Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Một nhà ngoại giao đáng kính trọng (1)

Một nhà ngoại giao đáng kính trọng (1)

Bạn Hà Minh Thanh làm việc ở Nhật Bản có gửi vào Blog tôi mấy bài viết gần đây cho công bố của Ngài Đại sứ Nhật Bản Sakaba vừa kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam . Qua những dòng tâm sự của một người bạn Nhật Bản trên cương vị người đại diện cho đất nước và nhân dân xứ Hoa Anh Đào, mặc dầu tôi chưa được tiếp xúc và quen biết ông một lần nào, nhưng tự nhiên trong tôi có tình cảm quý mến, và đúng hơn là kính trọng trước những suy nghĩ và việc làm gần 3 năm qua của ông tại đất nước chúng ta.
Bữa nay tôi muốn post lên đây những dòng “Tạm biệt Việt Nam ” của chính ông viết trước lúc rời Việt Nam.
Hai bài khác, “Lá thư cuối cùng” của ông viết gửi người Việt Nam và “Bài phát biểu” cũng của ông trong tiệc chia tay nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, tôi sẽ lần lượt đưa lên để bạn đọc thấy một phần công việc không phải là không nhọc nhằn, lao tâm khổ tứ của một nhà ngoại giao muốn làm tốt phận sự quan trọng của họ ở một nước ngoài.



Nguyễn Vĩnh
-----------

Tạm biệt Việt Nam

Ngày 17 tháng 9 năm 2010

1. Tối nay tôi sẽ lên máy bay rời Việt Nam về nước. Hai năm và 7 tháng công tác tại Việt Nam trôi qua như một giấc mơ. Hiện giờ tôi mang tâm trạng nửa tiếc nuối những gì còn sót lại và nửa hoàn toàn thỏa mãn với những gì mình đã làm được. Nếu được hỏi: “Ông có muốn công tác ở Việt Nam lâu hơn nữa không?” thì tất nhiên câu trả lời của tôi là “có” nhưng đồng thời với thâm niên 37 năm rưỡi làm việc trong ngành ngoại giao tôi thực sự cảm nhận rõ rằng “Sứ mệnh nghề nghiệp của một cán bộ ngoại giao là đi khắp thế giới, dù bạn có muốn đến đâu thì cũng không được phép dừng chân tại một nơi nào được”. Với ý nghĩa đó việc được làm việc tại một nơi trong 2 năm 7 tháng thực sự là sự may mắn đối với tôi.
2. Đây là bài viết cuối cùng của tôi được đăng trên mục “Câu chuyện đại sứ”. Từ đáy lòng mình tôi chân thành cảm ơn những độc giả trong một thời gian dài đã yêu mến chuyên mục này của tôi. Tôi đã bắt đầu viết chuyên mục này với mục đích cùng chia sẻ những thông tin về những việc mình làm được hàng ngày, những điều mà mình nghe thấy, nhìn thấy hay tự đi đến tìm hiểu và những cảm nhận của mình tại thời điểm đó dưới góc nhìn của một “đại sứ”, thông qua đó góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nhật Bản và Việt Nam, mở rộng và phát triển quan hệ giữa hai nước. Thực sự mà nói có những lúc tôi đã định bỏ giữa chừng nhưng tôi đã tự nhủ với mình rằng “sức mạnh là ở sự tiếp tục” và đã đến được với câu chuyện thứ 60 này. Nếu tôi là nhà phê bình nghệ thuật thì có lẽ tôi đã có thể viết hay hơn, vui nhộn hơn nhưng tiếc là trên cương vị của mình tôi có nhiều cam kết cần phải giữ. Có nhiều nôi dung liên quan đến quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam tôi không thể viết ra được và cũng có nhiều câu chuyện liên quan đến doanh nghiệp tôi cũng không thể đưa lên mạng được. Những điều mà mình cảm thấy không hài lòng hay muốn phê phán tôi cũng cố tránh không đề cập đến tại nơi gọi là ‘cổng thông tin đại chúng”. Tuy nhiên với mong muốn chia sẻ và gửi gắm tới độc giả một số thông tin nên cứ cuối tuần là tôi lại ngồi trước máy vi tính tại nhà riêng để viết, mong muốn mọi người hiểu được một số tình hình.
3. Tính cách của tôi khi sinh ra đã là lười biếng nên thường không hoạch định trước mục tiêu mà cứ để thời gian dần dần trôi qua. Khi sang công tác tại Việt Nam tôi cũng tự đưa ra cho mình một số mục tiêu hoạt động và bắt mình tuân theo những kế hoạch đó. Tôi đã đặt ra cho mình một số mục tiêu khó để tự ràng buộc mình cũng như là tạo hưng phấn cho mình những khi tôi trở nên lười biếng như phải đi thăm 63 tỉnh thành của Việt Nam, tiếp nhận 100 cuộc phỏng vấn trong thời gian công tác tại Việt Nam, tổ chức 100 lần một năm tiệc tại nhà riêng của mình. Việc cứ hai tuần một lần viết “Câu chuyện đại sứ” cũng là một trong những mục tiêu đó. Tôi đã tự quyết định là “sẽ không chơi golf trong năm thứ nhất” mặc dù chơi golf là một trong những sở thích ít ỏi của tôi. Tôi nghĩ rằng cố gắng đặt ra cho mình những mục tiêu không thiết thực rồi lại phải gồng mình lên để thực hiện những mục tiêu đó là việc không nên làm, tuy nhiên đối với một người lười biếng như tôi thì điều đó là cần thiết. Bản thân tôi cũng đã cố gắng không đặt ra những mục tiêu quá quắt để làm phiền những người xung quanh, nhưng tôi băn khoăn không biết các cộng sự trong Đại sứ quán đã mang những tâm tư gì khi cùng tôi làm việc.
4. Mấy tuần trở lại đây, tôi thường xuyên nhận được câu hỏi “Ông còn vương vấn điều gì ở Việt Nam không?” từ nhiều người. Tất nhiên, tôi còn rất nhiều điều chưa thực hiện được. Có không ít việc tôi đang làm dở dang và đang chuẩn bị bắt tay vào làm. Tuy nhiên, tôi không thể làm Đại sứ tại Việt Nam đến 10 năm hay 20 năm, nên tôi sẽ bàn giao lại một phần nguyện vọng của tôi cho người kế nhiệm. Có một số việc đang dở dang chưa hoàn thành như nuôi dưỡng ngành công nghiệp hỗ trợ, tiếp nhận y tá và hộ lý sang Nhật Bản, gia tăng lượng học sinh đi du lich học tập của Nhật Bản sang Việt Nam . Điều đó cũng đúng đối với nâng cao và phát triển dự án ODA và lĩnh vực thương mại, đầu tư. Mặt khác, có những việc đang dự kiến triển khai như chính sách đối phó với biển đối khí hậu và môi trường cùng vấn đề phát triển nguồn nhân lực (Giáo dục và đào tạo nghề). Đặc biệt, tôi tin rằng vấn đề giáo dục không chỉ là vấn đề lớn đối với tương lai của Việt Nam mà là vấn đề chung trong quan điểm phát triển quan hệ Nhật Bản và Việt Nam . Mặt khác, về các dự án riêng lẻ thì việc hợp tác của Nhật Bản trong dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam và nhà máy điện nguyên tử cũng chưa được định hình. Đây là những dự án dài hạn nên chỉ có thể bàn giao cho người kế nhiệm để tiếp nối mà thôi.
5. Cuối cùng, tôi xin có đôi lời đến người dân Việt Nam . Việt Nam đang dần thoát ra khỏi cái “gông cùm” (về mặt tinh thần) của chiến tranh Việt Nam (“Kháng chiến chống Mỹ” theo cách gọi của người Việt Nam ). Việt Nam là một thành viên của ASEAN và về mặt kinh tế đã gia nhập WTO, do đó tôi nghĩ rằng Việt Nam cần thể hiện được vai trò của mình trong cộng đồng quốc tế và phải cạnh tranh bình đẳng và thắng trong các cuộc cạnh tranh kinh tế quốc tế. Tôi mong rằng về mặt đạo đức Việt Nam sẽ khắc phục ý thức hệ của “thời kỳ chiến tranh và nghèo đói” và xây dựng quốc gia hiện đại. Trong thời gian nhậm chức, tôi có rất nhiều băn khoăn về tệ nạn tham nhũng, ý thưc vệ sinh công cộng và tuân thủ quy định. Từ cuộc sống cá nhân đến đường lối của đất nước, (mặc dù có các kế hoạch dài hạn) người dân Việt Nam có xu hướng suy nghĩ ngắn hạn, do đó để ổn định và phát triển bền vững của đất nước mình, tôi mong Việt Nam có tầm nhìn dài hơn về tương lai và xây dựng chế độ. Theo suy nghĩ của tôi thì người Việt Nam có bản chất lạc quan tuy nhiên, nếu bản chất đấy không đi song song cùng trách nhiệm của từng cá nhân thì rất dễ thành “hời hợt”. Việt Nam giống nhưng khác Nhật Bản nên sự quan tâm của tôi không bao giờ hết. Hiện nay, mối quan tâm lớn nhất của tôi đối với Việt Nam là “Hình ảnh của Việt Nam trong 10 năm tới”. Khi đó, sẽ có những thay đổi gì, có những gì vẫn còn tồn tại. Tôi nhất định muốn đến thăm lại Việt Nam vào năm 2020.


Nguyên văn bản tiếng Nhật

さらば、ベトナム
 
1.今晩のフライトでベトナムを離任、帰国します。2年7ヵ月の在勤はあっと言う間に、夢のように過ぎてしまいました。今は、名残惜しい気持ちが半分、しかし私に出来ることはやったという完全燃焼感が半分というところでしょうか。「もっと長くベトナムに勤めていたかったとは思いませんか?」と聞かれれば、答えは勿論「イエス」なのですが、同時に、37年半に及ぶ外交官生活の中で「世界を放浪するのが職業的宿命であり、どんなに気に入っても1ヵ所に止まることは許されない」ということを感覚的に知っています。その意味で、2年7ヵ月も在勤出来たのはむしろ幸運だったと思っています。
  2.この「大使のよもやま話」というコラムも今回が最終回になります。長らく愛読いただいた方々に心から感謝します。私が「大使」という立場で見たり聞いたり、あるいは自ら行ったりした日々の出来事やその都度の私の感想を広くお知らせし、情報を共有したい、そしてそれがひいては日本とベトナムとの間の相互理解の促進と幅広い関係発展に役立つ筈であるという思いがこのコラムを書き始めた動機でした。正直のところ、途中で挫折しそうになったこともありましたが、「継続は力なり」と自分に言い聞かせて何とか60回目まで辿り着きました。私が文芸評論家であればもっと面白可笑しい書き方も出来たと思いますが、残念ながら立場上多くの制約があったことも事実です。ベトナム政府との機微な外交上のやりとりは書けませんでしたし、企業関係者とのお話にもネット上で紹介出来ないことは沢山ありました。私が折々に抱いた不満や批判も「公の通信」の場で触れることは憚られました。それでも、少しでもメッセージ性のあることを読者にお伝えしたいという気持ちを持ち続けて毎週末に自宅のパソコンに向かって来たつもりです。どうかこの辺りの事情を御理解下さい。
  3.私は生来怠惰な性格ですので、何事も「目標」を設定しないとダラダラと時間を過ごしてしまう傾向があります。ベトナム在勤に当たってもいくつかの活動目標を自らに課して、自分をそこに追い込むような生活をして来ました。ベトナム全国の63省・市を訪問することや、在勤中にプレスのインタビューを100回以上受けることや大使公邸での設宴を年100回以上主催することなどまで、怠けそうになる自分を叱咤し鼓舞するような目標をいくつも設定したのです。この「大使のよもやま話」を隔週ペースで書き続けることもその一つですね。無趣味の私にとって週末のゴルフは数少ない気晴らしの一つなのですが、「在勤1年目はゴルフをしない」と勝手に決めて自己抑制したりもしました。まあ、こうした差して意味のない目標を無理に設定したり、自己管理するのはそれ自体馬鹿げたことのようにも思うのですが、怠け者の私の場合は仕方ありませんね。本人としては「他の方々に迷惑をかけない範囲で目標を設定しよう」と心掛けてきたつもりなのですが、果たして大使館の同僚諸兄はどういう思いで付き合ってくれていたのでしょうか・・・。
  4.ここ数週間、多くの方から「ベトナムを去るに当たって思い残すことは何か」という質問を受けました。勿論、思い残すことは沢山あります。やり掛けのままになっていることや、これから着手しようかなと思っていたことなど少なくありません。ただ、大使という立場で10年も20年もベトナムにいられる訳ではないので、思いの一端は後任に託するしかありません。やりかけて未達になっていることに裾野産業の育成、看護師・介護士の受け入れ、日本からの修学旅行生の増加などがあります。ODA事業や貿易・投資の拡充についても同様です。他方、これから本気で取り組みたいと思っていたことは何かというと、それは環境・気候変動対策や人材育成(教育・職業訓練)の問題です。特に、教育の問題はベトナムの将来にとって大きな問題であるのみならず、日本とベトナムの関係発展という視点からも重要なテーマであると確信します。また、個別の案件としては、ハノイ・ホーチミン間の高速鉄道や原子力発電所の建設に日本としてどのように協力するのかが未決着のままになっています。これは長期的な事業ですので、後任に託するしかありませんね。
  5.最後にベトナムの人々に一言。ベトナムはもうそろそろ「ベトナム戦争」(ベトナム人の言う「抗米戦争」)のくびきから(精神的な意味で)抜け出る時だと思います。ASEANの加盟国になり経済面ではWTOにも加盟して、国際社会の一員として大きな役割を積極的に果たすべきだし、経済面での国際競争も対等に戦って勝ち抜いて行かねばなりません。モラルの面でも「戦争と貧困の時代」の精神構造を克服して、近代国家を築いていってほしいと思います。汚職・腐敗の問題や公衆衛生の観念、規則順守の精神(モラル)など在勤中に気になったことが沢山あります。個人の生活から国のあり方に至るまで、ベトナムの方々は(長期計画はあるものの)実際には短期的な「物差し」で考える傾向が強いので、国が平和で安定し経済も発展する今となってはもう少し長い視野で将来を見据え、制度設計を考えていくことを望みます。「ベトナム人は楽観主義者である」というのが私の持論であり、それはベトナム人の大いなる美徳だと思うのですが、同時に個人レベルでの責任感のようなものでしっかりと裏打ちされないと「軽薄」になってしまいます。ベトナムは日本とは似て非なる国であり、興味が尽きません。今、私の最大の関心は「10年後のベトナム」です。その時、この国は何が変わり、何が今と同じなのでしょうか。2020年に私は必ずベトナムを再訪したいと思っています。(了)

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...