Chuyện ở các quốc gia đóng kín
Tiếp tục chuỗi bài về 3 nước Bắc Triều Tiên, Miến Điện và Cuba
Xem từ Entry đầu tiên:http://vinhnv43.blogspot.com/2012/03/he-lo-tu-nhung-quoc-gia-ong-kin.html
(NV blog) - Một nhà báo
Mời bạn bè tiếp tục theo dõi phần 2 của thiên
phóng sự.
(Tham khảo phần 1: http://vinhnv43.blogspot.com/2012/03/thien-uong-cong-san-bac-trieu-tien.html)
-----
Bài thứ 2 về Bắc Triều Tiên
(Loạt bài tại nguồn NCTG online có nhan đề: BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN)
(NCTG) “Cậu có thấy dưới sự lãnh đạo của đồng chí Chủ tịch -
Lãnh tụ Kính yêu - đất nước Triều Tiên đang phát triển nhanh như thế nào, bất
kể sự can thiệp của bên ngoài?” (phóng sự Bắc Hàn của nhà báo Hungary Vujity Tvrtko).
hình hộp làm bằng các tấm nhôm.
Cho tới khi đó tôi cứ tưởng sân bay Tirana (
Thái độ cứng nhắc của đám lính trái ngược hẳn với kiểu cách của ba người mặc complet ra đón chúng tôi. Họ được phân công đi cùng chúng tôi trong những ngày ở đây. Hong là một người đàn ông béo tốt trạc 50 tuổi, nom khác những người Triều Tiên gầy guộc, thiếu dinh dưỡng mà chúng tôi thường gặp vào những ngày sau đó. Mấy năm trước đây đã phục vụ trong cơ quan ngoại giao tại
Giờ, anh tiếp chúng tôi trên tư cách Vụ phó Bộ Ngoại giao, với nụ cười khá lịch thiệp. Người thứ hai là Chol, khoảng 40, gầy khô, lạnh lùng, chẳng mấy thiện cảm với chúng tôi. Người thứ ba tên Kim, trông như một gã thợ thịt vừa chui ra từ lò mổ.
- Cha Sándor không sang ư? - Hong hỏi sau một bài diễn văn ca ngợi lãnh tụ vĩ đại và đồng chí tổng bí thư yêu quí dài 8 phút.
- Cha Sándor không sang được, nhưng ông gửi lời chào mừng tới các bạn Triều Tiên yêu quí của mình - Béla hơi cúi đầu đáp. Hong thở dài, rồi giơ tay mời chúng tôi ra phía cửa.
Bước ra khỏi cái hộp nhôm, chúng tôi thấy mình đang đứng trên một quảng trường lớn, thưa thớt người. Trên quảng trường có lính gác vũ trang, không hiểu để làm gì, trên mặt tường các ngôi nhà là chân dung cỡ lớn các vị lãnh tụ. Hong đưa chúng tôi tới một chiếc xe địa hình đã cũ. Trong khi chúng tôi lên xe, Chol và Kim đứng nghiêm hai bên, chỉ thấy tròng mắt họ láo liên để ý xung quanh. Tôi biết họ là những nhân viên an ninh chuyên nghiệp, nhưng tôi làm sao có thể đòi hỏi người ta cho các cán sự bình thường đi kèm chúng tôi. Hong đưa ra một mảnh giấy.
- Đây là chương trình làm việc, từng điểm một - anh ta giải thích. Tôi mường tượng họ đã phải đau đầu nghĩ xem nên đưa chúng tôi đi đâu trong bốn ngày ở đây.
Ngay điểm đầu tiên đã làm Béla khó chịu: đặt vòng hoa viếng tượng Đồng chí Chủ tịch Kim Nhật Thành vĩ đại. Anh bảo chúng tôi phải tới nơi ở chỉnh trang lại mình đã chứ.
- Chỉnh trang à?- Mắt Hong long lên. Có vẻ như anh ta không tưởng tượng nổi việc một kẻ được gia ân cho vào đất nước này lại không vội vàng tới nghiêng mình trước tượng đài Lãnh tụ Vĩ đại.
- Tất nhiên chúng tôi phải ăn mặc đàng hoàng để tới nơi tưởng niệm Chủ tịch Vĩ đại - Béla vội vàng giải thích.
Hong ra hiệu cho Chol nổ máy, chúng tôi bắt đầu vào thành phố. Chol từng lái xe cho ÐSQ Triều Tiên tại
Trông bề ngoài đẹp đẽ thế, nhưng bên trong không hề có điện, nước gì, và nếu lại gần ta có thể thấy một vài chỗ các bức tường đã bi loang lổ vì ẩm mốc. Các khu chung cư cao tầng này được lính vũ trang canh gác không cho dân chúng lại gần, hàng ngày được giới thiệu hàng chục lần trên màn hình của một đài truyền hình duy nhất, như bằng chứng biểu tượng của mức sống cộng sản cao trên đất nước này.
Đi tới đâu Chol cũng giới thiệu đầy vẻ tự hào các “danh lam thắng cảnh” mà chủ yếu là chân dung Kim Nhật Thành hay tượng đài Kim Chính Nhật.
- Phía bên trái, các bạn có thể thấy sân vận động Kim Nhật Thành, được xây dựng cho nhân dân Triều Tiên và kính dâng Kim Chủ tịch vĩ đại bởi các chiến sĩ cộng sản thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Marx - Lenin, đang chiến đấu giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động và chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng thế giới.
- Thế à? - tôi vừa gà gật vừa nói, nhưng Béla đã thúc nhẹ vào sườn.
- Thế những sự kiện thể thao nào được tổ chức trong công trình thể thao tuyệt vời này? - tôi vội vàng hỏi thêm.
- Để thể hiện mơ ước thống nhất đất nước bằng hòa bình của nhân dân Triều Tiên, mỗi năm hai lần, trước 160 ngàn người, Chính phủ CHND Triều tiên tổ chức lễ chào mừng trong sân vận động lớn nhất thế giới, mừng đảng chúng tôi chinh phục những mục tiêu cao cả của kế hoạch phát triển kinh tế bảy năm.
Với tôi thế là đã quá đủ, tôi không dám hỏi thêm gì nữa. Nhưng tôi cũng chưa thoát, từ đó đến khi về tới khu ngoại giao đoàn, Chol còn thuyết giảng dài dòng nhiều lần nữa mỗi khi đi ngang qua một công trình nào đó.
Chúng tôi về tới khu ngoại giao có rào chắn nằm giữa thành phố chết, nom cũng có vẻ tồi tàn. Béla chỉ cho tôi ngôi nhà của sứ quán
Tôi nhận một căn phòng đơn sơ, một bàn viết nhỏ bên trên treo bản đồ Triều Tiên, phía sau là một buồng tắm nhỏ. Trên giường có mấy tập album Kim Nhật Thành, phòng ngoài làm văn phòng - nhờ tổ chức Baptiste - có fax, điện thoại và TV, những thứ được coi là xa xỉ ở đây. Ở Bình Nhưỡng không có các cửa hàng, người ta nhận tem phiếu rồi đổi ra bánh mì hay sữa.
Béla sang phòng tôi, vừa đi lại vừa chỉ trò vào góc phòng, gậm giường, sau rèm cửa, đèn chùm… vừa nói oang oang.
- Cậu thấy thoải mái chưa, thấy đồng chí Hong đã tiếp đón chúng ta thân mật và nồng hậu thế nào chứ? - anh nháy tôi nhìn về phía góc nhà nơi có đặt thiết bị nghe trộm.
- Cậu thấy dưới sự lãnh đạo của đồng chí Chủ tịch - Lãnh tụ Kính yêu - đất nước Triều Tiên đang phát triển nhanh như thế nào, bất kể sự can thiệp của bên ngoài?
Anh cúi xuống gậm giường, chỉ tay và nhắc tôi, rồi lật rèm cửa sổ và chỉ tay lên trần nhà. Tôi gật đầu ra hiệu đã hiểu cả.
- Khi nào cậu tắm xong và đã sẵn sàng đi viếng Lãnh tụ Vĩ đại thì gọi tớ nhé.
…Hong mỉm cười lịch sự và chỉ tay mời chúng tôi lên xe. Trên đường thấy nhiều nhóm người đang đi vẻ vội vã.
- Họ đi diễn tập đấy! - Chol giải thích. - Có một triệu rưỡi nhân dân sống ở thủ đô, ai ai cũng chuẩn bị cho ngày lễ, sắp tới ngày sinh lần thứ 91 của đồng chí Chủ tịch Lãnh tụ Vĩ đại.
Kim Nhật Thành chết đã mười năm, nhưng dân chúng Triều Tiên từ đó tới nay vẫn mừng sinh nhật ông như khi còn sống. Họ gửi hàng ngàn món quà mừng sinh nhật ông. Nhưng đến lúc này tôi không còn ngạc nhiên nữa, chỉ thấy khó chịu trong bộ complet tối màu mà tôi vừa mượn của hàng xóm trước khi lên đường vì loại lễ phục này không có trong bộ sưu tập y phục của tôi.
- Bình Nhưỡng là thành phố hiện đại nhất thế giới, được những người con xuất sắc nhất của dân tộc Triều Tiên xây dựng lên dưới sự chỉ giáo của Kim Nhật Thành anh minh, đây là niềm tự hào của chúng tôi. – Chol tiếp tục thuyết giáo. Trong khi khủng khoảng chính trị và kinh tế của thế giới tư bản ngày càng sâu sắc, thì những người dân Bình Nhưỡng rất hạnh phúc vì nhà nước chăm lo đời sống chu đáo.
Thành thực mà nói khi nhìn những hàng người sóng đôi có lính dẫn đầu, tôi chợt liên tưởng đến thân phận nô lệ thuộc địa hơn là tới hạnh phúc, nhưng tôi phải mau chóng xua đuổi “lối suy nghĩ tư sản” này. Một phần cũng nhờ sau một tấm bích chương cỡ lớn vẽ 8 người thợ mỏ và 5 công nhân xây dựng mắt hướng về phía xa đã thấy ló ra đầu của pho tượng Kim Nhật Thành khổng lồ. Đây là “tác phẩm” điêu khắc lớn nhất thế giới, cao tới 32 mét. Lãnh tụ Vĩ đại đã cho dựng từ năm 1952, và sau đó năm nào ông cũng tới đặt hoa viếng chính pho tượng của mình.
- Vòng hoa đâu? - tôi hỏi Béla, nhưng anh ra hiệu cứ yên tâm. Hong và Kim đi về phía chân pho tượng còn Chol thì quay về phía sau, mở thùng xe lấy ra một vòng hoa. Tôi lấy ra chiếc camera nhỏ, tất nhiên chúng tôi đã xin phép từ trước với lý do Hội Từ thiện Baptiste phải ghi lại hình ảnh để chứng minh cho các đối tác phương Tây thấy tiền của họ đã được đưa tới đúng chỗ. Bỗng nhiên tôi thấy Hong và Kim hốt hoảng chạy ngược lại, từ xa họ đã ra hiệu cho chúng tôi dừng lại.
- Không được, không thể được! - Hong hét lên. - Rồi ta quay lại đây sau.
Anh ta nắm tay tôi kéo trở lui, tôi còn cố nheo mắt nhìn xem có chuyện động trời gì ở chỗ pho tượng. Dễ có đến khoảng ba ngàn người đang cúi gập mình dùng bàn chải đánh bóng bệ tượng, quanh họ là chừng một tá đàn ông tay vẫy cờ đỏ và khoảng vài trăm người đang đồng ca một ca khúc cách mạng.
*
(NCTG) “Tôi thoáng nhớ lại hình ảnh đã thấy trong một
chương trình thời sự năm 1994, khi Lãnh tụ Vĩ đại qua đời. Cũng trên quảng trường
này người ta đã lăn lộn, khóc lóc, đập đầu đến tóe máu vào bệ tượng bằng đá cẩm
thạch. Họ ngưỡng vọng, thành kính, yêu quý lãnh tụ còn hơn chính bản thân họ.”
Ðể tụng ca “công lao trời biển” của Lãnh tụ Vĩ đại Kim Nhật Thành, trên toàn quốc đã có chừng 500 bức tượng ông được dựng lên, trong số đó, kỳ vĩ nhất là pho tượng ở trung tâm Bình Nhưỡng.
… Sáu giờ, trời bắt đầu tối. Những người bạn - chúng tôi gọi các sĩ quan an ninh theo dõi mình như thế - mời chúng tôi về ăn tối trong nhà ăn chính phủ. Sau này tôi mới biết đây là một diễm phúc to lớn, và chính các bạn chủ nhà cũng tỏ ra rất xúc động vì trước đây chính Kim Nhật Thành thường dùng bữa ở đây. Tiền sảnh nhà ăn là một căn phòng hình bát giác, các mặt tường đều là các bức họa mô tả cuộc đời của Lãnh tụ Vĩ đại.
Một góc đường phố tại Bình Nhưỡng
- Này anh bạn? - Hong chợt quay sang hỏi tôi. - Anh bắt đầu làm việc cho những người Baptiste từ khi nào thế?
- Tôi ư…? Tôi đã làm được năm…à không… ba năm. Bắt đầu ở
- Ra thế đấy! - Hong tủm tỉm cười.
- Vâng, bây giờ là đến đất nước tuyệt vời của các bạn. Tôi cho xem ảnh nhé? - tôi thò tay rút ví, nhưng Hong ra hiệu không cần. Có tiếng chuông reo và chúng tôi cùng bước sang phòng ăn. Có bốn phụ nữ mặc đồng phục đứng sau các dãy bàn, trước mặt họ là một nồi kim chi bốc hơi nghi ngút, một món ăn Triều Tiên truyền thống, chẳng khác gì món bắp cải nấu ớt. Cay khủng khiếp, đến mức không ăn nổi.
- Đồng chí Chủ tịch Lãnh tụ Vĩ đại đã từng ăn món này sao? - tôi cười hỏi, nhưng nụ cười tắt ngấm trên môi tôi khi nhìn thái độ và những gương mặt lạnh băng xung quanh. Tôi chẳng hiểu do mình dùng thời quá khứ hay câu hỏi ngây ngô đến mức họ chẳng thèm đáp lại.
Sau bữa ăn tôi được mời uống một thứ chẳng hiểu là gì, không phải vang, cũng chẳng phải bia, có lẽ giống một loại rượu trắng có vị như cồn công nghiệp ngâm hoa quả.
- Hừ, món này ngon quá, tôi có thể biết mình được uống món gì không? - tôi hỏi thận trọng sợ mình lại lỡ mồm nói điều gì không phải. Hong vẫy cô phục vụ, cô mang tới một chai cổ nhỏ đặt trên một chiếc khay bạc. Khi ánh sáng chiếu vào tôi bỗng thấy ruột gan lộn lên phát buồn nôn: trong chai thủy tinh cuộn tròn một con rắn nguyên hình, đôi mắt mở long lanh đến rợn người.
- Rượu rắn đấy! - anh ta nói giọng tỉnh bơ rồi nghiêng chai rót tiếp. Rồi dường như từng ấy chưa đủ bất ngờ đối với tôi, anh ta hỏi thêm:
- Này anh bạn Újvidék (quê hương Vujty, trước đây là đất
Tim tôi như thắt lại. Trong tòa nhà của chính phủ ở Bình Nhưỡng, một sĩ quan an ninh Triều Tiên lại hỏi thăm ông bầu Rátgéber của đội PVSK (đội bóng rổ nữ của TP Pécs, nơi khi đó vợ Vujity đang chơi, Rátgéber László cũng là một người gốc Hung quê ở vùng Újvidék, sau này làm HLV đội tuyển bóng rổ nữ Hungary trong nhiều năm - ND). Cho tới đây mọi việc đều trôi chảy, không vấp váp gì. Tất nhiên nó xuôi chèo mát mái quá khiến ta khó có thể tin là thật. Càng lúc tôi càng cảm thấy họ biết về mình nhiều hơn mình nghĩ.
… Trên đoạn đường 400 mét từ nơi ở tới quầy hàng ngoại giao, nơi duy nhất chúng tôi có thể yên tâm nói chuyện với nhau.
- Này Béla, họ biết chính xác tôi là ai đấy! - tôi bảo anh.
- Chắc chắn là họ biết - anh đáp và cố tình đi chậm lại để kéo dài thời gian. - Thì đã sao? Năm triệu đô là một số tiền lớn! Với tôi, ban đầu họ cũng hỏi Lilla thi hết môn ở đại học thế nào, chỉ để mình biết mà liệu.
- Thật không thể tin nổi. Họ biết tôi nói dối. Và tôi cũng biết họ dối trá. Thế mà chúng ta cứ chơi trò như vờn nhau vậy. Này, thế theo anh những con người này, họ đã nhìn thấy thế giới… ý tôi muốn nói họ đã phục vụ trong Ngoại giao đoàn ở Budapest, đã thấy chúng ta ăn mặc ra sao, thấy dân chúng đi ôtô, mua sắm như thế nào trong các cửa hiệu… chẳng lẽ những con người này lại tin vào trò cộng sản xuẩn ngốc này?
- Ai quan tâm tới việc đó? Chuyện đó không quan trọng. Đây là một màn kịch, Tvrtko ạ, tất cả đều đóng kịch.
- Nhưng họ có biết những điều họ rao giảng là bậy bạ? Rằng những gì đang diễn ra trên đất nước này là một căn bệnh tâm thần?
- Tôi đã nói họ biết hay không đâu có quan trọng, điều quan trọng là họ sắm vai rất cừ. Và cậu đừng quên, dù đã ở
- Tất cả đều có gia đình sao?
- Dĩ nhiên rồi. Chỉ những người có gia đình mới được cử đi làm ngoại giao. Họ bị ràng buộc bởi vợ con còn ở trong nước. Chẳng cần phải nói, họ chỉ được ra nước ngoài một mình.
… Sáng hôm sau chúng tôi tới viếng tượng đài, việc hôm trước bị hoãn lại. Hong và Kim lại chạy lên trước, Chol lấy vòng hoa từ cốp xe ra, còn hai chúng tôi thì đứng chờ bên cạnh xe. Chừng 5 phút sau, Hong vẫy tay ra hiệu có thể lên phía trước. Đi bộ khoảng 500 mét thì chúng tôi tới sát chân công trình khổng lồ này. Hong và các đồng sự quỳ xuống chân tượng, chúng tôi cũng làm theo. Thấy tôi rút camera chuẩn bị quay, Chol đảo mắt nhìn nhưng không nói gì. Nhiều người tới bên chân pho tượng, mắt đẫm lệ, rồi đặt hoa viếng. Người đến mỗi lúc thêm đông, như đi hành hương. Tôi chợt nhớ một câu nói của Béla trên đường bay từ
- Đó không phải là một đất nước vô đạo và không có đức tin - anh nói. - Chỉ có điều Đấng quyền năng của họ không phải là Đức Chúa mà có tên là Kim Nhật Thành!
Có một nhóm học sinh tới viếng, các cháu nhỏ đều khóc. Tôi thoáng nhớ lại hình ảnh đã thấy trong một chương trình thời sự năm 1994, khi Lãnh tụ Vĩ đại qua đời. Cũng trên quảng trường này người ta đã lăn lộn, khóc lóc, đập đầu đến tóe máu vào bệ tượng bằng đá cẩm thạch. Họ ngưỡng vọng, thành kính, yêu quý lãnh tụ còn hơn chính bản thân họ. Các nhà lãnh đạo biết điều đó và mãi hai tuần sau họ mới dám thông báo về cái chết của Kim Nhật Thành…
- Các bạn sẽ nhớ mãi chương trình hôm nay! - Hong nói. - Trước hết chúng ta sẽ tới thăm Bảo tàng Lãnh tụ Vĩ đại, sau đó tới dãy Hương Sơn thăm Bảo tàng Phẩm vật của Chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật.
Béla hơi ngả người về phía trước. Tôi thấy anh đỏ mặt lên vì giận, nhưng giọng anh vẫn nhẹ nhàng:
- Nhưng bạn Hong ơi, thế thì chúng ta mất hết cả một ngày ư?
- Đúng vậy.
- Thế ngày mai?
- Mai chúng tôi sẽ đưa các bạn tới thăm một làng quê, nơi vào những năm 70, Chủ tịch Kim Nhật Thành đã tới cày ruộng.
- Bạn Hong ơi, đó cũng là chương trình chiếm hết một ngày.
- Đúng thế, bạn nói đúng đấy, Béla ạ.
- Nhưng Hong ơi, bạn cũng biết là chúng tôi cần phải tới những nơi nhận được hàng cứu trợ nữa chứ.
- Tất nhiên là tôi biết, nhưng ta còn thời gian. Và tôi nghĩ bạn không muốn từ chối…
- Tất nhiên là không, nhưng tôi đã tới bảo tàng Lãnh tụ Vĩ đại 9 lần, Bảo tàng Phẩm vật 8 lần rồi.- Béla cố nén vẻ bực mình.
- Tôi biết, nhưng anh bạn Vujity của chúng ta thì chưa tới lần nào. Hơn nữa anh cũng nên tới Hương Sơn vì từ lần anh đến trước tới nay Lãnh tụ Vĩ đại và Chủ tịch Kính yêu đã nhận được thêm nhiều tặng phẩm quý báu.
Béla không đáp lại. Anh nhìn ra cửa sổ. Trước mắt, bọn Hong đang nắm luật chơi. Chúng tôi đi trên một xa lộ 6 làn xe, nhưng tịnh không thấy một xe con nào, chỉ thấy thi thoảng có xe tải chạy ngược chiều chở dân chúng về thủ đô.
- Họ đi diễn tập đấy - Chol hất hàm bảo. - Hai hôm nữa chúng tôi kỷ niệm 8 năm ngày lên lãnh đạo đất nước của Đồng chí Chủ tịch Lãnh tụ Kính yêu.
…Chúng tôi đi trên một con đường ngoằn nghoèo lên phía đỉnh núi. Thấy những gương mặt lao động nhàu nhĩ điều khiển bởi những mệnh lệnh nghe chói tai của đám lính cầm cờ đỏ. Những công nhân đội mũ có gắn sao đỏ rét run trong gió núi luồn vào tận cổ những chiếc áo khoác mỏng. Trên gương mặt những người dân Triều Tiên bình thường không thấy nụ cười, nom họ xanh xao và mệt mỏi. Chúng tôi bước vào một cái buồng gỗ, một người lính bật máy nổ, một bóng điện duy nhất lờ mờ sáng dần lên.
- Chuẩn bị lấy sức đi, anh bạn! Anh sắp được gặp đồng chí Kim Nhật Thành rồi! - Kim đặt tay lên vai tôi.
Giáp Văn Chung lược dịch
Kỳ sau đăng phần còn lại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét