Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Thúc đẩy quyền lực mềm của Trung Quốc

Thúc đẩy quyền lực mềm của Trung Quốc


Xin giới thiệu một bài viết rất công phu đề cập đến "Quyền lực mềm" (Soft-Power) của Trung Quốc triển khai của tác giả David Shambaugh, với bản dịch của TS Phạm Gia Minh.

V.N. g-th

* Cuối bản dịch dưới đây có "Nguyên bản" tiếng Anh để bạn đọc tham khảo hoặc đối chiếu.



Thúc đẩy quyền lực mềm của Trung Quốc


(TRUNG QUỐC TÌM KIẾM MỘT SỰ TÔN TRỌNG  CỦA QUỐC TẾ)


Tác giả : David Shambaugh

Khi sức mạnh toàn cầu của Trung Quốc gia tăng, Bắc Kinh  mới nhận thức ra rằng hình ảnh của quốc gia là điều rất quan trọng. Trong khi với  sức mạnh kinh tế và quân sự  hùng hậu của mình, Trung Quốc lại  thiếu hụt nghiêm trọng quyền lực  mềm. Theo các cuộc điều tra dư luận toàn cầu,  TQ rõ ràng đang có một hình ảnh  hỗn hợp trên trường Quốc tế. Trong khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc gây ấn tượng nhiều trên thế giới, thì  hệ thống chính trị hà khắc  và thực tiễn kinh doanh hám lợi  ở nơi đây lại  làm hoen ố danh tiếng  đất nước này . Và như vậy, trong  nỗ lực nhằm cải thiện nhận thức của thế giới về mình, Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ đô la trên toàn thế giới thông qua hàng loạt các quan hệ công chúng mang tính tấn công khác nhau  trong những năm gần đây.

Mặc dù cuộc vận động  của Bắc Kinh nhằm quảng bá hình ảnh  được bắt đầu  chớp nhoáng vào năm 2007 dưới thời  Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhưng hoạt động này  đã  tăng cường độ dưới thời Tập Cận Bình. Vào tháng 10 năm 2011,  lúc mà họ Tập  đang  được chuẩn bị để nắm quyền. Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dành riêng một phiên họp để bàn   các vấn đề văn hóa, với  thông cáo  bế mạc  khẳng định  rằng  văn hóa  là một mục tiêu quốc gia và  cần thiết phải  "xây dựng  đất nước thành một siêu cường văn hóa xã hội chủ nghĩa”. " Sau đó, năm 2014, Tập Cận Bình còn  tuyên bố:" Chúng ta  cần phải gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc, đưa ra câu chuyện  hay về Trung Quốc và gửi những  thông điệp của chúng ta ra thế giới một cách tốt hơn " . Dưới thời họ Tập, Trung Quốc đã  bỏ bom  thế giới với một mớ hỗn độn các sáng kiến ​​mới như :  "Giấc mơ Trung Hoa", "giấc mơ châu Á-Thái Bình Dương", "Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa", " Con đường tơ lụa Thế kỷ 21", " Hình mẫu mới cho quan hệ giữa các nước lớn", và nhiều đề  xuất  khác.  Có thể  dễ dàng  bỏ qua  các sáng kiến này nếu cho rằng  đó chỉ là một thứ  "ngoại giao khẩu hiệu," tuy nhiên  Bắc Kinh lại  coi trọng chúng một cách thực sự.


Ở Trung Quốc, "tuyên truyền" không phải là một thuật ngữ mang hàm ý  xúc phạm.

Trung Quốc đang  bổ sung thêm hàng loạt  tu từ như vậy  đối với các tổ chức mới đề xuất thành lập , chẳng hạn như  Ngân hàng Phát triển mới (một dự án của Trung Quốc cùng với Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi tổ chức), , Ngân hàng  đầu tư hạ tầng  Á châu - AIIB ,  Khu vực mậu dịch tự do châu Á – Thái bình dương . Tất cả những khái niệm  này sẽ hỗ trợ cho các tổ chức khu vực mà Trung Quốc đã tạo ra ở châu Á, châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latinh và Trung và Đông Âu. Thông qua các tổ chức này, Trung Quốc đang xây dựng  chi tiết, có tính toán  một cấu  ​​trúc thay thế cho trật tự của phương Tây sau chiến tranh.

 TQ hậu thuẫn cho sự đầu tư vào quyền lực mềm của mình với những khoản tiền  đáng kể : $ 50 tỷ cho AIIB , $41 tỷ cho Ngân hàng Phát triển mới , $40 tỷ cho Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa,  và $25 tỷ cho Con đường Tơ lụa trên biển. Bắc kinh cũng cam kết  đầu tư 1,25 ngàn tỷ đô la trên toàn thế giới từ nay tới năm 2025 . Quy mô đầu tư này là chưa từng thấy: ngay cả trong thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô cũng  không chi tới con số nào gần bằng  số tiền mà  Trung Quốc đang chi tiêu ngày hôm nay. Tính tổng toàn bộ những khoản đã chi và các khoản cam kết  gần đây của Bắc Kinh   thì số tiền sẽ lên tới $1,41 ngàn tỷ ; Trong khi đó,  đại  kế hoạch Marshall  ( dùng để tái thiết Châu Âu sau  Thế chiến II – ND ) chỉ  có mức chi phí tương đương 103 tỷ USD tính theo giá trị đồng đô la hiện nay.

Đề án ngoại giao và phát triển của Trung Quốc được hình thành chỉ là một phần của  chương trình nghị sự rộng lớn hơn nhiều nhằm tăng cường quyền lực mềm  trong  truyền thông, xuất bản, giáo dục, nghệ thuật, thể thao  và các lĩnh vực khác. Không ai biết chắc chắn  Trung Quốc đã chi  bao nhiêu cho các hoạt động đó , nhưng các nhà phân tích ước tính rằng ngân sách cho  các hoạt động  "tuyên truyền đối ngoại"  cũng vào khoảng  10 tỷ USD mỗi năm. Trong khi đó, Bộ Ngoại giaoHoa Kỳ   chỉ chi có $ 666,000,000  cho  hoạt động  ngoại giao công  chúng trong năm tài chính 2014.



Rõ ràng, Bắc Kinh đang dùng dụng cụ mạnh nhất trong hộp công cụ quyền lực mềm của mình: đó là  tiền. Bất cứ nơi nào các nhà lãnh đạo Trung Quốc đi công du trong  những ngày này, và trong khoảng thời gian giữa các chuyến đi ,  họ  các hợp đồng thương mại và đầu tư rất lớn, mở rộng các khoản vay hào phóng  và chìa ra các gói cứu trợ khổng lồ. Riêng trong năm 2014 Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đi thăm trên 50 quốc gia . Các cường quốc lớn luôn luôn cố gắng sử dụng các nguồn lực tài chính của họ để mua ảnh hưởng và định hình các hành động của người khác;  Trong  lĩnh vực  này, Trung Quốc cũng không khác biệt. Nhưng điều đáng chú ý là các  khoản đầu tư của Trung Quốc có mức sinh lời quá thấp.  Hành động  thì bao giờ cũng  có ý nghĩa hơn lời nói  và ở nhiều nơi trên thế giới, hành vi của Trung Quốc về cơ bản  mâu thuẫn với lời lẽ nhân từ .

Các sứ giả

 Cha đẻ của khái niệm  quyền lực mềm,  nhà khoa học chính trị Joseph Nye, đã định nghĩa đó là sự lan tỏa  các giá trị  văn  hóa, chính trị từ chính  nét đặc trưng của một xã hội  . Nye cũng  thừa nhận rằng  hệ thống chính trị của một quốc gia và chính sách đối ngoại có thể  giành được sự tôn trọng và do đó góp phần vào quyền lực mềm của quốc gia đó. Nhưng định nghĩa này  được đặt  tiền đề  trên cơ sở   phân định ranh giới rõ ràng  giữa các lĩnh vực nhà nước và  không nhà nước trong khuôn khổ  của xã hội dân chủ. Ở Trung Quốc, chính phủ thao túng và quản lý hầu như tất cả các công tác tuyên truyền và các hoạt động văn hóa.
 Hệ thống cộng sản Trung Quốc đã luôn luôn mặc định  rằng thông tin phải được quản lý và người dân phải được thấm nhuần giáo huấn. Ở Trung Quốc, "tuyên truyền" không phải là một thuật ngữ  mang tính xúc phạm. Khi đất nước đã mở ra cho thế giới, nhà nước  phải cố gắng hơn  để  bám  sát , nắm bắt  thông tin  và những nỗ lực  trên mặt trận này ngày càng  trở nên tinh vi hơn.  Tuy nhiên,  hiện nay nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng để kiểm soát thông tin không chỉ bên trong Trung Quốc    có chiều hướng gia tăng  ở cả bên ngoài nữa.

Chính phủ Trung Quốc tiếp cận ngoại giao công chúng theo cùng một cách  như  xây dựng đường sắt tốc độ cao hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng -  bằng cách đầu tư tiền bạc và chờ  đợi để xem sự phát triển.
 Trung tâm đầu não  mang tính thể chế của hoạt động này là Văn phòng Thông tin Quốc Vụ viện  (SCIO). Nằm trong một tòa nhà  xây từ thời Liên Xô tại trung tâm Bắc Kinh, nó trông cũng  hao hao  và đóng giữ vai trò  của Bộ Sự thật  trong  tác phẩm “ mười chín tám mươi tư  của nhà văn Anh  George Orwell ( ông cũng là tác giả cuốn sách nổi tiếng “ trại gia súc” – ND ).  SCIO  một phần của  bộ máy tuyên truyền rộng  hơn, phối hợp các nỗ lực tuyên truyền khác nhau, và nó tự hào có một đội ngũ nhân viên  hùng hậu, một ngân sách khổng lồ, và rất nhiều ảnh hưởng trong guồng máy quan liêu. Bởi  lẽ SCIO là  cơ quan  chủ chốt  kiểm duyệt và  giám sát các phương tiện truyền thông  ở Trung Quốc cho nên chỉ đề cập đến tên của nó đã có thể mang lại một cái nhìn quan ngại  trên  khuôn mặt của nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là giới trí thức và các nhà báo.

Tháng mười hai hàng năm  SCIO triệu tập  hội nghị  mà tại đó người ta vạch ra đường lối với những hướng dẫn cho công tác tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc trong năm tới. Như Jiang Weiqiang, phó chủ nhiệm của SCIO giải thích cho tôi hồi  năm 2009  kế hoạch chi tiết bao gồm "các cuộc triển lãm, các ấn phẩm, các hoạt động truyền thông , chương trình trao đổi,  'Năm của Trung Quốc'  , lễ hội ở nước ngoài và các hoạt động khác." Jiang cũng gọi những hướng dẫn đó là  " Chiến lược quyền lực mềm của chúng tôi “. Các bí mật tại thời điểm áp dụng, các kế hoạch  chi tiết này sau đó được xuất bản trong tập sách có tên  gọi :” Trung Quốc Truyền thông Niên giám “.

Ngoài vai trò chính là giám sát  truyền thông và phối hợp toàn bộ các  kênh thông tin với thế giới bên ngoài của Trung Quốc, SCIO có toàn quyền hoạt động   như một sứ giả cung cấp thông tin chính thức :  sử dụng đội ngũ  phát ngôn viên, tổ chức các cuộc họp báo, xuất bản tạp chí và sách,  sản xuất phim. Nó thậm chí còn phát triển một ứng dụng cung cấp cho người dùng theo hình thức  một cửa để cung cấp các tài liệu thuộc loại “ sách trắng “ của chính phủ. Bắc kinh xác định rằng  Cộng đồng người Hoa ở hải ngoại , Đài Loan, Hông Kông là những ưu tiên hàng đầu mà hoạt động tuyên truyền của SCIO cần nhắm tới. . Công tác tuyên truyền của SCIO còn đưa vào vòng ngắm  những khách ngoại quốc tới TQ bao gồm cả ngoại kiều, khách du lịch , các nhà kinh doanh  thông qua các nhà xuất bản  ví dụ như  NXB Ngoại văn  và các báo như  Trung Quốc nhật báo  và Hoàn cầu Thời báo.  SCIO cũng tham gia vào việc kiểm soát nội dung Internet, trong đó có việc phê duyệt tất cả các ứng dụng cho các trang web. Nhưng trách nhiệm chính của SCIO là xác định các ý tưởng được truyền bá ở nước ngoài và  quản lý  thông tin đối với các cơ quan, tổ chức ở TQ.

TRUYỀN THÔNG  VÀ THÔNG ĐIỆP

Một phần quan trọng trong chiến lược “ hướng ra ngoài”  của Bắc Kinh  đòi hỏi phải thực hiện trợ cấp  mở rộng đáng kể sự hiện diện của  truyền thông TQ ở nước ngoài nhằm mục đích thiết lập đế chế  truyền thông toàn cầu  riêng của mình để phá vỡ những gì mà TQ coi  " sự độc quyền truyền thông của Phương Tây" . Nổi bật nhất trong những nỗ lực này là  Tân Hoa xã  - cơ quan cung cấp  dịch vụ tin tức nhà nước chính thức của Trung Quốc. Từ khi thành lập, Tân Hoa Xã đã có một vai trò kép, cả trong nước và quốc tế - đó là   báo cáo tin tức và  thực hiện công tác tuyên truyền  của Đảng Cộng sản . Nhìn tổng thể, Tân Hoa xã hiện đang sử dụng khoảng 3.000 nhà báo, 400 người trong số họ   thường trú tại 170 văn phòng  đại diện ở nước ngoài và cơ quan này vẫn  đang  tuyển  thêm đội ngũ nhân viên  tại các  văn phòng hiện nay  của mình đồng thời tăng cường sự hiện diện các chương trình âm thanh và hình ảnh trực tuyến .

Sự  bành trướng ra  toàn cầu của Tân Hoa Xã được thúc đẩy không chỉ bởi sự quan tâm cho hình ảnh quốc tế của Trung Quốc mà còn là vấn đề tiền bạc. Tân Hoa  xã nhìn thấy cơ hội để cạnh tranh  đối đầu với  các hãng truyền thông  phương Tây chủ yếu, chẳng hạn như Associated Press, United Press International, Reuters và Bloomberg. Theo lời của một viên chức Tân Hoa xã nói với tôi năm 2010 thì mục tiêu của  họ là phải trở thành “ một hãng tin quốc tế thực sự”. Tân Hoa xã thậm chí che giấu tham vọng trở thành một tập đoàn đa phương tiện hiện đại, cạnh tranh với  các hãng như  News Corp, Viacom, và Time Warner. Và một khi sự hiện diện của video trực tuyến được  mở rộng, Tân Hoa xã  sẽ cố gắng để ăn cắp thị phần từ các kênh tin tức 24 giờ như CNN, BBC, và Al Jazeera.




Trong việc tìm kiếm lợi nhuận, Tân Hoa Xã công bố các báo cáo tin tức mô tả rằng  hãng tin này đưa ra thị trường sản phẩm rẻ hơn so với các hãng  truyền thông Phương Tây. Trong năm 2010, Tân Hoa Xã đã có 80.000 thuê bao là các tổ chức định chế giúp tạo ra một dòng doanh thu mạnh mẽ.  Đặc biệt, cơ quan này đang nhắm tới các nước đang phát triển, nơi mà phương tiện truyền thông phương Tây ít  hiện diện  hơn và nơi  thực sự không có sự cạnh tranh trong nước về mảng  tin  quốc tế. Sự xâm nhập của Tân Hoa Xã  ở nơi đây cũng giúp hoàn thành mục tiêu  là nói với thế giới câu chuyện của Trung Quốc .

Kênh  truyền hình hàng đầu của TQ là CCTV  hoặc truyền hình Trung ương Trung Quốc, cũng đã bước ra toàn cầu.  Đài này  đã phát  kênh tiếng Anh 24 giờ  đầu tiên của mình, CCTV quốc tế, vào năm 2000 và bây giờ phát thanh bằng sáu ngôn ngữ trên thế giới. Các mạng đang cố gắng để thay đổi hương vị cứng nhắc nặng tính  tuyên truyền   xây dựng các gói nội dung  theo một khuôn khổ  thân thiện hơn đối với người xem. Trong năm 2012, CCTV thiết lập cơ sở sản xuất mới tại Nairobi, Kenya, và ở Washington, DC, nơi mà hãng giới thiệu kênh CCTV America đầy tham vọng của mình.  Với các hoạt động  ở Washington, CCTV cho biết sẽ trở thành  một trung tâm toàn cầu về  các hoạt động  thu thập và truyền phát  tin tức.

Quyền lực mềm không thể mua được. Nó phải giành mới có được.

Trung Quốc cũng đang tăng cường thâm nhập vào hệ thống  sóng vô tuyến nước ngoài. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, trước đây được biết đến như Đài phát thanh Bắc Kinh, được thành lập năm 1941 như là một công cụ tuyên truyền  trong chiến tranh chống Nhật nhưng bây giờ đã có tầm  với xa hơn. Với trụ sở chính tại Bắc Kinh, đài này phát 392 giờ chương trình mỗi ngày bằng  38 ngôn ngữ và duy trì 27 văn phòng ở nước ngoài.

Những  phương tiện  truyền thông  này  đã trở thành  vũ khí chính trong cái mà Trung Quốc gọi là một "cuộc  luận chiến " với phương Tây,  qua đó Bắc Kinh thúc đẩy chống lại những gì TQ  cho  là tâm lý bài Trung  trên toàn thế giới. Tuy nhiên,  nhiều  cơ quan nhà nước  khác cũng đang đóng vai trò trực tiếp trong các cuộc giao tranh này. Các đại sứ quán Trung Quốc giờ đây  thường xuyên phát hành  thông  cáo báo chí phản bác  cách nhìn nhận về TQ của truyền thông nước ngoài , gỡ bỏ toàn bộ các trang quảng cáo trên báo chí nước ngoài ( nếu thấy có hại cho hình ảnh của TQ – ND )  và cố gắng  đe dọa các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho các sự kiện được coi là không thân thiện với Trung Quốc. Đại sứ của họ còn  viết bài phản hồi  trên các báo ở nước ngoài..

Còn một khía cạnh khó khăn hơn  đó là việc Bắc Kinh  giám sát  chặt chẽ hơn bao giờ hết  những người nước ngoài chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc  và các bài viết của các  nhà báo,  đồng thời  tăng cường các nỗ lực  để đe dọa  truyền thông nước ngoài cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, SCIO và Bộ Ngoại giao thường “mời”  các nhà báo nước ngoài  " đi trò chuyện và uống trà " để  quở trách họ vì những bài báo bị coi là không thân thiện với Trung Quốc. Chính phủ đã từ chối gia hạn thị thực của một số nhà báo (bao gồm cả một số  phóng viên tờ The New York Times) và đã từ chối cấp visa cho các học giả Mỹ và châu Âu  do họ bị lọt vào danh sách đen . Bên ngoài Trung Quốc, các quan chức đại sứ quán đôi khi cảnh báo các biên tập viên và yêu cầu họ  không cho xuất bản các bài viết về chủ đề mà có thể xúc phạm Bắc Kinh.

Do vậy, cũng giống như  công cụ tuyên truyền của mình,  bộ máy kiểm duyệt của Trung Quốc đang trải  ra toàn cầu. Và  dường như nó đã tạo nên ảnh hưởng  . Trong một xu hướng đáng lo ngại, các học giả nước ngoài nghiên cứu về Trung Quốc  đang ngày càng thực hành tự kiểm duyệt vì  lo lắng về khả năng tiếp tục được cấp visa vào Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã  phạt  một số hãng  truyền thông lớn như Bloomberg  do đã xuất bản một số  bài viết nhất định   chặn các trang web  Hoa ngữ của các tờ báo hàng đầu của Anh , Mỹ.

BÀI HỌC TRUNG QUỐC

Một  thứ vũ khí trong kho tàng  quân cụ  của Trung Quốc chính là giáo dục. Khoảng 300.000 sinh viên nước ngoài hiện nay du học tại các trường đại học Trung Quốc (phần lớn học ngôn ngữ Trung Quốc), với số lượng bổ sung trong các trường cao đẳng nghề. Mỗi năm, Hội đồng học bổng Trung Quốc cung cấp một số học bổng cho 20.000 sinh viên nước ngoài. Trong khi đó  các bộ trong chính phủ  Trung Quốc  điều hành  một loạt các khóa học ngắn hạn cho các  chuyên viên, các nhà ngoại giao, và các quan chức quân sự từ các nước đang phát triển. Những lớp học này  dạy học sinh kỹ năng hữu hình, nhưng Bắc kinh  cũng  đồng thời cố gắng  tranh thủ trái tim và khối óc của các học viên.

Tuy nhiên các trường đại học của Trung Quốc vẫn chưa lọt  được vào tầng lớp tinh hoa toàn cầu.  Mới chỉ có ba trường đại học của Đại lục là  đại học Bắc Kinh, đại học Thanh Hoa và  Phúc Đán  được góp mặt  trong bảng xếp hạng top 100 trường của thế giới - Times Higher Education. Các trở ngại đối với danh tiếng học thuật là khá nghiêm trọng. ĐCSTQ vẫn tiếp tục hạn chế tự do tư tưởng và tìm hiểu sự thật, đặc biệt là trong các khoa học nhân văn và khoa học xã hội. Ở  các trường đại học Trung Quốc đang lan tràn  tệ nạn thân hữu , phe nhóm, thông tin sai sự thật, đạo văn, và trộm cắp tài sản trí tuệ. Đổi mới, ưu tiên kinh tế hàng đầu của chính phủ Trung Quốc  đòi hỏi phải ươm trồng  trí tuệ khoáng đạt , thế nhưng phương pháp sư phạm giáo dục Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi đặc thù  lịch sử của mình là học thuộc lòng và bị  kiểm duyệt.

Các viện và trung tâm Khổng Tử có chức năng giảng dạy  ngôn ngữ  và văn hóa Trung hoa ở nước ngoài đã tạo nên phần chủ chốt trong nỗ lực xây dựng quyền lực mềm của TQ trong lĩnh vực giáo dục. Với 475 trung tâm hoạt động trên 120 quốc gia các viện Khổng Tử đã thiết lập vị thế trên toàn cầu. ( Để so sánh, viện Goethe của Đức hoạt động từ lâu  chỉ có 160 trung tâm ở 94 nước, Hội đồng Anh chỉ duy trì có 70 trung tâm ở 49 quốc gia .) Tuy nhiên các viện Khổng Tử đang bị phê phán mạnh mẽ . Ở Hoa Kỳ và Canada các giáo sư đã kêu gọi các trường đại học đóng cửa những viện Khổng Tử hiện có và không mở thêm các cơ sở mới với lý do rằng chúng phá hoại tự do học thuật. Tại một cuộc hội thảo về Trung Hoa học tổ chức năm 2014 ở Bồ Đào Nha các nhà Trung Hoa học của Châu Âu đã rất bức xúc khi ông Xu Lin một vụ trưởng thuộc Bộ Giáo dục TQ chuyên giám sát các viện Khổng Tử đã ra lệnh xé bỏ tất cả các trang sách nào nhắc đến Đài Loan. Cũng như ở Hoa Kỳ, các cơ quan truyền thông và cơ quan lập pháp trên khắp châu Âu đang xem xét kỹ lưỡng các Viện Khổng Tử, và ít ra thì tại Đại học Stockholm,  cuối cùng người ta cũng đã đã quyết định đóng cửa viện Khổng Tử ở đây..

Trên mặt trận khác, Bắc Kinh đang quả quyết quảng bá văn hóa và xã hội của mình ở nước ngoài thông qua thể thao, mỹ thuật ,  nghệ thuật biểu diễn , âm nhạc, điện ảnh, văn học,  kiến ​​trúc và đã thâm nhập được một cách đáng kể. Triển lãm nghệ thuật về  quá khứ phong phú  của đế quốc của Trung Hoa  luôn luôn được biết đến  trên toàn thế giới; Quả thực , di sản của nền văn minh trên 3000 năm tuổi   chính là tài sản quyền lực mềm mạnh nhất của TQ. Các võ sĩ  và những  diễn viên TQ luôn hấp dẫn khán giả  cùng với đội quân ngày càng đông đảo các nhạc công nhạc cổ điển đẳng cấp thế giới  dẫn đầu bởi nghệ sĩ Piano Lang Lang.  Phim Trung Quốc tiếp tục giành giật thị trường quốc tế,  các tác giả và các kiến ​​trúc sư Trung Quốc đang ngày càng  nổi tiếng hơn bao giờ hết.  Năm 2012, Mo Yan đoạt giải Nobel Văn học và Wang Shu đã đoạt giải Pritzker Architecture. Mặc dù bóng rổ, khúc côn cầu, và các đội bóng đá chuyên nghiệp của Trung Quốc vẫn còn ít cạnh tranh hơn so với Bắc Mỹ và các đối tác châu Âu, nhưng ngày càng nhiều các vận động viên 

Trung Quốc bước lên bục để nhận  huy chương Olympic trong một loạt các sự kiện.

Trung Quốc cũng đang tham gia vào cái mà  họ gọi là "ngoại giao chủ nhà " bằng cách tổ chức vô số các hội nghị chính phủ và phi chính phủ. Các hội nghị họp kín  quy mô lớn như Diễn đàn Bác Ngao châu Á (Davos của Trung Quốc), Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, Diễn đàn Bắc Kinh, World Peace Forum của Đại học Thanh Hoa, Diễn đàn Thế giới về Nghiên cứu Trung Quốc và cuộc họp cấp cao các Think Tank  toàn cầu  hàng năm đã mời  được các  nhân   vật hàng đầu  trên thế giới tới Trung Quốc . Một số sự kiện  thực sự rất hoành tráng có phần phô trương   chẳng hạn như Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Shanghai World Expo 2010 và  Cuộc gặp hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2014. Trong năm 2016,  hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hàng Châu được dự kiến ​​sẽ có một cuộc biểu dương lực lượng không kém  phần công phu.

Sau đó là một loạt  các chương trình trao đổi thuộc Chính phủ.  Ban quốc tế của  ĐCSTQ  (với tổ chức vỏ bọc bên ngoài  của nó là Trung tâm  Trung Quốc nghiên cứu thế giới đương đại ) triệu tập  hội nghị hàng năm  dưới tên gọi là "Đảng và  đối thoại với Thế giới" với chủ đích  mang lại một lưu lượng   ổn định  các chính trị gia và trí thức nước ngoài đến Trung Quốc với chế độ được chu cấp toàn bộ kinh phí chuyến đi. . Viện Ngoại giao nhân dân TQ  - một tổ chức liên kết của Bộ Ngoại giao từ lâu đã tham gia vào những tiếp cận tương tự.  Các chương trình  này  giúp kiến tạo một kênh hết sức tinh tế và khôn khéo cho ĐCSTQ nhằm nuôi dưỡng  các mối thâm giao với các chính trị gia đương vị  hoặc sắp lên nắm quyền trên toàn thế giới. 

Trong khi đó, quỹ trao đổi TQ - Hoa Kỳ có trụ sở tại Hồng Kông  khuếch đại  tiếng nói của các học giả TQ thông qua trang web của mình  và ủng hộ  các quan điểm  của chính phủ Trung Quốc thông qua các khoản tài trợ cấp cho các viện nghiên cứu Hoa Kỳ . Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không  có những trung tâm  học thuật  hoặc  đội ngũ giáo sư , giảng viên thực sự trong các trường đại học.  Sau này nếu TQ có được những thứ đó thì họ sẽ phải hiểu  rằng ở phương Tây có những giới hạn thực sự  đối với việc mua ảnh hưởng chính trị trong các cơ sở đào tạo và  tổ chức think-tank .

Quân đội Trung Quốc vẫn duy trì các tổ chức ngoại tuyến  riêng của mình: Viện  nghiên cứu chiến lược quốc tế của TQ   Quỹ Nghiên cứu  chiến lược Quốc tế TQ. Cả hai đều  gắn  kết với tình báo quân sự và đóng vai trò như kênh  giao dịch chủ yếu  trong việc mời các chuyên gia an ninh nước ngoài đến Trung Quốc.  Cả hai  định chế  này đều  thực hiện các chức năng thu và phát : ngoài việc giải thích quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề chiến lược và quân sự cho nước ngoài, họ còn  thu thập các quan điểm và thông tin tình báo từ các chuyên gia và quan chức nước ngoài.

 Một số các think-tank  trong lĩnh vực chính sách đối ngoại của Trung Quốc thực hiện một chức năng kép khác biệt . Quan trọng nhất trong số các think- tank này  gồm có  Viện  Quan hệ Quốc tế đương đại của TQ, Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc,  Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng hải  - tất cả các tổ chức này đều  được gắn kết với các bộ phận khác nhau của chính phủ Trung Quốc.  Ở một mức độ thấp hơn,  Viện Hàn lâm  khoa học xã hội Trung Quốc  và Viện Khoa học Xã hội  Thượng Hải cũng làm  những điều tương tự, nhưng trên một phạm vi rộng hơn đối với nhiều vấn đề. Trong năm 2009, các nhà tài trợ tư nhân thành lập Viện Charhar  với mục đích tập trung đặc biệt vào việc cải thiện hình ảnh ở nước ngoài của Trung Quốc.  Xét một cách tổng thể ,  cả một tổ hợp  các định chế   sáng kiến ​​được tài trợ  đầy đủ nhằm  nâng cao danh tiếng của Trung Quốc trên toàn thế giới là một minh chứng cho những nỗ lực ưu tiên của Bắc Kinh .

KHÔNG THỂ MUA TÌNH YÊU


 

Tuy nhiên đối với nhiều tỷ đô la đã chi tiêu cho  những nỗ lực này thì  TQ dường như  vẫn chưa thấy bất kỳ  một sự cải thiện rõ nét nào về hình ảnh toàn cầu của mình, ít nhất là căn cứ trên kết quả  nhận được sau các cuộc điều tra dư luận. Trong thực tế, danh tiếng của đất nước lại đang dần xấu đi. Một cuộc thăm dò trong năm 2014 do  BBC  tiến hành cho thấy,  từ năm 2005, quan điểm tích cực về ảnh hưởng của Trung Quốc đã giảm  điểm14 % và 49 %  số người  được hỏi  có thái độ tiêu cực về TQ.  Điều rất đáng ngạc nhiên là  cuộc khảo sát năm 2013 do Global Attitudes Project của Trung tâm Pew Research cho thấy sự thiếu hụt quyền lực mềm của Trung Quốc là rõ ràng ngay cả ở châu Phi và châu Mỹ Latinh, chính ngay tại các khu vực mà người ta  vốn  cho  rằng sức hấp dẫn của TQ  nhẽ ra phải  là mạnh nhất.

Bất chấp những kết quả ít ỏi, Bắc Kinh vẫn đang  triển khai  nhiều nỗ lực và nguồn lực để thay đổi nhận thức. Tại sao  lại xảy ra sự tách rời giữa các nỗ lực đầu tư và kết quả ? Câu trả lời là chính phủ Trung Quốc tiếp cận ngoại giao công chúng theo cùng một cách  cũng giống như xây dựng đường sắt tốc độ cao hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng,   tức là đơn thuần  chỉ đầu tư tiền bạc  rồi  chờ  xem sự phát triển sau đó.  Những gì Trung Quốc không hiểu đó chính  : mặc dù  TQ có một nền văn hóa tầm cỡ thế giới, ẩm thực đặc sắc , phong phú,  nguồn nhân lực tài năng và dồi dào , tăng trưởng kinh tế  với tốc độ đặc biệt  trong vài thập kỷ qua, thế nhưng  hệ thống chính trị của nó từ chối, thay vì cho phép  phát triển con người tự do. Và do đó,  mọi nỗ lực tuyên truyền của TQ  sẽ phải đối mặt với một trận chiến khó khăn.

Quyền lực mềm không thể mua được. Nó phải giành mới có được. Và  cách tốt nhất để giành được nó khi mọi công dân tài năng của một xã hội đều được phép tương tác trực tiếp với thế giới, chứ không phải bị kiểm soát bởi chính quyền. Đối với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là nới lỏng các hạn chế hà khắc trong nước  giảm  thiểu các nỗ lực để kiểm soát dư luận  nước ngoài. Chỉ khi đó đất nước này mới có thể  khai thác  được tiềm năng  quyền lực mềm khổng lồ của mình .

Phạm Gia Minh dịch từ “China’s Soft – Power Push . The Search for Respect.
“ Diplomat”, July- August 2015.

Thăng Long- Hà Nội, 22/7/2015

-----

Nguyên bản (để Tham khảo, đối chiếu):

China’s Soft-Power Push


The Search for Respect

By
As China’s global power grows, Beijing is learning that its image matters. For all its economic and military might, the country suffers from a severe shortage of soft power. According to global public opinion surveys, it enjoys a decidedly mixed international image. While China’s economic prowess impresses much of the world, its repressive political system and mercantilist business practices tarnish its reputation. And so, in an attempt to improve perceptions, Beijing has mounted a major public relations offensive in recent years, investing billions of dollars around the world in a variety of efforts.

Although Beijing’s publicity blitz began in 2007 under President Hu Jintao, it has intensified under President Xi Jinping. In October 2011, as Xi was preparing to take power, the 17th Central Committee of the Chinese Communist Party (CCP) devoted a whole plenary session to the issue of culture, with the final communiqué declaring that it was a national goal to “build our country into a socialist cultural superpower.” And in 2014, Xi announced, “We should increase China’s soft power, give a good Chinese narrative, and better communicate China’s messages to the world.” Under Xi, China has bombarded the world with a welter of new initiatives: “the Chinese dream,” “the Asia-Pacific dream,” “the Silk Road Economic Belt,” “the Twenty-First-Century Maritime Silk Road,” “a new type of major-country relations,” and many others. It is easy to dismiss such talk as “slogan diplomacy,” but Beijing nonetheless attaches great importance to it.
In China, “propaganda” is not a derogatory term. 
 
China is fleshing out these rhetorical salvos in proposed institutions, such as the New Development Bank (a project organized by China together with Brazil, Russia, India, and South Africa), the Asian Infrastructure Investment Bank, and the Free Trade Area of the Asia-Pacific. All of these would supplement a host of regional bodies that China has already created in Asia, Africa, the Middle East, Latin America, and central and eastern Europe. Through these institutions, China is meticulously constructing an alternative architecture to the postwar Western order.

And it is backing up its soft-power ventures with serious money: $50 billion for the Asian Infrastructure Investment Bank, $41 billion for the New Development Bank, $40 billion for the Silk Road Economic Belt, and $25 billion for the Maritime Silk Road. Beijing has also pledged to invest $1.25 trillion worldwide by 2025. This scale of investment is unprecedented: even during the Cold War, the United States and the Soviet Union did not spend anywhere near as much as China is spending today. Together, these recent pledges by Beijing add up to $1.41 trillion; in contrast, the Marshall Plan cost the equivalent of $103 billion in today’s dollars.

China’s diplomatic and development schemes form just one part of a much broader agenda aimed at enhancing its soft power in media, publishing, education, the arts, sports, and other domains. Nobody knows for sure how much China spends on these activities, but analysts estimate that the annual budget for “external propaganda” runs in the neighborhood of $10 billion annually. By contrast, the U.S. Department of State spent $666 million on public diplomacy in fiscal year 2014.

Clearly, Beijing is using the strongest instrument in its soft-power toolbox: money. Wherever Chinese leaders travel these days—and between them, Xi and Premier Li Keqiang visited more than 50 countries in 2014—they sign huge trade and investment deals, extend generous loans, and dole out hefty aid packages. Major powers always try to use their financial assets to buy influence and shape the actions of others; in this regard, China is no different. But what is striking about China’s investments is how low a return they appear to be yielding. Actions speak louder than words, and in many parts of the world, China’s behavior on the ground contradicts its benign rhetoric.

THE MESSENGERS

The father of soft power, the political scientist Joseph Nye, defined it as emanating largely from society—specifically, cultural, political, and social values. Nye also allowed that a country’s political system and foreign policy could earn respect and thus contribute to its soft power. But this definition is premised on the clear demarcation that exists in democratic societies between state and nonstate spheres. In China, the government manipulates and manages almost all propaganda and cultural activities.

The Chinese communist system has always accepted that information must be managed and that people must be indoctrinated. In China, “propaganda” is not a derogatory term. As the country has opened up to the world, the state has had to try harder to maintain its grip on information, and its efforts on this front have become more sophisticated. Now, however, Chinese authorities are trying to control information not only inside China but increasingly outside, too.

The Chinese government approaches public diplomacy the same way it constructs high-speed rail or builds infrastructure—by investing money and expecting to see development.

The institutional nerve center of this operation is the State Council Information Office (SCIO). Located in a Soviet-era building in central Beijing, it looks like and plays the part of the Ministry of Truth in George Orwell’s Nineteen Eighty-Four. The SCIO, which forms part of a broader propaganda apparatus, coordinates various propaganda efforts, and it boasts a large staff, a giant budget, and a great deal of bureaucratic clout. Because the SCIO is a key censor and media watchdog in China, the mere mention of its name brings a concerned look to the faces of many Chinese, particularly intellectuals and journalists.
Every December, the SCIO convenes an annual conference at which it outlines guidelines for China’s external propaganda work for the coming year. As Jiang Weiqiang, the SCIO’s vice minister, explained to me in 2009, the blueprint covers “exhibitions, publications, media activities, exchange programs, ‘Year of China’ festivals abroad, and other activities.” Jiang also called the guidelines “our soft-power strategy.” Secret at the time of adoption, the plans are subsequently published in a volume called China Media Yearbook.







Near the CCTV Headquarters in central Beijing, December 2012. 
In addition to its main role of overseeing the media and coordinating all of China’s external communications, the SCIO acts as a messenger in its own right: it employs spokespeople, holds press conferences, publishes magazines and books, and produces films. It has even developed an app that provides users with one-stop shopping for all of the government’s white papers. Some of the SCIO’s propaganda targets Taiwan, Hong Kong, and overseas Chinese communities—all high-priority audiences for Beijing. And some of it targets visitors to China, including foreign residents, tourists, and business travelers, through publishing houses such as the Foreign Languages Press and newspapers such as China Daily and the Global Times. The SCIO is also involved in controlling Internet content, including approving all applications for websites. But the SCIO’s principal responsibility is to define the ideas to be propagated abroad and keep other Chinese institutions on message.

THE MEDIA AND THE MESSAGE
A major part of Beijing’s “going out” strategy entails subsidizing the dramatic expansion of its media presence overseas, with the goal of establishing its own global media empire to break what it considers “the Western media monopoly.” Most prominent among these efforts is the Xinhua News Agency, China’s official state news service. From its inception, Xinhua has had a dual role, both domestically and internationally: to report news and to disseminate Communist Party propaganda. Altogether, Xinhua now employs approximately 3,000 journalists, 400 of whom are posted abroad in its 170 bureaus. And Xinhua is expanding the staffs of its existing bureaus and beefing up its online presence with audio and video content.

Xinhua’s global expansion is motivated not just by concern for China’s international image but also by money. Xinhua sees an opportunity to compete head-to-head with the main Western newswires, such as the Associated Press, United Press International, Reuters, and Bloomberg. The goal, as one Xinhua official I spoke with in 2010 put it, is to become a “real world international news agency.” Xinhua even harbors ambitions of becoming a modern multimedia conglomerate, competing with the likes of News Corp, Viacom, and Time Warner. And once its online video presence expands, it will try to steal market share from 24-hour news channels such as CNN, the BBC, and Al Jazeera.

In its quest for profit, Xinhua publishes descriptive news reports that it markets as a cheaper product than what the Western wire services offer. In 2010, Xinhua had 80,000 paying institutional subscribers, which produced a strong revenue stream. The agency is targeting the developing world in particular, where Western media have a smaller presence and where there is no real domestic competition for international news. Xinhua’s inroads there also help fulfill its goal of telling China’s story to the world.

China’s premier state television channel, CCTV, or China Central Television, has also gone global. It launched its first 24-hour English channel, CCTV International, in 2000 and now broadcasts in six languages around the world. The network is trying to alter its stilted and propagandistic flavor and package its content in more viewer-friendly formats. In 2012, CCTV set up new production facilities in Nairobi, Kenya, and in Washington, D.C., where it unveiled its ambitious CCTV America channel. The Washington operation, CCTV says, will become the global hub of its newsgathering and broadcasting operations.
Soft power cannot be bought. It must be earned. 
 
China is also stepping up its penetration of foreign radio waves. China Radio International, formerly known as Radio Beijing, was founded in 1941 as a wartime propaganda tool against Japan but now has far greater reach. With its headquarters in Beijing, it broadcasts 392 hours of programming per day in 38 languages and maintains 27 overseas bureaus.

These media outlets constitute the major weapons in what China considers a “discourse war” with the West, in which Beijing is pushing back against what it perceives as anti-China sentiment around the world. But other official organs are also playing a direct role in these skirmishes. Chinese embassies now regularly issue press statements rebutting foreign media characterizations of China, take out full-page ads in foreign newspapers, and attempt to intimidate universities and nongovernmental organizations that sponsor events deemed unfriendly to China. Their ambassadors publish op-eds.

There is a harder edge to these efforts, too. The Chinese government now monitors foreign China watchers’ and journalists’ writings more carefully than ever before and has stepped up its efforts to intimidate the foreign media—both inside and outside China. In Beijing, the SCIO and the Foreign Ministry often call foreign journalists in for “tea chats” to scold them for articles deemed unfriendly to China. The government has refused to renew the visas of a number of journalists (including some from The New York Times) and has refused to issue visas for American and European scholars on its blacklist. Outside China, embassy officials sometimes warn newspaper editors not to publish articles on subjects that might offend Beijing.
Thus, like its propaganda apparatus, China’s censorship machine is going global. And it appears to be having an impact. In a troubling trend, foreign China scholars are increasingly practicing self-censorship, worried about their continued ability to visit China. The Chinese government has penalized major media outlets, such as Bloomberg, for publishing certain articles. And it has blocked the Chinese-language websites of leading U.S. and British newspapers.

CHINESE LESSONS
Another weapon in China’s arsenal is education. About 300,000 foreign students now study in Chinese universities (the vast majority learning the Chinese language), with additional numbers in vocational colleges. Every year, the China Scholarship Council offers some 20,000 scholarships to foreign students. Chinese government ministries, meanwhile, administer a variety of short courses for officials, diplomats, and military officers from developing countries. These classes do teach students tangible skills, but they also try to win hearts and minds along the way.

Chinese universities have yet to break into the global elite, however. Only three mainland universities—Peking, Tsinghua, and Fudan—appear in the Times Higher Education’s ranking of the world’s top 100 schools. The impediments to academic renown are serious. The CCP continues to restrict free thought and inquiry, particularly in the humanities and the social sciences. Chinese universities are rife with cronyism, false credentials, plagiarism, and intellectual property theft. Innovation, the Chinese government’s top economic priority, requires open-ended intellectual exploration to incubate, but Chinese educational pedagogy has yet to escape its historical emphasis on rote memorization and censorship.

China’s Confucius Institutes—centers charged with teaching Chinese language and culture abroad—form another key part of the effort to build up China’s educational soft power. With 475 centers operating in 120 countries, the Confucius Institutes have established footholds worldwide. (By contrast, Germany’s long-established Goethe-Institut has 160 centers in 94 countries, and the British Council maintains some 70 centers in 49 countries.) But the Confucius Institutes have come under sharp criticism. In the United States and Canada, professors have called on universities to close down existing Confucius Institutes or not open new ones on the grounds that they undermine academic freedom. And at a Chinese studies conference in 2014 in Portugal, European Sinologists were rankled when Xu Lin—the director of the Ministry of Education organ that oversees the Confucius Institutes—ordered that pages in the conference program that mentioned Taiwan be torn out. As in the United States, media outlets and legislatures across Europe are now scrutinizing Confucius Institutes, and at least one, at Stockholm University, has decided to shut down as a result.







A student takes a picture of his friends in front of the Chinese flag during a graduation ceremony at Fudan University in Shanghai, June 2006.
On another front, Beijing is assertively promoting its culture and society abroad through sports, fine arts, performing arts, music, film, literature, and architecture—and making considerable inroads. Art exhibitions of China’s rich imperial past have always been popular around the world; indeed, China’s 3,000-plus years of civilizational heritage may be its strongest soft-power asset. Chinese martial artists and other Chinese performers also attract audiences, as does China’s growing corps of world-class classical musicians, led by the pianist Lang Lang. Chinese films continue to struggle for international market share, but Chinese authors and architects are more popular than ever. In 2012, Mo Yan won the Nobel Prize in Literature and Wang Shu won the Pritzker Architecture Prize. Even though China’s professional basketball, hockey, and soccer teams remain far less competitive than their North American and European counterparts, Chinese athletes are racking up Olympic medals in a wide range of events.

China is also engaging in what it calls “host diplomacy,” holding countless governmental and nongovernmental conferences. Large-scale conclaves—such as the Boao Forum for Asia (China’s Davos), the China Development Forum, the Beijing Forum, Tsinghua University’s World Peace Forum, the World Forum on China Studies, and the Global Think Tank Summit—bring leading figures from around the world to China every year. Some events are real extravaganzas, such as the 2008 Beijing Olympics, the 2010 Shanghai World Expo, and the 2014 Asia-Pacific Economic Cooperation meeting. In 2016, the G-20 summit in Hangzhou is expected to be an equally elaborate showcase.

Then there are the government-affiliated exchange programs. The CCP’s International Department (and its front organization, the China Center for Contemporary World Studies) convenes an annual conference called “The Party and the World Dialogue” and brings a steady stream of foreign politicians and intellectuals to China for all-expenses-paid tours. The Chinese People’s Institute of Foreign Affairs, which is affiliated with the Ministry of Foreign Affairs, has long engaged in similar outreach. Programs like these offer an astute way for the CCP to cultivate relationships with up-and-coming politicians around the world. The Hong Kong–based China–United States Exchange Foundation, meanwhile, amplifies the voices of Chinese scholars through its website and promotes the positions of the Chinese government through the research grants it gives to American institutions. To date, China has not endowed university research centers or faculty professorships. If and when it does, it will learn that in the West, there are real limits to buying political influence on campuses and in think tanks.

The Chinese military maintains its own outreach organizations: the China Institute of International Strategic Studies and the China Foundation for International and Strategic Studies. Both are affiliated with military intelligence and serve as the principal conduits for inviting foreign security specialists to China. These two institutions both broadcast and receive: in addition to explaining China’s positions on strategic and military issues to foreigners, they collect views and intelligence from foreign experts and officials.

Several of China’s foreign policy think tanks perform a comparable dual function. The most important of these include the China Institutes of Contemporary International Relations, the China Institute of International Studies, and the Shanghai Institutes for International Studies—all of which are attached to various parts of the Chinese government. To a lesser extent, the Chinese Academy of Social Sciences and the Shanghai Academy of Social Sciences do the same thing, but on a much broader range of issues. In 2009, private donors established the Charhar Institute, which focuses specifically on improving China’s overseas image. Taken as a whole, this conglomerate of well-funded institutions and initiatives aimed at boosting China’s reputation around the world is a testament to the priority Beijing attaches to the effort.
CAN’T BUY ME LOVE






Yet for all the billions of dollars China is spending on these efforts, it has yet to see any demonstrable improvement in its global image, at least as measured by public opinion surveys. In fact, the country’s reputation has steadily deteriorated. A 2014 BBC poll showed that since 2005, positive views about China’s influence had declined by 14 percentage points and that a full 49 percent of respondents viewed China negatively. Surprisingly, as a 2013 survey by the Pew Research Center’s Global Attitudes Project indicates, China’s soft-power deficit is apparent even in Africa and Latin America, precisely the regions where one would think the country’s appeal would be strongest.

In spite of these meager results, Beijing is still expending enormous effort and resources to change perceptions. Why the disconnect? The answer is that the Chinese government approaches public diplomacy the same way it constructs high-speed rail or builds infrastructure—by investing money and expecting to see development. What China fails to understand is that despite its world-class culture, cuisine, and human capital, and despite its extraordinary economic rise over the last several decades, so long as its political system denies, rather than enables, free human development, its propaganda efforts will face an uphill battle.
Soft power cannot be bought. It must be earned. And it is best earned when a society’s talented citizens are allowed to interact directly with the world, rather than being controlled by authorities. For China, that would mean loosening draconian restraints at home and reducing efforts to control opinion abroad. Only then could the country tap its enormous reserves of unrealized soft power.

Nguồn:  https://www.foreignaffairs.com/articles/china/2015-06-16/china-s-soft-power-push




Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...