Nghĩ về một chủ trương đúng
Có việc mà đảo qua phố xá Hà Nội lúc này thấy còn ngổn ngang bao nhiêu công việc cho ngày Đại lễ. Thời điểm 60 ngày là tới 1000 năm Thăng Long đã bị vượt qua (vào ngày 10/8 vừa rồi). Nhưng bộ mặt đô thị Hà Nội vẫn “tơi bời khói lửa”. Cái cảnh này không được cải thiện thì “mấy ông to Hà Nội” còn là lo sốt vó.
Khổ quá cái bệnh hình thức, cứ hội hè đình đám là phải dốc tiền dốc sức ra mà làm cho bằng được. Nào là mới mẻ, nào là to đẹp hoành tráng... Người ta cứ nghĩ hội hè nhỏ của các vùng các tỉnh mà họ còn rầm rầm rộ rộ thế thì hội non sông hội kinh đô ngàn năm có một lần thì ta sao mà làm nhỏ làm bé được! Nên một chủ trương lớn đã tung ra. Thì các cấp dưới cứ theo đó mà xây dự án, mà cụ thể hóa bằng chương trình hành động, rồi trình bẩm lên các cấp trên mình phê cho thực thi, tức đồng nghĩa với … “cấp kinh phí”. Tức cấp tiền kiểu “càng nhiều càng ít”. Mọi việc đều thấy tích cực năng động vô cùng. Là tích cực đua nhau xin, đua nhau cho. Sau cái hồi xin-cho, cho-xin đó là chuyện gì thì bà con ta đều đoán được cả…
Thế nên mới có chuyện công viên nọ đang yên đang lành được xới tung lên. Chỗ này lát lại gạch, chỗ kia đổ bê tông, đặt đèn chiếu sáng đèn trang trí trong khi hồ thì cải tạo cũng đang ùn lại một đống công việc chưa hoàn thành. Rồi con đường Thanh Niên – Cổ Ngư ấy đang vẫn có thể dạo mát chơi vui được nhưng bất thần cũng được xới xáo tất cả lên để làm lại. Đẹp hơn đâu không thấy nhưng đất đá, cát sỏi đến nay vẫn cứ tơi bời chưa đâu vào đâu…
Không biết có một vị “tổng chỉ huy” nào không chứ nếu cái kiểu đánh đấm “xứ quân” mạnh chỗ nào làm chỗ ấy trên khắp thủ đô thế này thì 5 chục ngày nữa đến đại lễ, chứ trăm ngày một năm nữa chắc có công trình vẫn phải chịu cảnh dang dở… Bởi nó xì ra lắm công trình lắm dự án quá.
Trở lại chuyện chủ trương và tiếp theo là sự thực hiện.
Không ai nói là chủ trương tổ chức đại lễ trọng thể cho sự kiện Ngàn năm TL-HN là sai. Nhưng tổ chức nó như thế nào thì có khối chuyện phải bàn. Có nhất thiết là phải làm mới làm lại các công trình di tích. Có nhất thiết phải xây cái này, cải tạo cái khác một cách tràn lan như vừa qua khắp Hà Nội đã và đang làm. Và bất cứ việc gì bày vẽ ra cũng phải tính đến nguồn lực, tính đến thời gian và tiền bạc cho cân chỉnh, thực tế. Bài học đắt giá cho vài năm qua là các công trình quá nhiều, quá dàn trải và đến mức như nay thì đúng là không chủ động không kiểm soát được nữa bởi cái cánh cửa thời gian khắc nghiệt đã hiện trước mặt Hà Nội. Qua Quốc khánh 2/9 này mà công trình nào chưa xong thì coi như các tính toán đã hỏng.
Nói vậy để thấy từ chủ trương đúng đến làm đúng thực hiện đúng là một việc không dễ. Đã đến lúc phải gắn việc đưa ra chủ trương và việc thực hiện chủ trương vào một khối việc liên hoàn và phải có cơ chế chịu trách nhiệm. Chừng nào vẫn kiểu phó mặc cho cấp thực hiện tự tung tự tác theo các lợi ích phe nhóm của mình thì mọi việc dù có chủ trương đúng cũng phải chuốc lấy sai sót hoặc thất bại.
Nguyễn Vĩnh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...
-
Kể chuyện Myanmar 10 Bài 10. Văn học nghệ thuật Myanmar Tác giả CHU CÔNG PHÙNG BÀI 1 - http://vinhnv43.blogspot.com/201...
-
Ông Trần Đình Bá và Đề án MỞ RỘNG & HIỆN ĐẠI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA Trong nhiều năm nay ông Trần Đình Bá là một người có nhiều ý ...
-
Kể chuyện Myanmar - bài 12 Xin giới thiệu bài cuối trong chùm bài (12 bài) của tác giả Chu Công Phùng hiện đang làm việc tại Myanmar gửi ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét