Tăng cường phòng thủ bờ biển
Đây là "một bước biến chuyển quan trọng trong khả năng quốc phòng của Việt Nam..." là nhận xét và đánh giá của ông Carl Thayer, Giáo sư Học viện quốc phòng Hoàng gia Úc, khi biết tin Việt Nam được Nga hỗ trợ kỹ thuật để có thể tự sản xuất tên lửa phòng vệ bờ biển. Mọi người đều rõ, Gs Thayer từ lâu là một trong số ít người nước ngoài có những hiểu biết và nghiên cứu rất sâu về Việt Nam.
Mấy hôm nay có những tin Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, văn hóa thể thao du lịch tại quần đảo Hoàng Sa mà Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta vừa tuyên bố phản đối các hoạt động đơn phương này (vì TQ làm thế là không phù hợp, không đúng với tinh thần thỏa thuận cấp cao hai nước), thì việc lực lượng quân sự ta có những bước tích cực theo hướng tăng cường sức mạnh phòng vệ là một tin tốt lành và đáng phấn khởi.
Chúng ta luôn luôn muốn cuộc sống yên bình, dựng xây đất nước phát triển, nhưng chúng ta quyết không bao giờ lơ là trong việc bảo vệ, phòng thủ đất nước.
Mời các bạn đọc tin dưới để chia sẻ.
Vệ Nhi g-th
------
Nga yểm trợ Việt Nam tự sản xuất hỏa tiễn phòng vệ biển
Hai kiểu Uran và Yakhont với tầm bắn 300km
Việt Nam đang điều đình với Nga để sản xuất hai loại hỏa tiễn Uran và Yakhont với tầm bắn 300km.
Sơ đồ hỏa tiễn Uran. (Hình: Người Việt/Warfare.ru)
|
Hai loại hỏa tiễn này là hỏa tiễn chống tàu chiến, được trang bị trên chiến hạm và trên mặt đất.
Theo Ðài Tiếng Nói Nga được báo Ðất Việt thuật lại, Việt Nam sẽ được Nga yểm trợ kỹ thuật để sản xuất một loại hỏa tiễn chống tàu có ký hiệu Kh-35 còn gọi là Uran với sự cải tiến để có thể có tầm tấn công hữu hiệu xa hơn.
Trước đó, hãng thông tấn Nga Ria Novosti thuật lời Mikhail Dmitriyev, Giám Ðốc Hợp Tác Kỹ Thuật Quân Sự Liên Bang Nga nói Nga và Việt Nam đang lập kế hoạch bắt đầu sản xuất Uran tại Việt Nam.
Hỏa tiễn này được trang bị trên chiến hạm Ðinh Tiên Hoàng (HQ11) và Lý Thái Tổ (HQ12) tức các hộ tống hạm lớp Gepard 3.9 mới nhất được Nga chuyển giao hồi năm ngoái, cũng như trên một số tàu cao tốc Molniya.
Hỏa tiễn Uran có các phiên bản khác nhau để trang bị trên chiến hạm, trực thăng hoặc các giàn phóng trên mặt đất.
Sơ đồ hỏa tiễn Uran. (Hình: Người Việt/Warfare.ru)
Bản tin Ðài Tiếng Nói Nga được thuật lại nói hỏa tiễn Uran được cải tiến có thể mang đầu đạn nặng tới 300kg và tầm bắn lên tới 300km.
Ðầu đạn Uran chưa cải tiến thêm nặng 145kg và tấm bắn tối đa 250km (hay 135 hải lý). Bản tin của Ria Novosti chỉ nói lờ mờ rằng Nga và Việt Nam cũng thảo luận về một hợp đồng khác liên quan đến hỏa tiễn Yakhont.
Hỏa tiễn Yakhont lớn hơn hỏa tiễn Uran và cần một dàn bắn trên bộ, mang tên gọi là Bastion. Việt Nam đã mua của Nga hai dàn Bastion và đàm phán để mua thêm dàn thứ ba để bảo vệ vùng biển.
Theo đài Nga được Ðất Việt thuật lại thì “Hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tại Việt Nam tên lửa chống hạm Yakhont”.
Bản tin của báo South China Morning Post ở Hongkong hôm Thứ Bảy nói Trung Quốc và các nước khu vực chắc chắn sẽ theo dõi sát chuyện mua sắm trang bị quân sự của Việt Nam. Việc mua kỹ thuật để tự sản xuất hỏa tiễn sẽ giúp Việt Nam bớt tùy thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài và cũng biểu lộ một bước biến chuyển quan trọng trong khả năng quốc phòng của Việt Nam, theo ý kiến của Giáo Sư Carl Thayer tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc.
“Họ đã mua những trang bị từ chiến hạm đến tàu tuần cao tốc, máy bay, bây giờ họ cần có cái đi kèm với chúng”. Ông nói. “Ðó cũng là một bước quan trọng, trong ý nghĩa của sự tự tùy thuộc vào mình. Về lâu về dài, họ sẽ bớt phụ thuộc vào nguồn cung cấp ngoại quốc, đặc biệt khi xảy ra xung đột. Ðó luôn luôn là một yếu tố trong suy tính chiến thuật của Việt Nam”.
Theo ý kiến của Gary Li, một phân tích gia về tình báo quân sự Trung Quốc tại tổ chức nghiên cứu Exclusive Analysis ở Luân Ðôn, loại hỏa tiễn mà Việt Nam dự tính sản xuất bay gần tốc độ âm thanh (khoảng 1.080km/giờ) có thể không đủ nhanh để có thể tranh thế thượng phong, vượt được các phương pháp chống trả của tàu Trung Quốc, nhưng nếu được bắn hàng loạt thì có thể áp đảo.
Theo tin tức, Việt Nam đã nhận từ Nga 20 máy bay khu trục đa năng Sukhoi SU-30MK2V. Các loại máy bay này có thể mang hỏa tiễn Uran hoặc hỏa tiễn siêu thanh Brahmos (của liên doanh Nga-Ấn) nếu các cuộc thương thuyết thành công.
Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Nga 6 tàu ngầm hạng Kilo mà chiếc đầu tiên dự trù nhận từ năm 2014. Hiện một số sĩ quan và thủy thủ tàu ngầm đang được huấn luyện ở Nga.
Tin tức gần đây cũng cho hay Việt Nam đặt mua thêm của Nga hai hộ tống hạm hạng Gepard 3.9 với khả năng chống tàu ngầm, trong khi hai chiếc hiện có chỉ có khả năng chính yếu là chống tàu mặt nước.
Nguồn: http://rfviet.com/forum35/showthread.php?t=120104
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét