Thời bây giờ thì những thói hư gian dối, cẩu thả đều xuất hiện và diễn ra ở mọi hoạt động xã hội và trong hành xử người với người.
Tệ hại hơn là việc làm những cuốn sách cũng diễn ra một cách cẩu thả, ít có trách nhiệm với độc giả vì người làm chỉ cốt lập thành tích và kiếm nhiều tiền. Văn hóa mà xuống cấp thế này thì chỉ có hư nát đất nước và rồi làm hỏng hết con người, nhất là giới trẻ. Quả là một hệ lụy quá chán ngán!
Xem trên mạng thấy rất nhiều bài viết về đề tài "gian dối", "cẩu thả" trong nghề viết cũng như nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Thói hư này rất cần ngăn chặn vì hậu quả về những sai sót trong kiến thức, văn hóa từ sự gian dối, cẩu thả kia là rất khôn lường.
Vậy chủ bbog tôi xin chọn giới thiệu một bài viết mới đây của tác giả Kiều Mai Sơn (với lời xin phép tác giả và tờ báo đăng bài viết - báo Pháp Luật Tp HCM).
Vệ Nhi
-------
Một kiểu làm sách cẩu thả
Tác giả: Kiều Mai Sơn
Không chỉ sai sót về những chú thích ảnh, nhiều sự kiện trong sách cũng thiếu chính xác, cần phải thu hồi để sửa chữa.
Hai cuốn sách “Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị giữa
nhân dân toàn thế giới” do Đỗ Hoàng Linh - Nguyễn Văn Dương sưu tầm,
biên soạn và “Cách mạng Tháng Tám 1945” (sự kiện, hình ảnh và ký ức) do
Đỗ Hoàng Linh - Nguyễn Văn Dương - Vũ Thị Kim Yến sưu tầm, biên soạn. Cả
2 cuốn đều thuộc sách nhà nước tài trợ, do NXB Thông tin - Truyền thông
ấn hành (2015-2016) nhưng có quá nhiều sai sót, thể hiện sự cẩu thả của
người làm sách lịch sử và thiếu tôn kính khi làm sách về lãnh tụ.
Sai từ địa điểm, thời gian đến nhân vật
Trong cuốn “Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị giữa nhân dân toàn thế giới” có nhiều ảnh chú thích sai. Ví dụ, trang 24 chú thích dưới bức ảnh Hồ Chí Minh và nhóm Con Nai (Mỹ): “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng toán Con Nai thuộc lực lượng Đồng minh tại Thái Nguyên tháng 7-1945”.
Về địa điểm, những người biên soạn chú thích không đúng. Bức ảnh được chụp tại An toàn khu Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, chứ không phải tỉnh Thái Nguyên. Về thời gian, vào tháng 7-1945 thì chưa có Chính phủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vì thế không thể chú thích “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp”.
Vẫn tấm ảnh này, trong cuốn “Cách mạng Tháng Tám 1945” lại được chú thích thành: “Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh kỷ niệm với Ban Chỉ huy đại đội liên quân Việt - Mỹ, tháng 7-1945”.
Trang 59 cuốn “Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị giữa nhân dân toàn thế giới” đăng ảnh kèm chú thích: “Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 25-6-1955”. Tuy nhiên, trong ảnh này không có Thủ tướng Chu Ân Lai. Người được chú thích là Thủ tướng Chu Ân Lai thì lại là… ông Lưu Thiếu Kỳ.
Chuyện chú thích ảnh sai còn nghiêm trọng hơn trong cuốn “Cách mạng Tháng Tám 1945” (sự kiện, hình ảnh và ký ức). Đầu tiên, bức ảnh ở trang 41 được chú thích là cụ Phan Bội Châu thì người trong ảnh lại là cụ… Phan Chu Trinh. Còn trang 42, người được chú thích là cụ Phan Chu Trinh thì trong ảnh lại là cụ… Phan Bội Châu.
Trang 103 cuốn “Cách mạng Tháng Tám 1945” (sự kiện, hình ảnh và ký ức) có chú thích ảnh: “Ấn, kiếm của Bảo Đại trong lễ thoái vị, tháng 8-1945”. Không rõ những người biên soạn dựa trên nguồn tư liệu nào để chú thích đây là ấn, kiếm của vua Bảo Đại trong lễ thoái vị tháng 8-1945? Bởi lẽ, đây là ấn kiếm của Quốc trưởng Bảo Đại khi được người Pháp đưa trở lại Việt Nam năm 1947.
Đáng tiếc hơn, những người sưu tầm và biên soạn 2 cuốn sách này đều công tác ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Lẽ ra, độ chính xác cần phải được họ đặt lên hàng đầu để bạn đọc tin tưởng chứ không phải làm ra sản phẩm sai khiến người ta đặt nghi vấn.
Dựa vào nguồn thiếu kiểm chứng
Không chỉ sai sót về những chú thích ảnh, nhiều sự kiện trong sách cũng thiếu chính xác. Xin nêu ví dụ dưới đây.
Trong sách “Cách mạng Tháng Tám 1945” (sự kiện, hình ảnh và ký ức), trang 152, bài “Tuyên ngôn thoái vị của Bảo Đại” có đoạn viết: “Theo lời yêu cầu của Trần Huy Liệu, chiều ngày 25 tháng 8, 1945; Bảo Đại mặc trào phục và đọc bản Tuyên ngôn thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp vội vã trước cửa Ngọ Môn…”. Tiếp đó, trang 153, sau khi trích dẫn bản Tuyên ngôn thoái vị có đoạn: “Theo hồi ký “Con rồng Việt Nam” của Bảo Đại, bản tuyên ngôn được đọc trong sự yên lặng hoàn toàn. Mọi người có mặt trong buổi lễ đều ngẩn ngơ, bàng hoàng…”.
Những người biên soạn “Cách mạng Tháng Tám 1945” (sự kiện, hình ảnh và ký ức) đã không lấy tư liệu này từ các cơ sở nghiên cứu, lưu trữ đáng tin cậy mà là nguồn thiếu kiểm chứng. Câu chuyện hồi ký “Con rồng An Nam” của cựu hoàng Bảo Đại vốn đã gây nhiều tranh cãi. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế) đã có nhiều bài viết phân tích chi tiết câu chuyện này, ở đây tôi không nhắc lại. Tôi chỉ khẳng định: Không có cuộc thoái vị nào ở Ngọ Môn (Huế) vào ngày 25-8-1945 mà đó phải là ngày 30-8-1945.
Khó thể biện minh
Hài hước là cuốn sách “Cách mạng Tháng Tám 1945” (sự kiện, hình ảnh và ký ức) mới đây đã được Hội Xuất bản Việt Nam trao giải Khuyến khích Sách Đẹp năm 2016. Có người đã nêu câu hỏi: Phải chăng sách chỉ cần đẹp mà không cần đúng? Bởi lẽ, ngay như lá cờ đỏ sao vàng ngoài bìa sách cũng đã phi lịch sử.
Nhà báo Lê Minh Quốc - tác giả của nhiều cuốn sách tư liệu lịch sử như “Nguyễn An Ninh - dấu ấn để lại”, “Nguyễn Thái Học”, “Danh nhân lịch sử Việt Nam” (nhiều tập) - cho rằng sự sai sót khi làm sách về danh nhân, lãnh tụ, dù có biện minh thế nào đi nữa, chắc chắn cũng khó được bạn đọc đồng tình, thứ lỗi.
“Tôi nghĩ, trong trường hợp cụ thể này, từ phía NXB đến tác giả khi thực hiện 2 tập sách đều do xuất phát từ lòng tôn kính danh nhân. Tuy nhiên, nay công luận đã phát hiện ra sự sai sót thì cần có thiện chí sửa sai. Cách sửa sai cầu tiến nhất mà cũng thiện chí nhất là NXB Thông tin - Truyền thông nên ra quyết định thu hồi 2 quyển sách nêu trên” - nhà báo Lê Minh Quốc bày tỏ.
K.M.S.
Sai từ địa điểm, thời gian đến nhân vật
Trong cuốn “Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị giữa nhân dân toàn thế giới” có nhiều ảnh chú thích sai. Ví dụ, trang 24 chú thích dưới bức ảnh Hồ Chí Minh và nhóm Con Nai (Mỹ): “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng toán Con Nai thuộc lực lượng Đồng minh tại Thái Nguyên tháng 7-1945”.
Về địa điểm, những người biên soạn chú thích không đúng. Bức ảnh được chụp tại An toàn khu Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, chứ không phải tỉnh Thái Nguyên. Về thời gian, vào tháng 7-1945 thì chưa có Chính phủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vì thế không thể chú thích “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp”.
Chú thích sai Phan Chu Trinh thành Phan Bội Châu
Chú thích sai Phan Bội Châu thành Phan Chu Trinh
Vẫn tấm ảnh này, trong cuốn “Cách mạng Tháng Tám 1945” lại được chú thích thành: “Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh kỷ niệm với Ban Chỉ huy đại đội liên quân Việt - Mỹ, tháng 7-1945”.
Trang 59 cuốn “Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị giữa nhân dân toàn thế giới” đăng ảnh kèm chú thích: “Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 25-6-1955”. Tuy nhiên, trong ảnh này không có Thủ tướng Chu Ân Lai. Người được chú thích là Thủ tướng Chu Ân Lai thì lại là… ông Lưu Thiếu Kỳ.
Chuyện chú thích ảnh sai còn nghiêm trọng hơn trong cuốn “Cách mạng Tháng Tám 1945” (sự kiện, hình ảnh và ký ức). Đầu tiên, bức ảnh ở trang 41 được chú thích là cụ Phan Bội Châu thì người trong ảnh lại là cụ… Phan Chu Trinh. Còn trang 42, người được chú thích là cụ Phan Chu Trinh thì trong ảnh lại là cụ… Phan Bội Châu.
Trang 103 cuốn “Cách mạng Tháng Tám 1945” (sự kiện, hình ảnh và ký ức) có chú thích ảnh: “Ấn, kiếm của Bảo Đại trong lễ thoái vị, tháng 8-1945”. Không rõ những người biên soạn dựa trên nguồn tư liệu nào để chú thích đây là ấn, kiếm của vua Bảo Đại trong lễ thoái vị tháng 8-1945? Bởi lẽ, đây là ấn kiếm của Quốc trưởng Bảo Đại khi được người Pháp đưa trở lại Việt Nam năm 1947.
Đáng tiếc hơn, những người sưu tầm và biên soạn 2 cuốn sách này đều công tác ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Lẽ ra, độ chính xác cần phải được họ đặt lên hàng đầu để bạn đọc tin tưởng chứ không phải làm ra sản phẩm sai khiến người ta đặt nghi vấn.
Dựa vào nguồn thiếu kiểm chứng
Không chỉ sai sót về những chú thích ảnh, nhiều sự kiện trong sách cũng thiếu chính xác. Xin nêu ví dụ dưới đây.
Trong sách “Cách mạng Tháng Tám 1945” (sự kiện, hình ảnh và ký ức), trang 152, bài “Tuyên ngôn thoái vị của Bảo Đại” có đoạn viết: “Theo lời yêu cầu của Trần Huy Liệu, chiều ngày 25 tháng 8, 1945; Bảo Đại mặc trào phục và đọc bản Tuyên ngôn thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp vội vã trước cửa Ngọ Môn…”. Tiếp đó, trang 153, sau khi trích dẫn bản Tuyên ngôn thoái vị có đoạn: “Theo hồi ký “Con rồng Việt Nam” của Bảo Đại, bản tuyên ngôn được đọc trong sự yên lặng hoàn toàn. Mọi người có mặt trong buổi lễ đều ngẩn ngơ, bàng hoàng…”.
Chú thích sai Lưu Thiếu Kỳ thành Chu Ân Lai
Chú thích sai về ấn, kiếm nhà Nguyễn
Những người biên soạn “Cách mạng Tháng Tám 1945” (sự kiện, hình ảnh và ký ức) đã không lấy tư liệu này từ các cơ sở nghiên cứu, lưu trữ đáng tin cậy mà là nguồn thiếu kiểm chứng. Câu chuyện hồi ký “Con rồng An Nam” của cựu hoàng Bảo Đại vốn đã gây nhiều tranh cãi. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế) đã có nhiều bài viết phân tích chi tiết câu chuyện này, ở đây tôi không nhắc lại. Tôi chỉ khẳng định: Không có cuộc thoái vị nào ở Ngọ Môn (Huế) vào ngày 25-8-1945 mà đó phải là ngày 30-8-1945.
Khó thể biện minh
Hài hước là cuốn sách “Cách mạng Tháng Tám 1945” (sự kiện, hình ảnh và ký ức) mới đây đã được Hội Xuất bản Việt Nam trao giải Khuyến khích Sách Đẹp năm 2016. Có người đã nêu câu hỏi: Phải chăng sách chỉ cần đẹp mà không cần đúng? Bởi lẽ, ngay như lá cờ đỏ sao vàng ngoài bìa sách cũng đã phi lịch sử.
Nhà báo Lê Minh Quốc - tác giả của nhiều cuốn sách tư liệu lịch sử như “Nguyễn An Ninh - dấu ấn để lại”, “Nguyễn Thái Học”, “Danh nhân lịch sử Việt Nam” (nhiều tập) - cho rằng sự sai sót khi làm sách về danh nhân, lãnh tụ, dù có biện minh thế nào đi nữa, chắc chắn cũng khó được bạn đọc đồng tình, thứ lỗi.
“Tôi nghĩ, trong trường hợp cụ thể này, từ phía NXB đến tác giả khi thực hiện 2 tập sách đều do xuất phát từ lòng tôn kính danh nhân. Tuy nhiên, nay công luận đã phát hiện ra sự sai sót thì cần có thiện chí sửa sai. Cách sửa sai cầu tiến nhất mà cũng thiện chí nhất là NXB Thông tin - Truyền thông nên ra quyết định thu hồi 2 quyển sách nêu trên” - nhà báo Lê Minh Quốc bày tỏ.
K.M.S.
Nguồn: http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/mot-kieu-lam-sach-cau-tha-20170101213913368.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét