Dù cuối tuần Nguyễn Quang Dy thường có nhiều việc bận rộn, nhưng tối hôm qua (21/4) anh vẫn viết xong và gửi cho blog tôi bài viết về Đồng Tâm.
Tác giả bài viết này tự nhận là chưa có điều kiện biết và hiểu hết các chi tiết của vụ việc Đồng Tâm, nhưng từ cách đặt vấn đề, có cái nhìn toàn cảnh, rồi đi vào trình bày và phân tích, đánh giá tình hình vụ Đồng Tâm, Nguyễn Quang Dy đã có được một bài viết rất có chất lượng. (*)
Mình mong bài được nhiều người đọc; và nếu một ai đó trong số bạn đọc kia lại có điều kiện quen biết những vị lãnh đạo ở bất cứ cấp bậc nào, trung cao càng tốt, mình rất thân tình muốn rằng các bạn giới thiệu những vị đó cùng đọc.
Cứ trộm nghĩ, được như vậy chỉ có lợi cho nhận thức chung, có lợi cho nhân dân và đất nước lúc này bởi tôi rất tin ở cái tâm sáng của tác giả Nguyễn Quang Dy khi dấn thân để viết lên những điều gan ruột đã và đang có trong anh. Nên những điều đó rất cần được mọi người chia sẻ.
Trân trọng giới thiệu bài viết này tới các bạn trên mạng.
* Tít cho entry này là của chủ blog, còn tít bài viết là ở nguyên gốc bài của Nguyễn Quang Dy.
Vệ Nhi/Nguyễn Vĩnh
(*) Bài viết dưới đây hoàn thành buổi tối hôm qua (21/4) khi chưa có "sự kiện" Chủ tịch Nguyễn Đức Chung xuống đối thoại có kết quả bước đầu khá tốt đẹp với nhân dân Đồng Tâm vào sáng nay (thứ Bảy, ngày 22/4).
------
Quả
bom Đồng Tâm hay giọt nước tràn ly
Nguyễn
Quang Dy
“Chở thuyền là dân, mà lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi)
“Được lòng dân thì sống, không được lòng dân thì chết” (Phan Bội Châu)
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” (Hồ Chí Minh).
Quả bom dân sự
Thực ra chẳng ai muốn thấy cái chảo lửa hay quả bom nổ chậm Đồng Tâm (Mỹ Đức). Nhưng đã thấy mà đứng ngoài cuộc không làm gì hay không nói gì cũng không thể được. Vấn đề là câu chuyện đau lòng này cứ lặp đi lặp lại như một bi kịch không có hồi kết. Những người dân lành sống sót sau mấy cuộc chiến đẫm máu, nay lại tiếp tục bị xô đẩy đến bước đường cùng, phải tự vệ vì không còn cách nào khác. Bài này chỉ khái quát vài điểm còn chưa rõ, chứ không đề cập đến các chi tiết, vì nhiều người khác thạo hơn đã viết cả rồi.
Thật đau lòng khi thực trạng người dân vẫn chưa khác thời “Giông Tố” và “Bước Đường cùng”. Hết chuyện Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết lại đến chuyện cụ Lê Đình Kinh. Quả bom Tiên Lãng và tiếng súng Thái Bình chưa chìm hẳn thì quả bom Đồng Tâm lại nổi lên. Tại sao chiến tranh đã qua hơn bốn thập kỷ rồi, mà bom đạn và bạo lực vẫn chưa chấm dứt, như đang có nội chiến? Phải chăng là do thể chế về ruộng đất quá bất cập?
Liệu đây có phải là giọt nước tràn ly chưa? Điều
nguy hiểm hơn là thế giới đang bước sang một giai đoạn mới đầy bất an và bất định.
Châu Âu thời Brexitism khác hẳn “ngôi nhà chung” thời Eurozone. Nước Mỹ thời Trumpism khác hẳn
nước Mỹ thời Clinton và Obama. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Phải chăng quả
bom Đồng Tâm báo hiệu bước ngoặt chuyển sang một giai đoạn mới? Làm thế nào để
tháo ngòi “quả bom dân sự” này?
Người
dân và chính quyền
Cần xác định về bản chất đây là một “quả bom dân sự”,
do nguyên nhân tranh chấp dân sự về ruộng đất gây ra. Qua 5 năm, chính quyền
các cấp vô cảm không chịu lắng nghe để giải quyết, hoặc cố ý lờ đi vì bị các
nhóm lợi ích thao túng, nên tích gió thành bão. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo
lực không phải do người dân, mà do chính quyền lừa dân ra khỏi làng để bắt về buộc
tội, trong đó có cụ Kinh đã 82 tuổi đời và 60 năm tuổi Đảng. Đó là giọt nước
tràn ly buộc dân phải tự vệ bằng cách bắt 38 cảnh sát làm con tin (15/4/2017). Đây
là một sự kiện hy hữu chưa hề có, chứng tỏ người dân đã vượt qua làn ranh sợ
hãi.
Nhiều người thắc mắc tại sao gần một trung đội cảnh
sát cơ động có vũ trang lại để dân làng tay không bắt giam dễ dàng như vậy. Có
điều gì bất thường đang ngấm ngầm diễn ra mà người ngoài cuộc không biết chăng?
Sau khi ông Nguyễn Đức Chung (chủ
tịch Hà Nội) điện đàm với dân Đồng Tâm (qua các luật sư làm trung gian), người dân
đã đồng ý thả 18 con tin. Ngày 20/4 sau 5 ngày lúng túng và hai bên giữ thế thủ
(stand-off), ông Chung đã về huyện Mỹ Đức (chứ không về xã Đồng Tâm), và “mời”
dân đến UBND huyện “đối thoại”. Đây là cuộc “đối thoại hụt” (nói khác đi là
thất bại), vì dân không chịu đến UBND huyện.
Đối với ông Nguyễn Đức Chung (và ông Nguyễn Mạnh Hùng, CEO của Viettel), đây vừa là thử thách vừa là cơ hội. Nếu biết xử lý tốt thì các ông sẽ lập công và thăng tiến, nhưng nếu thất bại thì tiếng xấu sẽ bám theo sự nghiệp chính trị như một gánh nặng. Trước đây, vụ Tiên Lãng là một cơ hội tốt cho ông Nguyễn Tấn Dũng thể hiện bản lĩnh. Tuy được ông Lê Đức Anh tiếp sức, nhưng ông Dũng đã bỏ qua cơ hội đó. Nay vụ Đồng Tâm là một cơ hội tốt cho ông Nguyễn Xuân Phúc lập công, nhưng ông Phúc chưa biết tận dụng.
Có thể nói cách ứng xử vô cảm của những người cực
đoan trong chính quyền địa phương, quen lạm dụng quyền lực để hình sự hóa vấn đề
và coi dân chúng như thù địch, đã dẫn đến khủng hoảng Đồng Tâm. Những người như
cụ Kinh có phải là “thế lực thù địch” chống phá chính quyền không? Một cụ già 82
tuổi, liệu có thể “chống lại người thi hành công vụ” (để bị gãy xương) không?
Tôi hoàn toàn ủng hộ nhận định của ông Nguyễn Sỹ Dũng: “Ai
muốn chặt đầu tôi thì chặt, nhưng tôi nhất quyết không bao giờ tin những người
dân ở Đồng Tâm, Mỹ Đức là thế lực thù địch, là những kẻ chống phá chính quyền!” Đó là thái độ chính trực của một quan chức về
hưu có nhân cách và trách nhiệm. Chỉ tiếc là quá ít!
Lối
thoát duy nhất
Tôi cũng
ủng hộ ý kiến của ông Nguyễn Sỹ Dũng (và những người khác) về giải pháp: Để
tháo ngòi quả bom nổ chậm và giảm nhiệt chảo lửa Đồng Tâm, lối thoát duy nhất
(và khả thi) lúc này là đối thoại với dân. Nếu không đối thoại thì chỉ có đối
đầu. Không phải chỉ đối đầu với một người (như anh Vươn), mà là hàng mấy ngàn người
sẵn sàng tử thủ cùng con tin. Không phải chỉ có một Đồng Tâm, mà còn nhiều Đồng
Tâm khác. Không phải chỉ có dư luận trong nước mà còn dư luận quốc tế lên án. Chỉ
sợ lúc đó hình ảnh chính phủ “kiến tạo” của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tan
thành mây khói. Sẽ là một sai lầm lớn nếu tưởng rằng chính quyền Trump sẽ không
quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam. Mỹ đã tấn công Syria bằng Tomahawks vì
chính quyền Syria tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học.
Đối thoại là khả thi vì có mấy cơ may. Thứ nhất, người dân Đồng Tâm sẵn sàng và mong muốn đối thoại với chính quyền, chứ không muốn chống đối. Họ cảnh giác cao độ là do bị lừa dối nhiều lần, nên phải phong tỏa và “rào làng kháng chiến”. Tuy rất bức xúc nhưng họ vẫn ôn hòa, đối xử tử tế và nhân đạo với những người bị bắt làm con tin, vì mục đích của họ chỉ để tự vệ. Thứ hai, họ rất “đồng tâm” nhất trí, không bị chia rẽ và tác động bởi những phần tử quá khích. Vì vậy họ rất cảnh giác với người lạ xâm nhập (kể cả luật sư và báo chí). Thứ ba, tuy là nông dân chất phác, nhưng họ có ý thức tổ chức kỷ luật, biết đùm bọc bảo vệ lẫn nhau (như đối với cụ Kinh). Người dân Đồng Tâm tử tế và đáng tin hơn chính quyền.
Trong
nguyên lý “xử lý khủng hoảng” (crisis management), yếu tố đầu tiên là phải thiện
chí để xây dựng lòng tin. Hiện nay trở ngại lớn nhất là khủng hoảng lòng tin
trong dân. Đã đánh mất lòng tin tin rồi thì rất khó lấy lại. Người dân không
còn biết tin ai. Điều này dễ hiểu khi họ đã bị lừa dối quá nhiều và quá lâu. Yếu
tố thứ hai là phải có trung gian hòa giải có đủ uy tín và kinh nghiệm để được
hai bên tin cậy (như các luật sư). Điều thứ ba là phải có những kênh truyền
thông khách quan đưa tin chính xác, không gây nhiễu và hiểu lầm. Cả ba yếu tố đó
dường như còn thiếu và yếu, hoặc không
được coi trọng. Vì vậy xử lý khủng hoảng của chính quyền đã bộc lộ yếu kém qua mấy
vụ trước đây như Formosa hay Tiên Lãng.
Khủng
hoảng thể chế
Nguyên nhân chính làm người dân Đồng Tâm (và hầu hết cả nước) bất bình và phản kháng là tình trạng tham nhũng, lạm quyền về ruộng đất do một số quan tham lợi dụng lỗ hổng thể chế để trục lợi, đẩy dân đến bước đường cùng. Những quan tham trong hệ thống chính quyền các cấp đã biến chất, cấu kết với các nhóm lợi ích (và xã hội đen) để chiếm đoạt tài sản công và tư. Họ “ăn của dân không từ một thứ gì” (lời bà Nguyễn Thị Doan).
Lâu nay họ biết rõ thứ “ngon nhất” và có giá trị nhất
là ruộng đất. Thứ dễ thao túng nhất là chính sách dựa trên thể chế độc quyền và
bất minh. Với thể chế đó, họ có thể tùy tiện huy đông lực lượng an ninh (thậm
chí cả quân đội) để cưỡng chế và đàn áp. Hầu hết những vụ tranh chấp, khiếu kiện,
phản kháng xẩy ra từ Bắc chí Nam, đều liên quan đến luật lệ lỗi thời về sở hữu
ruộng đất và cơ chế bất cập về quản lý tài nguyên (cả đất và cát).
Chính quyền địa phương và các nhóm lợi ích ngày càng
tham lam, vô cảm và vô minh, không rút được kinh nghiệm và bài học xương máu. Thực
ra họ cũng không thực sự quan tâm đến những rủi ro về đối ngoại hay lợi ích quốc
gia trong các vụ bê bối. Tư duy cực đoan và hành xử vụ lợi của các quan tham ở
địa phương hầu như ngày càng tệ hơn.
Vai
trò truyền thông
Nước ta có tới 845 cơ quan báo chí (chính thống) với
18.000 nhà báo, nhưng theo ông Dương Tường, chỉ có một người xứng đáng là nhà
báo (lúc này). Đó là nhà báo Bảo Hà (VNExpress). Khi sự kiện Đồng Tâm làm dư luận
cả nước (và quốc tế) dậy sóng, nhưng hầu hết các báo lề phải im lặng hoặc nói
theo chính quyền, Bảo Hà đã dũng cảm dấn thân xuống tận nơi, không ngại nguy hiểm,
để quan sát và lắng nghe nguyện vọng của người dân đang bức xúc nên chị đã viết
được một phóng sự có nội dung trung thực và khách quan.
Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành kênh thông tin chủ
yếu vì kịp thời. Nhưng đáng tiếc nó cũng không tránh khỏi bị thao túng, nên có những
tin thất thiệt, không chính xác. Nhiều hãng thông tấn nước ngoài (như BBC, VOA,
AP, AFP, Reuters) và một số báo lớn của Mỹ (như Time magazine, Foreign Policy,
New York Times, Washington Post) đã đưa tin và bình luận, chứng tỏ dư luận quốc
tế rất quan tâm đến vụ này.
Điều đáng lưu ý là trong khi vụ khủng hoảng đất đai
và con tin tại Đồng Tâm còn đang nguy hiểm như quả bom nổ chậm, thì chính quyền
Phú Quốc lại điều động gần trăm cảnh sát đến cưỡng chế thu hồi đất đang tranh
chấp với người dân tại Bãi Dài (Zing, 20/4/2017). Cùng ngày, chính quyền Bắc
Ninh cũng điều động mấy trăm công an và cảnh sát cơ động đến cưỡng chế thu hồi
đất đang tranh chấp với người dân tại xã Yên Trung. Theo thông tin (chưa kiểm
chứng), dân địa phương ở đó cũng đang quyết tử để giữ đất.
Thay
lời kết
Không có
gì thích hợp hơn là nhắc lại câu nói của cụ Hồ: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. (Hồ
Chí Minh Tuyển tập, NXB Sự Thật, 1984). Đáng tiếc là chính quyền địa phương đã
làm ngược lại, không phải là “của dân, do
dân, vì dân” mà là “của lợi ích nhóm, do lợi ích nhóm, vì lợi ích nhóm. Nói
cách khác, chính phủ “kiến tạo” của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đang bất
lực. Không biết ông Vũ ngọc Hoàng có nghĩ ra cách gì khác không để “kiểm soát
quyền lực”, nếu vẫn chưa cải cách thể chế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét