Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Mọi tai vạ không đến hôm nay sẽ đến ngày mai...

"Mọi tai vạ không đến hôm nay sẽ đến ngày mai..."



Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn cảnh báo xã hội như vậy khi được nhà báo hỏi về chuyện mấy cô người mẫu hư hỏng bị phát giác đi kiếm tiền bằng vốn thân xác- một sự việc không hiểu sao ại trở nên qúa ư ồn ào trên công luận, truyền thông báo chí khai thác hết cỡ... 


Ở câu chuyện này, không như nhiều cách đưa tin khách quan tỉnh bơ mà lại có phần châm chích phê phán của cả loạt báo chí lề phải như trên đã nhắc tới, ông Vưoơg Trí Nhàn nhìn ra từ sự việc này như hồi chuông dóng dả về sự xuống cấp toàn diện của xã hội chúng ta lúc này. Đó là thói chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, thực trạng cư xử dối trá với nhau thành thói quen mà không biết, sự cố tình giấu diếm bưng bít cái hư hỏng xấu xa đi từ quan niệm "khéo đậy điệm lại thì người đời sẽ không biết"...


Hóa ra tất cả là nhầm lẫn. Xã hội và con người nó vẫn "vận hành"theo những quy luật của đời sống. Nên chúng ta đã bị trả giá qúa đau sót, "lên bờ xuống ruộng" phần nhiều cũng ở lối điều hành xã hội cũ kỹ yếu kém này.


Cuối câu chuyện ông Nhàn đưa ra nhận định rằng, sự mất hết chuẩn mực trong xử sự, sự thiếu hài hoà và sáng suốt trong tư duy, sự hỗn loạn và vụ lợi trong quan hệ... đã chi phối số đông như hiện nay, thì "mọi tai vạ nếu không đến hôm nay thì sẽ đến ngày mai" - ông Vương Trí Nhàn đã đưa ra lời nhắc khéo như vậy.


Đến đây chủ blog tôi thấy không cần nói thêm gì nữa. Mời các bạn cùng đọc những dòng dưới đây trong bài trả lời phỏng vấn nhà văn - nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn. Bài được đăng tải trên nhiều trang mạng xã hội vài ngày gần đây cũng như văn bản chính tại blog cá nhân của ông Vương Trí Nhàn.


VỆ NHI g-th
(Nguyễn Vĩnh blog)
     
 --------


"Họ đáng trách một thì xã hội đáng trách mười…"
<><><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><>

Chuyện mấy người mẫu, mấy nghệ sĩ biểu diễn thời thượng công khai phô trương lối sống xa hoa, truỵ lạc... đã gây sự phản cảm trong dư luận. Tuy nhiên, từ góc độ lịch sử xã hội và con người Việt Nam, người ta có thể tìm tới một cách lý giải khác đi về hiện tượng này.


Tưởng cứ che đi là cái dở biến mất


- Vừa rồi có chuyện một cô người mẫu trả lời phỏng vấn, công khai nói về lối sống làm gái bao. Ông nghĩ gì về vấn đề này?


Tôi nghĩ việc họ công khai như thế cũng có cái hay. Bởi vì lâu nay những chuyện đó vẫn có, nhưng chưa được nhìn nhận, nghiên cứu, đánh giá đúng mức. Giống như chuyện “nhà nghỉ” chẳng hạn, đến bây giờ chúng ta vẫn cứ cấm đoán không cho phép nghề mãi dâm tồn tại hợp pháp với những điều luật hợp lý (mà ở các nước văn minh người ta vẫn làm). Mà càng thế, càng trong bóng tối, nó càng phát triển tràn lan và tạo nên những ca bệnh hoạn. Với cái dở ta cứ che đi hoặc tự che mắt mình lại coi như không nhìn thấy, tưởng rằng làm như thế là nó không có nữa. Đó là một thứ sĩ diện hão huyền. Ngược lại bắt dầu từ cái động tác chấp nhận và nhìn thẳng vào những cái dở có thật, người ta sẽ có khả năng đi vào phân tích mổ xẻ các hiện tượng xã hội mới nẩy sinh, từ đó mới có thể tìm cách chỉnh sửa, thay đổi.

Chứ ông không lên án lối sống này?


Làm sao không lên án được? Tôi chỉ muốn nói đồng thời với việc lên án những biểu hiện hư hỏng ấy, chúng ta phải hiểu nguyên nhân của nó, việc lên án mới có ý nghĩa.


Những người mà bạn vừa nói, như cách họ bộc bạch thời gian qua, có những điều đáng trách. Nhưng nên nhớ ở họ cũng có khía cạnh đáng thương. Họ chỉ là nạn nhân của những sự thác loạn ở bao kẻ khác.


Ta hãy tự đặt câu hỏi, nguyên nhân nào đã dẫn họ tới tinh trạng trâng tráo lố bịch ấy. Không cần phải sâu sắc lắm cũng có thể tìm ra câu trả lời. Thời nào những người làm ra của cải một cách lương thiện cũng sống cao đẹp, không bao giờ đi vào con đường trác táng trụy lạc. Mà cái tội xô đẩy phụ nữ vào con đường hư hỏng là đặc quyền riêng của bọn trọc phú. Đó là những kẻ bằng những thủ đoạn đen tối, kiếm ra cơ man nào là tiền của và nay khao khát hưởng lạc, bằng bất cứ giá nào cũng sẵn sàng tàn phá cuộc đời người khác, lấy việc lôi kéo dược phái đẹp vào cuộc chơi của mình làm chỗ hơn người, hơn nữa là lý do để tiếp tục đi vào con đường bất chính. Đám người này đang ngày một đông lên trong xã hội ta và cũng trâng tráo hơn bao giờ hết. Chính họ đã thúc đẩy, lôi cuốn, tác động vào các chị em hiền lành nhưng dại đột, làm cho họ ngày càng hư hỏng thêm. Sự xuất hiện một đội ngũ hùng hậu với những tên gọi là chân dài, gái bao, kỹ nữ …kia chẳng qua chỉ là dấu hiệu sự khủng hoảng của xã hội. Những tội đồ ấy chỉ là biểu hiện của muôn vàn những hư hỏng khác đang được giấu giếm. Chắc chắn họ sẽ sống lương thiện và tử tế hơn nếu có một xã hội lành mạnh và tốt đẹp. Họ đáng trách một thì xã hội đáng trách mười.

Tại sao lại cứ đổ lỗi cho xã hội trong khi ở đây nhiều khi là sự lựa chọn của cá nhân?



Cho tôi lấy hai ví dụ:


Ở khá nhiều cơ quan nhà nước bây giờ anh không tham gia vào guồng máy xoay sở kiếm chác một cách bất chính, tức là làm phiền người khác, khiến cho họ cảm thấy có lỗi, nên thông thường anh bị họ cô lập và nếu anh không tự tìm cách cuốn xéo thì họ cũng sẽ tìm cách tống anh đi để tiện hành động.





Hoặc như chuyện người dân mình hiện nay thích dùng các loại xa xỉ phẩm một cách vô tội vạ. Tưởng thích loại nước gội đầu này kem dưỡng da kia là chuyện riêng của từng người , làm gì có chuyện xã hội xía vô ở đây? Không, chúng ta nhầm. Bằng bộ máy quảng cáo khổng lồ, xã hội đang làm cho người bình thường vốn kém tự tin, phải bảo nhau mà tin rằng không dùng các loại hàng xịn thì không nên người. Xưa thì người ta bóp mồm bóp miệng để được bằng người. nay thì người ta lo ăn cướp thêm của nhà nước hoặc trấn lột thêm của người mua hàng từng tí một để chạy theo mốt.


Vậy đằng sau những lựa chọn cá nhân, suy cho cùng, bao giờ cũng có lý do xã hội.


Con người vốn yếu đuối với nghĩa họ dễ bị sa ngã. Không sớm tìm cách thức tỉnh họ mà đẩy họ tới chỗ ngày mỗi sa ngã thêm, xã hội trốn sao được trách nhiệm. Mấy năm trước, nhiều người cứ lên mặt đạo đức cười chê mấy cô lấy chồng Hàn Quốc rồi theo nhau khuyên bảo họ giáo dục họ rằng họ phải tự trọng phải yêu mến quê hương. Sự thực là quê họ, toàn thanh niên hư hỏng, rượu chè từ sáng đến tối, sách vở, báo chí thì chả có, tương lai mờ mịt, vì vậy họ mới phải đi . Trước khi phê phán họ, phải thấy lỗi là lỗi chung, chúng ta không đủ sức mang lại ánh sáng của xã hội hiện đại cho cuộc sống của họ. Không mở cho họ con đường chính đáng, thì trách họ làm gì?


Chúng ta đang sống trong biển suy đồi truỵ lạc


Tôi muốn nói tới việc ta đưa hiện tương các cô này lên khác nào cổ suý cho lối sống hưởng thụ, truỵ lạc? Lớp trẻ sẽ coi đây như là tấm gương để học theo thì sao?


Bạn nghĩ như thế tức là bạn vẫn cho rằng lớp trẻ căn bản là tốt rồi, chuyện này nếu mà ta che đi được thì nó sẽ đỡ. Nhưng theo tôi cuộc sống hàng ngày thiếu gì những chuyện còn hư hỏng hơn thế. Trong đầu óc lớp trẻ con nhà đại gia, chuyện bố mẹ nó có lương thiện hay không, đồng tiền cho nó ăn tiêu kiếm ra bằng cách nào chúng hiểu hết. Ngay ở những gia đình nghèo nữa, những chuyện xấu trong xã hội tràn ngập hàng ngày, làm gì chúng không biết. Chúng ta đang sống trong cái biển hư hỏng sai trái trụy lạc, mà chuyện mấy cô gái bao nói từ đầu chỉ là bề nổi. Cho nên đừng cường điệu hóa nó quá mức đừng tưởng là dẹp yên chuỵện này tự khắc thiên hạ thái bình cuộc sống trở nên lành mạnh hết

Dù sao thì vẫn phải cấm những chuyện lên mạng lên báo mà khoe khoang một cách quá đáng như vậy?



Hút thuốc lá ở bất cứ nơi nào muốn hút. Rượu bia bừa bãi. Đua xe bạt mạng Bài bạc nghiện ngập. Rồi học sinh cóp bài, rồi người lớn đạo văn cùng là các loại ăn cắp vặt khác … Sự bùng nổ các tệ nạn xã hội ở ta hôm nay đã vượt qua cái mốc trước 1945 và ở miền nam trước 1975. Về lý mà nói thì ai chẳng thấy thì thấy phải cấm phải phạt, phạt như vừa qua chưa đủ mà phải phạt nặng hơn nữa. Nhưng chắc mọi người cũng thấy như tôi là cái hiện tượng này đang ngày một gia tăng và ngày càng trở nên muôn hình muôn vẻ nhảm nhí vô lối. Nếu để ý quan sát thì sẽ thấy nhiều lúc con người ta hôm nay như muốn thách thức cuộc đời. Càng cấm họ càng làm. Tại sao ư? Vì họ thấy bế tắc quá, bất lực quá mà không có cách gì giải quyết được. “Sau cái thời không biết hy vọng sẽ đến cái thời không biết sợ hãi…” – tôi đã đọc được đâu đó cái nhận xét này và thấy đúng như thế, dường như nó được khái quát để dành cho con người hôm nay đang sống.


Nói một cách đơn giản hơn, khi đặt ra một lệnh cấm mà ai cũng thừa biết rằng không bao giờ cấm nổi, thì đó chẳng khác gì khuyến khích người ta phạm lỗi thêm.


Xét riêng về những lời bêu riếu và đề nghị nâng mức phạt mấy cô ăn mặc hở hang. Mới nghe qua thì có vẻ nghiêm. Nhưng rồi cuộc sống có cách vận hành của nó, mọi sự can thiệp nửa vời trước sau sẽ bị vô hiệu hóa. Nói trắng ra là tiền phạt đã có các khách chơi trả, chứ các cô có phải móc túi mình trả đâu. Thậm chí các cô ấy có bị cấm hành nghề nữa thì sẽ có người chạy để giảm án, để tái xuất giang hồ, và cái sự chạy này – cũng như bao cuộc chạy chức chạy quyền chạy dự án-- bao giờ cũng thành công, và ở chỗ riêng tư họ sẽ cùng cười vào mũi những ai dám trêu ngươi họ. Những người thắng trong cuộc chơi vờn đuổi sẽ lấy đó làm chỗ hơn đời để tự hào và tiếp tục cuộc chơi ngạo nghễ hơn


Phải ông muốn nói xử phạt như thế thì chả khác nào phạt cái ngọn, trong khi thủ phạm chính làm lây lan lối sống trác táng, trụy lạc đó lại chưa được chỉ ra.Ông có thể nêu một vài gợi ý .


Trong các thế kỷ XVII-XVIII, nhiều thương nhân nước ngoài – Hà Lan, Anh Pháp có đến buôn bán cả ở Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài. Trong các hồi ký, họ cho biết rằng ở nơi họ đến lập nghiệp, phụ nữ Việt thường khá dễ dãi. Vì cuộc sống khó khăn, đám phụ nữ này sẵn sàng bán mình cho các khách ngoại quốc với cái giá mà người nước ngoài cho là rẻ mạt nhưng với người đàn bà thì đã khá lắm rồi: họ có thể dùng số tiền kiếm được để nuôi cả gia đình.


Điều tôi đọc được rõ ràng là khác xa với các giáo lý mà các nhà giáo dục ở ta hay nói, rằng dân mình có một đời sống tinh thần cao quý, biết bảo nhau đói cho sạch rách cho thơm…Không, dân ta cũng chịu chơi lắm, dù là chỉ chơi một cách thảm hại. Điều tôi rút ra ở đây là nếu giữa hoàn cảnh mông muội con người phải sống biệt lập trong đói nghèo thì không sao; một khi đã có sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà không biết làm ăn bằng người, thậm chí chỉ ngày càng tuyệt vọng vì không bao giờ có thể sống tử tế và sang trọng như người, thì người ta sé để cho cuộc sống buông thả lôi đi, sự tụt dốc diễn ra rất nhanh, không có thứ phanh nào hãm nổi.


Trong số các nguyên nhân khiến cho cách sống hưởng thụ ngày một phát triển, nên chú ý thêm một điều mà người ta hay quên – đất nước ta vừa qua một cuộc chiến tranh khủng khiếp. Nhiều người chúng ta ra khỏi nó với tâm lý của những người sống sót. Mà khi có cảm tưởng mình là người sống sót, người ta cảm thấy có quyền đòi lại những gì đã mất, quyền được truy lĩnh, quyền làm tất cả mọi thứ để bù lại nỗi gian lao đã phải chịu đựng.


Trong những năm chiến tranh ấy, cuộc sống người ta bị thách thức ghê gớm, người ta đã đứng bên bờ cái sống với cái chết, đã biết chết rất dễ, vì thế nên tự cho mình cái quyền làm tất cả để duy trì mạng sống. Người nông dân tự cho phép mình phun thuốc trừ sâu bừa bãi ở các loại rau quả, người buôn bán cho phép mình lưu hành mọi thứ hàng giả... là vì họ thường tự nhủ làm gì cũng được miễn là có tiền nuôi gia đình. Lâu dần cái triết lý đó biến thành thói xấu, biến thành sự coi thường luật pháp, biến thành sự hư hỏng... Lối sống hưởng thụ chỉ là một khía cạnh của tâm lý hậu chiến

Vậy phải làm sao để thoát ra được?



Theo tôi, cái chính là nhận thức của chúng ta về tình trạng mà xã hội ta đang lâm vào chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Nếu nhận thức được đầy đủ, tôi tin là chúng ta sẽ bớt những những lời rao giảng sáo rỗng đi, để mọi người tự nhìn vào mình mà suy nghĩ có sự lắng đọng và chắc chắn trong cách sống lối sống. Hiện cả xã hội không hình thành nổi quan niệm hợp lý và đúng đắn về con người, mỗi cá nhân không hiểu thế nào là sướng là khổ, chỉ thấy có được cái nhà, cái xe, các loại tiện nghi hiện đại nói chung, tóm lại trông ra có vẻ hơn người bên cạnh…thế là sướng là hể hả. Không có tiền thì lừa lọc làm bậy để có tiền, rồi càng lún sâu vào chơi bời, hư hỏng để khỏi phải nghĩ. Một khi sự mất hết chuẩn mực trong xử sự, sự thiếu hài hoà và sáng suốt trong tư duy, sự hỗn loạn và vụ lợi trong quan hệ... đã chi phối số đông như hiện nay thì mọi tai vạ không đến hôm nay sẽ đến ngày mai.


Bài viết dưới dạng trả lời phỏng vấn này được hình thành từ cuộc trò chuyện với phóng viên mạng BEE Đã in – có sự rút gọn -trên mạng Bee 28-5-12 Tác giả xin có lời chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của phóng viên Nhật Minh

Nguồn: http://www.khatvongtuoitre.net/2012/05/vuong-tri-nhan-ho-ang-trach-mot-thi-xa.html

hoặc blog của nhà văn Vương Trí Nhàn: http://vuongtrinhan.blogspot.com/2012/05/ho-ang-trach-mot-thi-xa-hoi-ang-trach.html

------
Để tham khảo về chủ đề trên, xin mời đọc thêm :


* Chuyện đại gia và gái bao là người mẫu chân dài không phải là hiếm gặp trong xã hội ta hiện nay:
http://bee.net.vn/channel/1987/201205/Pha-duong-day-dien-vien-nguoi-mau-ban-dam-gia-1000-uSd-1836881/

* Cách hiểu và quan niệm về cuộc sống nghe qua thấy khó chịu, nhưng đó lại là "đời thực" như lời nói của một cô người mẫu nổi tiếng dưới đây:
http://bee.net.vn/channel/3481/201205/Ngoc-Trinhyeu-ma-khong-co-tien-thi-cap-dat-ma-an-a-1835417/

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Biển Đông: TQ áp đặt sức mạnh; VN không nín nhịn lép vế

 

 

Biển Đông: TQ áp đặt sức mạnh; VN không nín nhịn lép vế



Dù quốc nội đang đặt ra biết bao những vấn đề nóng bỏng và nhức nhối về kinh tế-xã hội mà bất cứ công dân đúng mực nào cũng không thể bưng mắt thờ ơ, thì rồi cũng chính là họ chứ không ai khác lại có thể lãng quên các vấn đề đang đặt ra mãi ở chỗ cách xa ta về không gian địa lý nhưng lại luôn luôn bên cạnh trái tim mọi người – đó là Biển Đông, nơi người Việt Nam chúng ta phải bằng mọi giá bảo vệ chủ quyền.

Bởi vì sinh mệnh đất nước này, tương lai của lớp lớp con cháu, niềm hãnh diện về danh dự về chủ quyền quốc gia chính là vấn đề này đây. Là người Việt Nam không ai có thể dửng dưng với mối đe dọa của Trung Quốc lâu nay và thực tế là TQ đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo ở quần đảo Trường Sa của chúng ta, bắt đầu từ năm 1956 chiếm cụm đảo phía đông, tới 1974 đánh chiếm toàn bộ quần đảo HS; và sau này, năm 1988 thì đánh chiếm một số đảo ở TS.

Cho nên đương nhiên công dân Việt mình những lúc này là ngóng trông ra biển khơi ngoài kia với cả nỗi niềm lo lắng và buồn phiền. Tình hình xem ra không có gì cải thiện vì các trò diễn khiêu khích gây hấn của phía Trung Quốc cứ liên tục tiếp diễn…

Hơn năm trước thì ngư chính rồi hải giám TQ đã vung dao búa thật sự bắt nạt Việt Nam (vụ cắt cáp kể từ tháng 5/2011, rồi tiếp diễn những vụ khiêu khích sau đó, và trong đó rất nhiều vụ là bắt giữ rất trắng trợn tàu thuyền đánh cá của ta...).

Còn vài tháng nay thì Bắc Kinh đe nẹt và áp lực rất mạnh đối với Philippines bằng nhiều phi vụ tàu chiến thật sự hành quân qua lại vùng bãi cạn Scarborough.

Cùng với động tác giương đông kích tây bằng vũ lực nóng trên biển cả như thế thì cái giàn khoan được coi là “khổng lồ” nhất của TQ từ trước đến nay đã được phái đến áp sát các vùng biển tranh chấp kể trên... “Ồ, chúng tôi sẽ hút dầu ở đây đấy quý vị à”, cái thông điệp phát ra từ phía TQ đã quá rõ ràng. Mục đích, ý đồ của TQ độc chiếm Biển Đông trước sau là không thay đổi.

Những động thái rất hung hăng táo tợn kiểu đó trong các mối quan hệ quốc tế thời hiện tại của TQ làm người ta nhớ lại “chính sách pháo hạm” của bọn thực dân đế quốc năm xưa. Cái chính sách hiếu chiến và mang đặc tính ăn cướp trắng trợn đó tưởng đã lỗi thời, bị lịch sử lên án không tiếc lời thì nay chúng có cơ sống lại.

Thật quá ư nghịch lý! Vì không thể nghĩ một nước tự xưng là xã hội chủ nghĩa (thực ra là “không phải như vậy”!), lại luôn khoe khoang là bạn bè của các nước đang phát triển, cũng là đất nước trỗi dậy hòa bình với thế giới hóa ra lại đi hành xử với các quốc gia lân bang như TQ đang tiến hành ở Biển Đông được sao?

Những người tinh ý thì lại thấy ở đây là cái món võ mà Bắc Kinh rất hay sử dụng trong quan hệ quốc tế. Hùng hùng hổ hổ gây sự. Rồi lại to tiếng đổ lỗi cho đối phương. Đối phương nhụt chí thì lấn tới luôn. Nhưng một khi ngừoi ta không những không lùi mà “làm già” trở lại (như Nhật Bản, Hàn Quốc từng thể hiện – dĩ nhiên hai nước này có một anh siêu cường to tớng cho dựa lưng) thì TQ lại có cách thoái lui, “thoát ra” rất bài bản… Tóm lại là các ngón đòn ngón võ rất
gian ngoan xảo quyệt.




Xung quanh vụ bãi cạn Scarborough thời gian vừa qua chúng ta thấy TQ cố tình đẩy mọi động thái quân sự-chính trị căng thẳng lên đỉnh điểm. Bắc Kinh dàn thế trận như sắp đánh nhau to (ở trong đất liền và đảo Hải Nam đều có dấu hiệu tăng cường các quân chủng…); nhưng sau đó chính Bắc Kinh lại cho xì van... Đây chính là cách vừa đấm vừa xoa quen thuộc của TQ khi xử sự trong các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là đối với các nước yếu và nhỏ hơn mình. Nghĩa là vừa tạo áp lực rất mạnh vừa nghe ngóng phản ứng. Trong trường hợp này là phản ứng của Phi và các quốc gia khác sát gần và cả khối các quốc gia lớn ở đằng xa xa... Đây cũng là một cách bắn đi 1 mũi tên nhắm hai ba bốn đích. Là kiểu nắn gân các nước có tranh chấp ở khu vực Biển Đông - và cũng trước hết là phản ứng ra sao đó của Việt Nam chúng ta.


*

Trong bối cảnh như vậy, việc chúng ta vẫn lặng lẽ và tuần tự tăng cường sức mạnh hải quân, mua sắm tàu chiến và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển… là những việc làm thiết thực. Liên quan đến Biển Đông, đến Hoàng Sa Trường sa, đến đội ngũ hải quân là quân chủng trực tiếp sát sườn với công chuyện bảo vệ chủ quyền biển đảo chắc mọi người để ý đến một “đột phá khẩu” – đó chính là hành động chính thức đầu tiên về mặt tinh thần, về mặt đạo lý đối với các chiến sĩ hải đội Trường Sa hy sinh năm 1988.

Liên tiếp diễn ra các nghi lễ kỷ niệm trang trọng cuộc huyết chiến bảo vệ đảo của các chiến sĩ ta vào đầu năm 1988: 64 chiến sĩ hy sinh anh dũng trước mũi súng xâm lược của hải quân Trung Quốc nay đã được làm lễ vinh danh chính thức ngay trên các đảo lớn ở quần đảo Trường Sa...

Chưa kể cả loạt các đoàn đại biểu từ các địa phương trên đất liền tới thăm đảo trong thời gian hai ba tháng vừa qua. Là các buổi trao tượng thánh Trần Hưng Đạo để dựng tại Trường Sa, tặng các kỷ vật có ý nghĩa của nhân dân khắp nơi cho các chiến sĩ đang ngày đêm giữ vững biển đảo...; đấy là những việc làm rất đúng với nguyện vọng của nhân dân, cũng là của toàn dân tộc Việt Nam dù họ đang ở bất cứ nơi đâu trên quả đất này.

Trước sự tác oai tác quái của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, cách đáp trả của chúng ta là không làm căng thẳng thêm tình hình. Chúng ta vẫn có các mối giao lưu trao đổi về các khía cạnh cũng như các cấp bậc về ngoại giao với TQ... Nhưng chúng ta phải biểu lộ công khai trước âm mưu và hành động xâm lấn biển đảo của hải quân TQ cũng phải bằng những cử chỉ và hành động kiên quyết và kiên trì như chúng ta vừa tiến hành trong thời gian qua. Đó là một cách đáp trả có ý nghĩa đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.


* Tới đây xin được trích đoạn về sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo:

Lời phát biểu của một vị chỉ huy hải quân:  
Đại tá Nguyễn Đức Vượng kết thúc diễn văn tưởng niệm bằng một lời thề khảng khái: “Chúng tôi, những người hiện đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh của tổ tiên, trước hương hồn của các đồng chí, đồng thời xin nhắn nhủ tới các thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và xây dựng Trường Sa trở thành một huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông”.

Tại buổi gặp mặt ở Học viện Kỹ thuật quân sự:
Ngày 16/4, Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm, động viên các sĩ quan, thủy thủ lực lượng tàu ngầm đi đào tạo ở nước ngoài, tại Trung tâm huấn luyện 125 (Học viện Kỹ thuật quân sự).

Phát biểu và giao nhiệm vụ cho lực lượng tàu ngầm chuẩn bị đi đào tạo ở nước ngoài, đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: Tàu ngầm là loại vũ khí trang bị rất hiện đại, được quân đội ta sử dụng vào mục đích bảo vệ Tổ quốc - một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa quân đội của Đảng và Nhà nước hiện nay. Do đó lực lượng được tuyển chọn cần phải xác định tốt quyết tâm, phải tận dụng mọi thuận lợi để học tập, nắm chắc cấu tạo, tính năng, tác dụng... làm chủ vũ khí, trang bị, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao.

(NGUYÊN VĂN CÁC THÔNG TIN TRÍCH DẪN TRÊN ĐÂY CÓ ĐƯA Ở CUỐI BÀI VIẾT NÀY)


Trở lại chủ đề bài viết, như thế để đối lại với sự bành trướng bằng sức mạnh vũ lực có thể đến bất kỳ lúc nào từ phía TQ thì đương nhiên chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng... Chúng ta bày tỏ thiện chí, giải quyết bất đồng tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Chúng ta không gây sự gây chiến, nhưng không bao giờ mất đi sự cảnh giác. Và quan trọng hơn là trong mọi cư xử giàn xếp, chúng ta không thể quá nín nhịn lép vế. Vì TQ bao giờ chẳng thế, được đằng chân lân đằng đầu như các cụ ta ngày xưa vẫn nói đó sao.

Vệ Nhi

-------


Xin mời đọc thêm thông tin dưới đây trên báo điện tử Dân trí và Đất Việt:



Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại quần đảo Trường Sa
(Dân trí) - Chiều 16/4, tại vùng biển Cô Lin, Đoàn công tác các tỉnh Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Điện Biên và TTXVN ra thăm huyện đảo Trường Sa đã tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của Tổ quốc.
Tham dự lễ tưởng niệm có các đồng chí Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa, Chuẩn đô đốc Trần Đình Xuyên - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Ngô Hà Thái - Phó Tổng giám đốc TTXVN.

"Các thế hệ tiếp nối của lực lượng Hải quân Việt Nam luôn quyết tâm bảo vệ quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc" (Ảnh minh họa)



Đọc diễn văn kỷ niệm, Đại tá Nguyễn Đức Vượng - Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân nhấn mạnh: Cách đây 24 năm, tháng 3/1988, tại chính nơi đây, 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã dũng cảm chiến đấu, kiên quyết giữ đảo. Từ cuộc chiến đấu anh dũng đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa Anh hùng cách mạng Việt Nam của cán bộ, chiến sĩ trên tàu HQ 505, HQ 604, HQ 605 thuộc Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, Trung đoàn Công binh 80 Hải quân. Đó là Anh hùng liệt sĩ Trung tá Trần Đức Thông - Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Anh hùng liệt sĩ Đại úy Vũ Phi Trừ - Thuyền trưởng tàu HQ 604; Anh hùng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, mưu trí, chỉ huy con tàu HQ 505 lên bãi ngầm Cô Lin, để con tàu trở thành chiến hạm nổi, khẳng định chủ quyền của đảo...
Đại tá Nguyễn Đức Vượng khẳng định: Các thế hệ tiếp nối của lực lượng Hải quân Việt Nam luôn quyết tâm bảo vệ quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời xây dựng huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa trở thành một huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông.

Tiên Minh
TTXVN
Nguồn:  http://dantri.com.vn/c20/s20-586417/tuong-niem-cac-anh-hung-liet-si-hy-sinh-tai-quan-dao-truong-sa.htm

------

Lời thề trước 64 liệt sĩ hi sinh tại Trường Sa
Cập nhật lúc :8:56 AM, 17/04/2012
Hôm 16/4, cán bộ chiến sĩ tàu HQ 936 cùng đoàn công tác tổ chức lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ anh dũng hi sinh trong trận chiến bảo vệ chủ quyền ngày 14/3/1988.




Chiều 16/4, cán bộ chiến sĩ tàu HQ 936 cùng đoàn công tác các tỉnh Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Điện Biên tổ chức lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong trận chiến bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa tại khu vực đảo chìm Cô Lin, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa ngày 14/3/1988.

Đại tá Nguyễn Đức Vượng, phó chính ủy Bộ tư lệnh Vùng 4 hải quân, đọc diễn văn tưởng niệm, phác họa lại cuộc chiến đấu hi sinh anh dũng của 64 cán bộ, chiến sĩ để bảo vệ quần đảo: “Cách đây 24 năm, với âm mưu và thủ đoạn thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông của nước ngoài, cuối năm 1987 và đầu năm 1988, họ đã sử dụng một lực lượng quân sự chiếm đóng trắng trợn và phi lý đối với một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, gây lên sự kiện 14/3/1988 tại cụm đảo Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin. Trong những trận chiến đấu ngoan cường đó, 64 cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ, góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc”.

Từ trong cuộc chiến đấu anh dũng đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đó là anh hùng liệt sĩ, trung tá Trần Đức Thông - phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; anh hùng liệt sĩ đại úy Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng tàu HQ 604.

Anh hùng liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương - phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước sự tấn công của kẻ thù đã quấn lá cờ Tổ quốc quanh thân mình và động viên: “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của quân chủng”.
Lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh bảo vệ quần đảo Trường Sa trên tàu HQ 936.

Đó là anh hùng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, đứng trước tình thế mất đảo chỉ trong gang tấc đã bình tĩnh, mưu trí chỉ huy con tàu HQ 505 vừa chiến đấu với tàu địch, vừa nhanh chóng đưa tàu vào bãi ngầm Cô Lin để con tàu trở thành chiến hạm nổi chiến đấu chống lại đối phương, và còn rất nhiều gương anh dũng đã hi sinh khác.

Đại tá Nguyễn Đức Vượng kết thúc diễn văn tưởng niệm bằng một lời thề khảng khái: “Chúng tôi, những người hiện đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh của tổ tiên, trước hương hồn của các đồng chí, đồng thời xin nhắn nhủ tới các thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và xây dựng Trường Sa trở thành một huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông”.

Sáng cùng ngày, tập thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xã đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2012).

Cũng trong ngày 16/4, Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm, động viên các sĩ quan, thủy thủ lực lượng tàu ngầm đi đào tạo ở nước ngoài, tại Trung tâm huấn luyện 125 (Học viện Kỹ thuật quân sự).

Phát biểu và giao nhiệm vụ cho lực lượng tàu ngầm chuẩn bị đi đào tạo ở nước ngoài, đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: Tàu ngầm là loại vũ khí trang bị rất hiện đại, được quân đội ta sử dụng vào mục đích bảo vệ Tổ quốc - một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa quân đội của Đảng và Nhà nước hiện nay. Do đó lực lượng được tuyển chọn cần phải xác định tốt quyết tâm, phải tận dụng mọi thuận lợi để học tập, nắm chắc cấu tạo, tính năng, tác dụng... làm chủ vũ khí, trang bị, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Nguồn: http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Loi-the-truoc-64-liet-si-hi-sinh-tai-Truong-Sa/20124/204707.datviet
--------


Tưởng niệm các liệt sĩ ở thềm lục địa phía Nam

TTO - Ngày 24-5, đoàn công tác thành phố Hà Nội và sáu tỉnh, thành phố khác cùng Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ hi sinh trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc.


Đại tá Trương Công Thế - phó chính ủy Bộ tư lệnh Vùng 2 hải quân - đọc lời viếng các liệt sĩ hi sinh trên thềm lục địa phía Nam tại buổi lễ tưởng niệm được tổ chức trên tàu Trường Sa HQ-571 vào trưa 24-5


Đọc lời viếng các liệt sĩ tại khu vực cụm dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật (DK1) Tư Chính, đại tá Trương Công Thế - phó chính ủy Bộ tư lệnh Vùng 2 hải quân - cho biết 23 năm qua kể từ khi hệ thống nhà giàn DK1 được thiết lập trên thềm lục địa phía Nam, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự hung dữ của bão biển đã làm đổ các nhà giàn vào các năm 1990, 1996, 1999 và 2000 khiến nhiều cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ hải quân bảo vệ nhà giàn DK1 hi sinh.

Dù vậy, lực lượng hải quân trên các nhà giàn DK1 vẫn luôn dũng cảm vượt qua mọi khó khăn gian khổ, trụ vững trước đầu sóng ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc với quyết tâm “còn người, còn nhà giàn”.

Đại tá Trương Công Thế nhấn mạnh: “Với tham vọng thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, nước ngoài đã và đang tìm mọi thủ đoạn lấn chiếm biển, đảo của Việt Nam. Do vậy, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trong đó có thềm lục địa phía Nam là trọng trách, đồng thời là mệnh lệnh trái tim của mọi cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam”.

Gần 200 người trong đoàn công tác trên tàu Trường Sa HQ-571 dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ hi sinh trên thềm lục địa phía Nam

Lãnh đạo Hà Nội và sáu tỉnh, thành phố khác cùng lãnh đạo Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam tưởng niệm các liệt sĩ nhà giàn DK1

Thả hương hoa viếng các liệt sĩ nhà giàn tại vùng biển cụm DK1 Tư Chính

Tiếp đó, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và quân chủng hải quân đã thả vòng hoa, hương, hạc giấy xuống biển để tưởng niệm các liệt sĩ.

Trưa cùng ngày, kế hoạch tổ chức cho toàn đoàn công tác gần 200 người trên tàu Trường Sa HQ-571 vào thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ ở nhà giàn DK1/14 cụm Tư Chính đã không thực hiện được trọn vẹn vì gió to, sóng lớn. Nhiều người chỉ biết tiếc nuối đứng trên boong tàu gửi tình cảm của mình qua ánh nhìn vào nhà giàn.

Tin, ảnh: DUY THANH



-----
<><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><><>

<><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><><>

<><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><><>
Đặt tượng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tại Trường Sa lớn
Đăng: 07:18:00 25/05/2012
Bức tượng cao 1,59m, rộng 32cm, là một sản phẩm của làng gốm Chu Đậu nổi tiếng. Bức tượng Hưng Đạo Đại vương - vị danh tướng của dân tộc với 3 lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh, một tay đặt lên đốc kiếm, một tay cầm chiếu văn, chân đạp sóng mặt nhìn thẳng ra phía trước.
* Tỉnh Hà Giang trao tặng Trường Sa biểu tượng cột cờ Lũng Cú và lá cờ 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em.
Ngày 24/5, ngày thứ 8 của chuyến hành trình, đoàn công tác số 14 đã đặt chân lên đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa. Tại đây, đoàn công tác đã đi thăm hỏi trao quà cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên địa bàn huyện. Đặc biệt, nhiều hiện vật có ý nghĩa, thể hiện truyền thống vẻ vang, ý chí và tình đoàn kết son sắt của dân tộc cũng đã được gửi đến Trường Sa.
Đoàn đại biểu của tỉnh Hải Dương đã trao tặng bức tượng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và nhiều ấn phẩm thời Trần để động viên cổ vũ tinh thần quân dân huyện đảo. Bức tượng cao 1,59m, rộng 32cm, là một sản phẩm của làng gốm Chu Đậu nổi tiếng. Bức tượng Hưng Đạo Đại vương - vị danh tướng của dân tộc với 3 lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh, một tay đặt lên đốc kiếm, một tay cầm chiếu văn, chân đạp sóng mặt nhìn thẳng ra phía trước như một thông điệp của nhân dân Hải Dương nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, mong quân dân Trường Sa luôn đoàn kết một lòng, chắc tay súng để bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sau khi tiếp nhận, quân dân huyện đảo Trường Sa đã thỉnh bức tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào đặt tại chùa Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.






Đại diện tỉnh Hải Dương trao tượng Hưng Đạo Đại vương.

Được biết, trước đó chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định - nơi khởi thủy vương triều nhà Trần cũng đã cung tiến bức tượng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tạc bằng đá nguyên khối, cao 11m cho quân, dân đảo Song Tử Tây. Cả hai bức tượng đặt tại đảo Trường Sa và Song Tử Tây đều dựa trên nguyên mẫu bức tượng Trần Hưng Đạo hiện đặt tại Quảng trường Ba tháng Hai ở thành phố Nam Định.
Chiều cùng ngày, trước cột mốc bia chủ quyền tại huyện đảo, đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang do đồng chí Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu cũng đã gửi tặng Trường Sa lá cờ 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, đã từng được treo trên cột cờ Lũng Cú, địa đầu phía Bắc của Tổ quốc. Cùng với đó, một phiến đá khắc biểu tượng cột cờ lấy từ cao nguyên đá Đồng Văn và bức tranh cột cờ Lũng Cú được trao tặng. Thượng tá Nguyễn Văn Hải, chỉ huy trưởng Đảo Trường Sa lớn cũng đã gửi tặng đoàn lá cờ Tổ quốc và 2 cây bàng vuông, loài cây có sức sống mãnh liệt, là một biểu tượng của Trường Sa quật cường

Vũ Hân

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác với Myanmar

12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác với Myanmar

Sau khi đưa lên loạt bài về Myanmar (9 bài) do Ngài Chu Công Phùng, Đại sứ VN đương nhiệm tại đất nước này trực tiếp tìm hiểu tài liệu, nghiên cứu và viết, blog tôi nhận được nhiều thư phản hồi góp ý về các đề tài Đại sứ đề cập đến trong loạt bài trên. Trong số này có một doanh nghiệp kinh doanh ngành điện-máy tại Đà Nẵng rất muốn biết về tình hình và các dòng vốn nào đang đầu tư vào Myanmar.


Xin được giới thiệu với bạn và bạn đọc blog tôi một bài phỏng vấn ngắn dưới đây của báo Tuổi trẻ với ông Trần Phước Anh, Tham tán Đại sứ quán nước ta tại Myanmar.


Vệ Nhi g-th


-----

Nhiều cơ hội đầu tư vào Myanmar

TT - Đó là khẳng định của ông Trần Phước Anh - tham tán VN tại Myanmar - khi trao đổi với Tuổi Trẻ về các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài bắt đầu được quốc gia này triển khai... Ông Trần Phước Anh cho biết:



Ảnh: Ông Trần Phước Anh (L.NAM chụp)




Dự kiến tháng 4-2012, tại TP Yangon (Myanmar) sẽ diễn ra lễ ký hợp tác kết nghĩa giữa TP.HCM và Yangon. Sẽ có đoàn quan chức của TP.HCM và doanh nghiệp VN ký kết thỏa ước hợp tác, tổ chức một buổi giao lưu văn hóa nghệ thuật, hội chợ hàng VN, hội thảo giao thương hai nước... Đến nay, đã có hai dự án đầu tư của doanh nghiệp VN được Myanmar cấp phép, một là dự án sản xuất dược phẩm của Công ty AFV Pharma (dự án sản xuất tân dược đầu tiên của nước ngoài tại Myanmar) và một dự án bất động sản của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (xây dựng khu phức hợp khách sạn, căn hộ, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng...). Sắp tới có thể dự án khai thác đá quý của một doanh nghiệp VN cũng sẽ được cấp phép.


- Trong các cuộc gặp giữa các đoàn doanh nghiệp và đại sứ VN, các quan chức Chính phủ Myanmar cho biết nếu có đầy đủ những giấy tờ cần thiết, các doanh nghiệp VN có thể được cấp phép trong hai tuần, thay vì phải mất khoảng sáu tháng như trước đây. Đặc biệt, theo như tuyên bố mới đây của ông U Soe Thane, chủ tịch Ủy ban đầu tư kiêm bộ trưởng công nghiệp Myanmar, tới đây thời gian miễn thuế cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ kéo dài đến tám năm, thay vì được miễn năm năm và giảm 50% trong ba năm tiếp theo như hiện nay.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng được thuê đất trong vòng 50 năm (trước đây là 30 năm), đồng thời không bị khống chế mức vốn góp tối đa... Sau khi các chính sách mới này được công bố, Myanmar đã trở thành tâm điểm thu hút đầu tư quốc tế, đã có hàng loạt tập đoàn lớn của Mỹ, Nhật, Anh... đến tìm kiếm cơ hội làm ăn. Có thể nói nếu chậm chân, doanh nghiệp VN sẽ không tận dụng được các cơ hội đầu tư tốt nhất...

* Những lĩnh vực nào các doanh nghiệp VN có nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh nhất, thưa ông?

- Hàng VN đã xuất hiện ở thị trường Myanmar nhưng chưa nhiều, chỉ mới có bánh kẹo, cà phê, hương liệu, nguyên liệu cho ngành thực phẩm, bếp gas, bếp từ... do các công ty tự bán với nhau và thanh toán bằng việc mở L/C thông qua Ngân hàng UOB (Singapore). Còn nhiều lĩnh vực mà doanh nghiệp VN có lợi thế như du lịch, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng (70% hàng hóa tiêu thụ tại Myanmar phải nhập khẩu). Cơ hội đầu tư rất nhiều nếu doanh nghiệp VN nhìn lâu dài với kế hoạch phát triển bài bản, đặc biệt ở các lĩnh vực như nông nghiệp, lắp ráp ôtô, sản xuất hàng điện tử, chăn nuôi thủy hải sản...

Tuy nhiên đến nay, dù nhiều lần sang tìm hiểu cơ hội làm ăn ở Myanmar và tìm các đối tác bản địa để hợp tác, nhưng các doanh nghiệp VN vẫn chưa có nhiều dự án đầu tư vào Myanmar. Một phần do quốc gia này “đóng cửa” với bên ngoài quá lâu, mặt khác do doanh nghiệp VN chưa quen với cung cách làm việc ở bên này nên còn chần chừ. Sau khi các chính sách thông thoáng hơn đang được Myanmar triển khai, tôi hi vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp VN hơn sang làm ăn tại quốc gia này.

* Những lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa hai chính phủ sẽ tạo cơ hội nào cho nhà đầu tư VN?

- Trong lần gặp gỡ cấp chính phủ gần đây (tháng 12-2011) giữa VN và Myanmar, hai bên đã đánh giá lại một năm thực hiện các thỏa thuận 12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác đã được ký kết trước đó.

Theo đánh giá, ngoài một số lĩnh vực hợp tác vẫn đang diễn tiến chậm, đã có các lĩnh vực đang được tập trung đẩy mạnh như nông nghiệp, dầu khí... Chẳng hạn, VN đã có lô M2 ở ngoài khơi Myanmar đang triển khai khoan thăm dò địa chấn, nghiên cứu hồ sơ, thông tin kỹ thuật...; doanh nghiệp VN cũng sang triển khai thí điểm trồng thử những giống lúa mới trước khi triển khai cho nông dân bạn trồng đại trà.

Đến nay, Myanmar vẫn chưa cho phép thành lập ngân hàng nước ngoài (VN mới chỉ có Ngân hàng BIDV mở văn phòng đại diện), nhưng chính phủ nước này khẳng định nếu cho phép mở ngân hàng nước ngoài, VN sẽ là một trong những nước được ưu tiên cấp phép đầu tiên.

LÊ NAM thực hiện

Nguồn:  http://vn.news.yahoo.com/nhi-u-c-h-u-t-v-o-000800876.html





Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Vinalines vẫn là tiêu điểm thu hút dư luận

Vinalines vẫn là tiêu điểm thu hút dư luận



Entry trước --->>> BÀI ĐÂY: http://vinhnv43.blogspot.com/2012/05/co-luc-nao-ung-sau-viec-duong-chi-dung.html sau khi lên mạng đã được nhiều bạn bè và bạn đọc khắp nơi phản hồi, bình luận theo nhiều chiều nhiều góc cạnh. Có những ý kiến mà chủ blog tôi chưa hoặc không nghĩ tới... Điều đó chứng tỏ vụ đổ bể thua lỗ của Vinalines và nguyên Chủ tịch HĐQT của nó (mới đây được đề bạt Cục trường Hàng hải thuộc Bộ GTVT) bỏ trốn khi có lệnh bắt tạm giam... đã có sức thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của công chúng. Dư luận xã hội như một dịp "bùng nổ", nó không thua kém gì độ nóng như vụ Vinashin hơn năm trước...

Và ngay tại các cuộc thảo luận của Quốc hội đang họp, vụ việc này cũng là một trong số tâm điểm đặc biệt gây chú ý và được các ĐBQH bày tỏ chính kiến trước báo giới. 

Xin giới thiệu bài viết dưới đây tổng hợp những ý kiến của các vị đại diện cho nhân dân cả nước là họ nhìn nhận như thế nào đối với vụ việc kể trên.

Bài viết tóm tắt này dù đăng trên một trang điện tử nước ngoài (BBC tiếng Việt) nhưng nội dung chính là các ý kiến trích từ các trang báo điện tử Việt Nam.

Tuy nhiên để cho khách quan, chủ blog xin post thêm ở phía dưới cả bài vở của báo chí Việt Nam trong thời điểm này.        

VỆ NHI

-------

Vinalines: "Nghìn tỷ đồng đổ sông đổ biển"


Cập nhật: 12:55 GMT - thứ sáu, 25 tháng 5, 2012

Hình từ trang web của Vinalines
Vinalines bị tố cáo làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng

Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống 'như chuyện đùa'

Ông Thanh được VnExpress trích dẫn nói hôm 25/5: "Vừa rồi đi tiếp xúc, cử tri kêu lắm, mỗi chuyện tàu thủy lỗ.
"Trong khi 70.000 hộ gia đình chính sách, tiền hỗ trợ chẳng đáng bao nhiêu mà mãi chưa quyết được, đằng này hàng nghìn tỷ đổ sông đổ biển, xót hết cả ruột.

"Vinalines thua lỗ, cựu chủ tịch bỏ chạy, công an không bắt được. Nói ra cứ như chuyện đùa.
"Cử tri bức xúc mà hỏi không biết trả lời thế nào, mặt cứ trơ ra."

Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. Điều này thể hiện qua việc chậm phát hiện vấn đề, tiếp tục thăng chức cho cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng, và công an để cho ông này bỏ trốn.

Đây cũng là vấn đề được Thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên, phó tư lệnh Quân chủng hải quân nêu ra trong cuộc thảo luận ở Quốc hội.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Tướng Nhiên nói:

"Trước đây Vinashin đổ vỡ, nay đến lượt Vinalines. Tại sao những tập đoàn được đầu tư lớn mà chính phủ kiểm soát lỏng thế?

"Thời gian Đại hội XI, người dân nói rất nhiều, bức xúc trước vụ việc xảy ra ở Vinashin, bây giờ đến Vinalines thì ăn nói thế nào với người dân?"

Một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc bắt Vinalines gánh nợ bớt cho Vinashin càng khiến cho Vinalines gặp khó khăn hơn.

'Thiếu kiểm soát'

Trong số những khoản đầu tư gây thất thoát của Vinalines có việc mua ụ nổi sản xuất từ năm 1965 của Nhật hồi năm 2008.

Ụ nổi này bị cho là quá tuổi sử dụng 22 năm so với quy định của pháp luật Việt Nam và có tốn phí lên tới 24 triệu đô la, gấp đôi dự toán ban đầu.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nói chính phủ đã không chú ý đúng mức tới quản lý nguồn vốn ở các doanh nghiệp nhà nước.

Ông Ngân, còn là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, được báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời nói: "Cái chính là nền kinh tế của chúng ta thời gian qua chạy theo tăng trưởng, nới rộng chính sách tiền tệ, dẫn đến đầu tư tràn lan, Nhà nước mất khả năng kiểm soát. Cái chính là nền kinh tế của chúng ta thời gian qua chạy theo tăng trưởng, nới rộng chính sách tiền tệ, dẫn đến đầu tư tràn lan, Nhà nước mất khả năng kiểm soát. Nhà nước không đủ lực để kiểm soát đầu tư. Các tập đoàn lại quá lớn trong khi khả năng kiểm soát có giới hạn."

Tiến sỹ Ngân nói với bờ biển dài, Việt Nam có những tập đoàn để khai thác kinh tế biển như Vinashin và Vinalines là đúng nhưng cơ chế quản lý "chưa rõ ràng, minh bạch".

Cũng giống Tiến sỹ Ngân, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. "Lỗi chính là do hệ thống của mình thiếu kiểm soát," Tiến sỹ Cung nói với VnExpress: "Việc chọn đóng tàu, phát triển vận tải biển là một chiến lược đúng. Tuy nhiên hai "Vina" đã thực hiện chưa đúng chiến lược đó. Nói một cách khác, chiến lược đúng, nhưng chiến thuật thì sai."

Ông Cung cũng cho rằng Việt Nam nên buộc các công ty nhà nước phải công bố thông tin như những doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, dùng những bên có liên quan tới doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cung ứng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh để giám sát doanh nghiệp nhà nước.

Duy 'ý chí'

Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nói mô hình phát triển của Việt Nam cũng góp phần tạo ra các vấn đề như Vinashin và Vinalines.

Ông Kiêm nói với báo Sài Gòn Giải Phóng:

"Ở các nước, tập đoàn phát triển tự nguyện, theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải sát nhập với nhau để thành tập đoàn.
"Còn chúng ta phát triển tập đoàn dường như theo ý chí, chứ không phải thực tế đòi hỏi.
"Do đó chúng ta phải gánh hậu quả như việc các tập đoàn sử dụng vốn bừa bãi, trình độ quản lý yếu kém, quản lý nhỏ còn chưa được nay đã phải quản lý lớn, công nghệ què quặt, rồi khả năng quản trị hạn chế, khiến kinh doanh không hiệu quả."

Báo Sài Gòn Giải Phóng cũng nói tổng số vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước lên tới 310.000 tỷ đồng (khoảng hơn 15 tỷ đô) trong giai đoạn 2006-2010 nhưng "không có chương trình giám sát" lượng vốn đầu tư này.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120525_vinalines_national_assembly.shtml

--------


Không để người sai phạm lại lên chức

(Trích trang điện tử Báo Pháp luật Tp HCM ngày 26/5) 

Đáng chú ý, Chính phủ cho rằng cần phải quy định cụ thể việc điều động cán bộ, người có chức vụ khỏi vị trí công tác để xem xét giải quyết tố cáo hoặc khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, cần phải tiến hành thanh tra, kiểm tra…

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, nhiều đại biểu cho rằng quy định vấn đề này là hết sức cần thiết, tránh tình trạng người có sai phạm nhưng vẫn “leo cao” hoặc “hạ cánh an toàn”. Điển hình như việc bổ nhiệm chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng sang làm cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Đây cũng là vấn đề mà trong phiên thảo luận ngày 24-5 về tình hình kinh tế-xã hội và đề án tái cơ cấu kinh tế, nhiều đại biểu đã cho rằng Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cần phải giải trình trước QH về vấn đề này. Trong khi đó, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng cơ quan quản lý không thể nói là không biết những sai phạm của Vinalines trước khi bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng.
Nguồn: http://phapluattp.vn/20120525113430892p0c1013/soi-ky-dau-hieu-tham-nhung-truoc-khi-cat-nhac-can-bo.htm


-------


NGUYÊN VĂN BÀI TRÊN vIETNAMNET, ĐĂNG NGÀY 24/5:

‘Vinalines như chuyện đùa’
- Vinalines nối tiếp Vinashin... Từ bài học về thất thoát ngân sách cho dựán của các tập đoàn, ĐBQH yêu cầu Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình trách nhiệm khi bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải.

Vụ Vinalines nóng cả ở phiên thảo luận tổ chiều 24/5 về đề án tái cơ cấu kinh tếlẫn bên hành lang Quốc hội, đặt ra nhiều vấn đề gấp rút trong điều chỉnh cơ chếchính sách với DNNN.

ĐB Trần Du Lịch: Bộ trưởng Thăng phải giải trình việc bổ nhiệm

Tôi biết rằng trong quá trình thanh tra một tổ chức kinh tế, trước khi có kết luận chính thức và ý kiến của Thủ tướng thì Thanh tra lập dự thảo và trao đổi với DN nhiều lần, vì thế DN có thể biết vấn đề ngay trong quá trình thanh tra. Cơ quan quản lý nhà nước không thể không biết. Bởi kết luận cuối cùng của Thanh tra bao giờ cũng được trao đổi trước với người lãnh đạo. Và cho anh giải trình. Tới khi anh giải trình không được và không thuận, thì Thanh tra mới kết luận.

 
Đại biểu Trần Du Lịch

Do đó không thể nói đã bổ nhiệm trước khi Thanh tra kết luận. Đó là sự chống chếkhông thuyết phục. Tôi cho rằng Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phải giải trình trách nhiệm việc bổ nhiệm Cục trưởng Dương Chí Dũng. Tôi tin rằng nhiều đại biểu sẽ chất vấn về việc đó.

Từ vụ việc Vinashin, tôi thấy nhân dân bức xúc về cách sử dụng vốn và tài sản nhà nước. Để giải quyết căn cơ, phải sớm có một đạo luật, trong đạo luật này phải giao Quốc hội thẩm quyền giám sát, đặc biệt là giám sát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Còn biện pháp trước mắt tôi cũng đề nghị nhiều lần, đó là lựa chọn trước các tậpđoàn, tổng công ty lớn, Chính phủ với tư cách đại diện chủ sở hữu cao nhất yêu cầu các tổ chức kinh tế này phải công khai, minh bạch các hoạt động giống nhưcác doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

ĐB Trương Trọng Nghĩa: Tham nhũng liên kết lợi ích nhóm

Vụ việc Vinalines xảy ra nằm trong chuỗi đầu tư công dàn trải, lãng phí, thất thoát. Vụ việc cho thấy mức độ nghiêm trọng, sự trắng trợn của những người tham nhũng, đó là những người được giao phó trọng trách sử dụng đồng vốn Nhà nước từtiền đóng thuế của dân.

 
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa


Từ vụ việc này cho thấy nổi lên vấn đề về công tác quản lý, thanh kiểm tra, giám sát khi một sự kiện nghiêm trọng như thế, đụng đến hàng tỷ đôla lại được đem ra sử dụng hời hợt mà không ai phát hiện ra; không ai ngăn chặn được. Khi thất thoát diễn ra mới phát hiện, thậm chí đối tượng cần bắt lại bỏ trốn. Nghiêm trọng hơn là một số người trong nhóm để xảy ra sai phạm đó lại được đề bạt bổnhiệm quản lý nhà nước ở cấp cao hơn.

Vì sao chúng ta có đủ bộ máy ban, ngành các cấp mà không thể ngăn chặn được sựthất thoát tài sản, tham nhũng, vi phạm lớn đến thế? Trong vụ việc này, trách nhiệm thuộc về ai?

Quan sát nền kinh tế 10 năm qua có thể thấy đã phát sinh những nhân tố góp phần tạo ra những khó khăn hiện nay, nổi bật là tham nhũng và lợi ích nhóm.

Tham nhũng với lợi ích nhóm đang liên kết nhau. Đây là sự liên kết nguy hiểm vìđôi khi tham nhũng nấp ở dưới những lợi ích mà xem ra không sai trái gì cả. Ví dụ người ta có thể đề xuất phải có rất nhiều cảng, sân bay ở cả nước. Địa phương nào cũng muốn có cảng, có sân bay để phát triển. Nhưng những đề xuất ấy khi được thông qua lại động đến nguồn lực, tài sản và đầu tư không đến nơi đến chốn do những mục tiêu không rõ ràng, dẫn đến dàn trải, lãng phí, thất thoát. Chính sựtham nhũng, dàn trải, lãng phí là một trong những nguyên nhân tạo ra tình trạng lạm phát, chứ không chỉ có nguyên nhân khách quan của tình hình kinh tế.

ĐB, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh: Vinalines như ‘chuyện đùa’

Vừa rồi đi tiếp xúc cử tri kêu lắm, mỗi chuyện tàu thủy (Vinalines) thấy lỗ, chìm dưới biển không biết bao nhiêu tiền. Một đất nước biển nhiều, cá nhiều đương nhiên cần ngành sửa chữa tàu, đóng tàu nhưng muốn vươn tới nhất nhì thế giới làm sao nhanh được, thực tế cho tới giờ cũng chủ yếu gia công, sơn sửa. 


Đại biểu Nguyễn Bá Thanh


Vinalines thua lỗ, Chủ tịch bỏ chạy, công an không bắt không được. Nói ra cứ như chuyện đùa, cử tri bức xúc hỏi mà không biết trả lời thế nào, mặt cứ trơ ra. Trong khi 70.000 hộ gia đình chính sách, hỗ trợchẳng được bao nhiêu tiền mà cứ đưa lên đưa xuống, chưa quyết được. Đằng này, hàng nghỉn tỉ đồng tiền đổ sông, đổ biển sót hết cả ruột.
 
Sự việc trên cho thấy cách điều hành quá lỏng lẻo. Chúng ta quản lý con người, tập đoàn, kiểu gì?
Trước khi có kết luận, thanh tra phải đi lại 5đến 10 lượt mới, yếu kém như thế nào thì lãnh đạo thừa biết rồi nhưng bất chấpđề bạt, phản cảm ghê gớm, như vậy thì giải thích kiểu gì.

Hơn nữa, khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm, mà không giám sát, để bỏ chạy, dân họ không tin.
Quản lý lỏng lẻo khiến bên dưới muốn mua tàu cũthì mua, muốn bán mỏ than thì bán, tùy tiện. Phải siết lại kỷ cương, trật tự, ít nhất thành lập cơ quan quản lý nhà nước quản lý hết các Tập đoàn, nhân sự, vốn liếng…

Vinalines ốm yếu rồi còn gánh thêm Vinashin nữa, sụp đổ là đương nhiên. Rõ ràng Vinalines mua tàu gì, dự án gì cũng phải thông qua Bộ, các cơ quan phê duyệt trách nhiệm như nào?

Linh Thư (ghi) - Ảnh: Lê Anh Dũng - Bình Minh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/73645/-vinalines-nhu-chuyen-dua-.html



Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Có thế lực nào đứng sau việc Dương Chí Dũng bỏ trốn?



Có thế lực nào đứng sau việc Dương Chí Dũng bỏ trốn?


Vụ việc công an điều tra vào cuộc mà đương sự trốn thoát đương nhiên đặt ra mối nghi ngờ cho công luận - về một sự bao che có thể xảy ra ở trường hợp ông Dương Chí Dũng mà báo chí truyền thông các loại đang gây ồn ào.

Một doanh nhân cỡ VIP. Đã từng là vậy, chứ thời gian gần đây ông ta đã thành một quan chức VIP chính hiệu (cục trưởng một Bộ). Đó là ông Dương Chí Dũng đang bị công an điều tra phát lệnh truy nã toàn quốc vì đã trốn biệt tăm. (có tin đã làm lệnh truy nã qua Interpol quốc tế - nếu biết chắc ông Dũng đào thoát qua biên giới thì sẽ phát lệnh này).

Sao một người từng có nhân thân “tốt tươi” cỡ vậy, thuộc loại vua biết mặt chúa biết tên (ít nhất về mặt tiền bạc); và cái doanh nghiệp mà ông ta từng làm chủ tịch HĐQT lại đang bị thanh tra chính phủ hỏi thăm…; với chừng ấy lý do để đưa ông vào “tầm ngắm” rồi thế mà ông chuồn lẹ. Hỏi ra thì đều bảo không ai biết! Sáng 17/5 ông vẫn đến trụ sở làm việc như thường trong khi lệnh tạm giam, khám xét được công bố và thực thi cũng đúng ngày đó! Quả là chuyện quá lạ đời.

Lạ nên thông thường cỡ thảo dân khắp nơi cùng dư luận thì sẽ đồng thanh ồ lên: “khó hiểu, khó hiểu quá”.

Thực ra chịu khó nghĩ ngợi một chút thôi sẽ thấy chẳng có gì là khó hiểu cả. Ở ta điều này cũng hơi bị thường. Chẳng đã có không ít tiền lệ tương tự như thế, cũng không nhắc lại ở đây làm gì cho thêm rườm rà. 

Tôi có anh bạn thường hay nói khi mấy chúng tôi có dịp gặp nhau: là cái cơ chế quy định ở ta nó lạ lắm các ông ạ, đủ vành đủ vẻ, tưởng như chặt chẽ đến ghê gớm… Nói hình ảnh thì con muỗi con ruồi đố mà chui lọt! Thế nhưng không ít trường hợp những con voi to vẫn dễ dàng chui tọt qua cái lỗ tí hon hon đó!

Hóa ra cái chặt chẽ chỉ là hình thức để che đậy cho những cái lỏng lẻo, quá ư lỏng lẻo của toàn cơ chế. Và chính nó đẩy tới cái sự vô trách nhiệm một khi sự vụ vỡ lở, khi công việc hỏng hóc. Thường là phủi tay, chẳng phải trách nhiệm của mình. Tệ hơn còn đổ lỗi người khác, hoặc có khi chày cối bằng được, chối bay chối biến…

Trở lại chuyện ông Dương Chí Dũng, một tổng công ty lớn khủng do ông từng đứng đầu đã thua lỗ tính ra tiền là các con số “thiên văn”. Nhưng khi pháp luật rờ đến thì ông ta đã cao chạy xa bay mất rồi.

Vậy liệu có ai báo cho ông cơ nguy bị bắt? Liệu có người nào che đậy thông đồng với lỗi lầm mà ông mắc? Hoặc như có cấp này ngành kia biết chuyện nhưng cứ coi như không biết để ông Dũng mặc sức né đòn pháp lý, qua mặt pháp luật như chốn không người?...

Cứ suy mà xem, là thường dân chỉ cắp trộm sơ sơ hoặc phạm pháp vớ vẩn thôi thì đã bị soi rất kỹ. Thôi thì công an và chính quyền cơ sở ngắm nghía kỹ càng lắm. Không thoát nổi từng bước đi, có mà trốn chạy đằng trời…




Còn trường hợp những dạng như Dương Chí Dũng thì ngược lại. Chức vụ đã có, lại còn tiền bạc thì họ quá thừa để rải tràn các cửa. Việc che mắt pháp luật nếu họ biết dựa vào các phần tử thoái hóa biến chất của bộ máy thì chắc không phải là điều quá khó đối với bọn họ.

Vì thế chung quy lại, vấn đề lớn nhất lúc này không những là phải truy nã được kẻ chạy trốn. Đã đành là như thế. Nhưng việc tìm ra các thủ phạm khác, người có trọng trách lớn hơn Dũng, luôn đứng đằng sau họ Dương để hỗ trợ, bao che – mà kết cục là y dù bị truy tố cứ vẫn xổng lưới pháp luật ngon lành. Phải vượt lên trên Dương Chí Dũng mà nhìn vấn đề, đó mới là cách “đánh rắn dập đầu” như các cụ ta ngày xưa dạy vậy.

Vậy thì dù bắt được người hay không, một khi tài liệu bằng chứng đã đủ thì vẫn có thể xét xử vụ này, ngay cả vắng mặt Dương Chí Dũng.

Nhưng ở đây một điều quan trọng hơn nữa – nếu muốn làm triệt để - đó còn là phải tìm cho được để đưa những kẻ bảo kê, những quan thầy, bọn lợi ích nhóm lợi ích cục bộ ở mọi cấp mọi cỡ ra trước bàn dân thiên hạ. Và để cho công luận rộng đường luận bàn. Trong trường hợp đầy đủ bằng chứng phạm tội, a dua a tòng với Dương Chí Dũng thì phải xử phạt tù tội thật nặng bọn người đã mất hết phẩm chất này.

Chỉ có vậy mới chống được quốc nạn tham nhũng và làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo ở ta hiện nay.

Vệ Nhi    


------



Xin mời đọc thêm bài dưới đây:

Nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines sẽ bị truy nã quốc tế



Nếu không bắt được Nguyên Chủ tịch Vinalines thì việc điều tra sẽ khó khăn, song không ảnh hưởng nhiều tới việc điều tra vụ án. Tuy nhiên cơ quan CSĐT sẽ phối hợp với Interpol để ra lệnh truy nã quốc tế nếu xác định bị can này trốn ra nước ngoài.


Hiện CSĐT đã bắt 6 người và phát lệnh truy nã cựu chủ tịch Dương Chí Dũng


Tại cuộc họp báo sáng 22/5, đại tá Trần Duy Thanh, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an) thông báo một số kết quả điều tra sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) trong việc chọn nhà thầu mua ụ nổi 83M; lập, phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.

Đại tá Trần Duy Thanh – Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng (C48, Bộ Công an) – cho biết, hiện chưa có thông tin nguyên nhân, động cơ nào thúc đẩy bị can Dương Chí Dũng – Cục trưởng Cục Hàng Hải – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), nguyên Chủ tịch HĐQT và HĐTV Vinalines – bỏ trốn trước khi cơ quan tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam.

“Việc này sẽ làm rõ khi chúng ta bắt được bị can. Nếu không bắt được ông Dũng, việc điều tra sẽ gặp khó khăn song không ảnh hưởng nhiều tới việc điều tra vụ án vì còn căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, bằng chứng khác”, Đại tá Thanh khẳng định.


Theo người đứng đầu C48, chiều 17/5, sau khi ra quyết định khởi tố bị can mà không có mặt bị can Dương Chí Dũng ở nơi cư trú và nơi làm việc, cơ quan CSĐT xác định bị can đã bỏ trốn và ra quyết định truy nã.

Trước câu hỏi của báo chí, liệu có việc lộ thông tin từ phía cơ quan tố tụng khiến ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Đại tá Thanh khẳng định: “Hiện chúng tôi chưa có một thông tin gì phản ánh liên quan tới động cơ bỏ trốn, ai thúc đẩy và có lộ lọt thông tin hay không chúng tôi đang làm rõ và sẽ sáng tỏ khi bắt được bị can”.
Ba tháng trước, việc sửa chữa ụ nổi 83M được cơ quan điều tra cho rằng có dấu hiệu của hành vi tham ô tài sản. Vụ án tham nhũng tại Vinalines lập tức được khởi tố điều tra.
Nhà chức trách xác định, ông Trần Hải Sơn (Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), ông Trần Văn Quang (Trưởng phòng kế hoạch) cùng một số người đã thông đồng với Trần Bá Hùng (cán bộ Hyundai Vinashin) và Phạm Bá Giáp (Giám đốc Công ty Nguyên Ân – Nha Trang) lập 2 bộ hồ sơ hợp đồng, chứng từ quyết toán khống khối lượng sửa chữa phần đáy ụ nổi, gửi giá… để chiếm đoạt, gây thiệt hại 2,9 tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, trong phi vụ này, một số cán bộ thuộc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines được chia hơn 2,5 tỷ đồng, ông Trần Sơn Hải chiếm hưởng 900 triệu đồng. Số còn lại, ông Trần Văn Quang sử dụng.
Hiện, ông Trần Sơn Hải, Trần Văn Quang, Trần Bá Hùng và Phạm Bá Giáp bị khởi tố, bắt tạm giam về Tội tham ô tài sản. 4 bị can này và những người có liên quan đã khai nhận hành vi, tự giác nộp lại hơn 1 tỷ đồng.
Mở rộng điều tra vụ việc, nhà chức trách cho rằng đã phát hiện cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng có hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước trong việc mua ụ nổi 83M và phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.
Do vậy, ngày 17/5, Bộ Công an đã khởi tố bổ sung thêm tội Cố ý làm trái vào vụ án đang điều tra.
Trong ngày hôm đó và hôm sau (18/5), ông Dũng cùng ông Mai Văn Phúc Vụ phó Vụ vận tải (nguyên tổng giám đốc Vinalines; Trần Hữu Chiều (Phó tổng giám đốc Vinalines, Trưởng ban quản lý dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam) đã bị khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ thực thi được lệnh bắt với ông Phúc và Chiều. Ông Dũng đã bỏ trốn, đến chiều nay vẫn chưa truy bắt được.
Theo công bố của Cục Chống tham nhũng, khi chưa được Thủ tướng phê duyệt bổ sung dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam vào quy hoạch, cuối tháng 6/2007, ông Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư hơn 3.850 tỷ đồng. Tại dự án có hạng mục mua, lắp đặt ụ nổi.
Cơ quan cảnh sát điều tra cho rằng, năm 2007 ông Chiều đã ký văn bản đề nghị, ông Phúc có văn bản trình để ông Dũng ký quyết định phê duyệt mua ụ nổi 83M với tổng mức đầu tư 14,136 triệu USD, trong khi đây là ụ nổi sản xuất năm 1965, đã bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, bị Cơ quan đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định, quá thời hạn theo quy định là 22 năm, không đủ điều kiện nhập khẩu về Việt Nam.
5 tháng sau, ông Dũng lại phê duyệt điều chỉnh thay đổi phương án mua dẫn đến chi phí thực tế cho việc mua, vận chuyển ụ nổi về Việt Nam sửa chữa tổng chi phí hết 24,3 triệu USD. Đến nay, tổng số tiền Vinalines phải chi phí cho việc mua, vận chuyển, sửa chữa ụ nổi, vay lãi Ngân hàng và một số khoản chi phí khác lên đến 480 tỷ đồng. Hiện, việc vay vốn và xây dựng nhà máy cũng đã bị tạm dừng, ụ nổi không đưa được vào khai thác gây lãng phí rất lớn.
Đến tháng 4/2010, Vinalines đã phải chi 30 tỷ đồng tiền thuê chỗ neo đậu, bảo vệ, trực sự cố cho ụ nổi tại cảng Gò Dầu và hơn 70 tỷ đồng tiền trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền, mua sửa chữa ụ nổi. Tổng mức thiệt hại là 100 tỷ đồng.

Bộ Công an nhận định, nguyên nhân của việc thất thoát lãng phí trên do lãnh đạo Vinalines đã tự ý quyết định đầu tư khi chưa được Bộ Giao thông Vận tải cập nhật dự án vào quy hoạch; chưa trình Thủ tướng xem xét quyết định theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Việc làm của các ông Dũng, Phúc và Chiều là “trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng”, Luật đầu tư, Luật đấu thầu.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Bàn cờ quốc tế



BÀN CỜ QUỐC TẾ

Vài ngày qua nhiều hãng thông tấn phương Tây đưa tin về sự nhóm họp các nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên và Nhật Bản. Đây là lần gặp đầu tiên cơ chế bộ ba này của các vị kể từ khi Bắc Triều Tiên gây ra vụ phóng hỏa tiễn không thành hồi tháng trước (chính xác là ngày 13/4). 

Có thể nói, qua việc này và nhiều việc khác tương tự, Bắc Triều Tiên luôn là tâm điểm của nhiều cuộc vận động ngoại giao cứ tiếp nối nhau như đèn cù đối với một số cường quốc nổi trội khu vực và Mỹ... 

Ngoài trường hợp Bắc Triều Tiên thì thêm Iran nữa cũng có sức thu hút mạnh mẽ cả dư luận quốc tế lẫn các hoạt động ngoại giao hành lang của những nước lớn trên thế giới. 

Có một thứ bí quyết gì gây scandal cỡ toàn cầu này không? Đấy vẫn là câu hỏi vừa như dễ trả lời nhưng lại cũng vừa khó có một đáp án đồng nhất. Phải chăng đây chính là sự “hấp dẫn” và cũng là sức lôi kéo không cùng cho công việc phân tích và nghiên cứu các quan hệ quốc tế thời nay? 

Với đa phần công chúng, việc hai quốc gia quy mô không lớn về cả diện tích và dân số như thế mà các động thái gây nên từ họ làm cho nhiều quốc gia lớn, thậm chí thuộc cỡ siêu cường, phải chăm chú theo dõi và phản ứng tức thì – thật là một chuyện lạ, không nói là còn rất là khó hiểu. 

Đúng là như vậy! Qua đấy càng thấy rõ thêm nghịch lý, cho dù sức mạnh kinh tế và cả quốc phòng nữa của Triều Tiên hoặc Iran cũng đâu có gớm ghê gì, thế nhưng cứ mỗi lần họ “ho hắng” - hay nói từ ngữ nhà võ - là họ ra đòn là thế giới này cứ như ầm ào đồng loạt. Đòn vẫn là ngón “bổn cũ chép đi chép lại” - khi là thử vũ khí nóng, khi chạy đua lò hạt nhân…thế là y như dậy lên những lời phản kháng lên án. Và cùng theo đó là sự can khéo, khuyên nhủ tiết chế… Nhác trông giống những vở kịch, và nó diễn ra liên tục nhiều năm nay sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh. Tuồng như trên bình diện vũ đài quốc tế có kẻ hô người ứng rất chi là bài bản…

Như vậy có thể đặt thành vấn đề, phải chăng lâu nay trong quan hệ quốc tế đã hình thành một “cơ chế” gì đó. Như thể có một sự trợ lực kín đáo bên trong của cả phương Tây lẫn “phương Đông” (?) đối với hai đối tượng là CH Hồi giáo Iran và CHDCND Triều Tiên? Bởi “thế” và “lực” thật sự nếu có thì tại hai thủ đô Đông Bắc Á và Tây Á kia cũng chẳng sức mấy mà chống trả với cân bằng với thế giới phương Tây và Mỹ được!.

Trên cái nền những suy ngẫm về mối quan hệ quốc tế sau thời kỳ chiến tranh lạnh của 2 phe (suốt từ sau thế chiến II 1945 cho đến năm 1991) thì chính trong một bài viết của chủ blog tôi cách đây chừng một năm rưỡi (tháng 11/2010) cũng đã đề cập tới với sự phân tích về tình hình và những nguyên nhân đứng sau cái hiện tượng khá lạ lẫm và có phần là “kỳ khôi” này...


Thì đúng là trong bối cảnh có sự căng lên hoặc chùng xuống ở vùng Đông Bắc Á (và bên Tây Á - Bắc Phi cũng có nét tương tự) đều như có cái người cầm chịch, một thế lực mạnh mẽ nó đứng đằng sau những sự việc diễn ra có vẻ lạ kỳ và phi lô-gic kia. Sự xuất lộ của nó vừa có vẻ kín đáo tế nhị lại vừa như khéo trưng ra để nhiều người biết (như cơ chế LHQ chẳng hạn).

Ngẫm xem cái kiểu kín kín hở hở ngay trong mối quan hệ quốc tế vừa chính thức vừa nghiêm túc thời nay là một nét lạ trong tình hình thế giới không rõ ràng phân ra mấy cực như lúc này  chắc chắn phải coi là một điều đặc biệt.

Xin mời các bạn cùng đọc lại 2 bài viết đã nói tới ở trên, chúng cùng mang nhan đề “Bàn cờ quốc tế” (bài 1 và bài 2).

Trong hai bài viết trên, cái ý tưởng muốn gửi đi như một thông điệp mà tôi ưng ý có lẽ là hai đoạn viết dưới đây: 

"... Trong bàn cờ thế giới, kỳ thủ lớn và mạnh có những cách chơi riêng của họ. Kỳ thủ nhỏ và trung bình, dù không mạnh, không nhất thiết là phải đi những nước cờ lép trừ phi đầu óc chẳng có gì đáng kể. Kỳ thủ nhỏ và trung bình trong nhiều trường hợp là bị lôi kéo cuốn vào thì vẫn có thể tham gia để cùng đánh những ván cờ lớn của lịch sử. Vấn đề là chọn nước đi".

và đoạn tiếp:


"Giải quyết các mối quan hệ quốc tế cho ổn thỏa là công việc gặp phải của mọi quốc gia trong thời đại hội nhập này. Trước đây ta hay nghe về một thứ chủ nghĩa quốc tế trong sáng vượt qua biên giới. Dần dần thực tiễn đời sống quốc tế bộc lộ những góc khuất từ lợi ích quốc gia dâng lên và đòi hỏi. Và đó là những đòi hỏi chính đáng. Chủ nghĩa quốc tế như vậy đã lùi dần và có thể như không tồn tại nữa".


Vệ Nhi g-th

------

Bạn có thể theo hai đường Link để đọc.




Trong trường hợp không vào được 2 entry cũ này thì xin đọc bài cóp trực tiếp ở entry này.   


Bàn cờ quốc tế (1)

Lâu không viết gì về các vấn đề quốc tế, thử trở lại xem sao. Muốn viết cái gì đó về Bắc Triều Tiên vì mới đây đọc một tin cũng hơi là lạ: “Triều Tiên đánh Hàn Quốc để tạo thanh thế cho Jong Un”. Đúng đấy là cái tít trên một tờ báo điện tử của ta đưa tin. Tạo thanh thế cho một lãnh đạo mới mà người ta nã cả ngàn quả pháo vào lãnh thổ một nước khác thì cũng khiếp thật. Cách tạo thanh thế vậy chắc không phải là một thông lệ khi xử lý các vấn đề trong quan hệ quốc tế.
Đúng là với thế giới bên ngoài, cái tên Jong Un (họ Kim) cũng chỉ mới vừa biết tới sau dịp thăng một loạt chức cho ông này. Ông là con trai thứ của ông Kim Jong Il, lãnh tụ tối cao đương nhiệm của Bắc Triều Tiên. Đương nhiên trước đó người ta ít biết đến ông con mới nổi này. 

Còn nhớ khi mới đưa nhân vật này ra mắt thiên hạ, ông được cha mình sắp xếp đứng phía dưới tới mấy nhân vật khác. Chỉ sau một thời gian rất ngắn ngủi thì ý đồ “là người kế vị” đã hiện rõ. Ông tiến vọt lên bậc thứ 2, chỉ đứng sau cha, dù tuổi đời ông mới là 27. Trong một cơ chế chặt chẽ và lớp lang như chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên, việc vượt cấp siêu tốc này phải nói là rất đặc biệt. Và lạ là đằng khác.

Nhưng lạ hơn nữa là chuyện để tạo nên khuôn mặt mới quyền uy về quân sự, ông Kim Jong Un người chưa hề qua các thử thách huấn luyện cũng như không trải nghiệm thực tập và rèn luyện qua thực tế chỉ huy quân sự, ông này đã một bước nhảy vọt lên chức Đại tướng. Phong tướng kiểu vậy cũng chỉ xảy ra ở Triều Tiên.

Điều đáng nói nhất là qua chọn người kế vị như thế này, đất nước Triều Tiên đã thể hiện công khai chuyện cha truyền con nối. Nó chẳng khác các chế độ phong kiến trước kia vẫn làm. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai 1945, lãnh tụ nước Triều Tiên mới là ông Kim Nhật Thành. Vài thập kỷ trước, ông truyền ngôi cho con trai mình là Kim Chính Nhật (Kim Jong Il). Và nay đến lượt lãnh tụ này truyền tiếp cho con là ông Kim Jong Un. Tức từ ông nội truyền tiếp đến cháu nội giữ các chức vụ cao nhất của Triều Tiên.




Cũng hiểu công việc nội trị quốc gia của từng nước là quyền của người ta, mình không can thiệp vào được. Tuy nhiên việc nhìn nhận nó, rút từ đó những bài học kinh nghiệm để xử thế cho mình là một quyền bình thường. Chắc như thế không ai có thể chụp cho cái mũ là nói xấu nói tốt hoặc can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác được.

Hiện nay về mặt chính thức, 4 quốc gia là Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba và Bắc Triều Tiên được thế giới xếp chung vào một loại là các nước xã hội chủ nghĩa, nơi có các đảng cộng sản toàn quyền lãnh đạo (Triều Tiên gọi tên khác là đảng lao động). Họ xếp là tùy họ, còn mỗi nước chắc chắn có những cái khác nhau chứ đâu một thể đồng nhất. Có thể chỉ có Bắc Triều Tiên là công nhiên thực hiện lãnh đạo ở cấp cao nhất kiểu cha truyền con nối như trên.

Đành rằng ở các quốc gia khác, ngay như Mỹ cũng thấy có ông A ông B “Cha”, ông A ông B “Con” nào đó lãnh đạo cấp quốc gia. Nhưng ở đó khác về bản chất, vì có những ràng buộc về luật pháp. Con ông cháu cha thì cứ vẫn bị kiểm soát bằng các đạo luật, bị các thế lực đối lập “soi” tới nơi tới chốn. Nên các ông giời con, giời cháu nào đó cũng phải trần mình trong các hoạt động chính trị một cách chuyên nghiệp nhất, rồi từ đó trưởng thành, được đảng chính trị cất nhắc dần qua bầu cử thì mới trở thành chính khách, mới được toàn dân bầu bán vào các chức vụ tương xứng. Nên so với trường hợp ở Bắc Triều Tiên, Mỹ hoặc các nước phương Tây có những điểm khác biệt căn bản.

Vậy là Bắc Triều Tiên họ cứ một đường họ đi, một cách họ làm. Chẳng giống ai. Mà công nhiên, công khai như thế. Nhất là lâu nay có câu chuyện hạt nhân và “khủng hoảng hạt nhân” do nước này cố ý tạo ra.


Về chuyện liên quan đến an ninh bán đảo, đến các quan hệ quốc tế thì Triều Tiên làm như thế, làm khác người. Còn về chuyện nội trị thì họ cứ một kiểu biệt lập họ diễn. Nhưng có điểm rất lạ là tại Triều Tiên tưởng như những thiếu thốn mọi mặt, sự cắt đứt rất nhiều mối giao lưu quốc tế thì các sinh hoạt thể thao hoặc văn hóa sẽ lụi tàn. Nhưng trái lại họ vẫn có nhiều thành tựu quan trọng về thể thao và văn hóa nghệ thuật trên trường quốc tế...

Có người nhẹ dạ thì bảo, như vậy cái nước này - đúng hơn phải là ban lãnh đạo của nước này, chứ người dân thì chẳng thể định đoạt được – đang chung sống trong một xã hội hiện đại như chúng ta sống thì hành động như thế là liều mạng, thậm chí quá lời cho là điên là khùng. Người không ngại về mặt húy kỵ đối ngoại còn ngầm ví nước này như một thứ chí phèo quốc tế hiện đại (người viết không đồng tình với cách gọi và ví von như trên).

Bản thân tôi không tin ở cách lý giải còn đơn giản như thế. Nhìn hiện tượng rồi suy diễn thế dễ quá. Cái sâu xa nằm ở đằng sau, bên trong của các biểu hiện bề mặt bên ngoài. Bởi người ta có biết đâu rằng Triều Tiên múa may được món võ cao cường đó, một mặt ở đây có góp sức của thứ đặc thù trong tính cách con người và dân tộc này mà ta chưa biết hết, thêm nữa là thứ đặc thù có từ các cấp lãnh đạo cũng như từ đóng góp của gioi tinh hoa trong đất nước này tạo nên. Và quan trọng hơn nữa là những thế lực mạnh mẽ đứng đằng sau họ, chứ họ không hoàn toàn đơn độc. Trong số này nổi rõ một vài quốc gia hùng mạnh không kém gì Mỹ hay Tây Âu không bao giờ là đồng minh đúng nghĩa, nhưng họ khôn ngoan bật đèn xanh cho Triều Tiên trong nhiều chuyện, không hiếm chuyện động trời chỉ có lịch sử sau này mới bật mí. Không như thế thì Bắc Triều Tiên đã không thể tồn tại cho đến hôm nay.

Cái hay và cũng khác thường của các câu chuyện quan hệ quốc tế thời nay là ở những thế cờ như thế. Hy vọng còn được bàn nhiều hơn về cái bàn cờ quốc tế hiện đại trong các bài sau.

Nguyễn Vĩnh
Entry trên đây đã post ngày 27/11/2010 

-----

Bàn cờ quốc tế (2)


NGHĨ VỀ MỘT CÁCH CHƠI CỜ




Hôm trước viết bài về Triều Tiên (TT) --->>> Bài đây

http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenvinh-nguyenvinh/article?mid=1481&prev=-1&next=1473 đoạn cuối còn bỏ lửng khi nhắc đến một điều rất cơ bản. Đó là nhân tố nào đứng đằng sau những thất thường và bất cần trong nhiều ứng xử quốc tế mà TT vẫn thể hiện? Cách ứng xử mà người ta nói nó như một cách “trêu ngươi” thiên hạ, là một mình một đường, chẳng kiêng dè một ai dù đó là Mỹ, Nhật hoặc HQ. Thế mà đất nước này, cỡ nước không lớn, kinh tế cũng đâu mạnh, lại vẫn cứ tồn tại vững chãi như bao nước khác. Thì ít ra là ở khía cạnh quân sự, không phải ai cũng dễ bắt nạt được TT. Lạ như thế, nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì vẫn có thể hiểu được.
Đầu tuần sáng nay một dòng tin chạy khắp trên nhiều cột báo của thế giới: Trung Quốc (TQ) kêu gọi họp khẩn cấp 6 bên. Bắc Kinh đề xuất nếu có thể được thì khai hội ngay tại thủ đô nước mình vào cuối tuần (cơ chế 6 bên gồm Bắc&Nam TT, Mỹ, TQ, Nhật và Nga).

Trong lúc mà từng giờ độ căng thẳng gớm ghê ở bán đảo TT chực nổ bùng thành một cuộc chiến tranh thì hành động xì van của TQ cho thấy vai vế của đất nước này là cỡ thế nào ở khu vực Đông Bắc Á. Và một lãnh đạo cao cấp của họ đã có mặt ngay trước đó tại Seoul. Nhà thuyết khách này dù chưa đạt được ngay một thỏa thuận gì với HQ, cũng là các đối tác khác như Mỹ và Nhật Bản, nhưng những gì mà TQ nhắn gửi cho cả 5 đối tác trực tiếp dự phần vào Đông Bắc Á chắc chắn được từng bên đón nhận với những tính toán thận trọng cần thiết. Khó mà ai đó lúc này không tính đến nước cờ kiềm chế khi đứng trước một thông điệp “kiểu hòa giải” từ Bắc Kinh phát ra.


Rõ ràng là tình hình bán đảo sẽ còn tiếp tục căng thẳng như mấy chục năm nay nó vốn đã thế. Chỉ có điều nhân tố các nước lớn, tức các thế lực mạnh mẽ nhất của thế giới ngày nay luôn đứng đằng sau các vấn đề nóng, biết cách khéo léo và kín đáo có tiếng nói ở các vùng địa chính trị chiến lược của thế giới.
Bên cạnh đó, các nước nhỏ hoặc trung bình dù quyền lợi và các lợi ích dân tộc hết sức sát sườn, thì muốn hay không đều bị chi phối bằng cách này cách khác từ các thế lực đại cường quốc kể trên. 

TT với 2 miền Nam Bắc đều không chệch khỏi quy luật cũng như quỹ đạo chi phối kiểu không mong muốn này.

Ngày nay các mối quan hệ quốc tế đã khác trước, tức khác hẳn với thời kỳ chiến tranh lạnh với sự phân rẽ ghê gớm của các khác biệt ý thức hệ. Nhưng bản chất của các xung đột giữa các quốc gia nhỏ hoặc trung bình cũng vẫn không thay đổi là bao nhiêu so với trước kia xét về mặt bản chất. Nghĩa là thế nào thì vẫn không dứt khỏi sự phụ thuộc vào các nước lớn cũng như các ảnh hưởng cơ bản của họ tác động đến số phận đất nước mình.

Nhớ lại các cuộc chiến tranh chống đế quốc và thực dân của chúng ta, khi ấy ảnh hưởng của các nước lớn là quá rõ. Thậm chí trong một số thời đoạn lịch sử chúng ta còn bị họ ngã giá sau lưng mình mỗi khi sắp kết thức một cuộc đàm phán. Biết vậy mà đành chịu vì đó là vấn đề thực lực, là các tương quan lực lượng mà chúng ta chưa vươn lên để làm chủ một cách chắc chắn được. Thì chịu vậy chứ biết sao!

Sinh ra bàn cờ quốc tế là cần bố trí kẻ đánh người chơi. Chơi được một nước cờ hay không phải là dễ. Nó hội bao nhiêu yếu tố mới thành. Các kỳ thủ hình như đều muốn chiến thắng. Có đâu biết rằng những người chơi cờ với mình cũng mang tâm thế đó thì ai nhường ai đây. Quan trọng là phải biết mình biết người để có không thắng được đối thủ thì cũng tránh để thua trắng tay, lấm bụng. 

Trong bàn cờ thế giới, kỳ thủ lớn và mạnh có những cách chơi riêng của họ. Kỳ thủ nhỏ và trung bình, dù không mạnh, không nhất thiết là phải đi những nước cờ lép trừ phi đầu óc chẳng có gì đáng kể. Kỳ thủ nhỏ và trung bình trong nhiều trường hợp là bị lôi kéo cuốn vào thì vẫn có thể tham gia để cùng đánh những ván cờ lớn của lịch sử. Vấn đề là chọn nước đi.

Giải quyết các mối quan hệ quốc tế cho ổn thỏa là công việc gặp phải của mọi quốc gia trong thời đại hội nhập này. Trước đây ta hay nghe về một thứ chủ nghĩa quốc tế trong sáng vượt qua biên giới. Dần dần thực tiễn đời sống quốc tế bộc lộ những góc khuất từ lợi ích quốc gia dâng lên và đòi hỏi. Và đó là những đòi hỏi chính đáng. Chủ nghĩa quốc tế như vậy đã lùi dần và có thể như không tồn tại nữa.

Nói ra điều này có vẻ như quá thực dụng chủ nghĩa, nhưng quả thật ngày nay cái thước đo cao thấp cho các kỳ thủ để làm nên những người được gọi là bậc cao cờ chính là những người luôn biết tôn vinh trên hết các lợi ích quốc gia của dân tộc mình trước những cơn phong ba của các mối quan hệ quốc tế rằng rịt và đầy phức tạp của thời nay.


Nguyễn Vĩnh

------

Entry trên đã post ngày 30/11/2010



  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...