2016: SỰ KIỆN THẾ GIỚI NỔI BẬT
Như thường lệ vào những ngày kết thúc một năm, rất nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đã bình chọn và công bố các sự kiện nổi bật.
Cho dù cách bình chọn là khác nhau bởi mỗi cơ quan báo chí thường ưu tiên lựa chọn lĩnh vực này hay một lĩnh vực khác, hoặc có khi nhấn mạnh tới khía cạnh nào đó mà độc giả báo nhà quan tâm. Cũng có tờ báo hình như muốn tăng tính hấp dẫn cho độc giả của mình khi chỉ điểm lại những sự kiện thuộc thành quả
xứng đạt được của con người nhưng cạnh đó còn có những mất mát đau thương, rồi cả ngạc nhiên và
bất ngờ trong tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, y tế, văn hóa, xã hội và giải trí.
Có thể nói tất cả các sự lựa chọn nói tới đều nêu bật lên một đặc điểm chung nhất của năm 2016 sắp qua đi: Đó là một năm thế giới chứng kiến nhiều biến động lớn và chứa đựng không ít những điều bất ngờ. Sự bất ngờ này là rất lớn bởi chẳng mấy ai ngay trong chính giới tinh hoa cũng như các nhà phân tích kỳ cựu họ lại dự đoán ra được hồi bắt đầu bước vào năm 2016 này.
Chính đây là điều lý thú và hấp dẫn cho cho những người theo dõi tình hình thế giới và giới nghiên cứu về thế giới và các quan hệ quốc tế hiện đại.
Xin phép các báo và tác giả để đưa lại dưới đây một số bình chọn đã nói tới...
Vệ Nhi
------
BÁO THANH NIÊN
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Donald Trump đấu Hillary Clinton
Từng được xem là những người bạn của nhau, năm 2016 chính
trường Mỹ sẽ chứng kiến cảnh hai ứng viên Donald Trump đấu Hillary
Clinton trong cuộc đua bầu tổng thống Mỹ năm 2016.
Không phải đợi lâu, ông Donald Trump, ứng viên tranh cử phía
đảng Cộng hòa nổi bật với hàng loạt phát ngôn gây sốc, đã chuyển hướng
“tấn công” sang bà Hillary Clinton, một trong những đại diện nổi bật
đang tranh cử bên phe Dân chủ, theo tạp chí Time ngày 30.12.
Hiện cả ông Trump lẫn bà Clinton đều là những người dẫn
đầu các cuộc thăm dò về mức độ ủng hộ bên mỗi đảng ở Mỹ, và báo chí quốc
tế đều dự đoán có khả năng cuộc bầu cử năm 2016 sẽ là cuộc đối đầu trực
tiếp của họ.
Căng thẳng Biển Đông: Mỹ - Trung Quốc tăng đối đầu
Năm 2016, Trung Quốc sẽ hoàn tất việc bồi đắp và xây đảo
nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, bất
chấp sự phản đối của các nước trên thế giới. Các đường băng, hải đăng và
tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo phi pháp này sẽ hoàn thành.
Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông được dự báo tiếp tục căng thẳng, theo nhận định của tờ The Economist
(Anh). Theo đó, Washington tiếp tục điều máy bay và tàu chiến áp sát
các đảo nhân tạo phi pháp này để khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng
không. Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa ở các đảo nhân tạo và có khả
năng lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Và Trung Quốc
sẽ tiếp tục phản đối Mỹ tăng cường hỗ trợ, hợp tác an ninh với các đồng
minh và đối tác trong khu vực vì lo sợ động thái này của Mỹ là nhằm cô
lập Trung Quốc.
Xung đột, chiến tranh nhiều hơn hòa bình
Các chuyên gia dự đoán thế giới trong năm 2016 sẽ chứng
kiến nhiều cuộc chiến và xung đột hơn là hòa bình, từ châu Á cho đến
châu Mỹ.
Trên tờ The Economist (Anh), ông John Andrews, tác giả quyển sách World in Conflict (tạm
dịch: Thế giới trong xung đột), dự đoán: “Nhiều khu vực ở Syria, Iraq
và châu Phi được dự đoán sẽ chìm trong bạo lực; những băng đảng ma túy
sẽ đe dọa sự ổn định của Mỹ Latinh; và những ‘xung đột đóng băng’ từ bán
đảo Triều Tiên cho đến vùng Caucasus có nguy cơ kích ngòi cuộc chiến
tranh mới”.
Tổng thống Putin và nước Nga xoay chuyển cục diện
Năm 2015 qua là quãng thời gian khó khăn cho kinh tế của
Nga, bên cạnh vụ máy bay Nga chở 224 người rơi tại bán đảo Sinai của Ai
Cập vào ngày 31.10 được cho là do bị khủng bố gài bom.
Mặc dù vậy, với việc Tổng thống Vladimir Putin liên tục “ghi
điểm” qua hàng loạt hành động ở Syria, năm 2016 hứa hẹn tiếp tục là
thời điểm người Nga đặt hy vọng vào ông. Nga sẽ chịu lệnh trừng phạt
kinh tế của phương Tây thêm 6 tháng (tới tháng 7.2016) và liệu họ sẽ
xoay chuyển cục diện?
Giải pháp chính trị cho Syria và chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad
Tổng thống Bashar al-Assad và người ủng hộ ông vẫn hy vọng
nhiều vào sự hậu thuẫn của Nga, trước các cuộc nổi dậy của những nhóm
chính trị trong nước do Mỹ và phương Tây chống lưng.
Đầu năm 2016, một ủy ban đàm phán gồm 33 thành viên đối lập
sẽ cử đại diện đàm phán với chính quyền Syria hiện tại. Đó có thể là lúc
mở ra một loạt diễn biến mới cho việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho
Syria, và có thể chấm dứt được cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài.
Giá dầu 2016 tiếp tục lao dốc
Đây là điều được báo trước, vì Ả Rập Xê Út không thay đổi chính sách cung ứng dầu của mình, The Wall Street Journal hôm 31.12.2015 dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng của Ả Rập Xê Út, ông Ali al-Naimi.
Việc Ả Rập Xê Út, một thành viên của Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu mỏ (OPEC) tiếp tục bơm dầu vào thị trường đã khiến giá dầu giảm
mạnh trong thời gian dài. Và nếu họ giữ nguyên chính sách ấy, năm 2016
dự kiến sẽ chứng kiến cảnh các đại gia dầu mỏ gồng mình chiến đấu trong
bối cảnh giá dầu thấp do cung lớn hơn cầu.
Cuộc khủng hoảng tị nạn sẽ còn tiếp tục
Năm 2015, thế giới và đặc biệt các nước châu Âu đối mặt
cuộc khủng hoảng người tị nạn. Cả triệu người từ Libya, Syria đã tràn
vào châu Âu và nhiều nơi, gây áp lực lớn cho chính phủ các nước.
Với việc tình hình chiến sự ở Syria chưa kết thúc, song song
các cuộc không kích nhằm vào IS, năm 2016 vẫn đứng trước viễn cảnh
không mấy tốt đẹp về vấn đề người tị nạn. Theo thông tin mới đây,
Reuters cho biết chính phủ Đức đã chuẩn bị kế hoạch 17 tỉ euro để đối
phó vấn đề tị nạn trong năm 2016.
EU và nỗi lo nước Anh chia tay
Là nền kinh tế thuộc loại hàng đầu thế giới, khối Liên
minh châu Âu (EU) có tác động lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, và từng
biểu hiện trục trặc bên trong của nó cũng sẽ có tác động lớn với bên
ngoài. Hiện tại sau khi tạm “cứu” được Hy Lạp, EU đang thảo luận tìm
giải pháp trước việc nước Anh, một thành viên lớn của EU, có khả năng
rời khối này.
Thủ tướng Anh David Cameron từng hứa chậm nhất vào năm 2017
sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định có ở lại EU hay không. Tuy
nhiên theo đánh giá của FX Street (cổng thông tin và phân tích kinh tế,
thị trường), một cuộc bỏ phiếu nhiều khả năng sẽ xảy ra vào năm 2016.
Vận mệnh của EU theo đó cũng phụ thuộc nhiều vào viễn cảnh nước Anh rời EU (gọi là Brexit).
IS sẽ suy sụp?
Năm 2016 dự kiến tiếp tục là giai đoạn toàn cầu đối phó mạnh tay với tổ chức cực đoan nguy hiểm nhất hiện nay: IS.
Trong năm 2015, các nước như Nga, Pháp, Úc, Anh, Đức và mới nhất Trung
Quốc đều có nhiều hoạt động mang tính bước ngoặt trong nỗ lực chống IS.
Việc quân đội Iraq giành thắng lợi ở thành phố Ramadi cuối năm 2015,
cũng như việc IS liên tục bị Nga, Mỹ và liên quân dội bom cấp tập ở cả
Syria lẫn Iraq cũng như cắt đứt nguồn lợi tài chính từ dầu mỏ cho thấy
sức mạnh của tổ chức khủng bố này suy yếu dần. Chính vì vậy, năm 2016
cũng có thể là thời kỳ suy tàn của IS.
Kinh tế Trung Quốc đối diện khả năng sụp đổ
Đó là nhận định của National Interest ngày 19.12, phản ánh những khó khăn kinh tế mà Trung Quốc đối mặt sau 30 năm phát triển liên tục.
Các tòa nhà đang xây ở Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) trong ngày đầy sương mù và khói bụi 18.10.2015 - Ảnh: Reuters
|
Năm 2015 chứng kiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng
7%, con số thấp kỷ lục của nước này. Bất chấp chính phủ Trung Quốc hai
lần đưa ra đợt giảm lãi suất, chỉ số tiêu dùng vẫn thấp do tâm lý người
dân muốn giữ tiền và đợi giảm thêm. Nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng
11 giảm 8,7%, đánh dấu kỷ lục 13 tháng suy giảm liên tiếp. Xuất khẩu
cũng giảm 6,8% và đó là tháng thứ 5 liên tiếp giảm.
Nguy cơ kinh tế sụp đổ đột ngột vào năm 2016 có thể vẫn được
ngăn chặn từ các biện pháp cải cách của Trung Quốc, nhưng có thể nó sẽ
phát triển theo hình chữ “L”, tức kéo dài trì trệ trong thời gian tới, The Wall Street Journal dẫn lời một quan chức cấp cao Trung Quốc nhận xét.
-----
THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN
Cuộc bầu cử ngày 8-11 đi vào lịch sử Mỹ với chiến thắng vang dội của
ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump. Đây là lần đầu tiên, Mỹ
có tổng thống xuất thân từ giới doanh nhân, là một tỉ phú, chưa có kinh
nghiệm chính trị.
Việc ông Trump đưa vào nội các mới nhiều tỉ phú cũng gây thích thú cho giới phân tích. Trong đó, có một số gương mặt xuất sắc về ngoại giao, tài chính, quốc phòng, an ninh, tình báo.
Với sự thân thiện với Tổng thống Vladimir Putin, ông Trump được cho là có thể cải thiện mối quan hệ Nga – Mỹ (NATO) căng thẳng lâu nay.
Hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra tại nhiều nước Liên minh
châu Âu (EU) như Đức, Pháp, Bỉ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ… với mức độ tàn bạo gia
tăng gây chấn động dư luận và cho thấy những lỗ hổng an ninh cũng như sự
hợp tác lỏng lẻo giữa các nước trong EU.
Bên cạnh "bóng ma" khủng bố, cuộc khủng hoảng di cư dai dẳng, những rối ren chính trị sau cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ, cùng những lo ngại về chính sách của chính quyền mới tại Mỹ... đang đặt EU trước những thách thức an ninh lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ trong 2 ngày 15-7 và 16-7 nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thất bại khiến hơn 37.000 người bị bắt và hàng chục ngàn người bị sa thải trong các cuộc thanh trừng sau đó. Cuộc đảo chính bất thành này khiến Tổng thống Erdogan ngày càng xa rời Mỹ, xích lại gần Nga, qua đó ảnh hưởng lớn đến cuộc chiến Syria và tình hình Trung Đông.
Đa số cử tri Anh đã bỏ phiếu lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-6.
Sự kiện trên đã gây chấn động thế giới, làm thay đổi toàn bộ cục diện chính trị bên trong quốc gia vốn được coi là một trong những trụ cột của EU, đồng thời làm thay đổi kết cấu địa chính trị trên thế giới, kéo theo những nguy cơ bất ổn lớn cho EU cả về chính trị, an ninh lẫn kinh tế.
Hiện, Thủ tướng Anh Theresa May đang nỗ lực vừa khôi phục nền kinh tế Anh vừa kích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisbon giúp Anh rời EU nhanh chóng và an toàn.
Sau khi được gần 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các nước phát
thải nhiều nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ... phê chuẩn, Hiệp
định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực từ ngày 4-11, sớm
hơn nhiều so với dự kiến.
Điều này cho thấy nhiều nước nhận thức rõ hơn về hiểm to lớn do biến đổi khí hậu gây ra. Điển hình nhất là đợt El Nino kéo dài từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kỷ lục tại Nam Á; cháy rừng tại Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ; lũ lụt nghiêm trọng tại Mỹ Latinh; bão, động đất gây sóng thần tại một sối nước châu Á.
Nhà cách mạng của thế kỷ XX, Fidel Castro, qua đời ngày 26-11 ở tuổi 90.
Do có công tập hợp và lãnh đạo các lực lượng cách mạng Cuba, sáng lập Nhà nước XHCN đầu tiên tại Tây bán cầu, ông đã trở thành huyền thoại không chỉ trong lịch sử Cuba mà còn của cả Mỹ Latinh và thế giới. Tang lễ của ông đã được Nhà nước Cuba tổ chức theo nghi thức quốc tang trong 9 ngày.
Sau gần 4 năm đàm phán khó khăn, ngày 26-9, chính phủ Colombia và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã ký kết thoả thuận hòa bình, chấm dứt 52 năm xung đột, mở ra cơ hội cho hòa bình, hòa giải dân tộc tại nước này.
Sau khi bị bác bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân, thoả thuận sửa đổi giữa 2 bên đã được ký kết ngày 24-11 và được Quốc hội Colombia chính thức thông qua ngày 1-12. Thỏa thuận được đánh giá là hình mẫu giải quyết các cuộc xung đột ở nhiều nước khác như Syria, Yemen và Nam Sudan...
Nhờ những đóng góp cho việc ký văn kiện lịch sử trên, Tổng thống Colombia J.M.Santos đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2016.
Vụ rò rỉ 11 triệu tài liệu mật của công ty luật Mossack Fonseca trụ sở tại Panama đã vén màn bí mật về các hoạt động trốn thuế và rửa tiền từ giữa thập niên 1970 đến nay, liên quan đến hàng trăm ngàn công ty trên toàn cầu.
Vụ việc gây chấn động cả thế giới, buộc chính quyền và cơ quan chức năng nhiều nước phải vào cuộc điều tra; nhiều quan chức, chính trị gia một số nước phải từ bỏ vũ đài chính trị.
Đầu năm, CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân và cuối năm, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị bãi chức…Bán đảo Triều Tiên bất ổn định chưa từng có.
Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej, băng hà vào lúc 15 giờ 52 phút chiều ngày 13-10 ở tuổi 88, sau 70 năm trên ngai vàng.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất thế giới, lên ngôi sau khi anh trai ông qua đời năm 1946. Trong suốt 7 thập kỷ trên ngai vàng, ông được xem là người đem lại “sự ổn định và thống nhất cho một quốc gia có nhiều thay đổi và vẫn còn chia rẽ sâu sắc".
Lên nối ngôi là Thái tử Maha Vajiralongkorn.
Từ đầu năm 2016, virus Zika, tác nhân gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo, đã lây lan mạnh tại hàng chục nước và vùng lãnh thổ ở Mỹ La-tin và Caribe, buộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Sau đó, dịch Zika lan sang Mỹ, Canada, một số nước châu Âu và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hiện, chưa có vaccine phòng ngừa cũng như thuốc điều trị hữu hiệu loại virus này.
----
BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
1. Chiến thắng bất ngờ của ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump
Việc ông Trump đưa vào nội các mới nhiều tỉ phú cũng gây thích thú cho giới phân tích. Trong đó, có một số gương mặt xuất sắc về ngoại giao, tài chính, quốc phòng, an ninh, tình báo.
Với sự thân thiện với Tổng thống Vladimir Putin, ông Trump được cho là có thể cải thiện mối quan hệ Nga – Mỹ (NATO) căng thẳng lâu nay.
Hiện trường vụ tấn công bằng xe tải ở Berlin, Đức. Ảnh: Reuters |
2. Bất ổn an ninh tiếp tục ám ảnh châu Âu
Bên cạnh "bóng ma" khủng bố, cuộc khủng hoảng di cư dai dẳng, những rối ren chính trị sau cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ, cùng những lo ngại về chính sách của chính quyền mới tại Mỹ... đang đặt EU trước những thách thức an ninh lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ trong 2 ngày 15-7 và 16-7 nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thất bại khiến hơn 37.000 người bị bắt và hàng chục ngàn người bị sa thải trong các cuộc thanh trừng sau đó. Cuộc đảo chính bất thành này khiến Tổng thống Erdogan ngày càng xa rời Mỹ, xích lại gần Nga, qua đó ảnh hưởng lớn đến cuộc chiến Syria và tình hình Trung Đông.
3. Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit)
Sự kiện trên đã gây chấn động thế giới, làm thay đổi toàn bộ cục diện chính trị bên trong quốc gia vốn được coi là một trong những trụ cột của EU, đồng thời làm thay đổi kết cấu địa chính trị trên thế giới, kéo theo những nguy cơ bất ổn lớn cho EU cả về chính trị, an ninh lẫn kinh tế.
Hiện, Thủ tướng Anh Theresa May đang nỗ lực vừa khôi phục nền kinh tế Anh vừa kích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisbon giúp Anh rời EU nhanh chóng và an toàn.
4. Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực
Điều này cho thấy nhiều nước nhận thức rõ hơn về hiểm to lớn do biến đổi khí hậu gây ra. Điển hình nhất là đợt El Nino kéo dài từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kỷ lục tại Nam Á; cháy rừng tại Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ; lũ lụt nghiêm trọng tại Mỹ Latinh; bão, động đất gây sóng thần tại một sối nước châu Á.
Hàng ngàn thanh niên Cuba tập trung tại Đại học Havana tưởng nhớ lãnh tụ Fidel Castro. Ảnh: Reuters |
5. Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro qua đời
Nhà cách mạng của thế kỷ XX, Fidel Castro, qua đời ngày 26-11 ở tuổi 90.
Do có công tập hợp và lãnh đạo các lực lượng cách mạng Cuba, sáng lập Nhà nước XHCN đầu tiên tại Tây bán cầu, ông đã trở thành huyền thoại không chỉ trong lịch sử Cuba mà còn của cả Mỹ Latinh và thế giới. Tang lễ của ông đã được Nhà nước Cuba tổ chức theo nghi thức quốc tang trong 9 ngày.
6. Colombia đạt thỏa thuận hòa bình lịch sử
Sau gần 4 năm đàm phán khó khăn, ngày 26-9, chính phủ Colombia và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) đã ký kết thoả thuận hòa bình, chấm dứt 52 năm xung đột, mở ra cơ hội cho hòa bình, hòa giải dân tộc tại nước này.
Sau khi bị bác bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân, thoả thuận sửa đổi giữa 2 bên đã được ký kết ngày 24-11 và được Quốc hội Colombia chính thức thông qua ngày 1-12. Thỏa thuận được đánh giá là hình mẫu giải quyết các cuộc xung đột ở nhiều nước khác như Syria, Yemen và Nam Sudan...
Nhờ những đóng góp cho việc ký văn kiện lịch sử trên, Tổng thống Colombia J.M.Santos đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2016.
Vụ rò rỉ 11 triệu tài liệu mật của công ty luật Mossack Fonseca trụ sở tại Panama gây chấn động thế giới. |
7. Hồ sơ Panama gây chấn động thế giới
Vụ rò rỉ 11 triệu tài liệu mật của công ty luật Mossack Fonseca trụ sở tại Panama đã vén màn bí mật về các hoạt động trốn thuế và rửa tiền từ giữa thập niên 1970 đến nay, liên quan đến hàng trăm ngàn công ty trên toàn cầu.
Vụ việc gây chấn động cả thế giới, buộc chính quyền và cơ quan chức năng nhiều nước phải vào cuộc điều tra; nhiều quan chức, chính trị gia một số nước phải từ bỏ vũ đài chính trị.
8. Căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên
Đầu năm, CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân và cuối năm, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị bãi chức…Bán đảo Triều Tiên bất ổn định chưa từng có.
9. Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej băng hà
Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej, băng hà vào lúc 15 giờ 52 phút chiều ngày 13-10 ở tuổi 88, sau 70 năm trên ngai vàng.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất thế giới, lên ngôi sau khi anh trai ông qua đời năm 1946. Trong suốt 7 thập kỷ trên ngai vàng, ông được xem là người đem lại “sự ổn định và thống nhất cho một quốc gia có nhiều thay đổi và vẫn còn chia rẽ sâu sắc".
Lên nối ngôi là Thái tử Maha Vajiralongkorn.
10. Virus Zika lan rộng trên thế giới
Từ đầu năm 2016, virus Zika, tác nhân gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo, đã lây lan mạnh tại hàng chục nước và vùng lãnh thổ ở Mỹ La-tin và Caribe, buộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Sau đó, dịch Zika lan sang Mỹ, Canada, một số nước châu Âu và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hiện, chưa có vaccine phòng ngừa cũng như thuốc điều trị hữu hiệu loại virus này.
----
BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét