Chuyện Đồng Tâm được ""Tướng Chung" (nhiều khi vẫn gọi thế dù ông là Chủ tịch lâu rồi) ngày 22/4 vào tận nơi giải quyết.
Cuộc gặp dân đạt được kết quả rất quan trọng "tháo ngòi nổ" cho một cuộc khủng hoảng đất đai. Nếu lấn sâu vào, 2 bên Dân và Chính quyền găng nhau nữa, chắc chắn sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Trước khi cuộc gặp 22/4 diễn ra tác giả Nguyễn Quang Dy đã viết bài:
http://vinhnv43.blogspot.com/2017/04/mot-cai-nhin-binh-tinh-vu-ong-tam.html
Sáng nay 25/4, anh gửi tiếp cho bài viết mới dưới đây với lời nhắn trong thư email: "Đây là bài mới viết tối qua để tiếp nối và tạm khóa sổ vấn đề.Đồng Tâm". Tuy nhiên ngay sau đó tác giả vẫn dè dặt rằng: "Chỉ nên nói có mức độ thế thôi, chứ vấn đề có thể còn phức tạp hơn...".
Sau khi đọc kỹ bài viết, chủ blog tôi nghĩ, ngoài các bài học mà Nguyễn Quang Dy đúc kết ra, liệu có thể nói Đồng Tâm chính là một cơ hội rất đặc biệt mở ra? Xảy ra, lấn sâu vào sự căng thẳng giữa Dân và Quân, giữa Dân và Chính quyền là họa, Đại họa. Nhưng nếu cùng nhau, có thiện chí giải quyết được thì họa lại thành phúc, có khi là Đại phúc. là vì thế...
Nhận thấy bài viết của Nguyễn Quang Dy đưa lại nhiều điều hữu ích cho những ai quan tâm thời cuộc, blog tôi xin giới thiệu với bà con và bạn bè trên blog cùng đọc và chia sẻ.
Vệ Nhi
* Đầu đề entry là của chủ blog, còn đầu đề bài viết là lấy nguyên văn từ bài tác giả gửi đến.
----
----
Bài
học Đồng Tâm
Nguyễn
Quang Dy
“Cách
mạng không phải là một bữa tiệc
- Revolution is not a dinner party” (Mao
Zedong).
Sau một tuần hai bên cầm cự đối phó lẫn nhau (standoff), chủ tịch Hà Nội đã xuống Đồng Tâm gặp dân đối thoại (chiều 22/4/2017) để tháo gỡ vụ khủng hoảng con tin đã làm dư luận cả nước nín thở theo dõi. Bi kịch Đồng Tâm do tranh chấp đất đai đã kết thúc có hậu (happy ending) như “quả bom nổ chậm” được tháo ngòi nổ, làm hai bên thở phào nhẹ nhõm. Phương án hòa giải ôn hòa đã thắng xu hướng bạo lực cực đoan, trong bối cảnh chính trị nhạy cảm hiện nay. Đồng Tâm đã trở thành biểu tượng người nông dân bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải đấu tranh sinh tồn, và đi vào lịch sử như một “Ô Khảm” của Việt Nam. Đã đến lúc người Việt hãy vắt tay lên trán để rút ra bài học nhãn tiền: đổi mới hay là chết?
Đối
thoại ôn hòa để xử lý khủng hoảng
Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, hai bên cần những
cái đầu khôn ngoan và ôn hòa được tín nhiệm và ủy quyền đứng ra cầm chịch dẫn dắt
cuộc chơi. Cụ Lê Đình Kinh (lãnh đạo tinh thần của dân Đồng Tâm) và ông Nguyễn
Đức Chung (chủ tịch Hà Nội) đã nổi lên như hai ngôi sao trên màn hình radar, đại
diện cho đối thoại ôn hòa, có vai trò chính góp phần thành công bước đầu. Chúng
ta hãy cám ơn họ như các “anh hùng hòa giải”.
Kết quả xử lý khủng hoảng Đồng Tâm không phải chỉ giải
thoát 38 con tin (dù thật hay giả), mà còn mở ra triển vọng hòa giải (như “hệ
quả không định trước”) để tránh nguy cơ đổ máu. Hình ảnh người sĩ quan chỉ huy cảnh
sát cơ động chắp tay chào dân làm nhiều người suy nghĩ. Lâu nay bạo lực cực
đoan đã trở thành chủ lưu (mainstream) trong tư duy và hành động của một thể chế
độc tài (không còn là “của dân, do dân,
vì dân”). Ông Chung đã phải thừa nhận lo ngại của người dân về xã hội đen dọa
khủng bố dân là “có cơ sở”.
Ông Chung đã ký cam kết ba điểm, trước sự chứng kiến
của các đại biểu Quốc hội và công an: (1) Thanh tra khách quan việc quản lý sử
dụng đất quốc phòng và nông nghiệp, (2) không truy cứu trách nhiệm hình sự người
dân Đồng Tâm, (3) Điều tra, xác minh và xử lý việc bắt giữ gây thương tích cho cụ
Lê Đình Kinh. Ông Chung đã đặt lên vai gánh
nặng trách nhiệm trước hai bên, như thế chấp sinh mạng chính trị của mình,
trong một ván cờ thế nguy hiểm về chính trị trước hội nghị TW5&6. Hành động
đó (chưa biết là khôn hay dại) đã được cả nước ủng hộ, trừ những người cực đoan
vẫn tỏ ra hậm hực (chỉ vì “thua dân”).
Tránh
cực đoan và không ngộ nhận
Thắng lợi bước đầu chỉ là “hiệp một” trong một trận
đấu lớn. Vì vậy, đừng vội ăn mừng, không nên chủ quan và thỏa mãn mà mất cảnh
giác, chừng nào thể chế lỗi thời về đất đai vẫn chưa được tháo gỡ, và các nhóm
lợi ích vẫn chưa bỏ cuộc. Bài học “Ô Khảm” bên Trung Quốc là một ví dụ. Cuộc đấu
tranh ôn hòa nhằm đổi mới thể chế và dân chủ hóa là một quá trình lâu dài, gian
khổ và phức tạp, vì “Cách mạng không phải
là một bữa tiệc”.
Người dân Đồng Tâm đã đoàn kết nhất trí và tổ chức tốt
trong thử thách vừa qua, không để các phần tử cực đoan và khiêu khích thao túng
như vụ bạo động đốt phá các dự án của Tàu (5/2014). Đó là thắng lợi ban đầu làm
tiền đề tốt cho bước phát triển tiếp theo. Đồng Tâm đang có cơ hội trở thành một
ngọn cờ đổi mới (nếu biết noi gương Vĩnh Phúc). Hãy giữ tinh thần Đồng Tâm tiếp
tục tỏa sáng, không để cho nó chìm đi một cách vô ích.
Vừa qua, người dân Đồng Tâm buộc phải bắt giữ con
tin và “rào làng” vì bị dồn đến bước đường cùng phải tự vệ (bất khả kháng). Trong
một tuần, những người nông dân chất phác đã làm cho thiên hạ ngạc nhiên. Nay
tuy họ không còn phải phong tỏa các ngả đường để kiểm soát người lạ xâm nhập,
nhưng họ vẫn còn cảnh giác. Để có chính danh, được dư luận trong nước (và quốc
tế) ủng hộ, họ cần tránh cực đoan, không ngộ nhận, vì những phần tử cực đoan và
khiêu khích (cả hai phía) vẫn còn tìm cách lợi dụng và thao túng họ.
Những
việc cần làm ngay
Thứ nhất, phải ủng hộ và bảo vệ “mô hình Đồng Tâm”
và những nhân tố ôn hòa (cả hai phía) đã dấn thân tháo gỡ quả bom cực đoan bằng
biện pháp hòa giải (như cụ Kinh và ông Chung). Đây là thước đo xem ai thực sự
quan tâm đến số phận người dân và đất nước. Giới luật sư và báo chí (cả “lề
trái” và “lề phải”) cũng như các tổ chức dân sự, hãy gác mọi định kiến, chung
tay giúp Đồng Tâm giám sát quá trình thực hiện những cam kết nói trên.
Thứ hai, trước cơ hội và thách thức về đổi mới thể
chế (và “nhất thể hóa”), chính phủ “kiến tạo”
hãy nhân sự kiện nóng hổi này để xoay chuyển tình thế, biến điều không
thể thành có thể, bằng cách tập trung giải quyết “nút thắt” (bottleneck) về luật
sở hữu đất đai, là nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng và lợi ích nhóm, gây bất
ổn về chính trị và xã hội.
Thứ ba, bên cạnh việc nhân rộng sáng kiến “Mekong
Connect”, là mô hình liên kết 4 tỉnh đồng bằng Nam Bộ, hãy xây dựng mô hình “Đồng
Tâm Connect” như một sáng kiến liên kết giữa các địa phương cùng hoàn cảnh, nhằm
tháo gỡ ách tắc về thể chế đang kìm hãm làm vô hiệu hóa động lực của người dân,
trong lúc kinh tế đang suy thoái và tụt hậu.
Thay
lời kết
Gia tốc tự suy sụp của hệ thống (systemic implosion)
tỷ lệ thuận với sự trì hoãn cải cách để bảo vệ và duy trì nguyên trạng. Nói
cách khác, càng trì hoãn thì càng đẩy nhanh sự sụp đổ. Đó là một nghịch lý và
thực tế diễn ra tại Trung Quốc và Việt Nam. Tuy các mô hình chuyển đổi này đã mạnh
dạn cải cách kinh tế, nhưng lại trì hoãn cải cách chính trị.
Cải cách kinh tế sẽ hết đà và thành quả cải cách sẽ
bị triệt tiêu bởi nguyên trạng chính trị. Vì vậy, phải đổi mới vòng hai để cải
cách thể chế chính trị. Trong đó phải ưu tiên đổi mới thể chế về đất đai và kiểm
soát quyền lực (đang bảo vệ lợi ích nhóm). Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn
là định đi về đâu trong một trật tự thế giới mới đầy rủi ro. Năm 2017 không còn
là năm 2016. Mỹ và thế giới không còn giống như trước. Chỉ cần ngộ nhận và sai
lầm một bước là có thể nhầm đường lạc lối, làm đất nước lỡ mất một cơ hội sống
còn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét