Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

 Vaccine chống Covid-19

Trong việc đương đầu với đại dịch covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay, vấn đề thế giới cũng như VN quan tâm nhất lúc này là vaccine. Xin giới thệu một bài viết về vấn đề này.

Cuộc đua vaccine Covid-19 trên thế giới


Vaccine do Pfizer và BioNTech phát triển đang giữ vị trí dẫn đầu trong cuộc đua vaccine Covid-19 toàn thế giới.

Hôm 18/11, Pfizer, công ty dược phẩm Mỹ và đối tác BioNTech, công ty nghiên cứu của Đức là đơn vị đầu tiên trên thế giới công bố toàn bộ dữ liệu thử nghiệm vaccine Covid-19 giai đoạn cuối.Anh là nước đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine Pfizer/BioNTech vào 3/12, tiếp theo là Canada hôm 9/12 và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 11/12.

Description: 📷Một y tá cầm lọ vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech tại Bệnh viện Đại học trong ngày đầu tiên của chương trình tiêm chủng diện rộng tại Anh hôm 8/12. Ảnh: ReutersCơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) sẽ hoàn tất quy trình đánh giá vào 29/12, còn Ấn Độ đang đẩy nhanh quy trình đánh giá. Điều này khiến Pfizer/BioNTech giữ vị trí dẫn đầu trong cuộc đua vaccine Covid-19 trên thế giới.Công ty dược phẩm Moderna của Mỹ giữ vị trí thứ hai sau khi công bố đầy đủ phân tích dữ liệu thử nghiệm giai đoạn cuối hôm 30/11, cho thấy vaccine có hiệu quả 94,1%. Các cố vấn của FDA sẽ đánh giá vaccine của Moderna vào 17/12 và EMA sẽ đánh giá trước 12/1.Ngoài ra, AstraZeneca của Anh cũng đang nộp đơn xin phê chuẩn vaccine của mình sau khi công bố dữ liệu thử nghiệm sơ bộ giai đoạn cuối vào 23/11. 

Vaccine của AstraZeneca có tỷ lệ hiệu quả trung bình 70% và nhiều nhất là 90% đối với một nhóm nhỏ những người tham gia thử nghiệm được tiêm lần đầu nửa liều và lần sau đủ liều.Tuy nhiên, chưa rõ cơ quan quản lý sẽ giải quyết thế nào với những liều lượng khác nhau trong dữ liệu đánh giá hiệu quả vaccine. Trong khi Ấn Độ đang tiến hành đánh giá cấp tốc, giới chức Ấn Độ cũng yêu cầu AstraZeneca cung cấp thêm dữ liệu. Công ty này cũng đang đàm phán với EMA, cơ quan đang tiến hành rà soát sớm vaccine này.Johnson & Johnson, nhà sản xuất dược phẩm Mỹ, lên kế hoạch công bố dữ liệu thử nghiệm trong năm nay hoặc đầu năm 2021 với mục tiêu được FDA cấp phép vào tháng hai nếu chứng minh được tính hiệu quả. Công ty đã giảm danh sách tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng từ 60.000 xuống 40.000 hôm 9/12 để đẩy nhanh tốc độ đánh giá.Công ty Novavax của Mỹ đang thử nghiệm giai đoạn cuối ở Anh và dự kiến thu thập đầy đủ dữ liệu vào quý đầu năm 2021. Công ty dự kiến bắt đầu thử nghiệm quy mô lớn tại Mỹ trong tháng này.Sanofi của Pháp và GlazoSmithLkine của Anh hôm 11/12 thông báo hoãn ra mắt vaccine. Hai nhà sản xuất dược cho hay kết quả cho thấy phản ứng miễn dịch ở người lớn tuổi trong thử nghiệm giai đoạn hai không cho kết quả như mong đợi và họ sẽ bắt đầu một nghiên cứu mới vào tháng hai.



Các công ty thường thử nghiệm vaccine của mình cùng với giả dược, thường là dung dịch nước muối, trên tình nguyện viên khỏe mạnh để xem tỷ lệ nhiễm nCoV ở những người được tiêm vaccine có thấp hơn đáng kể so với những người tiêm giả dược hay không.Thử nghiệm dựa trên những đối tượng nhiễm nCoV một cách tự nhiên, vì vậy việc mất bao lâu để thu được kết quả phần lớn phụ thuộc vào tốc độ lây lan của virus ở những nơi tiến hành thử nghiệm. Mỗi nhà sản xuất thuốc đều hướng tới mục tiêu lây nhiễm số lượng nhất định để tiến hành phân tích dữ liệu đầu tiên.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vaccine phải chứng minh được tính hiệu quả ít nhất 70%. Còn FDA muốn ít nhất 50%, nghĩa là vaccine phải chứng minh tính hiệu quả ở ít nhất 50% số lượng người được tiêm. EMA tuyên bố có thể chấp nhận mức hiệu quả thấp hơn.Dù vaccine của Pfizer là loại được triển khai diện rộng đầu tiên sau khi công bố dữ liệu thử nghiệm đầy đủ giai đoạn ba, Nga và Trung Quốc đã tiêm chủng cho công dân của mình nhiều tháng trước, khi một số loại vaccine đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn cuối.Nga hôm 24/11 cho hay vaccine Sputnik V do Viện Gamaleya phát triển cho thấy hiệu quả 91,.4% theo dữ liệu sơ bộ thử nghiệm giai đoạn cuối. Nga bắt đầu tiên chủng cho người dân từ tháng 8 và đã tiêm được hơn 100.000 người.AstraZeneca hôm 11/12 cho biết sẽ kết hợp thử nghiệm vaccine của mình với một trong hai thành phần của vaccine Sputnik V của Nga để nâng cao hiệu quả vaccine mà họ phát triển cùng đại học Oxford.Trung Quốc đã khởi động chương trình sử dụng khẩn cấp hồi tháng 7 với những người làm việc trong ngành nghề thiết yếu và có nguy cơ lây nhiễm cao. 

Đến giữa tháng 11, Trung Quốc đã tiêm chủng cho khoảng một triệu người với ba loại vaccine, trong đó hai loại của công ty nhà nước Tập đoàn Công nghệ Sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG) và một loại của Sinovac Biotech.Sionovac hôm 18/11 cho hay kết quả thử nghiệm giai đoạn hai cho thấy vaccine CoronaVac của họ kích hoạt phản ứng miễn dịch nhanh và dữ liệu sơ bộ về thử nghiệm giai đoạn cuối có thể sẽ được ông bố trong năm nay.Viện Butantan, trung tâm y sinh của Brazil, đang sản xuất CoronaVac và đặt mục tiêu sản xuất một triệu liều mỗi ngày trước khi triển khai chiến dịch vaccine vào cuối tháng một.Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất hôm 9/12 thông báo một trong những loại vaccine của CNBG cho hiệu quả 86% dựa trên kết quả sơ bộ giai đoạn cuối tại quốc gia vùng Vịnh này.

Theo Tuổi trẻ



 

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

 VẪN CHUYỆN LÁT ĐI LÁT LẠI VỈA HÈ & SỰ ĐỔ LỖI CHO NHAU...


Muốn công việc tốt lên, trôi chảy hơn lên thì bất cứ việc gì (việc công) hãy đừng bao giờ "đổ lỗi xuống cấp dưới" (như một thứ thói quen xấu).
Sở Xây dựng HN hãy mạnh dạn đứng ra chịu trách nhiệm, rồi thành lập một task force - như là các đơn vị đặc nhiệm, để làm việc này. Nghĩa là làm vỉa hè "thí điểm" với từng khu phố một, với yêu cầu cấp thành phố chịu trách nhiệm quản lý, giám sát. Không làm theo kiểu cũ là cứ "có mớ tiền" rồi phân phát xuống cho cấp dưới (Quận) làm được chăng hay chớ như lâu nay, tức là làm kiểu phó thác, để cấp dưới thực thi bôi bác cho xong việc.
Hãy chọn cách làm ít một thôi (với bao nhiêu kinh phí có trong tay, tính cho kỹ, chọn từng phường, từng khối phố một, nghĩa là không làm đại trà, một kiểu thường tốn kém chẳng đâu vào đâu như lâu nay).
Tóm lại phải làm thật kỹ, tốt, bền, quyết không làm kiểu chiếu lệ, là cứ ít năm lại đào xới lên, lát đi lát lại vỉa hè
Ông Chủ tịch mới của thủ đô HN (Mr Chu Ngọc Anh) hãy coi đây là một việc "quá cần thiết" phải dấn thân vô, kiểm tra hẳn hoi. Cần coi đây là một công việc đáng làm, và từ thực tế đấy cần đổi mới cách làm. Nên biết chính công việc này đã gây nhiều tai tiếng rất xấu ở các khóa lãnh đạo tiền nhiệm để lại.
@ Trên trang fb này tôi đã từng có nhiều stt đề cập, gợi ý, kiến nghị công việc lát vỉa hè (và nhiều bạn viết khác cũng góp các ý kiến xây dựng và rất bổ ích khác nữa). Nhưng xem ra các vị bỏ ngoài tai tất cả.
(... còn nói về độ bền của vỉa hè, tôi nghĩ nhiều chỗ trong thành phố London, Anh - mà chính tôi có mấy năm sát sạt đây dạo bộ trên các con hè phố đó - tôi ước độ bền có thể hơn thế nữa. Mấy chục năm sau ta quay lại chắc những vỉa hè này vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt" chứ chẳng suy suyển gì. Bởi có một thực tế là chính quyền đô thị của người ta thật sự có trách nhiệm với dân. Họ cất công chỉ huy và quản lý trực tiếp việc bó vỉa hè, lát vỉa hè một cách "rất cẩn thận", họ chọn lựa công nhán chuyên nghiệp, tay nghề cao, thi công rất kỹ càng và có trách nhiệm.
Các vị lãnh đạo các cấp ở Hà Nội đừng thanh minh, đổ thừa cho nhau nữa!
Làm vỉa hè là một công việc không lớn, hoàn toàn không phải là một việc "quá khó gì đâu". Miễn chúng ta lamf thực lòng, đầy trách nhiệm trước dân, "đừng chia chác, chấm mút" là sẽ có những vỉa hè bền lâu với thành phố...
PS - Nực cười nhất là cách đây đúng 3 năm, 11/2017, báo VietnamNet đã nêu vấn đề này. Hơn 1.000 ngày trôi qua, vẫn chứng nào tật ấy, chẳng có gì thay đổi cả.
Sợ quá Hà Nội!
------
BÀI ĐÂY MỚI ĐĂNG 10/12/2020.
Đá lát vỉa hè xuống cấp: Sở Xây dựng Hà Nội nói gì?
Thứ Năm, 08:29, 10/12/2020

VOV.VN - Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố đã giao cho UBND các quận làm chủ đầu tư, tổ chức đấu thầu, vì thế đá lát vỉa hè xuống cấp trách nhiệm chính của quận.
Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Giám định xây dựng (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, TP Hà Nội đã giao cho UBND các quận làm chủ đầu tư dự án đá lát vỉa hè, tổ chức thực hiện dự án, tổ chức đấu thầu và lựa chọn đơn vị nhà thầu từ bước khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công và xây dựng công trình.



Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn về xây dựng trên địa bàn quận có trách nhiệm thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu và đôn đốc việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng lát vỉa hè trên địa bàn quận đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình theo quy định. Vì vậy, trách nhiệm chính trong việc đá lát vỉa hè xuống cấp nghiêm trọng thuộc về các quận.
Theo ông Huy, từ đầu năm 2020 đến nay, Sở Xây dựng Hà Nội đã tổ chức kiểm tra 21 dự án lát vỉa hè trên địa bàn 5 quận: Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, 5 quận này đang thực hiện lát đá tự nhiên.
Tại thời điểm kiểm tra, một số dự án chưa tập hợp, cung cấp được cho đoàn kiểm tra giấy chứng nhận hợp quy và bản thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành đối với vật liệu đá tự nhiên theo quy định; tần suất lấy mẫu và kết quả thí nghiệm tại một số tuyến phố chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn về đá ốp, lát tự nhiên.
Công tác kiểm tra, giám sát vật liệu đá đầu vào tại một số tuyến phố chưa đạt yêu cầu về chiều dày đá lát, tiêu chuẩn kỹ thuật về độ bền uốn, độ hút nước, độ cứng vạch bề mặt, độ chịu mài mòn của đá lát.
Hồ sơ thiết kế chưa quy định được rõ cường độ vật liệu đá lát vỉa hè, chưa chỉ định rõ mạch lát, thiếu thiết kế chi tiết tại các vị trí góc bó vỉa. Thiết kế tại một số vị trí vẫn chưa tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng như thiết tấm đá lát dừng bước, thiếu thiết kế cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
“Quá trình quản lý chất lượng thi công vỉa hè còn có sự tham gia của Thanh tra Sở Xây dựng, song, quá trình thanh tra thường diễn ra theo kế hoạch.
Thêm đó, các cơ quan thuộc Sở thường thanh, kiểm tra ở các dự án lớn, bao quát từ hạ tầng, đường sá, cấp thoát nước. Việc kiểm tra từng tuyến vỉa hè cụ thể mỗi năm chỉ có thể tiến hành trên vài chục dự án, không thể bao quát hết các tuyến đường trên toàn thành phố”, ông Huy nói./.
Hoàng Thọ/VTC News
----
@ MỜI ĐỌC TIẾP BÀI VIẾT TỪ HƠN 3 NĂM VỀ TRƯỚC (-->> vẫn y xì vấn đề này):
22/11/2017 10:50 GMT+7
📷Ông Trần Việt Trung - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã thông tin về việc đá tự nhiên có tuổi thọ 70 năm mới lát trên nhiều vỉa hè tuyến phố Hà Nội nhưng đã nhanh chóng xuống cấp.
Tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (chiều ngày 21/11), trao đổi về việc lát đá tự nhiên tại vỉa hè nhiều tuyến phố ở Hà Nội, ông Trần Việt Trung cho biết, thành phố có chủ trương lát đá vỉa hè trên các tuyến phố để thực hiện năm kỷ cương hành chính trật tự văn minh đô thị. Căn cứ vào chủ trương này, một số quận huyện đang triển khai thực hiện.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc nhiều tuyến vỉa hè còn nguyên vẫn lật lên lát lại, theo ông Trung có thể do nhiều quận huyện đang hiểu sai ý kiến chỉ đạo nên đã lát đá tự nhiên thay vào lớp gạch cũ trên vỉa hè.
“Căn cứ vào chủ trương, hiện nay, một số quận, huyện đang triển khai và quả thực là có câu chuyện, nhiều quận huyện có thể hiểu sai ý kiến chỉ đạo, do vậy, các vỉa hè có thể vẫn đảm bảo sử dụng được nhưng đã cho triển khai lát đá”, ông Trung nói.
Lý giải về hiện tượng đá tự nhiên tuổi thọ 70 năm đã nhanh chóng bị vỡ nát, hư hỏng sau vài tháng được lát, ông Trung cho rằng, lát đá trên vỉa hè còn phụ thuộc vào lớp bê tông phía dưới.
“Do dưới lớp đá lát tự nhiên là lớp bê tông, nhiều khi lớp bê tông còn liên quan tới trạm điện, gốc cây trên vỉa hè. Chính điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng lớp đá. Chất lượng lát đá vỉa hè có đảm bảo hay không thì phụ thuộc vào lớp bê tông này”, ông Trung lý giải.



Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, Sở đã kiểm tra, đánh giá về chất lượng lát đá vỉa hè trên một số tuyến phố. Theo ông Trung, một số tuyến đường, chất lượng lát đá cần chấn chỉnh như trên tuyến Bà Triệu, Nguyễn Đình Chiểu kéo dài, các chủ đầu tư đã khắc phục ngay.
Ông Trung cũng thông tin thêm, nhiều vị trí quanh gốc cây, các trạm điện, các bốt điện làm không đẹp, không đảm bảo mỹ quan, chất lượng. Có đơn vị làm quá gần các gốc cây, cắt rễ cây nhiều, ảnh hưởng đến cây xanh.
Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã tham mưu cho thành phố có văn bản yêu cầu các quận huyện rà soát lại, những dự án nào, tuyến đường nào vỉa hè vẫn còn đảm bảo thì phải tiếp tục sử dụng. “Chỉ có tuyến nào không đảm bảo chất lượng, đã xuống cấp, hư hỏng, thì mới triển khai, thực hiện ý kiến chỉ đạo của thành phố là lát đá tự nhiên”, ông Trung nói.
Liên quan đến việc chi trả bao nhiêu tiền cho việc lát đá vỉa hè toàn thành phố, ông Trung cho biết, sẽ cho đơn vị phụ trách tổng hợp và thông tin sớm đến báo chí.
Tác giả: Hồng Khanh



Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

 CHUYỆN NHÀ VĂN, GIỚI VĂN...


Văn tài của Đỗ Chu đã có rất nhiều lời bàn và khen ngợi. Có một "tài lẻ" nữa của Chu là vẽ và làm thơ thì đến nay chưa có nhiều bài viết luận bàn đến.
Mới đây đến thăm Đỗ Chu, chủ nhân hào hứng cho tôi giơ điện thoại chụp ông đứng bên mấy họa phẩm treo trên tường ở phòng khách, nên tôi thấy có thể "treo" chúng công khai lên tường này, là để fb-ker bạn bè khắp nơi quen biết và những người đọc tác giả văn xuôi này cùng biết.
Hai chân dung: nhà văn Kim Lân, nhà văn Nguyễn Khải (nét họa theo cách truyền thống) cùng với chân dung cụ giáo sư triết học Trần Đức Thảo (nét họa theo trường phái tượng trưng). Cụ bà Đỗ Thị Hạp mẹ nhà văn Đỗ Chu là em gái của cụ Trần Đức Thảo, người bên làng Tháp thuộc phủ Từ cũ (là Từ Sơn bây giờ), nơi cũng rất gần với quê làng Sặt của tôi. Đỗ Chu bảo với tôi, cụ Thảo là "người nhà Giời", ý là người rất tài, đặc biệt hiếm có, là người nhà Trời. Tôn trọng thôi vì đấy là một cách đánh giá riêng của nhà văn.
Góc phòng, tôi nhác trông thấy trên bàn viết một tập giấy dày mà chủ nhân Đỗ Chu đã viết lên trang đang mở một bài thơ dài (Chu vẫn thế, viết tay bản thảo chứ không biết dùng máy tính đánh chữ). Biết ý Chu không muốn tôi xem tập giấy (mà chắc trong đó đang ghi rất nhiều bài thơ khác Chu đã làm), thôi vậy thì tôi không bàn về thơ Đỗ Chu ở đây nữa.
Lâu không gặp Chu, thấy bạn 77 tuổi vẫn tương đối khỏe mạnh so với lứa tuổi, nhẩn nha ngồi bó gối, thỉnh thoảng làm một bi thuốc lào bằng cái điếu cày tre ngà - vật "bất khả li thân" - thì mừng cho sức khỏe của bạn già. Cô Nhu, vợ Đỗ Chu hồi này khá bẫy chẫy, đi lại trong phòng nhanh nhẹn hơn những lần xưa đến thăm thì càng mừng hơn cho gia đình bạn.
Mỗi lần gặp ông lão nhà văn có một nếp sống, một cách "lập ngôn" không giống ai, có thể gây nên sự khó chịu cho người ngồi nghe, cho người đối thoại này, là dịp được biết khá nhiều câu chuyện thú vị bên lề của giới văn nhân. Lần này (chắc là vừa sau sự kiện họp Đại hội nhà văn lần 10 mới đây), ông cứ mấy lần thốt lên, "văn chương cần, nước nào cũng cần", nhưng tới "hơn 1 nghìn các ông các bà nhà văn" như ở xứ ta thì nhiều quá, đông quá. Phải chi độ "trăm, hơn trăm văn nhân thôi thì tốt hơn", và "mọi sự mọi điều theo đó mà tốt hơn"..., được như thế thì hay biết mấy. Ông bạn tôi nói thế là có cái lý riêng của ông, ông muốn có một giới nhà văn chuyên nghiệp, thực sự chuyên nghiệp, có tài về nghề, và nhất là sống được bằng chính ngòi bút của mình mới đúng, mới tốt. Chứ văn chương không thể là một nghề làm nghiệp dư, được chăng hay chớ, làm nó theo cách tài tử, a-ma-tơ (amateur) kiểu đồng loạt phong trào, ào ào đại trà mà có thành tựu được...
Còn nhiều chuyện khác nữa theo cách xét đoán, bình giá của Đỗ Chu về sinh hoạt văn giới. Một dịp khác, khi thấy thuận tiện và xét có ích thêm cho "thông tin văn chương" thì tôi sẽ viết, sẽ bàn đến sau.
Có thể nói đây là một buổi đi chơi bạn bè, cố nhân thăm nhau, dù là ngẫu hứng thế thôi mà bản thân thấy là khá thú vị...











  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...