Xung quanh câu chuyện sống lâu
Mình nhận được bài viết dưới đây qua hộp
thư bạn bè gửi từ đầu tuần. Đọc thấy thú vị và muốn chia sẻ với nhiều người trên blog.
Trong thư gửi cho nhau có mấy lời bình kèm theo cũng rất đáng chú ý. Chẳng hạn:
Trong thư gửi cho nhau có mấy lời bình kèm theo cũng rất đáng chú ý. Chẳng hạn:
“Sống thọ mà khỏe mạnh mới thực sự đáng giá”, chứ sống lâu mà đầy bệnh tật hoặc khỏe mà thiếu thốn đủ bề (vật chất và tinh thần) thì "sống thọ ý nghĩa gì nữa".
Nên ngày nay người ta rá vẻ thích: “SỐNG KHỎE, CHẾT NHANH”, nhưng với cả cụm những ý kèm theo, như ít của để dành (ý nói khi còn khỏe mạnh được tiêu pha thoải mái, hưởng tiện nghi, đi du lịch đây đó...); hoặc chết nhanh vậy ắt "nhiều người thương tiếc"... Khẩu hiệu sống trên hiện nay được nhiều tầng lớp người ưa chuộng, phấn đấu đạt tới…
Nhưng có người còn bàn luận thêm về sự sống lâu, hưởng tuổi thọ thật cao:
Đó là “Sống thọ như vậy để làm gì nhỉ ?”, vì đến khi ấy, “không còn ai thân thuộc, bản thân bị lệ thuộc trên nhiều phương diện", ví như về kinh tế dư dật không, sự chu cấp tài chính từ còn cái, rồi điều kiện sống có tốt hay không...; nếu mọi cái dưới mức trung bình, thậm chí khiếm khuyết, không có nữa... thì có khi sống thọ thế “còn khổ hơn bất kỳ hình phạt nào” chưa biết chừng...
Bàn luận là vậy, thôi hãy để đấy tham chiếu. Tốt hơn hết xin mời bạn hãy đọc bài dưới đây trong nguyên văn (nghe nói lấy từ trên trang BBC) được một bạn người Việt yêu thích đề tài này dịch thuật lại...
Vệ Nhi g-th
----
Làm sao để sống thọ trên 110 tuổi?
Tác giả: Rachel Nuwer
Sống đến 100 tuổi
luôn là dịp để ăn mừng, nhưng ngày nay có quá nhiều người 100 tuổi đến nỗi các
nhà khoa học chẳng buồn theo dõi họ nữa.
Hồi năm 2012, Liên Hiệp Quốc ước tính có khoảng 316.600 người trên 100 tuổi trên thế giới.
Cho đến năm 2050, con số này được dự
đoán sẽ tăng lên hơn ba triệu người.
Những người siêu thọ
Có một nhóm người còn đặc biệt hơn
nữa, đó là những người sống trên 110 tuổi.
Nhóm nghiên cứu lão khoa, một nhóm các
nhà nghiên cứu toàn cầu có trụ sở ở Los Angeles, theo dõi dữ liệu của những
người cao tuổi nhất trên thế giới.
Tính đến cuối tháng Ba 2015, có 53
người trên 110 tuổi hiện đang còn sống. Điều đáng buồn là người lớn tuổi nhất
thế giới, cụ bà Misao Okawa ở Nhật Bản, 117 tuổi, đã được thông báo đã qua đời
hôm 1/4.
Cụ Okawa sinh vào năm 1898 và hiện nay
chỉ còn bốn người còn sống – ba người Mỹ và một người Ý, tất cả đều là nữ, có
ngày sinh trước năm 1900.
Điều này có nghĩa là họ đã sống qua ba
thế kỷ. Điều làm cho họ đặc biệt là thế giới sẽ phải chờ tới ít nhất là năm
2100 mới có thể có được một "bộ tứ đại thọ" khác - gồm bốn người
sống qua ba thế kỷ.
Cụ Misao Okawa, sinh năm 1898,
là một trong số ít người sống qua ba thế kỷ (Hình: Getty Images)
Những người còn lại có thể sẽ ra đi
trong vòng chưa tới 10 năm nữa do những người trên 110 tuổi thường chỉ giữ danh
hiệu này trong khoảng thời gian ngắn.
Thời gian trôi qua không ngừng nghỉ có
nghĩa là những người già nhất trên thế giới sẽ lần lượt ra đi.
Điều này khiến cho các chuyên gia trên
trong nhiều lĩnh vực – sinh học, lịch sử, nhân chủng học văn hóa – đang cố gắng
tìm hiểu những gì họ có thể từ những người đặc biệt này trong lúc họ vẫn còn
sống và những bí quyết giữ gìn sức khỏe họ có thể truyền đạt lại cho chúng ta.
Đồng hồ sinh học
chậm
Lý do hiển nhiên nhất để nghiên cứu
những người lớn tuổi nhất hiện còn sống là tìm hiểu kinh nghiệm làm sao giữ
sức khỏe lúc tuổi già.
Những người trên trăm tuổi ‘dường như
sinh ra với đồng hồ sinh học chậm hơn tất cả chúng ta’, Stuart Kim, một nhà
sinh học chuyên nghiên cứu về lĩnh vực phát triển sinh học ở Đại học Standford,
nói. Khi họ 60 tuổi, họ trông như 40.
Khi họ 90 tuổi, họ chỉ giống như người
70. “Khi anh gặp họ,” Kim nói, “họ có bề ngoài và hoạt động trẻ hơn tuổi
thật đến 20 tuổi.”
Hãy xem trường hợp của bà Besse Brown
Cooper, sinh năm 1896 ở Tennessee. Bà sống thọ 116 tuổi 100 ngày và lập kỷ lục
là người sống thọ thứ 10 từ trước đến nay mà thế giới biết được.
“Nhiều người mà tôi nói chuyện chỉ
rùng mình gào lên: “Ôi Trời ơi, tôi không muốn sống lâu như thế đâu,” cháu nội
của bà Besse là Paul Cooper, người đang điều hành một quỹ phi lợi nhuận đặt
theo tên bà nội của ông và hỗ trợ những người sống trên 110 tuổi, nói.
Nhưng mặc dù tuổi tác của cụ Besse có
làm cho người ta kinh sợ, bà nội của ông đối với ông không bao giờ có vẻ gì là
già.
Bà không gặp chuyện gì để đi khám ở
bác sỹ lão khoa. Bà sống ở nhà, ra vườn làm lụng cho tới khi 105 tuổi và bà đọc
rất nhiều cho đến khi 113 tuổi.
Yếu tố di truyền
Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm
hiểu về nền tảng di truyền và môi trường vốn là lý do khiến cho cụ Besse sống
lâu mà vẫn khỏe.
Đến nay, họ đã biết rằng yếu tố di
truyền – tức là ai đó có họ hàng sống thọ – là một trong những yếu tố chính
giúp cho họ sống lâu.
“Không có cách nào sống đến 110 tuổi
trừ phi bạn sinh ra đã được hưởng may mắn về di truyền,” ông Jay Olshansky,
một giáo sư y khoa tại Đại học Illinois, nói.
Tuy nhiên ông và các nhà nghiên cứu
khác đã không thể xác định được gien cụ thể quyết định tuổi thọ, một phần là
do rất khó có đủ mẫu phẩm để nghiên cứu những người siêu thọ.
Hình: Getty Images
Theo ông Thomas Perls, một giáo sư y
khoa và lão khoa tại Đại học Boston và giám đốc của Nghiên cứu Người trăm tuổi
New England tại Trung tâm Y khoa Boston, những nghiên cứu này sẽ không giúp ích
nhiều cho chúng ta để có thêm nhiều người sống siêu thọ nữa nhưng sẽ giúp chúng
ta tránh được hoặc trì hoãn những chứng bệnh như Alzheimer, đột quỵ, tim
mạch và ung thư.
Nói cách khác, có thể sẽ không bao giờ
có việc đa số chúng ta sống đến 110 tuổi, nhưng việc hiểu làm sao có người
sống được đến mức đó có thể giúp cho phần còn lại của nhân loại tăng cơ hội
sống một cuộc sống trọn vẹn hay khỏe mạnh đến tuổi 85 hay 90.
Kho báu lịch sử sống
Giá trị của những người sống siêu thọ
đối với xã hội không chỉ là mục tiêu ích kỷ để đem lại lợi lạc cho chúng ta
trong cuộc sống tuổi già.
Mỗi một người lớn tuổi là một kho
tàng tri thức. Một số người còn gọi họ là kho báu lịch sử sống. Điều quan
trọng nữa là những gì họ kể không được lọc lại qua lăng kính của bên thứ ba –
nhà sử học, nhà làm phim tài liệu hay nhà báo – do đó rất đáng để ghi lại.
“Đó còn là việc giúp chúng ta hiểu sâu
hơn,” Doug Boyd, giám đốc Trung tâm Louie B Nunn về lịch sử truyền miệng tại
Thư viện Đại học Kentucky, nói.
Hình: Getty Images
Đó là lý do tại sao Boyd đang số hóa
toàn bộ bộ sưu tập của ông về lịch sử truyền miệng với 9.400 đoạn thâu âm
được tổ chức thành hệ thống dữ liệu khoa học và miễn phí.
Khi những câu chuyện này được đưa vào
lớp học hay mạng xã hội, chúng sẽ bắt đầu định hình lại cách chúng ta nghĩ về
lịch sử và những giá trị về kiến thức và kinh nghiệm sống trong cuộc đời của
những người lớn tuổi.
“Tôi thật sự nghĩ rằng chúng ta sẽ bắt
đầu có ký ức của công chúng năng động và hiểu biết hơn khi bức tường của lịch
sử truyền miệng bắt đầu đổ xuống,” Boyd nói. “Những câu chuyện con người kể
lại chuyện đời của họ và đối phó với những vấn đề trong cuộc sống của họ được
ghi âm lại trực tiếp sẽ ngày càng có nhiều giá trị văn hóa.”
Góc nhìn khác
Cuộc đời kéo dài cũng giúp cho những
người lớn tuổi những nhận định độc đáo về những gì xảy ra ở hiện tại.
“Đó là một góc nhìn rất khác,” Perls
nói. Ông nhớ lại một lần trò chuyện với ông Walter Breuning, một người dân
Montana sống đến 114 tuổi vào lúc cao điểm của đợt suy thoái kinh tế hồi năm
2008. “Cụ ấy nói với tôi rằng anh nên thử ăn cỏ mỗi ngày như chúng tôi hồi Đại
suy thoái và khi đó anh mới thấy bây giờ cuộc sống của anh có tồi tệ hay
không.”
Hình: Getty Images
Sự khôn ngoan của người lớn tuổi là
điều mà các nền văn hóa ngoài phương Tây lâu nay vẫn rất trân trọng.
Ở Nhật Bản, 43% người lớn tuổi sống
với con cháu – giảm đáng kể qua những thập niên qua – nhưng vẫn vượt xa các
nền văn hóa phương Tây.
Bà Mayumi Hayashi, một nhà nghiên cứu
tại Viện lão khoa tại Đại học King’s College London, lớn lên trong một gia
đình ba thế hệ.
Ông bà của bà yêu thích sự hài hòa,
chuộng trật tự cấp bậc trong xã hội và kính trọng hoàng đế Nhật Bản. Họ
không ưa những ý kiến mạnh bạo và chủ nghĩa cá nhân. Họ đã đem đến một góc
nhìn vào quá khứ của Nhật Bản.
“Văn hóa và giá trị của họ thật sự
khác biệt đến nỗi đối với tôi chúng hoàn toàn lỗi thời,” Hayashi nói. “Tuy
nhiên, có ông bà sống cạnh bên khi tôi trưởng thành khiến tôi càng ý thức hơn
về người lớn tuổi và cho tôi thấy Nhật Bản đã du nhập các giá trị được Mỹ hóa
như thế nào.”
Chúng ta thường quan niệm sai lầm là
càng lớn tuổi thì con người ta càng yếu đi về mặt sức khỏe và tinh thần.
Nghiên cứu của Olshansky và các đồng sự
cho thấy không có dữ liệu chứng minh cho quan niệm nhầm tưởng giữa sức việc
sức khỏe đi xuống và tuổi tác cao lên.
“Hầu hết những vấn đề mà chúng ta cho
rằng là do tuổi tác thực ra lại không phải là do tuổi tác mà là do những việc
chúng ta làm, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu hay béo phì,” Perls nói.
Trên thực tế, nhiều người, thậm chí có
những người 85 tuổi hoặc hơn, có sức khỏe như những người trẻ hơn 20 đến 30
tuổi. Tuổi tác theo nhiều các chuyên gia không phải là cách đánh giá đúng về
sức khỏe.
(Bản tiếng Anh bài
này đã đăng trên BBC Future).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét