 km.
Xa lộ này được công
binh quân đội Đại Hàn Dân Quốc xây dựng năm 1969 – 1970 sau sự kiện Tết
Mậu Thân trong Chiến tranh Việt Nam với tư cách là đồng minh của Việt
Nam Cộng Hoà nhằm làm đường vành đai bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất và Sài
Gòn và ngăn cách giữa Sài Gòn với quân cách mạng ở Củ Chi, Hóc Môn.
Là
tên gọi của quận vùng ven tại TP HCM. Theo các nhà nghiên cứu, đúng ra
phải là Gò Vắp vì đây vốn là vùng đất cao có trồng nhiều cây vắp. Loại
cây thân gỗ rất cứng thuộc họ măng cụt, hiện vẫn trồng nhiều nơi tại TP
HCM như khuôn viên vườn Tao Đàn, khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu, Hồ
Xuân Hương gần đó.
Theo
một số tài liệu thì địa danh “Hóc Môn” xuất hiện muộn nhất là từ đầu
thể kỷ XIX. Đến năm 1915, Hóc Môn là một trong bốn trạm hành chính của
tỉnh Gia Định. Năm 1917 có quyết định đổi là quận Hóc Môn. Từ năm 1976
gọi là huyện Hóc Môn. Ngày 6-1-1997, bảy xã của Hóc Môn được tách ra để
thành lập quận 12.
“Có người giải thích: “hóc” là chỗ xa xôi, vắng
vẻ; “môn” là cây môn nước. Như vậy, ban đầu Hóc Môn chỉ vùng đất xa xôi,
vắng vẻ, nơi trồng nhiều cây môn nước, sau đó trở thành địa danh hành
chính: huyện Hóc Môn… Cách giải thích khác: “Môn” đúng là cây môn nước,
vì ở TP.HCM có nhiều địa danh mang yếu tố này: “rạch Môn” (Thủ Đức); cầu
và rạch “Bàu Môn”, xóm “Bưng Môn” (Củ Chi)… Còn “hóc” đồng nghĩa với từ
xép, có nghĩa là “dòng nước nhỏ”. Ở thị trấn Hóc Môn còn con rạch nhỏ
mang tên “Hóc Môn”. Rất nhiều khả năng tên rạch Hóc Môn có trước tên
vùng Hóc Môn vì tên sông, rạch là những địa danh rất cổ. Tóm lại, tên
gọi “Hóc Môn” để chỉ vùng có con rạch nhỏ với nhiều cây môn” (Hỏi đáp về
Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh, nhiều tác giả, Tập 1, NXB Trẻ, 2006, trang
66).
Điểm
qua tên của một số địa danh, kênh rạch, phường ở khu vực quận 1, người
ta sẽ dễ dàng nghe đi nghe lại cái tên Thị Nghè, có khi xuất hiện dưới
tên của một con rạch, cây cầu, lại có khi xuất hiện như một ngôi chợ,
một nhà thờ.
Ngoài ra, phần địa giới gồm một phần các phường 17, 19, 21 thuộc quận Bình Thạnh cũng được gọi là Thị Nghè.
Theo
quyển “Gia Định thành thông chí”, mục “Trấn Phiên An”, Thị Nghè là tên
dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh – con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân,
và là vợ một viên thư kí. Bà Nguyễn Thị Khánh có chồng là thư kí mỗ,
nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy
là do bà đã có công cho khai hoang đất ở và bắc cầu để tiện việc đi lại
cho dân chúng. Cảm phục bà, người ta quyết định gọi cây cầu là cầu Bà
Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè.
Cho đến ngày nay, cái tên Thị Nghè vẫn còn được giữ lại như một cách hậu thế ghi nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Khánh.
Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ đã góp phần thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5.
Cầu
Chà Và có chiều rộng khoảng 30m, chiều dài 190m, có thêm 2 nhánh phụ
lên xuống đại lộ Đông Tây, đảm bảo các phương tiện đi trên cầu không
giao cắt nhau nhằm hạn chế tối đa kẹt xe.
Thật ra, Chà Và là cách
người Việt phát âm chữ Java – tên một hòn đảo ở Indonesia. Chà Và dùng
để chỉ người đến từ đảo Java, về sau dùng để gọi tất cả những người có
màu da ngăm như Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma Ní (Manila,
Philippines).
Thế mới rõ vì sao khu vực cầu Chà Và từng là phố chợ
của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải lại được gọi thành Chà Và. Ngoài ra, ở
đầu cầu Chà Và về phía quận 8 có rạp hát Phi Long nổi tiếng, thường
xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng.
Tọa
lạc tại số 1, đường Vũ Tùng thuộc phường 1, quận Bình Thạnh, Lăng Ông
Bà Chiểu nằm tĩnh lặng và trầm mặc ngắm nhìn thành phố trẻ ngày một náo
nhiệt, hiện đại hơn.
Và nếu có ai đột ngột hỏi bạn rằng Lăng Ông Bà Chiểu thờ ai, vì sao lại có tên gọi như vậy, bạn có trả lời được không?
Lăng
Ông Bà Chiểu (gọi tắt là Lăng Ông, còn có tên gọi khác ít phổ biến hơn
là Thượng Công Miếu) là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt. Chính vì
tên gọi đặc biệt mà nhiều người thường hiểu lầm rằng lăng này được lập
ra để thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu.
Thật ra, đây là lăng thờ Tả Quân
Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, cho nên thường gọi là Lăng Ông.
Lăng lại nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu, và đó là nguồn gốc ra đời của cái
tên Lăng Ông Bà Chiểu.
Với
tổng chiều dài 22km, vắt ngang giữa TP.HCM và trải dài trên địa bàn 8
quận huyện, kênh Tàu Hủ khiến không ít người thắc mắc về nguồn gốc cái
tên “nghe thôi đã thèm” trong khi quanh khu vực này không hề có truyền
thống làm tàu hủ?
Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và
Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19), thì đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ
Lớn được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ
khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thành Tàu Hủ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến
cho rằng, nhìn kinh nước đen và những “món phụ gia” trôi nổi trên ấy,
rất hôi thối, mà người dân liên tưởng đến tương chao, tàu hủ cho có
phần… thi vị, nên gọi như vậy.
Kênh Tàu Hủ chưa bao giờ mang vẻ đẹp
thơ mộng làm say đắm người nhìn, nhưng nó vẫn nằm sâu trong tiềm thức
của người Sài Gòn với hình ảnh thuyền lớn thuyến nhỏ buôn bán tấp nập và
cả một giai đoạn lịch sử đặc biệt .
Sưu tầm trên mạng internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét