Lời cảnh báo đáng ngẫm sâu...
Trưa nay gặp nhau, nhà văn Thăng Sắc báo có bài Tô Văn Trường trên blog của anh. Ngay lúc đó tôi đã lướt mạng và thấy, đây là loại "bài độc", nêu một ý kiến như sự cảm nhận vừa trực quan, vừa đúc kết từ suy nghĩ và kinh nghiệm. Nó là thứ cảnh báo xã hội mà ai tỉnh táo cũng phải lưu tâm.
Xin chỉ nói vài câu theo cảm nghĩ cá nhân như vậy, còn bài dưới đây của anh Tô Văn Trường các bạn sẽ đọc và tự rút ra nhận xét của mình.
Những ai theo dõi thời cuộc đều đọc nhiều bài viết của Tiến sĩ Tô trên các trang điện tử, báo mạng - cả chính thống cả "bàng thống". Là nói cho vui thế thôi, ai chứ bài viết của anh Tô Văn Trường thì nơi nào đăng cũng là niềm vinh hạnh, chứ phân ra lề phải lề trái làm gì. Ngay cái Blog con con của tôi đây cũng vài ba lần gửi email để xin phép được đăng bài viết của anh... Cũng như nhiều người làm nghề thông tin báo chí, chúng tôi đều biết những cống hiến tâm huyết của anh Tô Văn Trường với khoa học thủy lợi, với nông nghiệp và nông dân Nam Bộ những thập niên qua. Đồng thời Tiến sĩ Tô Văn Trường cũng là một trong những người được nhiều năm gần gặn Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, góp nhiều ý kiến xác đáng cho Thủ tướng, xứng là một trong những think tank của đất nước mình - như đánh giá của nhiều anh em trí thức trong và ngoài nước.
Với vụ Tiên Lãng ngòi bút phản biện của Tô Văn Trường đã từng góp mặt, bữa nay là một bài viết của anh theo hướng khác. Tức là tác giả lại hướng vấn đề Tiên Lãng sang một ngả khác, với cách nhìn nhận có tính cảnh báo, hay đúng hơn là cảnh tỉnh dư luận.
Dư luận chung chung thì rõ rồi, nhưng cá nhân tôi mong cái cách đặt vấn đề nghiêm túc và cảnh báo này không chỉ tới cư dân mạng chúng ta, giới truyền thông trong nước mà mong nó tới trực tiếp lãnh đạo cấp cao, tới thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - người đã có kết luận rõ ràng ngày 10/2 mà cả nước đều đã tường...
Bài viết của anh Tô Văn Trường chỉ có mấy dòng phía đầu và phía cuối bài nêu lên chuyện PMU-18, phần còn lại chủ yếu tác giả nêu những vấn đề của báo chí, blogger phản ánh. Nếu như cách phản ánh chỉ không/thiếu tính trung thực – dù chỉ chút thôi, ở một chi tiết cụ thể nào thôi – là cũng có thể châm ngòi cho các đòn phản pháo lúc nào hầu như cũng sẵn sàng của kẻ mắc khuyết điểm, ngay cả kẻ đã chắc phần phạm tội…
Nói ra điều này vì đã có dấu hiệu của việc đó. Vậy nên người làm thông tin truyền thông, người giữ vai phản biện... phải luôn tĩnh tâm, không để hết cho tình cảm chi phối. Nói cụ thể là các chứng cứ, lập luận chúng ta đưa ra phải chính xác, tuyệt đối chính xác càng tốt. Đặc biệt là sự việc – bất cứ sự việc nào, sự việc dính dáng đến bất kỳ ai, ở cấp bậc nào trong giới quan chức Hải Phòng, Tiên Lãng nói chung – thì người làm báo, làm truyền thông của nhà nước cũng như những cây bút tự do, các trang mạng và blogger đưa ra nhằm tố cáo những sai lầm, làm trái pháp luật của những người và cơ quan mà Thủ tướng nhắc đến nhằm cuối cùng là bênh vực cho người nông dân (như đại gia đình anh Vươn bị cưỡng chế thu hồi đất… ) đều cần phải chính xác. Gặp điều gì chưa rõ thì hãy nêu câu hỏi, nêu nghi vấn chứ đừng kết luận sớm, đừng áp đặt một điều gì…
Đó là cái ý nhắm tới của Tiến sĩ Tô Văn Trường trong bài viết dưới đây với mong muốn đừng để cái kết cục xử Tiên Lãng lại biến thành một thứ PMU-18 lần thứ hai. Nhớ lại những cái sơ hở, nhùng nhằng trong các nguồn thông tin đưa ra của báo chí hồi có PMU-18 mà hai nhà báo tích cực chống tiêu cực sa cơ, vướng vòng lao lý. Và cùng với một số lý do khác hội lại, vụ án tham nhũng về ngành giao thông mấy năm trước đã có những diễn biến không thể ngờ tới...
Trở lại câu chuyện nói ở đầu bài, nay vấn đề quan trọng là hãy phát huy sức mạnh của công luận đúng đắn. Những phát hiện và phân tích khách quan mọi sự kiện và sự việc nêu ra ở cơ sở Tiên Lãng, ở người dân sống tại mảnh đất này sẽ góp phần tạo nên tư liệu, chứng lý cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, cho giới luật sư được tham dự vào sự vụ, vào giải quyết các vụ án ở Tiên Lãng sắp tới.
Ngoài ra một điều tối quan trọng nữa là các hành xử sắp tới đây của bộ máy hành chính nhà nước phải đủ tính nghiêm cẩn đối với cả loạt vấn đề đã được kết luận của người đứng đầu ngành hành pháp đất nước. Điều đó sẽ có tính quyết định để tránh không để cái dớp của vụ việc PMU-18 trước kia có thể lởn vởn quay trở về với Tiên Lãng?
Xin phép tác giả và blog của nhà văn Thăng Sắc đăng lại bài viết có giá trị tiên báo này.
Vệ Nhi g-th
--------
NGUY CƠ VỤ PMU 18 TRỞ LẠI
Tô Văn Trường
Ngay sau khi bài báo “Bí thư Hải
Phòng không nói trái với kết luận của Thủ tướng” đăng trên một vài tờ báo, nhiều
ngưòi báo động các nhà báo phải thận trọng, đừng để nguy cơ vụ PMU 18 trở lại.
Hy vọng các tờ báo đó khi đăng tin là tôn trọng thông tin đa chiều chứ không
phải chịu tác động của các chuyến viếng thăm của đoàn công tác Hải Phòng hay chỉ
thị của cấp nào đó để “tự kiểm duyệt”!
Suốt thời gian qua, ngoại trừ hệ thống tuyên truyền của thành phố Hải Phòng và vài tờ báo mang danh “tiếng nói của nhân dân”, hầu hết các tờ báo, nhà báo đã có cơ hội khẳng định, vượt lên chính mình nói lên tiếng nói của công lý về sự kiện Tiên Lãng.
Suốt thời gian qua, ngoại trừ hệ thống tuyên truyền của thành phố Hải Phòng và vài tờ báo mang danh “tiếng nói của nhân dân”, hầu hết các tờ báo, nhà báo đã có cơ hội khẳng định, vượt lên chính mình nói lên tiếng nói của công lý về sự kiện Tiên Lãng.
Nói, viết, làm đúng sự
thật, tôn trọng, bảo vệ sự thật là một nét văn hóa đẹp, một phẩm
hạnh đẹp của con người, một tiêu chuẩn cơ bản của lòng tin giữa người
với người, một điều cần thiết cốt tử của cuộc sống yên lành, trong
sáng. Người làm báo trong nghề nghiệp của mình càng cần
sống thật, viết thật, tôn trọng, bảo vệ sự thật. Đó là điểm số một
của lương tâm nghề nghiệp, của lòng tôn trọng bạn đọc và tự
trọng bản thân. Bài báo sai sự thật, xuyên tạc sự thật,
dù vô tình hay cố ý, đều có tác dụng xấu, hại người, hại việc, và
bôi nhọ sự cao quý của nghề làm báo.
Có ý kiến cho rằng
nhà báo cũng là một nghề. Trong xã hội tham nhũng trở thảnh chuyện
“thường ngày của huyện” thì chả có nghề nào được phép làm người
lương thiện 100% cả đâu, thậm chí 50% còn khó. Một số nhà báo tử tế cũng bị áp
lực kiếm tiền để sống nên đôi khi cũng phải viết theo chỉ đạo,
chưa kể lỗi kỹ thuật vì lĩnh vực đó không hiểu hết. Báo chí có mặt trái là tìm
kiếm người đọc, lợi nhuận và tranh thủ đánh bóng mình, đôi khi bằng mọi giá và
không từ các thủ đoạn.
Vấn đề của Tiên Lãng mà bây giờ chỉ chăm chăm đánh cá nhân, địa phương là sai lầm, dễ bị phe phái lợi dụng, lái đi chệch khỏi các vấn đề chính để đánh lạc hướng.
Đó là chỉnh đốn Đảng, là sửa đổi Hiến pháp và luật đất đai, là mức độ quan liêu của bộ máy chính quyền đã đến mức báo động, tham nhũng tràn lan.
Vấn đề của Tiên Lãng mà bây giờ chỉ chăm chăm đánh cá nhân, địa phương là sai lầm, dễ bị phe phái lợi dụng, lái đi chệch khỏi các vấn đề chính để đánh lạc hướng.
Đó là chỉnh đốn Đảng, là sửa đổi Hiến pháp và luật đất đai, là mức độ quan liêu của bộ máy chính quyền đã đến mức báo động, tham nhũng tràn lan.
Nhìn rộng ra cả đất nước thấy
tương lai Việt Nam nằm trong đường hầm vì điều này là do chính mình tự chọn và
không muốn thoát. Một nền kinh tế nào muốn phát triển đều cần thứ nhất là một
nền khoa học và công nghệ tiên tiến. Điều này đòi hỏi một nền giáo dục có thực
chất. Phát triển bền vững phải dựa tăng năng suất lao động. Cái gì làm tăng năng
suất? Thứ hai là một xã hội có công lý, công bằng và có kỷ cương. Điều này đòi
hỏi một nền tư pháp hoàn toàn độc lập, không bị chính trị thống soái và một nền
hành chính được tuyển chọn dựa trên nghiệp vụ và đạo đức. Thứ ba,
một giai cấp lãnh đạo (nếu còn giai cấp như hiện nay) được tuyển lựa dân
chủ. Thử hỏi, nước ta liệu đã có đuợc 1 trong 3 điều kiện kể trên?
Trở lại vụ Tiên Lãng, chính một số nhà báo không thận trọng, sơ hở
để một vài sai lầm kỹ thuật dễ bị đối tượng vin vào
đó phản pháo! Không có dẫn chứng cụ thể nào để nói ông Nguyễn Văn Thành bí thư
thành ủy đứng ra chỉ huy cuỡng chế. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh lấy ảnh
chiếc xe ủi ở nơi khác để minh họa cho việc phá ông Vuơn (báo Sài
gòn tiếp thị đăng lại). Tuy chỉ vài ngày sau biết sai đã rút bài
xuống nhưng không xin lỗi bạn đọc là thiếu sòng
phẳng!
Nhà báo đại tá Bùi Văn Bồng đã
tổng kết về ông bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành sai lầm có hệ thông,
còn vụ Tiên Lãng chỉ là giọt nước làm tràn ly. Thực tình, nếu như Hải Phòng
không xảy ra vụ rùm beng Tiên Lãng thì cũng chưa ai để ý nhiều đến hiện tượng
độc chiêu ngôn ngữ ở xứ này. Điều tất nhiên là mỗi người đều có một vùng quê,
cuộc đời gắn bó biết bao kỷ niệm với dòng sông quê hương: “Sinh ra ở đâu mà
ai cũng anh hùng ? / Tất cả trả lời sinh bên một dòng sông / …Quê
hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng / Mỗi con người gắn bó một dòng sông…”
(Bế Kiến Quốc). Nhưng vì thế nên ai cũng cần phải biết sống thê nào để phát
huy truyền thống tốt đẹp của quê hương mình, đem lại niềm tự hào cho quê hương
mình. Còn như các vị “tham quan lại nhũng” gây nhiều chuyện trái đạo lý nhân
tâm, làm rối xã hội, gây sự kiện thành dư luận xấu cho xã hội, thì tự nhiên họ
đã làm cho thiên hạ có những bình phẩm đa chiều về quê hương mình. Thế là cũng
có tội với quê hương, dòng tộc. Như thế là họ đã tự mình đánh mất những truyền
thống tốt đẹp của quê hương, gây phản cảm cho thiên hạ. Dù có trăm phương ngàn kế “chạy
tội” nếu liêm sỉ và tự trọng, khá nhiều vị lãnh đạo ở thành phố Hải Phòng phải
xin từ chức trước khi bị cách chức! (Mời đọc bài “Liêm sỉ và Từ chức” đăng trong
mục sự kiện nóng của TuanVietnam.net ngày 22/2/2012- tác giả Tô Văn Trường).
Tuy chỉ là nhà
báo nghiệp dư, không biên chế của hàng chục tờ báo, tôi nghiệm ra chân lý nhà
báo trước tiên về nhân cách phải trung thực, tôn trọng sự thật. Về nghề nghiệp,
phải bản lĩnh, khi đã viết phải có nguồn trích dẫn hoặc mình đi thẩm tra đảm bảo
sự khách quan, tin cậy của nguồn tin. Khi biết sai phải mạnh dạn xin lỗi công
khai, minh bạch.
Nhớ lại, có lần lúc tôi còn làm Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền
Nam, bức xúc trước việc thi công bê bối của nhà thầu Trung Quốc, tắc trách trong
quản lý của một số cơ quan ở thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến
dự án Nhiêu Lộc-Thị Nghè, và kẽ hở của quy chế chấm thầu dự án ODA, tôi viết lá
thư riêng phản ánh gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngay sau khi nhận thư, Thủ
tướng đã quan tâm, có bút phê yêu cầu Bộ Kế hoạch Đầu tư cho đi kiểm tra xử lý,
báo cáo Thủ tướng! Đoàn kiểm tra của Bộ KHĐT, do ông Vụ trưởng (kiêm Tổng biên
tập báo Đầu tư) vào TP.HCM, cử một thành viên trong đoàn gọi điện thoại mời tôi
sang làm việc. Tôi trả lời qua điện thoại đại ý tôi không sang, vì
không viết thư cho Bộ KHĐT, nếu các vị quan tâm thì sang gặp tôi tại trụ
sở của Viện, sẵn sàng đón tiếp, đối thoại. Hôm sau,
đoàn sang, lúc đầu họ chỉ quan tâm truy hỏi vì sao tôi lại
có những nguồn tin chỉ ít người trong cuộc mới am hiểu hết
ngọn ngành. Tôi đáp lại, nhiệm vụ của đoàn là cần xác minh các điểm trong thư
tôi nêu đúng sai ra sao, biện pháp khắc phục như thế
nào để báo cáo Thủ tướng chứ không phải mục đích là đi truy tìm “chính ủy nằm
trong đống rơm”! Thực tế diễn biến sau này tất cả các điểm tôi nêu trong thư đều
chính xác để lại bài học khi viết hay nói phải trung thực, lập luận chặt chẽ,
dẫn chứng cụ thể (có nguồn hoặc do chính mình đi thẩm tra) nhưng vẫn phải biết
bảo vệ nguồn tin riêng của mình.
Tin rằng Tiên Lãng với tiếng súng “hoa cải” chính là thuốc thử cho việc
đưa cuộc sống vào Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng. (không phải chỉ đưa Nghị
quyết vào cuộc sống!). Nhân dân, các vị lão thành
cách mạng, các tướng lĩnh, các nhà báo và đặc biệt người dân thành phố hoa
phượng đỏ cần phải cảnh giác không để vụ Tiên Lãng biến thành vụ PMU18!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét