Bớt cơm gạo, sắm vũ khí
Như thứ phản ứng dây chuyền,
các quốc gia châu Á mấy năm nay “thi đua” sắm sanh ngày càng nhiều vũ khí súng
đạn. Nghĩa là tăng dần các món chi ở ngân sách quốc phòng.
Lý do có nhiều, nhưng nổi lên
là họ cảm thấy bất an trước lộ trình tăng hết cỡ mọi tiềm lực quốc phòng của Trung
Quốc. Nó thúc đẩy và làm nóng lên cuộc chạy đua vũ trang mới của nhiều nước
châu Á nói chung và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á nói riêng.
Tuy dễ đồng tình trước việc
nền kinh tế châu châu Á đã được cải thiện rất nhiều trong lien tục mấy chục năm
qua nhưng không có nghĩa là châu lục này đã giàu có. Cơm áo gạo tiền vẫn là các
tính toán chiếm rất nhiều thời gian và tiềm lực quốc gia phải dồn cho nó. Thế
mà giờ đây các nước ở đây lại đành thắt lưng buộc bụng, thắt chặt hầu bao theo
hướng bớt đi chuyện cơm gạo mà chuyển qua sắm sanh thêm vũ khí.
Đấy là điều nghịch lý mà vẫn buộc
phải tiến hành nếu không muốn quốc gia của mình yếu đuối và sớm bị lệ thuộc vào
các cường quốc khu vực và thế giới. Cái xu hướng như không cưỡng nổi, là hãy bơn bớt chuyện cơm áo gạo tiền mà để dồn tiền bạc cho những công vụ sắm sanh đạn dược vũ khí hiện đại.
Dưới đây xin giới thiệu 3 bài viết về xu hướng kể trên diễn ra ở châu Á..
Vệ Nhi
Ồ ạt tăng chi phí ở châu Á: Đua nhau sắm tàu chiến
Việc Trung Quốc hối hả giao tàu sân bay đầu tiên cho hải quân khiến các nước láng giềng thêm quan ngại về ý đồ độc chiếm biển Đông
Lễ bàn giao tàu sân bay tân trang từ chiếc Varyag mua lại của Ukraine diễn ra hôm 24-9 tại cảng Đại Liên, theo bản tin ngắn của Thời báo Hoàn Cầu. Cũng theo bản tin này, một buổi lễ khác chính thức đưa tàu vào hoạt động sẽ được tổ chức sau nhưng không cho biết cụ thể khi nào. Chiếc tàu sân bay này vừa hoàn tất cuộc chạy thử cuối cùng lần thứ 10 ngày 3-9 vừa qua.
Bắc Kinh cần tàu sân bay
Bộ Quốc phòng Trung Quốc không bình luận về sự kiện được cho là khá bất ngờ này vì trước đó có tin cuối năm mới biên chế con tàu vào hải quân. Việc con tàu vẫn chưa có tên chính thức cho thấy điều đó. Hiện nay nó mang tên “số 16”.
Trong thời gian chạy thử bắt đầu từ tháng 8-2011, cư dân mạng Trung Quốc từng đặt tên cho nó là Thi Lang, tên một vị tướng nhà Thanh chinh phục đảo Đài Loan. Có nhiều nguồn tin khác nói nó sẽ mang tên cố lãnh tụ Mao Trạch Đông hoặc Bắc Kinh.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin mới nhất của nhật báo Đô thị phương Nam, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ mang tên Liêu Ninh. Theo quy định của hải quân Trung Quốc, không được lấy tên người đặt tên cho tàu mà chỉ được lấy tên tỉnh, thành phố, sông núi hoặc ao hồ.
Ảnh bên: Tàu tuần duyên Nhật so kè với tàu hải giám Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Cuộc sửa chữa, tân trang chiếc Varyag được thực hiện tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, từ năm 2002. Trong suốt thời gian này, những thông tin liên quan đến “niềm tự hào của Trung Quốc” đều thuộc dạng “tin tình báo phương Tây” hoặc “tin hành lang” chứ Trung Quốc không hé môi. Mãi đến lúc chạy thử lần đầu hồi tháng 8 năm ngoái, báo chí Trung Quốc mới chính thức đưa tin.
Trong bối cảnh căng thẳng chuyện tranh chấp chủ quyền các đảo với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, theo nhận định của tờ Daily Times của Pakistan, việc vội vàng biên chế chiếc tàu sân bay “số 16” đã làm các cường quốc trong khu vực và Mỹ quan ngại với câu hỏi “tại sao Bắc Kinh cần tàu sân bay?”
Săn công nghệ tàu ngầm
Nhật báo Người đưa tin New Zealand gần đây giải thích rằng Trung Quốc khẳng định nguồn tài nguyên khu vực này là của họ. Do đó, họ muốn chiếm thế “thượng phong” và không ngần ngại dùng lực lượng hải quân hùng mạnh để đạt được mục đích.
Bên cạnh tàu nổi dễ thấy, dễ dùng số lượng để hù dọa, người ta cũng chứng kiến cuộc đua chế tạo và mua sắm tàu ngầm âm thầm trong khu vực.
Ấn Độ cho biết tin tặc từ Trung Quốc đã tấn công bộ chỉ huy hải quân của họ. Báo Nhật Bản tiết lộ 40 máy tính của 7 cơ sở đóng tàu ngầm của hãng Mitsibishi ở Kobe cũng bị tin tặc tình nghi là từ Trung Quốc tấn công bằng mã độc.
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc hiện có 64 chiếc, nhiều nhất trong khu vực hải giám và đang đóng thêm tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo. Nhật Bản cho biết từ nay đến năm 2020 sẽ nâng số tàu ngầm hiện có từ 16 lên 22 chiếc. Ấn Độ đang tự đóng 6 tàu ngầm mới. Indonesia mua thêm 3 chiếc. Thái Lan dự định mua 6 chiếc của Đức. Philippines cũng tính mua 1 chiếc. Malaysia đã mua 2 chiếc của Pháp.
Theo nhà báo Kamil Tazi của đài phát thanh Luxeradio, tham vọng Trung Quốc ở biển Đông ngày càng lộ rõ đã khiến các nước láng giềng hiện đại hóa hải quân của họ. Tất nhiên, các nước nhỏ không thể kình chống ngang ngửa với Trung Quốc nhưng theo nhà báo Mỹ Daniel Wagner viết trên trên tờ Huffington Post, lực lượng tàu ngầm của các nước nhỏ tạo một ảnh hưởng nhất định đến môi trường hải quân trong khu vực.
Tàu sân bay số 16 tại cảng Đại Liên. Ảnh: GT
Hải chiến Trung - Nhật?
Trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang dấy lên mối lo ngại nếu không kiềm chế có thể xảy ra một trận hải chiến Trung - Nhật ngay trong năm nay.
Trong mấy ngày qua, tàu hải giám Trung Quốc và tàu Đài Loan liên tục thực hiện “sứ mệnh khẳng định chủ quyền” quần đảo khiến lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) phải đối phó khá vất vả. 20 thành viên JCG đã có mặt trên đảo để ngăn chặn âm mưu đổ bộ của thuyền viên Đài Loan.
Nếu xảy ra hải chiến - điều mà chẳng ai muốn - ai sẽ thắng? Nhà báo James R. Holmes nhận định trên tạp chí Foreign Policy: “Về số lượng, rõ ràng Trung Quốc có ưu thế với 73 tàu chiến lớn, 84 tàu tuần duyên trang bị tên lửa và 64 tàu ngầm. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ có 48 tàu chiến lớn, 16 tàu ngầm chạy bằng điện và diesel”.
Tuy nhiên, số lượng không thể bảo đảm chiến thắng. Chất lượng mới đáng kể. Thủy quân Nhật nổi tiếng về tính chuyên nghiệp. Hải quân Nhật diễn tập quân sự rất nhiều, nhất là với đối tác Mỹ là cường quốc về hải quân. Cộng với vũ khí hiện đại như hệ thống chiến đấu Aegis, hải quân Nhật sẽ không dễ bị bắt nạt nếu không muốn nói là có ưu thế hơn, theo ông Holmes.
VĂN ANH (Báo "Người lao động")
-------
-------
Buôn bán vũ khí Nga-Trung: Qua rồi thời trăng mật
VĂN ANH (Báo "Người lao động")
-------
Ồ ạt tăng chi phí quân sự ở châu Á: Ai hưởng lợi?
Gây căng thẳng trên biển Đông, Trung Quốc làm lợi cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ
Trong báo cáo có tiêu đề “Cán cân quân sự năm 2012”, Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược (IISS) có trụ sở chính ở London - Anh nhận định rằng một cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra ở châu Á, với một bên là Trung Quốc và bên kia là các nước châu Á láng giềng.
Do đâu Mỹ trở lại châu Á -Thái Bình Dương?
Việc Trung Quốc tăng chi phí quân sự gấp nhiều lần chính là lý do để các nước trong khu vực quan ngại, buộc phải tăng chi phí quốc phòng để bảo vệ lợi ích quốc gia, theo IISS. Kokoda Foundation, một tổ chức tư vấn quốc phòng có ảnh hưởng lớn ở Úc, mới đây cũng nhận định: “Mối đe dọa Trung Quốc đã châm lửa cho nhu cầu khẩn cấp tái tập trung phát triển quân sự để đối phó với sự phát triển nhanh chóng của quân đội nước này”.
Báo cáo tháng 3-2012 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) - Thụy Điển cũng có một đánh giá tương tự. Nó khiến châu Á trở thành khu vực nhập khẩu vũ khí lớn nhất. 5 quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất năm 2011 đều ở châu Á.
Mối đe dọa Trung Quốc cũng là nguyên nhân khiến Mỹ trở lại mạnh mẽ ở châu Á - Thái Bình Dương và hưởng lợi từ việc bán vũ khí cho các nước châu Á, theo SIPRI. Điều này đã được ông Trần Hướng Dương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính trị Thế giới của Trung Quốc, nhìn nhận trong một bài báo đăng trên tạp chí Global Research. Tuy nhiên, cách lý giải sự trở lại của Mỹ của ông Dương hoàn toàn khác 2 viện nghiên cứu phương Tây nói trên.
Ông Dương nói Trung Quốc không phải là nước có chi phí quân sự lớn nhất ở châu Á mà là Ấn Độ, Hàn Quốc và Pakistan từ năm 2007 đến 2012. Tuy nhiên, ông Dương không nói gì về việc Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu vũ khí đứng hàng thứ 6 thế giới, không còn nhập vũ khí từ lâu.
Ông Dương cũng so sánh năm nay, Trung Quốc chỉ tăng ngân sách quốc phòng có 11,2%, trong khi Ấn Độ tăng đến 17%. Thế nhưng, nhà nghiên cứu này lại không so sánh chi phí quân sự của Ấn Độ năm 2011 chỉ có 46 tỉ USD, trong khi Trung Quốc chi đến 143 tỉ USD.
Vai trò của F-35 ở châu Á
Các nhà nghiên cứu ở Viện Lexington (LI), một tổ chức tư nhân chuyên nghiên cứu về chính sách công của Mỹ, trong đó có vấn đề an ninh nước Mỹ, đã có một cái nhìn sâu xa hơn về sự trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Sau khi không còn bận tâm mấy với cuộc khủng hoảng chính trị - quân sự ở châu Âu, Mỹ không ngừng tập trung vào châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng vì lý do an ninh, kinh tế, chính trị và dân số. Việc Trung Quốc đầu tư lớn để tăng cường khả năng quân sự, theo Mỹ, tạo ra mối đe dọa làm xói mòn sự ổn định tương đối của khu vực.
LI cho rằng việc Mỹ bán vũ khí và đầu tư kỹ thuật trong khu vực là yếu tố quan trọng để cân bằng cán cân quân sự trong khu vực, khiến Trung Quốc e dè trong việc dùng vũ lực để đạt các mục tiêu chính trị. Khi nhiều nước trong khu vực sử dụng chung một hệ thống khí tài (của Mỹ) thì lực lượng quân sự Mỹ hành động có hiệu quả hơn.
Kinh nghiệm trên, Mỹ đã có được trong 50 năm chiến tranh lạnh với Liên Xô. Khối quân sự NATO do Mỹ cầm đầu đồng nhất về vũ khí , chiến thuật và chiến lược đã giúp Mỹ kiềm chế được Liên Xô. Giờ đây, Mỹ muốn dùng lại kinh nghiệm đó ở châu Á - Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc.
Do đâu Mỹ trở lại châu Á -Thái Bình Dương?
Việc Trung Quốc tăng chi phí quân sự gấp nhiều lần chính là lý do để các nước trong khu vực quan ngại, buộc phải tăng chi phí quốc phòng để bảo vệ lợi ích quốc gia, theo IISS. Kokoda Foundation, một tổ chức tư vấn quốc phòng có ảnh hưởng lớn ở Úc, mới đây cũng nhận định: “Mối đe dọa Trung Quốc đã châm lửa cho nhu cầu khẩn cấp tái tập trung phát triển quân sự để đối phó với sự phát triển nhanh chóng của quân đội nước này”.
Báo cáo tháng 3-2012 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) - Thụy Điển cũng có một đánh giá tương tự. Nó khiến châu Á trở thành khu vực nhập khẩu vũ khí lớn nhất. 5 quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất năm 2011 đều ở châu Á.
Mối đe dọa Trung Quốc cũng là nguyên nhân khiến Mỹ trở lại mạnh mẽ ở châu Á - Thái Bình Dương và hưởng lợi từ việc bán vũ khí cho các nước châu Á, theo SIPRI. Điều này đã được ông Trần Hướng Dương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính trị Thế giới của Trung Quốc, nhìn nhận trong một bài báo đăng trên tạp chí Global Research. Tuy nhiên, cách lý giải sự trở lại của Mỹ của ông Dương hoàn toàn khác 2 viện nghiên cứu phương Tây nói trên.
Ông Dương nói Trung Quốc không phải là nước có chi phí quân sự lớn nhất ở châu Á mà là Ấn Độ, Hàn Quốc và Pakistan từ năm 2007 đến 2012. Tuy nhiên, ông Dương không nói gì về việc Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu vũ khí đứng hàng thứ 6 thế giới, không còn nhập vũ khí từ lâu.
Ông Dương cũng so sánh năm nay, Trung Quốc chỉ tăng ngân sách quốc phòng có 11,2%, trong khi Ấn Độ tăng đến 17%. Thế nhưng, nhà nghiên cứu này lại không so sánh chi phí quân sự của Ấn Độ năm 2011 chỉ có 46 tỉ USD, trong khi Trung Quốc chi đến 143 tỉ USD.
Chiến đấu cơ F-35 sẽ thay thế F-4 lạc hậu của không quân Nhật . Ảnh: USAF
Về nguyên nhân khiến châu Á chạy đua vũ trang, ông Dương lập luận rằng đó là do “thiếu sự tín nhiệm, hiểu lầm và nghi ngờ (Trung Quốc) bởi hợp tác an ninh giữa các nước châu Á không theo kịp đà phát triển của hợp tác kinh tế”. Ông Dương gọi đó là biểu hiện của tình trạng “tiến thoái lưỡng nan về an ninh”.
Từ những lý lẽ trên, ông Dương kết luận rằng việc Mỹ tăng cường lực lượng quân sự ở châu Á không những làm trầm trọng thêm căng thẳng quân sự ở đây mà còn xúi giục các nước châu Á xung đột với nhau, kích thích gia tăng chi phí quân sự mà Mỹ là kẻ hưởng lợi. Ông Dương nhấn mạnh rằng Mỹ là nước cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới. Châu Á nhập đến 30% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ từ năm 2007 đến 2011.
Vì vậy, theo ông Dương, chiến lược trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là nhằm thổi bùng ngọn lửa tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Nó cũng nhằm kiểm soát tình hình an ninh trong khu vực và để bán được nhiều vũ khí hơn.
Các nhà nghiên cứu ở Viện Lexington (LI), một tổ chức tư nhân chuyên nghiên cứu về chính sách công của Mỹ, trong đó có vấn đề an ninh nước Mỹ, đã có một cái nhìn sâu xa hơn về sự trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Sau khi không còn bận tâm mấy với cuộc khủng hoảng chính trị - quân sự ở châu Âu, Mỹ không ngừng tập trung vào châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng vì lý do an ninh, kinh tế, chính trị và dân số. Việc Trung Quốc đầu tư lớn để tăng cường khả năng quân sự, theo Mỹ, tạo ra mối đe dọa làm xói mòn sự ổn định tương đối của khu vực.
LI cho rằng việc Mỹ bán vũ khí và đầu tư kỹ thuật trong khu vực là yếu tố quan trọng để cân bằng cán cân quân sự trong khu vực, khiến Trung Quốc e dè trong việc dùng vũ lực để đạt các mục tiêu chính trị. Khi nhiều nước trong khu vực sử dụng chung một hệ thống khí tài (của Mỹ) thì lực lượng quân sự Mỹ hành động có hiệu quả hơn.
Kinh nghiệm trên, Mỹ đã có được trong 50 năm chiến tranh lạnh với Liên Xô. Khối quân sự NATO do Mỹ cầm đầu đồng nhất về vũ khí , chiến thuật và chiến lược đã giúp Mỹ kiềm chế được Liên Xô. Giờ đây, Mỹ muốn dùng lại kinh nghiệm đó ở châu Á - Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc.
Nhằm mục đích trên, chương trình quốc tế đồng phát triển F-35, chiến đấu cơ tối tân nhất của Mỹ, là một ví dụ điển hình. Nó sẽ giúp mỗi nước giảm chi phí hiện đại hóa quân đội của mình mà vẫn đạt hiệu quả cao nhất. Ở châu Âu, Anh, Ý, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia chương trình này.
Ngoài ra, còn có Canada và Úc. Mỹ cũng muốn phát triển chương trình này ở châu Á. F-35 sẽ thay phi đội F-4 của Nhật đã lạc hậu. Nó sẽ được phát triển ở Hàn Quốc trong tương lai. Ông Obama cũng muốn bán nó cho Ấn Độ. Một “liên minh” không quân hiện đại trải dài từ Hàn Quốc, Nhật Bản đến Úc và Ấn Độ sẽ có sức răn đe lớn với Trung Quốc.
-------
Buôn bán vũ khí Nga-Trung: Qua rồi thời trăng mật
VietnamDefence - Trung Quốc chấm dứt kỷ nguyên mua sắm ồ ạt vũ khí Nga và mưu toan cạnh tranh với Nga trên các thị trường vũ khí châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh khi đưa ra các sản phẩm quân dụng có giá rẻ hơn các loại tương tự của Nga.
Từ đầu thập niên 1990, Trung Quốc trong một thời gian dài cùng với Ấn Độ là khách hàng nhập khẩu nhiều nhất vũ khí Nga. Các đợt bán vũ khí quy mô nhất đã được thực hiện trong lĩnh vực vũ khí không quân, hải quân và phòng không.
Cụ thể, Trung Quốc đã trở thành khách hàng lớn nhất mua các máy bay họ Su-27/Su-30. Nga đã cung cấp cho Trung Quốc tổng cộng 178 tiêm kích họ Su-27/Su-30, trong đó có 38 chiếc tiêm kích một chỗ ngồi Su-27SK và 40 máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-27UBK, 76 tiêm kích đa năng Su-30МКК và 24 tiêm kích Su-30MK2. Tính cả 105 chiếc 105 Su-27SK lắp ráp theo giấy phép ở Thẩm Dương, tổng số tiêm kích Sukhoi của Trung Quốc là 283 chiếc.
Tháng 5.2002, Rosoboronoexport đã ký hợp đồng cung cấp cho hải quân Trung Quốc 8 tàu ngầm diesel-điện Projekt 636 Kilo trang bị hệ thống tên lửa Club-S. Phần lớn các tàu ngầm này được chuyển giao vào năm 2005. Tàu ngầm cuối cùng, chiếc thứ 8 được chuyển giao mùa xuân năm 2006.
Trong chuyến thăm Trung Quốc chính thức của TT Nga Dmitri Medvedev, không có các hợp đồng hợp tác kỹ thuật quân sự được ký kết.
Việc Moskva và Bắc Kinh tạm thời sẽ không ký các hợp đồng mới trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự đã được trợ lý TT Nga Sergei Prikhodko thông báo, mặc dù theo lời ông, "có một số dự án đang được sơ thảo, cụ thể là trong lĩnh vực không quân và hải quân".
Ông S. Prikhodko xác nhận sự suy giảm khối lượng xuất khẩu hàng quân sự của Nga sang Trung Quốc, cũng như có vấn đề cạnh tranh giữa Nga và Trung Quốc trên thị trường các nước thứ ba.
Từ đầu thập niên 1990, Trung Quốc trong một thời gian dài cùng với Ấn Độ là khách hàng nhập khẩu nhiều nhất vũ khí Nga. Các đợt bán vũ khí quy mô nhất đã được thực hiện trong lĩnh vực vũ khí không quân, hải quân và phòng không.
Cụ thể, Trung Quốc đã trở thành khách hàng lớn nhất mua các máy bay họ Su-27/Su-30. Nga đã cung cấp cho Trung Quốc tổng cộng 178 tiêm kích họ Su-27/Su-30, trong đó có 38 chiếc tiêm kích một chỗ ngồi Su-27SK và 40 máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-27UBK, 76 tiêm kích đa năng Su-30МКК và 24 tiêm kích Su-30MK2. Tính cả 105 chiếc 105 Su-27SK lắp ráp theo giấy phép ở Thẩm Dương, tổng số tiêm kích Sukhoi của Trung Quốc là 283 chiếc.
Về vấn đề lắp ráp theo giấy phép Su-27SK ở Thẩm Dương, cần lưu ý là năm 1996, Trung Quốc đã mua giấy phép sản xuất 200 Su-27SK và không có quyền tái xuất sang các nước thứ ba. Đến cuối năm 2007, Trung Quốc đã lắp ráp được 105 chiếc từ các bộ linh kiện do Nga cung cấp. Sau đó, việc đàm phán cung cấp thêm 95 bộ linh kiện lắp ráp Su-27SK đi vào bế tắc. Thực tế, Bắc Kinh đã từ chối thực hiện tiếp chương trình lắp ráp theo giấy phép này sau khi chế tạo được sản phẩm làm nhái Su-27SK là J-11.
Trung Quốc trong một thời gian dài là khách đặt mua nhiều nhất các hệ thống phòng không của Nga. Các hệ thống này bắt đầu được chuyển giao vào đầu thập kỷ 1990. Năm 1993, Trung Quốc đã lần đầu tiên nhận được hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU với số lượng 2 tiểu đoàn. Năm 1994, hai bên đã ký hợp đồng thứ hai và năm 1996, quân đội Trung Quốc đã nhận được 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU-1.
Nga cũng đã cung cấp cho Trung Quốc theo 2 hợp đồng 35 hệ thống tên lửa phòng không Tor-М1 chia thành 3 đợt: 14 hệ thống vào năm 1997, 13 hệ thống vào năm 1999-2000 và 8 hệ thống vào năm 2001.
Năm 2002, Nga đã ký hợp đồng bán cho Trung Quốc 2 hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu S-300FM Rif-M và bàn giao năm 2002-2003.
Năm 2004, Nga hoàn thành hợp đồng khác ký năm 2001 cung cấp cho Trung Quốc 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU-1.
Tháng 8.2004, hãng Rosoboronoexport đã ký với Trung Quốc hợp đồng bán hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 Favorit. Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên hệ thống Favorit mà Nga bắt đầu xúc tiến ra thị trường từ năm 2001.
Trong khuôn khổ hợp đồng này, năm 2007-2008 Trung Quốc đã nhận được 2 đài điều khiển 83М6Е2, 8 hệ thống tên lửa phòng không 90Zh6Е2, 1 cơ số đạn tên lửa phòng không có điều khiển 48N6E2 và các phương tiện bảo đảm kỹ thuật.
Tháng 12.2005, Nga ký với Trung Quốc hợp đồng cung cấp lô thứ hai các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 Favorit trị giá ước 1 tỷ USD. Số vũ khí này được chuyển giao năm 2008-2010.
Ở phân khúc vũ khí trang bị hải quân, vào nửa cuối thập kỷ 1990, Trung Quốc đã nhận được 2 tàu ngầm diesel-điện Projekt 877EKM. Năm 1997-1998, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc 2 tàu ngầm diesel-điện Projekt 636 Kilo.
Tháng 12.2005, Nga ký với Trung Quốc hợp đồng cung cấp lô thứ hai các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 Favorit trị giá ước 1 tỷ USD. Số vũ khí này được chuyển giao năm 2008-2010.
Ở phân khúc vũ khí trang bị hải quân, vào nửa cuối thập kỷ 1990, Trung Quốc đã nhận được 2 tàu ngầm diesel-điện Projekt 877EKM. Năm 1997-1998, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc 2 tàu ngầm diesel-điện Projekt 636 Kilo.
Tháng 5.2002, Rosoboronoexport đã ký hợp đồng cung cấp cho hải quân Trung Quốc 8 tàu ngầm diesel-điện Projekt 636 Kilo trang bị hệ thống tên lửa Club-S. Phần lớn các tàu ngầm này được chuyển giao vào năm 2005. Tàu ngầm cuối cùng, chiếc thứ 8 được chuyển giao mùa xuân năm 2006.
Năm 1999-2000, Trung Quốc đã nhận được 2 tàu khu trục Projekt 956Э lớp Sovremenny trang bị các tên lửa chống hạm siêu âm 3М-80Е Moskit. Theo hợp đồng thứ hai, năm 2005-2006, hải quân Trung Quốc nhận được thêm 2 tàu khu trục cải tiến Projekt 965EM.
Nga cũng đã cung cấp cho Trung Quốc một số lượng lớn trực thăng các loại, vũ khí lục quân, trong đó có hệ thống rocket phóng loạt Smerch, đạn pháo có điều khiển Krasnopol-М, hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Metis, Konkurs và các vũ khí khác. Hợp đồng cung cấp 9 trực thăng trên hạm Ка-28 và 9 chiếc Ка-31 đang ở giai đoạn thực hiện.
Việc Bắc Kinh hạn chế mua sắm vũ khí Nga có liên quan đến việc năng lực của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ trong những năm gần đây với việc sao chép thành công nhiều loại vũ khí Nga, bên cạnh các mẫu tự thiết kế.
Hiện tại, ngoại lệ chỉ có động cơ RD-93 dùng để lắp cho các tiêm kích hạng nhẹ FC-1 (JF-17 Thunder) của Trung Quốc và động cơ AL-31FN do MMPP Salyut cung cấp cho Trung Quốc để thay thế các động cơ tiêm kích Su-27 đã hết hạn sử dụng, cũng như để trang bị cho các máy bay J-10 (việc phát triển động cơ AL-31FN cho tiêm kích J-10 của Trung Quốc đã hoàn thành năm 2000).
Sau này, không loại trừ Bắc Kinh sẽ mua tiêm kích trên hạm Su-33 cho các tàu sân bay tương lai của hải quân Trung Quốc (nếu như máy bay hàng nhái J-15 của họ sẽ không đáp ứng được các tính năng cần có), cũng như tiêm kích đa năng Su-35.
Nga cũng đã cung cấp cho Trung Quốc một số lượng lớn trực thăng các loại, vũ khí lục quân, trong đó có hệ thống rocket phóng loạt Smerch, đạn pháo có điều khiển Krasnopol-М, hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Metis, Konkurs và các vũ khí khác. Hợp đồng cung cấp 9 trực thăng trên hạm Ка-28 và 9 chiếc Ка-31 đang ở giai đoạn thực hiện.
Việc Bắc Kinh hạn chế mua sắm vũ khí Nga có liên quan đến việc năng lực của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ trong những năm gần đây với việc sao chép thành công nhiều loại vũ khí Nga, bên cạnh các mẫu tự thiết kế.
Hiện tại, ngoại lệ chỉ có động cơ RD-93 dùng để lắp cho các tiêm kích hạng nhẹ FC-1 (JF-17 Thunder) của Trung Quốc và động cơ AL-31FN do MMPP Salyut cung cấp cho Trung Quốc để thay thế các động cơ tiêm kích Su-27 đã hết hạn sử dụng, cũng như để trang bị cho các máy bay J-10 (việc phát triển động cơ AL-31FN cho tiêm kích J-10 của Trung Quốc đã hoàn thành năm 2000).
Sau này, không loại trừ Bắc Kinh sẽ mua tiêm kích trên hạm Su-33 cho các tàu sân bay tương lai của hải quân Trung Quốc (nếu như máy bay hàng nhái J-15 của họ sẽ không đáp ứng được các tính năng cần có), cũng như tiêm kích đa năng Su-35.
Trung Quốc cũng sẽ mua các tên lửa hàng không để trang bị cho các tiêm kích Su-27/Su-30 hiện có trong biên chế không quân Trung Quốc.
Trung Quốc cần có các tiêm kích trên hạm Su-33 là do kế hoạch đóng tàu sân bay của họ. Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán với Nga về việc mua Su-33 mấy năm trước. Ban đầu, Trung Quốc nêu vấn đề mua 2 Su-33 để đánh giá tính năng, nhưng Nga không chấp nhận phương án này. Sau đó, Bắc Kinh đề nghị Nga bán 1 lô 12-14 chiếc. Song Moskva cho rằng, phương án này cũng không thể chấp nhận vì với đơn đặt hàng này sẽ không có lợi để mở dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, phía Nga cũng lo ngại thất thoát công nghệ vì Trung Quốc có kinh nghiệm vô song về sao chép vũ khí Nga.
Trung Quốc cần có các tiêm kích trên hạm Su-33 là do kế hoạch đóng tàu sân bay của họ. Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán với Nga về việc mua Su-33 mấy năm trước. Ban đầu, Trung Quốc nêu vấn đề mua 2 Su-33 để đánh giá tính năng, nhưng Nga không chấp nhận phương án này. Sau đó, Bắc Kinh đề nghị Nga bán 1 lô 12-14 chiếc. Song Moskva cho rằng, phương án này cũng không thể chấp nhận vì với đơn đặt hàng này sẽ không có lợi để mở dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, phía Nga cũng lo ngại thất thoát công nghệ vì Trung Quốc có kinh nghiệm vô song về sao chép vũ khí Nga.
Công ty Sukhoi đưa ra đề xuất cuối cùng cung cấp cho Trung Quốc lô đầu gồm 12-14 Su-33 biến thể tiêu chuẩn để hải quân Trung Quốc sử dụng làm phi đội huấn luyện, và 36 chiếc tiêm kích trên hạm cải tiến trở lên. Nhưng cuối cùng, đàm phán bế tắc. Cần lưu ý là song song với việc đàm phán cò cưa mất thì giờ với Nga về việc mua Su-33, Trung Quốc đồng thời ráo riết phát triển J-15 làm nhái Su-33.
Tháng 11.2010, dự kiến sẽ có phiên họp tiếp theo của Ủy ban liên chính phủ Nga-Trung về hợp tác kỹ thuật quân sự. Có thể tại phiên họp này, người ta sẽ đề cập vấn đề J-15 (làm nhái Su-33) và J-11 (sao chép Su-27SK). Phía Nga dự định giải quyết các vấn đề này trong khuôn khổ các thỏa thuận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã ký giữa Nga và Trung Quốc.
Tiếp đó, có thể Nga sẽ tiếp tục bán cho Trung Quốc các động cơ tiêm kích RD-93 và AL-31FN nếu các sản phẩm tương tự của Trung Quốc không đáp ứng các tính năng cần có.
Ngoài việc xuất khẩu quốc phòng sang Trung Quốc bị sụt giảm, ngay trong tương lai gần, Nga sẽ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phía Trung Quốc trên thị trường nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, những quốc gia không có điều kiện mua sắm vũ khí phương Tây đắt tiền.
Trước đó, Nga đã cạnh tranh thành công với Trung Quốc ở phân khúc giá này. Tuy vậy, nay thì vũ khí Nga về giá cả “đang đuổi kịp” vũ khí phương Tây. Vì thế, Bắc Kinh sẽ bắt đầu dần từng bước chèn ép Nga khỏi thị trường nhiều nước có ngân sách quân sự hạn hẹp. Cần lưu ý rằng, giá cả của các loại vũ khí của Trung Quốc được tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường thế giới có giá thấp hơn 20-40% so với các loại tương tự của Nga mà chúng sao chép hoặc được chế tạo dựa trên cơ sở đó.
Hơn nữa, Trung Quốc còn mời chào các điều kiện làm giá, tài trợ, tín dụng cũng như kỳ hạn thanh toán ưu đãi.