Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Hãy để tính năng động của Tp HCM phát huy cao nhất

Hãy để tính năng động của Tp HCM phát huy cao nhất

Cách đây vài tuần nghe tin Thành phố Hồ Chí Minh có thể bị giảm nguồn "để lại" cho ngân sách Thành phố (vì khoản thu GDP sẽ phải nộp về TW sẽ chiếm nhiều phần trăm hơn các năm trước), mình cũng thấy hơi lạ.

Sau đó tại hành lang kỳ họp này của Quốc hội, vấn đề này cũng được một số cơ quan thông tấn và đại biểu QH xới lên... 

Mình nghĩ một thành phố phát triển kinh tế năng động như Tp HCM, là đầu tàu nhiều năm về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, chăm lo phúc lợi cho xã hội... mà bỗng chốc cắt bớt các khoản chi tiêu thì rất khó giữ được đà & tốc độ tăng trưởng, như vậy rõ ràng là một chủ trương khó hiểu...

Tuy không là công dân Tp HCM nhưng cả chục năm nay, mình liên tục có mặt tại thành phố này, cảm thấy yêu mến cái chất hăng hái và năng động của nhiều lớp người trong thành phố... nên những gì liên quan đến thành phố, tự nhiên mình cảm thấy thân gần và quan tâm.

Bữa nay trong hòm thư có bài viết tuy ngắn nhưng nêu được nhiều ý tứ mà mình cũng hay nghĩ tới, mong được như thế cho thành phố nên chia sẻ lên đây đển mọi người cùng đọc. Xin phép tác giả Bùi Tring được sử dụng bài viết này.

Vệ Nhi

------



Tại sao thành phố Hồ Chí Minh là động lực thúc đẩy cả nước phát triển


Bùi Trinh




Thông thường khi chọn một khu vực (vùng hoặc tỉnh) làm khu kinh tế trọng điểm thường phải xác định lập khu kinh tế đó với mục đích vì lợi ích của quốc gia, như vậy việc thành lập một khu kinh tế của một vùng nào đó phải nhằm mục đích lan tỏa ra các vùng khác nhằm tạo độ nhạy để kích thích các vùng khác hoặc cả nước phát triển. Tương tự như việc xác định ngành trọng điểm (những ngành có chỉ số lan tỏa đến nền kinh tế nội địa cao, lan tỏa đến nhập khẩu và năng lương thấp) về mặt kinh tế để xác định có nên thành lập khu kinh tế hay không tức là phải xem xét mức độ lan tỏa liên vùng hoặc mức độ ảnh hưởng ngược liên vùng (inter-regional feedback effect) của khu kinh tế đó ra sao. Đồng thời, phải xác định ngành nào là ngành cần chọn làm ngành trọng điểm để đạt mục đích không chỉ mang tính liên ngành mà còn có độ lan tỏa liên vùng tốt. Lý luận này cho rằng không phải vùng nào cũng có cùng một cấu trúc kinh tế và như vậy không thể đưa ra chính sách chung cho tất cả các vùng và quốc gia. Từ trước đến nay đối với quốc gia cũng như vùng/tỉnh khi báo cáo hàng năm đều theo cùng một cấu trúc (cách) là tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng GDP phải nhỏ dần và các nhóm ngành công nghiệp hoặc dịch vụ phải tăng dần, lấy đó như một thước đo cho sự thành công, nếu sự thay đổi này chậm hoặc không thay đổi thì xem như một sự thất bại; sự thay đổi của cơ cấu này có thể là tốt ở tầm quốc gia nhưng cho từng vùng không thể rập khuôn như vậy. Cũng giống như ngành, có những vùng có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến quốc gia nhiều hơn các vùng khác hoặc một ngành nào đó của một vùng nào đó có ảnh hưởng mạnh không chỉ trong nội bộ vùng mà còn lan tỏa số nhân đến các vùng khác nhiều hơn các ngành khác ở cùng vùng hoặc khác vùng.



Về lý luận đối với một Quốc gia thường có những ngành có tầm quan trọng tương đối so với các ngành khác trong nền kinh tế thông qua các chỉ số lan tỏa và độ nhậy. ý niệm về phân tích liên vùng Isard (1951) đưa ra và được cụ thể hóa bởi Harry W. Richardson (1973) và Miyazawa, K. (1976)cụ thể hóa và nó được xem như một công cụ quan trọng trong nghiên cứu về kinh tế vùng. Tương tự như với ngành một vùng hoặc tỉnh có tầm quan trọng riêng (theo ngành cụ thể) và một vùng nào đó có thể có tầm quan trọng lan tỏa đến nền kinh tế cả nước hơn những vùng/ tỉnh khác.Nghiên cứ qua mô hình liên vùng của Việt nam cho thấy nhu cầu cuối cùng và sản xuất của TP. HCM lan tỏa đến các vùng khác rất mạnh, chỉ sô lan tỏa của thành phố Hồ Chí Minh cao gấp 1,5 lần các tỉnh phía bắc, 1,7 lần các tỉnh miền trung và 1,9 lần các tỉnh phía nam. Cụ thể hơn tiêu dùng của TP. HCM lan tỏa đên các vùng khác cao hơn chỉ số này của các tỉnh phía bắc 1,6 lần, các tỉnh miền trung và các tỉnh phía nam  là 1,72 lần. Đầu tư cũng lan tỏa mạnh đến sản xuất của các vùng khác nhưng đặc biệt là xuất khẩu sản phẩm sản xuất tại TP.HCM lan tỏa đến các vùng khác hơn 2 lần xuất khẩu các vùng khác đến TP.HCM. Một điều thú vị là trong cả 8 vùng TP.HCM  là vùng có nhiều ngành kinh tế có chỉ số lan tỏa lớn nhất, điều này cho thấy TP.HCM có nhiều ngành có thể xem là mũi nhọn không chỉ lan tỏa đến nội tại TP.HCM mà còn lan tỏa đến các vùng kinh tế khác. 






Tính toán từ mô hình cho thấy đầu tư ở hầu hết các vùng là không hiệu quả, trừ thành phố Hồ Chí Minh, ở thành phố Hồ Chí MInh tất cả các nhân tố của cầu đều có các nhân tử rất ấn tượng, đặc biệt là xuất khẩu và các khoản đầu tư của chính phủ.



Một điểm đáng chú ý là mức độ lan tỏa của đầu tư là tài sản cố định từ nguồn vốn nhà nước có mức độ lan tỏa đến sản xuất cao của thành phố Hồ Chí Minh có mức lan tỏa rất ấn tượng và cao hơn hẳn các vùng khác, trong khi chỉ số lan tỏa của thành phố Hồ Chí Minh là 1,51 thì vùng có chỉ số này cao thứ nhì (Hà Nội) cũng chỉ là 1,304. Chỉ số lan tỏa của khu vực tư nhân về đầu tư tài sản cố định của thành phố Hồ Chí Minh cũng là cao nhất trong 8 vùng (1,25) tuy mức độ lan tỏa vẫn thấp hơn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước (1,25 so với 1,51). Một điều thú vị nữa là đối với đầu tư về tài sản lưu động trong cả 7 vùng đều

lan tỏa nhỏ hơn 1 thì thành phố Hồ Chí Minh vẫn cao hơn 1 khá nhiều.



Như vậy đứng ở góc độ kinh tế có thể xem thành phố Hồ Chí Minh là một vùng đặc biệt quan trọng là đầu kéo cả nền kinh tế Việt Nam phát triển. Nếu thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng chậm lại không chỉ ảnh hưởng trực tiếp một cách đơn thuân mang tính số học mà còn có những ảnh hưởng số nhân đến các vùng khác và cả nước trong những chu kỳ sản xuất sau./.

Description: https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif





Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...