Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Sống cùng pháp luật

Sống cùng pháp luật

Lê Kiên
Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ 1-7. Nhưng hôm nay (26-6) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải triệu tập gấp cuộc họp với trưởng đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố để bàn cách hoãn.
 

 
 
Ngày 27-11-2015, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Bộ luật gồm 3 phần, 26 chương và 426 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016 - Ảnh: V.D.
Cơ quan chức năng đã phát hiện bộ luật này có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
“Mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với sự cố điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội trước đó.” - Một thành viên tham dự cuộc họp cho biết.

Cuộc họp đã thống nhất rằng các trưởng đoàn ĐBQH sẽ đem theo tài liệu, dự thảo nghị quyết, phiếu biểu quyết về triệu tập cuộc họp đoàn trong 1-2 ngày tới để thảo luận vấn đề này.
Quốc hội có lỗi với dân. Lỗi trước hết thuộc về gần 500 đại biểu đã biểu quyết thông qua bộ luậ(Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định Nguyễn Anh Sơn đã phát bieue như vậy).

“Các ĐBQH sẽ biểu quyết bằng phiếu tại cuộc họp đoàn, niêm phong phiếu đó lại, trưởng đoàn ĐBQH có trách nhiệm đem số phiếu của đoàn ra Quốc hội, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành kiểm phiếu."- nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết.

Nguồn tin này cũng cho rằng: "Lẽ ra phải triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường, nhưng không còn thời gian để làm việc này nữa, vì vậy đây là biện pháp khả thi nhất để Quốc hội Khóa XIII sửa sai, không để những sai sót trong Bộ luật Hình sự ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.”

Nếu đa số các ĐBQH đồng ý theo phương án được trình, Bộ luật Hình sự sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-1-2017. Trong thời gian đó, Quốc hội Khóa XIV sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung hơn 90 nội dung phát hiện có sai sót.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định Nguyễn Anh Sơn nói với phóng viên Tuổi Trẻ: “Đoàn ĐBQH chúng tôi triệu tập cuộc họp vào ngày 28-6, sau đó biểu quyết ngay, bởi dự kiến ngày 30-6 Quốc hội đã phải ban hành nghị quyết cho lùi thời điểm bộ luật có hiệu lực thi hành. Đây là chuyện rất hi hữu, bộ luật có quá nhiều lỗi, chắc chắn phải sửa thì mới thi hành được”.

LÊ KIÊN

 

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Liệu đây có là cơ hội cho Trung Quốc gỡ sĩ diện ?

 Liệu đây có là cơ hội cho Trung Quốc gỡ sĩ diện ?

Ngày mai ông Dương Khiết Trì sẽ có mặt ở Việt Nam. Ông ta là người đứng ngôi cao nhất về đối ngoại của Trung Quốc trong vai trò Nhà nước. Nói thế vì 7 ủy viên thường vụ BCT, các ủy viên BCT khác đều có rất nhiều quyền hành, nhưng về khía cạnh chính phủ, về nhà nước thì ông Dương Thiết Trì có vai trò lớn và quyền lực nhất.

Chuyến đi của ông Trì trên danh nghĩa là để họp Ủy ban hợp tác kinh tế giữa hai nước. Nhưng ai cũng biết là tháng 7 cận kề đây PCA sẽ ra phán quyết vụ Philippines kiện đường lưỡi bò mà TQ đòi có chủ quyền. Chắc chắn ngoài việc họp hành thường kỳ Việt - Trung, ông Dương Khiết Trì không thể không đề cập đến câu chuyện này với phía Việt Nam.

Trước sự kiện này, nhiều nhà nghiên cứu về Biển Đông, một số tờ báo điện tử và mạng xã hội đã phát biểu ý kiến và đăng bài nhấn mạnh đến các phán quyết của PCA có thể đưa ra nay mai. Dịp này cũng có ý kiến là liệu Trung Quốc có muốn gỡ diện bằng cách buông vấn đề đường lưỡi bò? Cá nhân tôi thì không tin và không thấy nổi lên khả năng này. Bở tham vọng và chủ nghĩa bành trướng của giới lãnh đạo Trung Quốc là không thay đổi, đúng hơn là chưa thay đổi.

Trong số các ý kiến mà tôi đọc được trên mạng từ buổi sáng đến nay, đáng chú ý nhất là ý kiến của ông Nguyễn Minh Thuyết.  Ý kiến của ông là rõ ràng và cách trình bày rất có lý lẽ.

Xin phép tác giả và tờ báo đã đăng bài này (báo điện tử Giáo dục Việt Nam) được đưa lại lên blog này để bạn bè tham khảo. 

Vệ Nhi

------  

Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự


(GDVN) - Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc: Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò.

LTS: Càng gần ngày Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết, Trung Quốc càng tăng cường vận động lôi kéo các nước tẩy chay phán quyết của Tòa với đủ thứ lý lẽ nhưng không có sức thuyết phục. Một vài tiếng nói nhỏ nhoi và lạc lõng không làm thay đổi bản chất và hiệu lực phán quyết của PCA.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích xung quanh vụ kiện này và đưa ra khuyến nghị của ông với tư cách một công dân Việt Nam quan tâm đến tiền đồ quốc gia dân tộc.
Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này, văn phong và nội dung thể hiện quan điểm của tác giả.
Khoảng hơn 3 tháng trở lại đây, các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài, một nhóm học giả và các tờ báo lớn của Trung Quốc ngày nào cũng viết bài đả kích, chống phá vụ kiện của Philippines cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Đồng thời Trung Quốc cũng tìm mọi cách lôi kéo một số nước ủng hộ lập trường của họ.
Trước khả năng PCA sẽ ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng trên Biển Đông, sức ép của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong ASEAN, đặc biệt là Việt Nam sẽ ngày càng lớn.
Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam đồng chủ trì Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ảnh: Tuoitrenews.
Trong dịp này, theo kế hoạch từ trước, ngày 27/6, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam, đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Theo tôi, đây là  cơ hội để hai bên trao đổi lập trường xung quanh vấn đề phán quyết của PCA.
Làm rõ cách giải thích, áp dụng UNCLOS 1982 ở Biển Đông là góp phần thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác
Theo phán đoán của tôi, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ ép Việt Nam không ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA, không kêu gọi ASEAN ra tuyên bố chung ủng hộ phán quyết của PCA và không sử dụng phán quyết của PCA để đàm phán với Trung Quốc.
Đây chính là lúc chúng ta cần nói KHÔNG với toàn bộ “yêu sách ba không” của Trung Quốc. Bởi nếu chấp nhận yêu sách ba không ấy, từ nay về sau, Việt Nam sẽ không còn cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình trên Biển Đông;
Không những thế, chúng ta sẽ không còn xứng đáng là thành viên có trách nhiệm của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS 1982); không còn được bạn bè quốc tế tin cậy và ủng hộ trong cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo tôi hiểu, phán quyết của PCA xung quanh 7 trong số 15 vấn đề Philippines kiện và PCA xét xử có 3 nhóm nội dung sau:
Thứ nhất là căn cứ pháp lý của đường chữ U, còn gọi là đường 9 đoạn, đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra.
Thứ hai là 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng  ở Trường Sa có hiệu lực pháp lý đến đâu theo UNCLOS 1982 (mà không xem xét bản thân các thực thể này thuộc chủ quyền bên nào).
Thứ ba là việc Trung Quốc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982, ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của Philippines trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế...
Có thể thấy đây hoàn toàn là việc ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982, phiên tòa được thành lập đúng quy định trong Phụ lục VII UNCLOS 1982, nằm ngoài nội dung "tranh chấp chủ quyền và phân định biển" mà Trung Quốc chính thức bảo lưu.
Với tư cách thành viên UNCLOS, Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và các quốc gia thành viên khác đều phải hiểu:
Thứ nhất, phán quyết của PCA là phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982, điều chỉnh việc giải thích và ứng dụng sai UNCLOS 1982 (nếu có).
Thứ hai, PCA là cơ quan có thẩm quyền phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982.
Thứ ba, các quốc gia thành viên UNCLOS 1982 phải chấp hành phán quyết của PCA.
Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông không chỉ không có căn cứ pháp lý mà còn xâm hại nghiêm trọng đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, quân sự hóa ồ ạt và đảo hóa các thực thể ở Biển Đông, đồng thời ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông để hiện thực hóa đường lưỡi bò là hoàn toàn phi pháp và là nguyên nhân gây căng thẳng, chẳng những đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực này mà còn tạo ra tiền lệ xấu phá vỡ UNCLOS 1982.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, ảnh do Giáo sư cung cấp.
Trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, khủng hoảng nổ ra năm 2014 sau khi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam hoàn toàn không có tranh chấp là một ví dụ điển hình về tính nguy hiểm, nguy hại của yêu sách đường lưỡi bò.
Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc:
Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò.
Thứ hai, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông không có bất cứ "chồng lấn" nào với Trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc không chứng minh được yêu sách đường lưỡi bò trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982 thì hãy nhân cơ hội này rút lại đường lưỡi bò vô lý ấy.
Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự, thể hiện Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm, tuân thủ luật pháp quốc tế, trỗi dậy hòa bình và không đe dọa đến bất kỳ quốc gia nào.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay ra sức bảo vệ yêu sách đường lưỡi bò dù bản thân họ cũng chẳng biết nó được vẽ ra dựa vào căn cứ nào, tọa độ vị trí chính xác ở đâu.
Chính họ cũng không thuyết phục được nhiều học giả chân chính và có kiến thức chắc chắn, am hiểu luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 trong nước mình. Điều này đã được phản ánh trong một cuộc hội thảo hơn 3 tháng trước đây tại Bắc Kinh mà tờ South China Morning Post ngày 19/6 đã cho biết.
Nhưng cách giáo dục và tuyên truyền một chiều, phóng lao phải theo lao của các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải đang đẩy dân tộc Trung Hoa và cả khu vực vào ngõ cụt.
Dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh rực rỡ, là cái nôi của tư tưởng Nho giáo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, là nơi Chủ tịch Tập Cận Bình đang đề cao pháp trị thì trong quan hệ quốc tế, trong vấn đề Biển Đông thiết nghĩ cũng cần hành xử và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế.
Bởi lẽ chỉ có như vậy mới giúp Trung Quốc trở thành cường quốc trong mắt nhân loại văn minh. Không phải súng ống, cũng không phải tiền bạc giúp Trung Quốc làm được điều đó.
Vun bồi quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung trên cơ sở luật pháp quốc tế

Chắc rằng trong những vấn đề mà ông Dương Khiết Trì đề cập ở Hà Nội lần này sẽ có chuyện hâm lại tình hữu nghị 16 chữ vàng, cũng như khuyên chúng ta đừng có ngả theo ai. Đó là điều các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường đề cập trong nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam.
Thiết nghĩ, đây cũng là điều cần được làm rõ để các bạn hiểu chúng ta và đừng cố tặng ta cái vòng kim cô – một sản phẩm hư cấu từ tiểu thuyết Minh - Thanh mấy trăm năm trước.

Campuchia ủng hộ Trung Quốc chống phán quyết của PCA sẽ gây hại cho chính họ

(GDVN) - Phe đối lập Campuchia cũng có thể dùng chính cách lập luận này để tuyên truyền điều tương tự, vu cáo và chụp mũ cho chính Hun Sen lẫn CPP, gây bất ổn.
Ai cũng thấy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời cận hiện đại trải qua rất nhiều thăng trầm, mặc dù hai nước chung một ý thức hệ, vẫn tuyên bố là đồng chí, anh em của nhau.
Nhưng chính vì ứng xử dựa trên lập trường duy ý chí, khi xảy ra những mâu thuẫn bất đồng đã không ứng xử và giải quyết theo luật pháp quốc tế mà chỉ dựa vào lập trường mới dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới 1979 và xung đột kéo dài suốt 10 năm sau đó.
Hai nước đã vượt qua quá khứ nặng nề, bình thường hóa quan hệ và điều đó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hai quốc gia, hai dân tộc, đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực. Tuy nhiên lòng tin thực sự ở nhau là cái gây dựng thì khó, đánh mất thì dễ và lấy lại nó càng khó hơn nhiều.
Những tranh chấp trên Biển Đông hiện nay thực sự đang là cái gai nằm trong quan hệ giữa 2 nước, vẫn âm thầm mưng mủ và có thể bộc phát bất cứ khi nào như vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, mời thầu trái phép 9 lô dầu khí, cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam khiến dư luận Việt Nam vô cùng bức xúc, thì khó có thể nói đến lòng tin.
Đại cục quan hệ hai nước chỉ có thể được giữ vững, củng cố và phát triển khi những cái gai ấy dần được nhổ bỏ.
Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ vô cùng to lớn và hiệu quả của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Nhưng Việt Nam cũng không thể nào quên những tội ác Trung Quốc đã gây ra năm 1974, 1979, 1988 và những hành động leo thang trên Biển Đông vài năm gần đây.
Tranh chấp trên Biển Đông vô cùng phức tạp, trong khi vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia đối với dân tộc nào cũng là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Chỉ có điều, chủ quyền lãnh thổ hay lợi ích quốc gia dân tộc phải được xác lập một cách hợp pháp và hòa bình chứ không phải xâm lược hay cưỡng đoạt.
Trong khi cả hai nước đều khẳng định lập trường chính thức của nước mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền, lợi ích khác ở Biển Đông, thì chỉ có cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền mới có thể đem đến một giải pháp công bằng, hợp lý mà nhân dân hai nước, hai dân tộc chấp nhận được.
Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam, Trung Quốc đều coi trọng quan hệ hưu nghị, hợp tác Việt - Trung và đều nhận thấy, tranh chấp bất đồng trên Biển Đông là rào cản chính của quan hệ song phương, dù không phải là tất cả.
Trước những vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp và nhạy cảm như thế này, mỗi bên cần có thái độ cầu thị, khách quan, thiện chí thượng tôn pháp luật mới có thể giải quyết được vấn đề một cách căn bản, lâu dài.
Còn việc Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với quốc gia nào cũng chỉ nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho mình và đối tác, cho nhân dân hai nước, đóng góp vào sự phát triển và phồn vinh của khu vực. Việt Nam không theo nước này chống nước kia, nhưng cũng không phải phải nhìn mặt thăm dò bất kỳ quốc gia nào.
Cá nhân người viết cho rằng, những điều này nên được trao đổi một cách thẳng thắn, sòng phẳng và công khai để giúp hai nước thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác và từng bước giải quyết các tranh chấp tồn tại trên cơ sở luật pháp quốc tế, cái gì dễ làm trước, cái gì khó làm sau.
Chính tinh thần đó đã giúp hai nước đàm phán, phân định xong xuôi biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ, trên tinh thần đó hai bên có thể tiếp tục giải quyết các vấn đề song phương khác trên Biển Đông như chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, hoặc tiếp cận theo cơ chế đa phương đối với các tranh chấp đa phương ở Trường Sa.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

Ngẫm chút thế thời/thời thế

Ngẫm chút thế thời/thời thế 


Nhiều người Việt Nam vẫn một lòng thông cảm, thậm chí là yêu mến ông Putin. Chẳng trách được những vị này vì họ được ăn học ở Nga (là chính thôi, chứ khi có công việc thì họ còn đi tới nơi này nơi khác trên thế giới rộng lớn này).

Nhưng đây tôi nói về sự tỉnh táo trước thời cuộc, sự nhạy bén về lợi ích đất nước, tự chúng ta cũng cần biến đổi, chuyển động cho kịp thời cuộc.

Vì ngay như nước Nga có lúc thù hận thấu xương với Tàu, đến mức phải nện cho tay bành trướng này "ngọn đà đao" khốc liệt năm 1969 ở biên giới Xô-Trung.
Rồi lại thân thiện, tiếp đó quay lại căng thẳng, ngoảnh mặt nhau cứ liên miên diễn ra (do lợi ích cả thôi).

Và bây giờ lại tâng bốc, chèo kéo nhau (từ vụ Nga chiếm Crưm, với cớ thu hồi). Tất cả là cả 2 ông lớn này có ý để kiềm chế bớt Mỹ & phương Tây. Chuyện thường tình, chúng ta không nên ý kiến ý cò gì. Đó là việc của họ với nhau và với thế giới, quyền của họ.

Vấn đề là với ông Nga này (không phải nhân dân Nga, dân tộc Nga nhá, vì nói thế là dễ bị chụp mũ). Ông ấy to lớn thế thì có lợi ích toàn cầu, nên mình phải tỉnh với chính quyền của nước này. Tôi cho là phải tỉnh đến mức cảnh giác nữa đối với con người đang nắm toàn bộ quyền lực nước này như ông Putin, chứ đừng có "rút hết ruột gan" trong những trao đổi quân sự, mua sắm vũ khí... Nói ít thế thôi là đủ hiểu rồi.

Với ông Putin, một chính khách mưu mẹo, lại chất đầy tham vọng như thế, thì sự thay đổi chính kiến của ông ta với TQ (là đối tượng đang xâm chiếm lãnh hải, biển đảo của ta) cũng là điều dễ hiểu.
Vậy ta chẳng nên ca tụng, thậm chí là "phục" ông Putin mà làm gì, tôi nghĩ vậy. Lúc này nên coi ông cũng như hoặc gần như các đối tác chính trị trên toàn cầu khác mà thôi...

Vệ Nhi

-------

Xem bài dưới đây (báo điện tử Nhà nước cấp phép đăng):



Tin thế giới

Nhà lãnh đạo Nga cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc là "động lực tích cực cho mối quan hệ song phương" và "một người bạn rất tốt, một đối tác tin cậy".

Tờ Russia Beyond The Headlines đưa tin cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/6 sẽ thăm chính thức Trung Quốc hai ngày.

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã trước thềm chuyến thăm, nhà lãnh đạo Nga đã bày tỏ lời cám ơn đối với đối tác Trung Quốc về sự sẵn sàng hợp tác thúc đẩy cấu trúc thương mại Nga-Trung "chặt chẽ hơn", mối quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc hơn.

  Putin: Tập Cận Bình là người bạn tốt, đối tác tin cậy - Ảnh 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải).


Khi được hỏi về ấn tượng về Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Nga cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc là "động lực tích cực cho mối quan hệ song phương" và "một người bạn rất tốt, một đối tác tin cậy".

Mặc dù chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Nga-Trung chưa được công bố, nhưng các chuyên gia tại Hội đồng Đối ngoại Quốc tế Nga, dự kiến các nhà lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận về việc tăng cường hơn nữa hợp tác song phương về thương mại, phát triển kinh tế, đầu tư, nghiên cứu, công nghệ và văn hóa.

Ngoài ra, chương trình bao gồm các vấn đề về hợp tác và tương tác trong các tổ chức đa phương và khu vực, gồm Liên Hợp Quốc, BRICS và G20. Một chủ đề khác của các cuộc thảo luận có thể bao gồm thỏa thuận đạt được trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) về hợp tác thương mại trong máy móc và công nghệ cao.

Theo Sergey Lousianin, quyền giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Viện khoa học Nga, chuyến công du lần này cung cấp một cơ hội giúp hai nước vượt qua cấp độ thấp của hợp tác kinh tế song phương, tăng cường liên kết đầu tư giữa các khu vực của hai nước, thảo luận về hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống như năng lượng, công nghiệp, công nghệ cao, an ninh mạng, không gian, ngân hàng và cơ sở hạ tầng.

Đội ngũ tháp tùng Tổng thống Putin trong chuyến thăm Trung Quốc lần này khá lớn, gồm các Bộ trưởng, các Tổng giám đốc, thống đốc là bằng chứng cho thấy nó mang ý nghĩa chính trị cao hơn thông thường, ông Lousianin cho biết thêm.

Vladimir Petrovsky, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nga-Trung Quốc quan hệ nghiên cứu và dự báo tại Viện Viễn Đông nghiên cứu của Viện khoa học Nga, cho rằng hàng chục thỏa thuận sẽ được ký kết trong các lĩnh vực khác nhau, từ năng lượng hạt nhân việc tạo ra một khu vực thương mại tự do.

Hoàng Hải



 





Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Thông cáo Vịt què và Nghịch lý ASEAN



Một bài viết mới của Nguyễn Quang Dy (bài đã đăng trên một số trang điện tử, blog...). Xin giới thiệu lên đây toàn văn bài viết của tác giả để bạn bè tham khảo. Cùng với bài này xin post lên đây bình luận về HN Ngoại trưởng Trung Quốc - Asean đăng trên Báo Pháp luật Tp HCM.

SAU KHI ĐĂNG BẢN TIẾNG VIỆT, TÁC GIẢ CÓ GỬI BẢN TIẾNG ANH DO CHÍNH TÁC GIẢ VIẾT. TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU VỚI BẠN ĐỌC BIẾT TIẾNG ANH THAM KHẢO. --->>>> đăng ở phía dưới bài này. 

(VN)

-----


Thông cáo Vịt què và Nghịch lý ASEAN

Nguyễn Quang Dy

Những gì diễn ra tại Côn Minh (Kunming, 14/6) đã biến Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-China thành một sự kiện bất bình thường với một “thông cáo vịt què” (lame duck communique), dù là vịt Bắc Kinh hay vịt ASEAN. Nếu không muốn gọi hội nghị này là thất bại thì cũng không thể coi là thắng lợi. Dù Trung Quốc có ngăn cản được một tuyên bố chung ASEAN (như tại Phnom Penh năm 2012) thì cũng không thể ngăn cản được xu hướng “thoát Trung” trong cộng đồng ASEAN vốn bị phân hóa. Hãy thử giải mã những uẩn khúc tại Côn Minh để làm sáng tỏ bức tranh ASEAN-China, trong thời điểm nhạy cảm hiện nay.



Bối cảnh trước hội nghị Côn Minh  

Hội nghị Côn Minh diễn ra vào lúc Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) sắp ra phán quyết (dự kiến 7/7/2016) theo đơn kiện của Philippines. Có nhiều khả năng Philippines sẽ thắng kiện, làm Trung Quốc rất lo ngại, tìm mọi cách đối phó. Bên cạnh việc lăm le xây lắp hạ tầng quân sự tại Scaborough Shoal thành một cứ điểm mạnh, Trung Quốc ráo riết vận động các nước ủng hộ. Tuy Trung Quốc ngạo mạn tuyên bố không thừa nhận phán quyết của PCA, nhưng thực ra họ rất lo ngại bị cộng đồng quốc tế cô lập tại Biển Đông. Theo CSIS, Trung Quốc tuyên bố có 60 nước ủng hộ lập trường của họ, nhưng thực tế chỉ có 8 nước (Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu, Lesotho), và năm nước đã thẳng thừng bác bỏ, làm Trung Quốc mất mặt (Poland, Slovenia, Bosnia, Herzegovania, Cambodia, Fiji).  

Chuyến thăm Việt Nam (và Nhật) của Tổng thống Obama là một sự kiện quan trọng. Tuyên bố Mỹ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí đánh dấu một bước ngoặt, hoàn tất quá trình bình thường hóa, đồng thời thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Việt. Điều này chắc chắn làm Trung Quốc đau đầu. Sau đó, Thủ tướng Việt Nam được mời dự họp mở rộng Thượng đỉnh G7 tại Nhật (26-27/5). Đây là dịp để G7 tăng cường “đoàn kết quốc tế về Biển Đông”, và Việt-Nhật tăng cường hợp tác quốc phòng và kinh tế, bao gồm sáng kiến “kết nối Mekong với Nhật Bản”.  Tiếp theo Tuyên Bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng G7 về an ninh Biển Đông (4/2016) các nhà lãnh đạo G7 đã ra “Tuyên bố chung Ise-Shima” (27/5) về an ninh Biển Đông và Biển Hoa Đông, nhằm đảm bảo tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, để kiềm chế sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc.   




Tại Đối thoại An ninh Khu vực “Shangi-La 15” (Singapore, 3-5/6/2016) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter (và TNS John McCain) đã đến dự và chỉ trích mạnh mẽ hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Mỹ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) và cảnh báo nếu Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa Scaborough Shoal thì có nguy cơ sẽ bị cô lập như “xây Vạn lý Trường thành tự cô lập mình”. Tiếp theo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatami cũng chỉ trích Trung Quốc và tuyên bố Nhật sẽ giúp các nước Đông Nam Á tăng cường năng lực an ninh tại Biển Đông. 

Đáng chú ý là tại Shangri-La 15, NATO cũng tuyên bố sẽ có bước đi cần thiết trước động thái mới của Trung Quốc ở biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian kêu gọi lực lượng hải quân châu Âu có sự hiện diện “thường xuyên và rõ ràng” tại khu vực, để duy trì luật biển và tự do hàng hải. Le Drian nói “nếu luật biển không được tôn trọng tại các vùng biển gần Trung Quốc, thì sau này nó sẽ bị đe dọa ở Bắc Cực, ở Địa Trung Hải, hay ở nơi khác”. Sau Shangri-La 15, Bộ trưởng Quôc phòng Pháp đã đến thăm Việt Nam như để khẳng định lập trường mới của họ. Thái độ cứng rắn hơn của Mỹ, Nhật, Ấn Độ và NATO là đối trọng làm chuyển hóa lập trường ASEAN bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã ra đời, nhưng ASEAN vẫn còn bị phân hóa.  

Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đã tiến hành tập trận quy mô lớn tại tây thái bình Dương (10-18/6/2016). Đây là cuộc tập trận thường niên (Malabar) giữa Mỹ với Ấn Độ và Nhật Bản (“Tam cường”), nhằm thiết lập trật tự an ninh hàng hải mới tại Đông Á để đối phó với các hành động quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trong tương lai, nếu Úc tham gia thì quy mô tập trận sẽ mở rộng thành “Tứ cường”. Ngoài ra, Mỹ đang tăng cường lực lượng hải quân và không quân cho khu vực này, điều một phần Hạm độ 3 tới Biển Đông và một phi đội 4 máy bay tác chiến điện tử E/A 18G Growler tới căn cứ Clark (Philippines), sau khi triển khai các loại máy bay hiện đại nhất tới khu vực này như Global Hawk và F-35, cùng với 5 máy bay A-10C Thunderbolt, và 3 trực thăng HH-60G Pave Hawk.  

Sự cố hi hữu tại hội nghị Côn Minh

Các nước ASEAN chưa thật sự tin tưởng lắm vào chiến lược “xoay trục” (hay tái cân bằng) của chính quyền Obama cũng như chưa biết chính quyền mới (Hillary Clinton hay Donald Trump) sẽ “xoay trục” thế nào. Nhưng họ không có nhiều lựa chọn trước thái độ ứng xử ngày càng hung hãn và trịch thượng của Trung Quốc tại Biển Đông. Sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands (15-16/2/2016), hội nghị ngoại trưởng ASEAN-China tại Côn Minh (14/6/2016) là một cố gắng của Trung Quốc để thao túng các nước ASEAN, trước những diễn biến trái chiều trong khu vực đang làm Trung Quốc ngày càng cô lập. 

Theo Carl Thayer (“The Truth Behind ASEAN’s Retracted Kunming Statement”, Carl Thayer, the Diplomat, June 19, 2016) sự cố ngoại giao hi hữu xảy ra tại hội nghị Côn Minh là hệ quả của lối ứng xử thô lỗ (heavy-handed) của Trung Quốc và cách điều phối và ra quyết sách vụng về của ASEAN (bureaucratic snafu). Sự cố này như một con vịt què, làm bộc lộ rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như sự đồng thuận lỏng lẻo của ASEAN dễ bị Trung Quốc thao túng. Hãy thử lý giải những gì đã xảy ra. 

Văn bản tài liệu hội nghị khẳng định, “các nước thành viên ASEAN nhất trí với nội dung của Thông cáo Báo chí do các ngoại trưởng ASEAN soạn.”  Báo Straits Times cũng khẳng định mười ngoại trưởng ASEAN đã đồng thuận là Thông cáo Báo chí sẽ được ngoại trưởng của Singapore thay mặt ASEAN công bố tại cuộc họp báo chung ASEAN-China vào cuối hội nghị. Nhưng vào phút chót, phía Trung Quốc lại đưa ra bản thỏa thuận 10 điểm (10-point consensus) nhưng ASEAN không thể chấp nhận. 

Các Ngoại trưởng ASEAN đã quyết định Ngoại trưởng Singapore sẽ không dự họp báo chung vì công khai bất đồng với Ngoại trưởng Trung Quốc trước công chúng là khiếm nhã. Các Ngoại trưởng ASEAN cũng quyết định ASEAN sẽ ra thông cáo báo chí riêng. Nhưng Trung Quốc lại vận động Lào và Campuchia ngăn cản việc này. Theo báo Straits Times, cuộc họp báo chung đó không thành là do “bất đồng không thể hóa giải giữa ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông”. Trung Quốc đã gây áp lực rất lớn với phía Lào (là nước chủ tịch luân phiên) buộc phải yêu cầu “chỉnh sửa khẩn cấp” một số nội dung Trung Quốc “không hài lòng”. Camphuchia cũng từ chối ký vào bản Thông cáo Chung, giống như tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh (năm 2012), không ra được tuyên bố chung vì Trung Quốc gây áp lực với Campuchia (là nước chủ tịch ASEAN) không nhất trí với tuyên bố đó. 

Các Ngoại trưởng ASEAN đành quyết định mỗi nước có thể ra thông cáo riêng theo cách của mình, nhưng lúng túng không biết nên công bố bản gốc Thông cáo Chung ASEAN như thế nào. Chính vì vậy Malaysia đã bức xúc (frustrated) về sức ép quá đáng của Trung Quốc đối với ASEAN và chuyển bản Thông cáo Chung cho AFP, nhưng sau ba tiếng phải thu hồi lại theo lệnh của Ban Thư ký ASEAN (để “chỉnh sửa khẩn cấp”). Theo báo Straits Times, một quan chức ngoại giao ASEAN nói rằng việc “Malaysia công bố bản Thông cáo Chung là biểu hiện quá bức xúc (extreme frustration) của năm nước thành viên ban đầu cộng với Việt Nam, trước thái độ thô lỗ và ngạo mạn (crude and arrogant) của phía Trung Quốc”.  
Tuy Côn Minh là một thất bại của ASEAN do thiếu đồng thuận, nhưng theo báo Diplomat, “Trung Quốc chứ không phải ASEAN mới thực sự thất bại tại hội nghị Côn Minh”. ASEAN đã bày tỏ quan điểm cứng rắn, trái với mong muốn của Trung Quốc. Chiến thuật “chia để trị” của Bắc Kinh đã khiến nhiều nước ASEAN phản ứng mạnh hơn. Thông cáo Chung của ASEAN đã làm hỏng ý đồ của Bắc Kinh muốn xếp tranh chấp biển Đông vào diện giải quyết song phương với từng nước có tranh chấp (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei). Theo AFP, thái độ cứng rắn của ASEAN như một “cái tát ngoại giao” vào mặt Trung Quốc.

Nhưng ASEAN có dám đứng lên cùng phản đối hành động phiêu lưu của Trung Quốc tại Biển Đông hay không? Tuy hầu hết các nước ASEAN phản ứng Trung Quốc mạnh hơn trước, nhưng chỉ có ASEAN và Trung Quốc thôi thì không thể hóa giải được vấn đề này. Việc Thông cáo Chung được đưa ra rồi rút lại chứng tỏ cả Trung Quốc và ASEAN phải chịu trách nhiệm, đặc biệt Lào và Campuchia là hai nước bị Trung Quốc thao túng, gây bất đồng tại hội nghị Côn Minh. Theo Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh, “Tất cả đã đồng ý phát hành bản Thông cáo Chung, trừ Campuchia. Đã có thỏa thuận nếu không có đồng thuận của cả khối thì từng nước ASEAN riêng rẽ có thể sử dụng nội dung thông cáo này để thông báo cho báo chí”. Sau đó, các nước Việt Nam, Philippines, Singapore, Indonesia, đã ra tuyên bố riêng.

Thực ra, nội dung Thông cáo Chung mà Malaysia đưa cho hãng AFP phản ánh gần như nguyên văn những tuyên bố gần đây của các ngoại trưởng ASEAN (mà Campuchia đã đồng ý). Vì vậy, vấn đề là Trung Quốc muốn lợi dụng cơ hội này để phân hóa và thao túng các nước ASEAN. Với vai trò chủ tịch ASEAN, phía Lào không ra tuyên bố, mà cũng không trả lời báo chí. Đáng chú ý là chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thăm Lào chính thức và hội đàm với lãnh đạo mới của Lào cùng ngày diễn ra hội nghị ngoại trưởng tại Côn Minh.  
T
ông cáo Chung của ASEAN có đoạn nhấn mạnh các ngoại trưởng (trích) “bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước những diễn biến gần đây đã làm xói mòn lòng tin, làm gia tăng sự căng thẳng và có khả năng phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông… Chúng tôi cũng không thể bỏ qua những gì đang diễn ra tại Biển Đông vì đó là một vấn đề quan trọng trong quan hệ và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc…” (hết trích).

Nhưng tiếp theo, điều còn quan trọng hơn như là một thử thách lớn đối với các nước ASEAN là phải cố gắng đạt được đồng thuận về một Tuyên bố Chung của ASEAN sau khi Tòa án Trọng tài Quốc tế về luật biển ra phán quyết (dự kiến 7/7/2016). 

Thử lý giải một vài nghịch lý 

Đoàn kết ASEAN là một huyền thoại (myth). Người ta hay ví đoàn kết ASEAN như một bó đũa, nếu bị tách ra từng chiếc thì có thể bị bẻ gẫy. Vì vậy, Trung Quốc tìm mọi cách “chia để trị”. ASEAN vẫn tự hào và duy trì nguyên tắc “không can thiệp” (non-interference), nhưng nếu bị Trung Quốc bắt nạt, thì làm sao có thể ứng cứu cho nhau trong một hệ thống an ninh tâp thể? Người ta hay nói ASEAN “đồng thuận” trong “đa dạng”. Nghe thì rất hay, nhưng nếu “đồng thuận” không thực chất, trong khi “đa dạng” quá nhiều như “đồng sàng dị mộng” thì ASEAN không thể mạnh. Cộng đồng ASEAN phải đổi mới thể chế. 

COC là một ảo tưởng (illusion). Mấy thập kỷ nay, ASEAN đàm phán (không thành công) với Trung Quốc về bộ “Quy tắc Ứng xử” (Code of Conduct) tại Biển Đông. Điều đó dễ hiểu vì Trung Quốc đang trỗi dậy, muốn thay đổi nguyên trạng tại khu vực, thì tại sao họ lại chịu bị trói bởi luật lệ của kẻ khác. Chừng nào Trung Quốc còn theo đuổi chủ nghĩa bành trướng bá quyền để chiếm đoạt Biển Đông, thì họ chỉ đàm phán như một trò chơi để đánh cờ chứ không phải thỏa thuận thực sự. Dù có thỏa thuận, thì họ cũng xé bỏ nếu cần, vì ASEAN không đủ mạnh để áp đặt được họ. Đối với Trung Quốc, luật lệ thuộc về kẻ mạnh. Chỉ có đủ mạnh thì ASEAN mới có thể buộc họ phải theo luật chơi chung. Muốn vậy, ASEAN phải mở rộng khuôn khổ đối tác chiến lược ra ngoài Đông Nam Á (với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ) và trở thành đồng minh chiến lược với Mỹ. Trước đuổi Mỹ đi thì bây giờ phải gọi Mỹ lại.   
 
“Ba không một có” là trò chơi chữ (semantic game). Việt Nam có một nguyên tắc phản ánh mong muốn độc lập và trung lập nghe rất hay là “Ba không” (không liên minh quân sự với nước khác, không để nước khác đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không dựa vào nước này để chống nước kia). Muốn duy trì nguyên tắc đó thì quốc gia đó phải đủ mạnh như Thụy Sỹ, môi trường quốc tế và khu vực phải đủ ổn định. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam suy yếu và tụt hậu, khi môi trường quốc tế và khu vực đầy bất ổn, với nguy cơ “Bắc thuộc” và “Hán hóa” ngày càng lớn, thì cố giữ nguyên tắc “ba không” là đồng nghĩa với tự sát. 

Lúc này phải dùng “quẻ biến”. Nhưng biến thế nào? Nếu biến bằng khẩu hiệu “Ba không Một có” thì chỉ là trò chơi chữ. “Một có” được hiểu là “những cái gì có thể làm được và làm có mức độ”. Bản chất của “Ba không” là sợ Trung Quốc và phụ thuộc vào Trung Quốc. “Thoát Trung” thực chất là thoát khỏi nỗi sợ “thiên triều” và lệ thuộc vào cái bẫy ý thức hệ. Chừng nào không thoát khỏi cái bẫy này, thì “Một có” hay “Hai có” chỉ là ảo tưởng để tự lừa mình, chẳng khác gì “xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”. 

Vì vậy, có vũ khí hiện đại chưa chắc đã mạnh. Phải biết dùng hay dám dùng. Tại sao gần đây tai nạn máy bay quân sự xảy ra liên tiếp? Do chất lượng khí tài hay là do “lỗi hệ thống” hay là do “nguyên nhân lạ” nào khác? Ngày 16/4/2015, hai chiếc Su-22 rơi tại vùng biển Ninh Thuận, không rõ nguyên nhân, làm 2 phi công thiệt mạng (không kịp nhảy dù). Ngày 14/6/2016, một chiếc Su-30MK2 rơi tại vùng biển gần đảo Hòn Mê (Hà Tĩnh), một phi công thoát chết, một tử nạn (sau khi nhảy dù xuống biển). Ngày 16/6/2016, chiếc máy bay cứu hộ CASA-212 bị rơi tại vùng biển gần đảo Bạch Long Vĩ (Hải phòng), trong khi đi tìm kiếm phi công Su-30MK2 vừa bị nạn. Trên máy bay CASA-212 có 9 quân nhân tử nạn.  

Lời cuối (end notes)

Hai tai nạn máy bay đáng tiếc liền nhau làm bộc lộ vài nghịch lý thông thường, cần các viện/trung tâm nghiên cứu chiến lược (hay chiến thuật) làm rõ:

Tại sao phi công Trần Quang Khải bị nạn trên biển suốt 84 giờ mới tìm thấy, đã chết trước đó 48 giờ, tức còn sống 36 giờ sau khi nhảy dù (do bị dù cuốn)? Tại sao phi công không bắn pháo sáng (flares) và xịt thuốc màu (fluorescein) ra nước biển để báo hiệu?   

Tại sao cả hai trường hợp phi công bị nạn trên biển đều do ngư dân tìm thấy trước, chứ không phải do lực lượng tìm kiếm chuyên nghiệp được trang bị đầy đủ tìm thấy? Các lực lượng cứu hộ đã luyện tập và phối hợp hành động như thế nào?    




Tại sao chiếc máy bay cứu hộ CASA-212 lại nhận được lệnh bay ra vùng biển gần đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) để tìm kiếm phi công Su-30MK2 bị nạn, trong khi nó bị rơi tại vùng biển gần đảo Hòn Mê (Hà Tĩnh), cách nhau hơn 200 km? 

Tại sao chiếc máy bay cứu hộ CASA-212 lại bị rơi và tại sao nó bị vỡ thành nhiều mảnh? Phi công Nguyễn Thành Trung cho rằng máy bay bị “va đập mạnh”, vậy nó bị va đập mạnh bởi cái gì mà vỡ thành nhiều mảnh như vậy?   

Tại sao thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh phải cầu viện Trung Quốc hỗ trợ tìm kiếm (trong khi họ muốn độc chiếm Biển Đông)? Nếu vì “nhân đạo”, thì tại sao không chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ của phía Mỹ (là đối tác “hợp tác toàn diện”)? 
 
NQD. 21/6/2016

-------


Lame duck Statement and the Paradox of ASEAN

by Nguyen Quang Dy

What happened in Kunming (June 14, 2016) has turned the ASEAN-China Special Foreign Ministers’ Meeting into a bizarre event with “a lame duck statement” screwed up by either Beijing ducks or ASEAN ducks. Even if the meeting was not considered a failure, it cannot be considered a success, either. Although China could prevent an ASEAN Joint Communique (like in Phnom Penh in 2012) it could not stop the trend of “exiting China’s orbit” by a polarized ASEAN community. Let us try to clarify the confusion (and mystery) in Kunming to throw lights on the ASEAN-China relationship at this critical juncture.

Background before Kunming Meeting 
The Kunming Meeting took place right before the Permanent Court of Arbitration (PCA) announces its rulings (expected on July 7, 2016) on the claims brought by the Philippines. It is likely the Philippines would win the case, which makes China very upset, trying to counter this move. Apart from attempting to build military infrastructures on the Scarborough Shoal to turn it into another stronghold, China has intensified lobbying effort to rally support. While China arrogantly defies PCA rulings, she is really concerned about being isolated by the international community in the South China Sea disputes. According to CSIS, China claimed 60 countries supported its position, but in fact only 8 countries did (Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu, Lesotho), while 5 countries (Cambodia, Poland, Slovenia, Bosnia, Herzegovina, Fiji) denied their alleged  support, humiliating China.   
President Obama’s visit to Vietnam (and Japan) was an important event. His bold decision to completely lift the arms ban marked a new turning point, accomplishing the normalization process, and framing up the US-Vietnamese strategic partnership. This would undoubtedly make China upset. Then, Vietnam’s new Prime Minister was invited to join an open session of the G7 Summit in Japan (May 26-27, 2016). This was an opportunity for the G7 leaders to intensify “solidarity on the South China Sea” and for Vietnam and Japan to step up their defense and economic cooperation including the initiative to “link up the Mekong with Japan”.  Following the Joint Statement of the G7 Foreign Ministers’ Meeting on the Security of the South China Sea (April 2016), the G7 leaders issued the “Ise-Shima Joint Declaration” (May 27, 2016) on the Security of the South China Sea and East China Sea, for freedom of navigation and overflight and for peaceful resolution of disputes with full respect for international law and diplomatic processes, to contain China’s aggressive rise.     
At the regional security dialogue “Shangri-la 15” (Singapore, June 3-5, 2016) US Defense Secretary Ash Carter (and Senator John McCain) attended and delivered strong criticism of China’s assertive actions and militarization in the South China Sea. The US urged China to respect the PCA rulings and warned if China continued to to militarize Scarborough Shoal, it would risk further isolation as it “builds a Great Wall for its own isolation”. Then, Japan’s defense Minister Gen Nakatami also criticized China and announced support to partners in South East Asia to strengthen their security capability.  
At “Shangri-La 15”, NATO countries also stated their willingness to take necessary steps in response to China’s new moves in the South China Sea. French Defense Minister Jean-Yves Le Drian called on European naval forces to show “routine and obvious” presence in the region, to maintain the law of the sea and freedom of navigation and overflight. Le Drian said, “If the law of the sea is not respected in the waters closer to China, then later it would come under threat in the Nordic, the Mediterranean or other places”. After Shangri-la, the French Defense Minister visited Vietnam as if to confirm the new position. The tougher stance by the US, Japan, India, and NATO would present a counterbalance for ASEAN members to change their stance to be less dependent on China. Although ASEAN Economic Community (AEC) has been announced, ASEAN member countries are still polarized.   
The US, Japan, and India started a large scale military exercise in the Western Pacific (June 10-18, 2016). This annual exercise (code named Malabar) participated by the US, India and Japan (“the three powers”), was to establish a new maritime security order in Asia-Pacific to deal with  China’s militarized actions in the South China Sea and East China Sea. In the future, if Australia is to join the game, the scope of military exercise will be expanded into “the four powers”. In the meantime, the US has stepped up its naval and air power projection into the region, deploying part of its Third Fleet to the South China Sea and a squadron of 4 electronic warfare aircraft E/A 18G Growler to Clark Airbase (the Philippines), following the deployment of most sophisticated assets including Global Hawk drones, F-35 Lightning stealth fighters, five A-10C Thunderbolt fighters and three HH-60G Pave Hawk helicopters… 

Bizarre Turns of Event in Kunming   
Pehaps, ASEAN member states are not really confident in the “Pivot” (or Rebalance) policy of the Obama Administration, and have no idea how a new administration (of Hillary Clinton or Donald Trump) would “pivot”. But they have little choice, given China’s assertive and arrogant behavior on the South China Sea disputes. Following the US-ASEAN Summit in Sunnylands (15-16/2/2016), the ASEAN-China Special Foreign Ministers’ Meeting in Kunming (14/6/2016) was China’s clumsy effort to manipulate ASEAN community to counter adverse developments in the region, making China more isolated.
According to Carl Thayer (“Revealed: The Truth Behind  ASEAN’s Retracted Kunming Statement”, Carl Thayer, the Diplomat, June 19, 2016) the unexpected turns of events in Kunming is the outcome of China’s heavy-handed conduct and ASEAN’s bureaucratic snafu from poor coordination of decision making process. This was a lame duck event, revealing a deeper rift between ASEAN and China, and poor consensus by ASEAN community being manipulated by China. What went wrong seems like a “déjà vu” performance by China’s arrogant Foreign Minister (Wang Yi) who became “well known” during a press conference in Ottawa (June 1, 2016) when he berated a Canadian journalist on human rights in China, obviously embarrassing his Canadian counterpart.    
The Meeting’s documents confirm, “ASEAN member states consented to the content of the Joint Statement drawn up by ASEAN Foreign Ministers.” The Straits Times also confirms ten ASEAN Foreign Ministers reached a consensus that the Joint Statement would be presented to a joint press conference at the end of the Meeting by Singapore’s Foreign Minister (as ASEAN’s coordinator) and China’s Foreign Minister. But at the last minute, China presented ASEAN with a “10-point consensus” that ASEAN could not accept.  
The ASEAN Foreign Ministers decided that Singapore’s Foreign Minster would not attend any joint press conference as disagreement with China’s Foreign Minister in public would be rude. ASEAN Foreign Ministers also decided that ASEAN would issue a separate press communiqué. But China lobbied Laos and Cambodia to block this move. According to the Straits Times, the failure of a joint press conference is due to uncompromising disagreements between ASEAN and China on the South China Sea. China put huge pressure on Laos (as ASEAN’s rotational chair) to retract the Joint Statement for “urgent amendments”of what “displeased” China. And Cambodia also backtracked and refused to sign on to the Joint Statement, repeating what had happened in Phnom Penh in 2012 when ASEAN Foreign Ministers failed (for the first time) to issue a Joint Statement because China put pressure on Cambodia (as ASEAN’s rotational chair) to block the endorsement of the Joint Statement.  
The ASEAN Foreign Ministers then decided that each member state could issue a separate statement as it sees fit, but they were confused as how ASEAN should issue it’s original Joint Statement as agreed. It was in this context that Malaysia was so frustrated about China’s extreme pressure on ASEAN that it released the Joint Statement to the AFP, but after 3 hours it had to retract it under the instruction of the ASEAN Secretariat (for “urgent amendments”). According to the Straits Times, an (unnamed) ASEAN diplomat said, “Malaysia’s release of the document to the press manifested the “extreme frustration” by five ASEAN original states plus Vietnam, given China’s “crude and arrogant” behavior.    
While the Kunming Meeting seems an ASEAN failure for poor consensus, the Diplomat argued that “China, not ASEAN” was the real failure in Kunming. ASEAN displayed a tough stance, contrary to China’s expectation. Beijing’s “divide and rule” strategy led to stronger resentment from ASEAN members. In fact, ASEAN’s Joint Statement has spoiled Beijing’s attempt to classify disputes in the South China Sea as something to be resolved by bilateral settlement with each claimant (Vietnam, the Philippines, Malaysia and Brunei). According to AFP, ASEAN’s tougher stance was “a diplomatic slap” to China.  
But, could ASEAN community stand up to protest against China’s adventurism in the South China Sea? While most ASEAN member states showed stronger resentment to China’s rude behavior, the game could not be resolved between ASEAN and China only. That the Joint Statement was released and then retracted shows that China and ASEAN were accountable, especially Laos and Cambodia who were manipulated by China to create confusion in Kunming. ASEAN’s Secretary General Lê Lương Minh said, “Everyone agreed to issue ASEAN Joint Statement, except Cambodia. There was an agreement that without ASEAN consensus, each member state could use the content of this Joint Statement for a press release”. Thus Vietnam, the Philippines, Singapore, Indonesia, have issued a separate statement.
In fact, the content of the Joint Statement released by Malaysia to the AFP reflects recent statements by ASEAN Foreign Ministers endorsed by Cambodia. The only question is China wanted to take this opportunity to polarize and manipulate ASEAN. Given its role as ASEAN’s chair, Laos neither issued any statement, nor made any press comment. It should be noted that Vietnam’s State President Trần Đại Quang officially visited Laos and held talks with Laotian leaders on the same day of the Kunming Meeting.    
The ASEAN Joint Statement read in part (quote) “We expressed our serious concerns over recent and ongoing developments, which have eroded trust and confidence, increased tentions and which may have the potential to undermine peace, security and stability in the South China Sea… We also cannot ignore what is happening in the South China Sea as it is an important issue in the relations and cooperation between ASEAN and China…” (unquote).
But what comes next is even more important as a major challenge to ASEAN community as its members try to reach a consensus on an ASEAN Joint Statement upon the expected rulings by the Permanent Court of Arbitration (likely on July 7, 2016). It is likely Cambodia would turn around to support China again for “a deal” that both countries might have made behind the scene, following the “lame duck” Kunming Meeting.

Explaining away some Paradoxes  
ASEAN unity is a myth. People used to compare ASEAN unity with a bunch of chopstics which can be broken one by one if they are separated. That is why China tries to “divide and rule”. ASEAN members are proud of and maintain their principle of “non-interference”. But if they are bullied by China, how can they come to each other’s protection with “non-interference” in a collective security framework? People also talk about ASEAN’s image of “unity in “diversity”. It sounds great, but how unity is maintained in diversity by “strange bed fellows”? ASEAN cannot be strong, if its structural framework is not changed.  
Code of Conduct (COC) is an illusion. For decades, ASEAN negotiated in vein with China for an effective “Code of Conduct” in the South China Sea. It is understandable as China is rising like a bully, trying to change the status quo. Why should it be bound by the rules written by others? As long as China follows its expansionist hegemonism to turn the South China Sea into its own lake, China would negotiate the COC as a game, not for real. Even if China has agreed to a deal, it would break when necessary, if ASEAN is not strong enough to impose the rules. For China, the rules are decided by the strong, not the weak. ASEAN cannot force China to play by the rules without being powerful. ASEAN must broaden its strategic partnership and alliance framework beyond the region, to include the US, Japan, South Korea, Australia, India, NATO… The US was told to go home, now it should be asked to come back.      
“Three No and One yes” is only a semantic game. Vietnam follows a traditional non-aligned policy reflecting its simplistic vision for independence and neutrality, known as “Three No” (No military alliance with other countries, no military bases of other countries on its territory, no use of relations with one country against another). To maintain this policy, the nation should be strong enough and the international or regional environment should be stable enough. Under current circumstances when Vietnam is weakened and falling behind, when the environment is dangerous, given the growing danger of “Northern domination” and “Cinicization”, to maintain this defense policy of “Three No” would mean suicide.  
Now, it is time to change. But how? The new idea of “Three No and One Yes” would simply be a semantic game only, if “One yes” here is taken to mean “whatever can be done to a certain extent”. In reality, “Three No” would mean the fear of China and dependence on China. “Exit China’s orbit” would essentially mean freedom from fear of the “Middle Kingdom” and exit from the “ideological trap”.  As long as you cannot free yourself from this trap and give up this “Three No” concept, “One Yes” would simply be an illusion, no difference from the illusion of “market economy with socialist orientation”.  
Therefore, a nation with modern weapons may not be strong, if they are not well used or dared to use. Recently, military aircraft disasters have taken place one after another, why? Is is the quality of equipment or “system errors” or “unidentified causes”?  As reported, on April 16, 2015, two Su-22 fighters crashed over the sea of Ninh Thuận province, for “unidentified causes”, killing two pilots (trapped inside the cockpit). On June 14, 2016, one Su-30MK2 fighter disappeared over the sea near Hòn Mắt Island (of Nghệ An province), one pilot survived and one co-pilot died (after bailing out). And two days later on June 16, 2016, one rescue plane (CASA-212) disappeared over the sea near Bạch Long Vĩ Island (of Hải phòng province), while en route to search for the missing pilot of the ill-fated Su-30MK2. On board the CASA-212 there were 9 officers who are still missing.

Some end notes
It can be said June 14 and June 16 are “fatal days” for the Vietnamese Air Force which lost two new aircraft and 10 professionals in the South China Sea. On the same day in the Kunming Meeting, Vietnam and other ASEAN members refused to be bullied by China. While these two events were “coincidental”, the unfortunate aircraft diasters raise some paradoxes and mysteries that should be clarified by institutes/centers for strategic studies.  
Why was pilot Trần Quang Khải floating on the sea for 84 hours before he was picked up? If he died 48 hours earlier as reported (wrapped up by parachutes), he would have survived for 36 hours after bailing out. Why were the rescue teams so slow?
Why didn’t the parachuted pilots fire the flares or use fluorescein for signal? Why were the two pilots found on the high sea by poor fishermen, and not by the numerous and better equipped professional rescue teams? How was the rescue team trained?      
Why was the patrol aircraft CASA-212 instructed to fly to the coordinates near Bạch Long Vĩ island (of Hải Phòng) for the search while the Su-30MK2 fighter crashed in the sea near Hòn Mắt island (of Nghệ An), over 200 km away?
Why did the patrol aircraft CASA-212 crash and why was it broken into pieces? As former pilot Nguyễn Thành Trung believed the aircraft was broken by a “strong impact”, what might be the cause of the impact that has broken up the aircraft into pieces?   
Why did Deputy Defense Minister Nguyễn Chí Vịnh ask China to assist the rescue effort (while China is our potential adversary in the South China Sea)? Why didn’t Vietnam accept the US offer to assist as a “comprehensive partner” for humanitarian reason?  

NQD. June 21, 2016


 -------------------

ĐỌC THÊM:

 Trung Quốc mới là bên thua ở Hội nghị tại Côn Minh?


Quốc tế

Tờ The Diplomat ngày 16/6 đã có bài bình luận về kết quả của Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc vừa diễn ra tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Theo tờ báo này, Trung Quốc chứ không phải ASEAN mới là bên thất bại thực sự tại Hội nghị, dù ASEAN không ra được tuyên bố chung.

Các Ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc tại cuộc họp.
Các Ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc tại cuộc họp.
Trung Quốc gây sức ép?
Theo tờ StraitsTimes của Singapore, tại Hội nghị đặc biệt nói trên, ASEAN đã chuẩn bị một tuyên bố chung của khối để đọc tại cuộc họp báo chung với Trung Quốc.
Trong tuyên bố được chuẩn bị này, các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của nhóm về các diễn biến gần đây, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có nguy cơ hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông. Tuyên bố cũng kêu gọi đảm bảo tự do hàng hải và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp theo luật pháp quốc tế. 
Tuy nhiên, vào phút cuối, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thay vào đó đã đưa ra một bản đồng thuận bao gồm 10 điểm và đề nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thông qua, trong đó có nhiều điểm mà ASEAN không thể chấp nhận được.
Do bất đồng này mà theo dự kiến trước đó sẽ do Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan làm đại diện cùng chủ trì họp báo với ông Vương  đã quyết định không tham gia họp báo chung vì “việc thể hiện công khai sự bất đồng với Ngoại trưởng Trung Quốc tại họp báo là điều thô thiển”. Thay vào đó, ASEAN đã quyết định sẽ để các nước tự công bố bản tuyên bố chung tới giới truyền thông của nước mình mà họ cho là phù hợp. 
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Malaysia tối 14/6 đã công bố bản tuyên bố chung đã được chuẩn bị trước. Động thái này, theo một quan chức ASEAN, là chỉ dấu rõ ràng về sự thất vọng của Malaysia cũng như nhiều nước khác đối với việc Trung Quốc gây áp lực một cách thô lỗ và ngạo mạn lên khối. Song, chỉ ít giờ sau đó, Malaysia đã rút lại bản tuyên bố.
Ai mới là bên thất bại thực sự?
Tuy nhiên, theo The Diplomat, nếu hiểu rõ ý đồ của Trung Quốc trước cuộc họp và phản ứng của ASEAN trên cương vị một khối thống nhất và của các nước riêng rẽ ở cả các cuộc tranh luận riêng và các tuyên bố chung thì có thể thấy Bắc Kinh đã thất bại trong việc đạt được mục đích của mình.
Cụ thể, The Diplomat cho biết, qua cuộc họp ở Côn Minh, Trung Quốc muốn khẳng định 3 điểm chính. Thứ nhất, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác nhau có khả năng giải quyết những khác biệt trong vấn đề Biển Đông mà không cần can thiệp từ bên ngoài, trong đó có phán quyết tới đây của Toà trọng tài thường trực tại The Hague.
Thứ hai, dù vấn đề Biển Đông đang ảnh hưởng tới quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á nhưng vấn đề này không nên được thổi phồng vì nó chỉ là một phần trong quan hệ đối tác rất thành công của Trung Quốc và ASEAN.
Thứ ba, Trung Quốc muốn các nước thấy rằng ASEAN vẫn xem Biển Đông không phải là vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc mà chỉ là vấn đề song phương giữa Bắc Kinh và 4 nước ASEAN, từ đó nhấn mạnh sự chia rẽ trong nội bộ khối giữa các nước có tuyên bố chủ quyền, các nước có quan tâm và những nước không có quan điểm. 
Dù Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn tuyên bố chung của ASEAN được công bố nhưng nước này đã thất bại trong việc đạt được 3 ý định nói trên.
The Diplomat cho rằng, ở ý định thứ nhất, cuộc họp ở Côn Minh cho thấy rằng chỉ riêng ASEAN và Trung Quốc không thể giải quyết được vấn đề Biển Đông thành công chừng nào Bắc Kinh còn tiếp tục cố tình gây chia rẽ sự đồng thuận của khối và thúc đẩy các nước ASEAN riêng rẽ tự tìm kiếm các biện pháp để giải quyết khác biệt với Trung Quốc cũng như tìm đến các bên bên ngoài để thể hiện quan ngại chính đáng của họ.
“Cách tiếp cận của Trung Quốc khiến ngoại giao trở thành giải pháp dường như không hiệu quả và khiến các giải pháp khác trở nên hợp lý hơn” - một nhà ngoại giao cho hay.
Mục tiêu thứ hai của Trung Quốc khi tổ chức Hội nghị cũng không thành công khi về cơ bản tuyên bố về cuộc họp bao gồm 2 phần, trong đó phần đầu thể hiện tình trạng quan hệ ASEAN - Trung Quốc và việc chuẩn bị cho kỷ niệm 25 thiết lập mối quan hệ này trong khi toàn bộ phần thứ 2 nêu cụ thể về vấn đề Biển Đông và nêu rõ rằng vấn đề này đang ảnh hưởng đến quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. 
Ở điểm thứ ba, các diễn biến xung quanh hội nghị và quanh bản tuyên bố chung đã cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh muốn hạ nhiệt căng thẳng và cho rằng đây chỉ là vấn đề giữa nước này với 4 nước có tuyên bố chủ quyền đã thất bại khi các nước như Singapore hay Indonesia đều đã đưa ra bản tuyên bố của mình, trong đó đề cập nhiều đến vấn đề Biển Đông.
Minh Ngọc


Nguồn:  http://www.phapluatplus.vn/trung-quoc-moi-la-ben-thua-o-hoi-nghi-tai-con-minh-d16300.html

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...