Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Thế giới "phẳng" hay "cong"

Thế giới "phẳng" hay "cong"

Tôi nhớ mấy năm trước, "Thế giới phẳng" xuất bản ở Việt Nam thì có đến cả trăm bài báo viết về cuốn sách nổi tiếng này của Thomas Friedman. Báo tôi làm cũng đăng bài về cuốn sách hoặc bài viết khác nhắc kỹ đến cuốn sách. Nghĩa là rất nhiều bài báo nhắc tới sách. Có thể nói ít có cuốn sách nào bàn toàn đến những vấn đề "khô khan" thuộc chính trị kinh tế học, những vấn đề thiên kinh địa nghĩa mà lại được sự quan tâm của dư luận đến như "Thế giới phẳng"...

Ảnh dưới: David Smick, tác giả "Thế giới cong"

Bẵng đi một hồi nay lại có một cuốn sách như ý muốn khớp nối với các vấn đề Thế giới phẳng đã bàn đến, nên cái tên cũng khá ấn tượng và như "nhại" lại: "Thế giới cong". Cuốn này của một nhà kinh tế học, ông David Stick. Chưa biết độ nóng của cuốn sách mới sẽ đi đến đâu, có đạt hoặc vượt các kỷ lục mà cuốn sách trước lập nên hay không, nhưng lúc này đây đang là tâm điểm của nhiều cuộc bàn luận về nền kinh tế thế giới, về tài chính tiền tệ thời khủng hoảng hiện nay. Ở ta một nhà xuất bản mới cho dịch và phát hành cuốn sách mới này. Bữa nay vẫn còn trong mấy ngày nghỉ lễ (bù), có thể coi như ngày nghỉ "cuối tuần" cần chuyển đề tài thư giãn, xin post lên 2 bài giới thiệu cuốn sách để bạn bè tham khảo.

NV

------------------

David Smick với “Thế giới cong”

Tác giả: DAVID M. SMICK
Người dịch: Nguyễn Lợi – Bùi Lan
Nhà xuất bản: Thời Đại

Thế giới cong đã tiếp nối những vấn đề còn dang dở của cuốn Thế giới phẳng của tác giả Thomas Friedman. Cuốn sách đã đưa độc giả vào cuộc hành trình của người trong cuộc tới văn phòng riêng của các giám đốc Ngân hàng trung ương, các Bộ trưởng Tài chính và thậm chí là các Tổng thống. Smick đã giúp chúng ta hiểu hơn về môi trường đầy rủi ro ngày nay – cùng lý do tại sao những khoản thế chấp lộn xộn kia lại là điềm báo cho những hậu quả vô cùng khủng khiếp. Ông đã vật lộn với hai câu hỏi thường trực trong tâm trí của mọi người: Tình hình có thể diễn biến tồi tệ thế nào trong nền kinh tế đầy biến động hiện nay? Và chúng ta có thể làm gì để cứu vãn hiện thực khắc nghiệt đó?

Thông qua những câu chuyện hấp dẫn với ngôn từ dễ hiểu, Smick đã lý giải:

Tại sao chảo dầu mà chúng ta quen gọi Trung Quốc (quả bong bóng lớn tiếp theo sẽ phát nổ) lại đại diện cho một mối nguy hại khôn lường tới túi tiền của mọi người.


Các bà nội trợ Nhật Bản đã kiểm soát các khoản tiền tiết kiệm của quốc gia họ như thế nào và điều đó có tác động tới chúng ta ra sao.

Những nhà quản lý ngân hàng và các giám đốc ngân hàng đầu tư bị lòng tham làm mờ mắt đã đẩy tiền trợ cấp và quỹ lương hưu của mọi người vào nguy hiểm như thế nào.

Tại sao ngày nay “các Ngân hàng Trung ương đang co lại rõ rệt” không thể cứu chúng ta khi cuộc khủng hoảng tiếp theo nổ ra.

Tại sao những quỹ đầu tư quốc gia hùng hậu của Nga, Trung Quốc, Saudi và Dubai lại đại diện cho bước tiến trong quyền lực tài chính toàn cầu, vượt xa Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Tại sao thế giới lại cần đến một học thuyết tài chính “có tầm tư tưởng lớn” để hướng dẫn nguồn tiền nguy hiểm ngày nay.

Thế giới cong là một cuốn sách hiếm có không chỉ khẳng định tầm vóc về chuyên môn với phố Wall, Washington và London mà những câu chuyện kể phù hợp trong đó còn chỉ ra cho những độc giả người Mỹ cách để tồn tại trong những khoảng thời gian đầy biếnđộng như hiện nay.

David Smick tuy không xuất hiện nhiều trước công chúng nhưng các chuyên gia đều nhìn nhận ông là một trong những nhà chiến lược sáng suốt nhất về thị trường tài chính. Trong hơn hai thập kỷ qua, ông đã không ít lần trao đổi nghiên cứu với các quan chức thuộc Ngân hàng trung ương (như Alan Greenspan và Ben Bernanke), đồng thời tư vấn cho các giám đốc và nhà đầu tư hàng đầu ở phố Wall, từ George Soros, Michael Steinhardt tới Stan Druckenmiller. Các nhà lãnh đạo chính trị (từ Bill Bradley tới Jack Kemp) cũng thường xuyên kham khảo các tư vấn về chính sách của ông.

Bài trên Sachvina.com

---------------------------

Thế giới cong

Tác giả: Mai Dương (Tổng hợp)

· Bài đã được xuất bản.: 26/04/2011 06:00 GMT+7

“The world is curved” (tạm dịch: Thế giới cong) của tác giả David M. Smick viết tiếp những vấn đề còn dang dở của cuốn Thế giới phẳng (tác giảThomas Friedman). Cuốn sách đưa độc giả vào cuộc hành trình của người trong cuộc đến thăm văn phòng riêng của các giám đốc Ngân hàng Trung ương, các Bộtrưởng Tài chính và cả các Tổng thống.

Trong cuốn sách của mình, ông tìm cách lí giải hai câu hỏi mà mọi ngườiđều đang quan tâm: "Tình hình có thể diễn biến tồi tệ thế nào trong nền kinh tế đầy biến động hiện nay? Và chúng ta có thể làm gì để sống sót qua thời kì hỗn loạn này?"

David Smick tuy không xuất hiện nhiều trước công chúng nhưng các chuyên gia đều nhìn nhận ông là một trong những nhà chiến lược sáng suốt nhất về thịtrường tài chính. Cựu TT Mỹ Bill Clinton gọi cuốn Thế giới cong của David M.Smick là một trong 3 cuốn sách hàng đầu về khủng hoảng tài chính. Cựu chủtịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Alan Greenspan thì gọi đó là "một cuốn sách cần đọc với những ai muốn hiểu các vấn đề liên quan đến hoạt động, chính trị của hệ thống tài chính toàn cầu".

Cuốn sách viết một cách vừa khái quát vừa cụ thể và dễ hiểu về quá trình cuộc khủng hoảng năm 2007 - 2009 diễn ra, đưa ra chính xác những sự việc năm 2008 và lý giải tại sao nó có khả năng tái diễn. Tác giả chỉ ra rằng lượng tửthực tế của khoản nợ dưới chuẩn khá nhỏ. Vấn đề là sự thiếu hiểu biết của người sở hữu các tài sản này và hệ quả của sự đổ vỡ niềm tin. Ông chỉ dự đoán ngắn gọn rằng chúng ta sẽ thấy một kịch bản lặp lại ở vùng Viễn Đông, với sự bùng nổcác khoản nợ xấu và hoạt động ngân hàng mở hơn rất nhiều tại Trung Quốc.

Smick cảnh báo về việc sản xuất thừa ở Trung Quốc. Ông chỉ ra rằng ýđịnh sản xuất 20 triệu ô tô mỗi năm vào năm 2012 trong khi đó nhu cầu trong nước ước tính chỉ là 9 triệu chiếc, thì ai sẽ mua 11 triệu chiếc còn lại? Dựtrữ hàng hóa dẫn đến suy giảm kinh tế Trung Quốc, khiến hàng hóa buộc phải đưa vào nền kinh tế toàn cầu. Tác giả cũng trích lời các quan chức Trung Quốc cho rằng tăng trưởng GDP 8% là mức tối thiểu cần thiết để tránh sự gián đoạn nghiêm trọng trong chính trị. Smick cho rằng đang tồn tại một nguy cơ rõ ràng về khảnăng mức độ tăng trưởng có thể chứng minh cho sự không bền vững.

Smick dành riêng một chương để nói về sự sụp đổ của Đồng tiền Anh năm 1992 như một minh họa cho khả năng những quyết sách sai lầm có thể gây ra hậu quả thảm khốc như thế nào. Ông viết về khả năng co lại của các ngân hàng trungương trên toàn thế giới để đối phó với khủng hoảng khi hệ thống tài chính toàn cầu trở nên tích hợp và phức tạp một cách toàn cầu hơn nữa. Ông so sánh các ngân hàng trung ương giống như lính cứu hỏa lao đến cứu cháy để rồi nhận ra rằng thang cứu hỏa của họ không với được đến các tầng cao của tòa nhà cháy.

Chương cuối cùng với tiêu đề "Sống sót và Thịnh Vượng trong kỉnguyên biến động", Smick kêu gọi sự hiểu biết hơn về các nhân tố hiện tại, bao gồm biến đổi khí hậu và một chiến lược tầm cỡ quốc tế để đối phó với tài chính Trung Quốc. Trên hết, ông kêu gọi cải cách những lỗi kiến trúc tài chính nghiêm trọng ngày nay, bao gồm các hệ thống được sử dụng để đánh giá và phân bổrủi ro. Thế giới đang phải đối mặt với một tình thế lưỡng nan. Một mặt, các ngân hàng Mỹ và châu Âu không kìm chế được lòng tham khiến thế giới phương Tây phải khốn đốn. Mặt khác, thắt chặt quản lý quá mức nền công nghiệp sẽ khiến vốn di chuyển đến những thị trường quản lý lỏng hơn.

Đây sẽ là một cuốn sách mà bạn muốn đọc lại lần hai với một cây bút nhớtrên tay.

Dưới đây là những nhận xét của những nhân vật tầm cỡ về tác giả David Smick và cuốn sách của ông:

* David Smick là một trong số ít người hiểu được rằng tài chính quốc tếphụ thuộc vào chính trị và đam mê cũng nhiều như phụ thuộc vào chính sách. (Lawrence H. Summers cựu Bộ trưởng Tài chính thời TT Bill Clinton)

* Smick là một nhà tư tưởng tầm cỡ thế giới. Bất kì nhà đầu tư nghiêm túc nào cũng phải đọc những điều ông nói (Barton M. Biggs, Traxis Partners)

* Thế giới cong là một thành tựu rực rỡ, phơi bày bãi mìn tài chính toàn cầu ngày nay và mô tả không kém phần hấp dẫn những biện pháp khắc phục khả thi. Tổng thống tương lại có thể đọc cuốn sách này để làm tốt vai trò của mình trước khi nhậm chức năm tới. (Lawrence Eagleburger, cựu Ngoại trưởng Mỹ)

* Thế giới cong là một bức tranh rực rỡ, là một cuốn sách "phảiđọc" của mọi nhà đầu tư, hoạch định chính sách và bất kì ai lo ngại vềnhững thách thức mà hệ thống tài chính toàn cầu đang phải đối mặt ngày nay. (Stan Druckenmiller, Duquesne Capital Management)

* Có ít nhất 3 lý do để đọc cuốn sách này. Đầu tiên, đây là một cách nhìn vô cùng sâu sắc vào các hoạt động của tài chính toàn cầu, được viết bởi một người trong cuộc một cách đặc biệt hấp dẫn khiến bất kì bạn đọc nào cũng có thể thấy dễ hiểu. Thứ hai, chủ đề trung tâm của cuốn sách về sự vô cùng mong manh của kinh tế thế giới sẽ khiến bạn thức cả đêm và buộc bạn suy nghĩ nhiều về những vấn đề chưa từng được công bố. Và thứ ba, cuốn sách cung cấp một lộtrình thực tế để thoát ra khỏi sự hỗn loạn khủng khiếp chúng ta đang vướng vào, mà các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài chính và thậm chí cả tổng thống Mỹ kế tiếp cũng nên tìm hiểu. (Jeffrey E. Garten, Cựu Hiệu trưởng Trường Quản Lý của Đại học Yale, Cựu giám đốc điều hành của Tập đoàn Blackstone).

(Bài trên VNNet)


2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chủ trang chưa để chế độ nhân xét?

Nặc danh nói...

Chủ trang chưa để chế độ nhận xét?

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...